intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thái Nguyên là một tỉnh giầu nguồn tài nguyên khoáng sản đứng thứ 2 trong cả nước. Đây là tiền đề để phát triển ngành Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đóng góp tích cực vào sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã làm khá tốt công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản như: Công tác quy hoạch (quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản); Công tác tổ chức quản lý (thành lập Ban chỉ đạo quản lý, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý, thẩm định, cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các vi phạm...).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Thanh Minh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 124(10): 39 - 44<br /> <br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC<br /> VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Thanh Minh*, Phạm Thị Nga<br /> Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thái Nguyên là một tỉnh giầu nguồn tài nguyên khoáng sản đứng thứ 2 trong cả nước. Đây là tiền<br /> đề để phát triển ngành Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đóng góp tích cực vào sự<br /> phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã làm<br /> khá tốt công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản như: Công tác quy hoạch (quy hoạch<br /> thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản); Công tác tổ chức quản lý (thành lập Ban chỉ<br /> đạo quản lý, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý, thẩm định, cấp<br /> phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý<br /> các vi phạm...). Hoạt động khai thác khoáng sản làm thay đổi diện mạo của tỉnh. Về giá trị khai<br /> thác khoáng sản tại các doanh nghiệp tăng từ 636,3 tỷ đồng năm 2008 lên 2.308,5 tỷ đồng năm<br /> 2011 và nộp ngân sách với tổng số tiền trên 377,310 tỷ đồng, ngoài ra còn hỗ trợ địa phương nâng<br /> cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng với trị giá trên 36 tỷ đồng và thực hiện ký quỹ bảo vệ môi<br /> trường với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng<br /> sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bài viết đưa ra 5 giải pháp với<br /> mong muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên.<br /> Từ khóa: khoáng sản, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, giá trị sản xuất, nộp ngân sách.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Tài nguyên khoáng sản là nguồn của cải vật<br /> chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại<br /> trong tự nhiên và tất cả những gì thuộc về<br /> thiên nhiên mà con người có thể khai thác, sử<br /> dụng thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển<br /> của mình [4]. Theo Luật Khoáng sản năm<br /> 2010 thì Khoáng sản là khoáng vật, khoáng<br /> chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể<br /> lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt<br /> đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở<br /> bãi thải của mỏ [4].<br /> Hiện nay, Thái Nguyên đã phát hiện trên 250<br /> mỏ và điểm quặng (gồm 24 loại khoáng sản<br /> rắn, trong đó có một số khoáng sản có trữ<br /> lượng lớn như: Wonfram khoảng trên 100<br /> triệu tấn, Than khoảng 80 triệu tấn, Sắt<br /> khoảng 40 triệu tấn, Titan khoảng 8 triệu tấn;<br /> Chì-Kẽm khoảng 0,5 triệu tấn, Đá vôi khoảng<br /> 200 triệu tấn)[1]. Với nguồn tài nguyên phong<br /> phú, dồi dào cho phép ngành Công nghiệp<br /> khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh có<br /> nhiều điều kiện để phát triển, đóng góp tích<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 735565<br /> <br /> cực cho sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh<br /> Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc quản lý và khai<br /> thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh<br /> Thái Nguyên trong những năm qua còn bộc lộ<br /> nhiều điểm hạn chế như việc cấp giấy phép<br /> thăm dò, khai thác khoáng sản còn nhiều bất<br /> cập, chồng chéo, tình trạng khai thác khoáng<br /> sản trái phép, tranh chấp mỏ, tàn phá môi<br /> trường đang diễn ra khá phổ biến...<br /> Vấn đề đặt ra là phải tiến hành đánh giá thực<br /> trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng<br /> sản ở tỉnh Thái Nguyên đồng thời tìm ra<br /> nguyên nhân của những hạn chế bất cập trong<br /> công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này, từ<br /> đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao<br /> hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác<br /> khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên.<br /> TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH<br /> THÁI NGUYÊN<br /> Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh giầu<br /> khoáng sản đứng thứ 2 trong các tỉnh thành cả<br /> nước. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái<br /> Nguyên có trữ lượng lớn, phong phú về<br /> chủng loại và được phân bố khắp trong tỉnh.<br /> Cụ thể như:<br /> 39<br /> <br /> Nguyễn Thanh Minh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 124(10): 39 - 44<br /> <br /> * Than mỡ (trữ lượng trên 15 triệu tấn), than<br /> đá (trữ lượng khoảng 90 triệu tấn) được phân<br /> bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương<br /> [8],[7].<br /> <br /> THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ<br /> NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG<br /> SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> <br /> * Khoáng sản kim loại<br /> <br /> Công tác quy hoạch (thăm dò, khai thác, chế<br /> biến và sử dụng khoáng sản) đã được triển<br /> khai nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu<br /> khoáng sản cho các ngành sản xuất trên địa<br /> bàn tỉnh Thái Nguyên và phù hợp với quy<br /> hoạch chung của cả nước. Xác định cụ thể các<br /> vùng thăm dò, khai thác, chế biến; các vùng<br /> cấm, hạn chế và đấu thầu đối với khoáng sản<br /> đảm bảo cho hoạt động khoáng sản thực hiện<br /> đúng quy định pháp luật[5],[2].<br /> <br /> Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó<br /> có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ<br /> lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe<br /> 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm<br /> trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng<br /> quặng khoảng 30 triệu tấn [8],[7].<br /> Thiếc: Có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại từ: Các<br /> mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền. Tổng trữ<br /> lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn;<br /> Vonfram ở Núi Pháo, Đại Từ: trữ lượng:<br /> 110.260.000 tấn.[8],[7]<br /> Chì kẽm: Tập trung ở Lang Hít ( Đồng Hỷ),<br /> Thần Sa, Cúc Đường ( Võ Nhai) qui mô<br /> không lớn.<br /> Vàng: vàng sa khoáng ở khu vực Thần Sa,<br /> dãy núi Bồ Cu ( Võ Nhai), khu vực Ngàn Me,<br /> Cây Thị ( Đồng Hỷ), khu vực phía tây của<br /> huyện Phổ Yên. Trữ lượng về vàng mới được<br /> thăm dò, khảo sát và chưa đánh giá đầy đủ trữ<br /> lượng hiện có. Ngoài ra còn có đồng, thủy<br /> ngân...trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điều tra<br /> sơ bộ.<br /> * Khoáng sản phi kim loại: Có pyrit, barít,<br /> photphorit... trong đó đáng chú ý là photphorit<br /> ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La<br /> Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn<br /> [8],[7].<br /> * Khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng<br /> chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường<br /> và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn.<br /> Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá<br /> vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi<br /> (trữ lượng khoảng 109,3 triệu tấn). Riêng đá<br /> vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m 3.<br /> Ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao<br /> lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt,<br /> hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20<br /> triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho<br /> sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong<br /> đó có xi măng và đá ốp lát [8],[7].<br /> 40<br /> <br /> Công tác quy hoạch<br /> <br /> Công tác tổ chức quản lý<br /> UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban chỉ đạo quản<br /> lý tài nguyên khoáng sản Tỉnh, Sở Tài nguyên<br /> và môi trường đã kịp thời ban hành các văn<br /> bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản<br /> lý, chỉ đạo, đôn đốc các ngành và UBND các<br /> huyện, thành phố, thị xã thực hiện công tác<br /> quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản,<br /> đặc biệt trong việc kiểm tra, xử lý, ngăn chặn<br /> các hoạt động khoáng sản trái phép. Công tác<br /> triển khai, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục<br /> pháp luật được quan tâm thực hiện: phổ biến<br /> pháp luật về tài nguyên khoáng sản đến các<br /> ngành chức năng ở Tỉnh, các huyện, thành<br /> phố, thị xã, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt<br /> động khoáng sản; thông qua chuyên mục Tài<br /> nguyên và Môi trường của Đài phát thanh và<br /> truyền hình Tỉnh, qua trang Website của Sở<br /> Tài nguyên và Môi trường ...<br /> Công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch<br /> thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng<br /> khoáng sản được đẩy mạnh. Ngoài ra, để đáp<br /> ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế<br /> biến, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên<br /> địa bàn, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trình và<br /> được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều<br /> chỉnh, bổ sung nhiều khu vực quặng titan và<br /> sét cao lanh vào Quy hoạch thăm dò, khai<br /> thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả<br /> nước. Đến nay, về cơ bản các loại khoáng sản<br /> <br /> Nguyễn Thanh Minh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> trên địa bàn tỉnh đã được lập quy hoạch, làm<br /> cơ sở cho công tác quản lý khoáng sản theo<br /> quy định của pháp luật.<br /> Công tác thẩm định, cấp phép hoạt động<br /> khoáng sản trên địa bàn được thực hiện chặt<br /> chẽ, đúng trình tự theo quy định của pháp luật<br /> và chủ trương của tỉnh. Gắn khai thác với chế<br /> biến, ưu tiên cấp mỏ cho các doanh nghiệp có<br /> năng lực, kinh nghiệm, có cơ sở chế biến<br /> nhằm tăng hiệu quả khai thác, sử dụng<br /> khoáng sản, đảm bảo việc khai thác và sử<br /> dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết<br /> kiệm, gắn với bảo vệ môi trường.<br /> Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát từng<br /> bước được tăng cường: Các ngành chức năng<br /> ở tỉnh và UBND cấp huyện theo chức năng<br /> quản lý và nhiệm vụ được phân công trong<br /> Đề án đã chủ động nắm tình hình, tổ chức<br /> thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử<br /> lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động<br /> khoáng sản.<br /> Đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước về<br /> khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái<br /> Nguyên<br /> Kết quả đạt được: Ban Chỉ đạo quản lý tài<br /> nguyên khoáng sản, tổ chuyên viên giúp việc<br /> Ban Chỉ đạo và Đội kiểm tra liên ngành của<br /> Tỉnh và 04 huyện có nhiều khoáng sản (Đồng<br /> Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ và Phú Lương) đã được<br /> thành lập, kiện toàn và hoạt động theo quy<br /> chế. Tại các địa phương có ít khoáng sản<br /> (huyện Phú Bình, Phổ Yên, Định Hóa, Thành<br /> phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công) đã<br /> thành lập tổ công tác liên ngành để tham mưu<br /> <br /> 124(10): 39 - 44<br /> <br /> và giúp UBND Tỉnh trong công tác quản lý nhà<br /> nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.<br /> Trong 5 năm từ 2006-2010, Sở Tài nguyên và<br /> Môi trường và Đội kiểm tra liên ngành của<br /> Tỉnh đã thực hiện hàng trăm cuộc thanh tra,<br /> kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khoáng sản<br /> trên địa bàn. Qua đó đã phát hiện và xử phạt<br /> 38 trường hợp với tổng số tiền 199, 5 triệu<br /> đồng, kiến nghị xử phạt 8 trường hợp với<br /> tổng số tiền 144,25 triệu đồng, tịch thu, tạm<br /> giữ chuyển giao cơ quan chức năng xử lý trên<br /> 1.647 tấn quặng các loại [6]. Đồng thời, qua<br /> kiểm tra đã đôn đốc, hướng dẫn các doanh<br /> nghiệp thực đúng các chế độ chính sách và<br /> quy định của pháp luật trong hoạt động<br /> khoáng sản.<br /> Trên địa bàn Tỉnh có 60 tổ chức, doanh<br /> nghiệp được cấp giấy phép thăm dò, khai thác<br /> khoáng sản. Trong đó có 18 doanh nghiệp nhà<br /> nước, 02 công ty liên doanh, 16 công ty cổ<br /> phần, 14 công ty TNHH, 6 doanh nghiệp tư<br /> nhân và 4 hợp tác xã; có 43 giấy phép thăm<br /> dò đã được cấp (gồm 06 giấy phép do Bộ Tài<br /> nguyên và Môi trường cấp và 37 giấy phép do<br /> UBND Tỉnh cấp), trong đó hiện có 14 giấy<br /> phép còn hiệu lực, các doanh nghiệp đang<br /> triển khai thực hiện theo đề án; có 113 mỏ đã<br /> cấp giấy phép khai thác gồm: 47 mỏ khoáng<br /> sản kim loại, 12 mỏ than, 06 mỏ khoáng chất<br /> công nghiệp, 07 mỏ khoáng sản làm nguyên<br /> liệu xi măng, 37 mỏ vật liệu xây dựng thông<br /> thường và 01 mỏ nước khoáng [7]. Kết quả<br /> chi tiết được tổng hợp trên bảng 01.<br /> <br /> Bảng 01: Kết quả khai thác khoáng sản giai đoạn 2008 – 2011<br /> STT<br /> ư<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Loại khoáng<br /> sản<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> Than<br /> <br /> Tấn<br /> <br /> wKhoáng sản<br /> kim loại<br /> 3Khoán sản<br /> phi kim loại<br /> 4Khoáng sản vật<br /> liệu xây dựng<br /> 5<br /> Vật liệu xây dựng<br /> <br /> Sản lượng khai thác<br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> T<br /> 1.159.257<br /> <br /> 1.196.032<br /> <br /> 1.344.915<br /> <br /> 1.416.240<br /> <br /> 5.116.444<br /> <br /> 677.804<br /> <br /> 639.134<br /> <br /> 463.142<br /> <br /> 559.253<br /> <br /> 672.665<br /> <br /> 0<br /> <br /> 86.177<br /> <br /> 2.011<br /> <br /> 301.701<br /> <br /> 389.889<br /> <br /> 335.062<br /> <br /> 335.251<br /> <br /> 458.571<br /> <br /> 248.649<br /> <br /> 486.715<br /> <br /> 680.095<br /> <br /> 596.375<br /> <br /> 1.005.83<br /> <br /> 500.816<br /> <br /> 142.634<br /> <br /> T<br /> Tấn<br /> T<br /> Tấn<br /> T<br /> Tấn<br /> M<br /> m3<br /> <br /> Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên<br /> <br /> 41<br /> <br /> Nguyễn Thanh Minh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 124(10): 39 - 44<br /> <br /> Về giá trị sản xuất (GTSX) các doanh nghiệp khai thác khoáng sản giai đoạn 2008 – 2011 của<br /> tỉnh Thái Nguyên được tổng hợp trên bảng 02.<br /> Bảng 02: Giá trị sản xuất theo giá thực tế<br /> Chỉ tiêu<br /> I. GTSX toàn tỉnh<br /> 1. GTSX các DN khai khoáng<br /> - Khai thác than<br /> - Khai thác quặng kim loại<br /> - Khai khoáng khác<br /> - Dịch vụ<br /> 2.GTSX các lĩnh vực khác<br /> II. Cơ cấu toàn tỉnh<br /> 1.Các DN khai khoáng<br /> - Khai thác than<br /> - Khai thác quặng kim loại<br /> - Khai khoáng khác<br /> - Dịch vụ<br /> 2.Các lĩnh vực khác<br /> <br /> Loại khoáng sản<br /> Than<br /> Khoáng sản kim loại<br /> Khoáng sản phi kim loại<br /> Khoáng sản vật liệu xây dựng<br /> Vật liệu xây dựng<br /> Tổng cộng<br /> <br /> ĐVT<br /> Tỷ đồng<br /> Tỷ đồng<br /> Tỷ đồng<br /> Tỷ đồng<br /> Tỷ đồng<br /> Tỷ đồng<br /> Tỷ đồng<br /> %<br /> %<br /> %<br /> %<br /> %<br /> %<br /> %<br /> <br /> 2008<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 20.694,2<br /> 25.206,0<br /> 29.685,4<br /> 37.362,6<br /> 636,3<br /> 777,0<br /> 1.281,2<br /> 2.308,5<br /> 403,0<br /> 557,7<br /> 964,5<br /> 1.072,0<br /> 122,8<br /> 101,7<br /> 190,3<br /> 954,9<br /> 109,5<br /> 99,0<br /> 103,3<br /> 242,1<br /> 1,0<br /> 18,6<br /> 23,1<br /> 39,5<br /> 20.057,9<br /> 24.429,0<br /> 28.404,2<br /> 35.054,1<br /> 100<br /> 100<br /> 100<br /> 100<br /> 3,07<br /> 3,08<br /> 4,32<br /> 6,18<br /> 63,33<br /> 71,78<br /> 75,28<br /> 46,44<br /> 19,30<br /> 13,09<br /> 14,85<br /> 41,36<br /> 17,21<br /> 12,74<br /> 8,06<br /> 10,49<br /> 0,16<br /> 2,39<br /> 1,80<br /> 1,71<br /> 96,93<br /> 96,92<br /> 95,68<br /> 93,82<br /> Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011<br /> Bảng 03: Thống kê hoạt động nộp ngân sách<br /> ĐVT: Triệu đồng<br /> Năm<br /> 2008<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 27.788,30<br /> 32.247,90<br /> 57.071,60<br /> 120.505,00<br /> 5.980,51<br /> 14.499,85<br /> 33.160,11<br /> 39.543,21<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 20.69<br /> 460,15<br /> 688,89<br /> 1.669,48<br /> 1.640,06<br /> 3.236,14<br /> 18.502,65<br /> 13.986,30<br /> 6.309,12<br /> 37.465,10<br /> 65.939,29<br /> 105.887,49<br /> 168.018,08<br /> Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên năm 2011<br /> <br /> Qua số liệu trên bảng 02 chúng ta thấy GTSX<br /> các doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các<br /> năm. Tuy nhiên, GTSX của các doanh nghiệp<br /> khai thác khoáng sản còn chiếm tỷ trọng nhỏ<br /> trong tổng GTSX của toàn tỉnh ở từng năm.<br /> Từ năm 2008-2011, các đơn vị hoạt động<br /> khoáng sản đã nộp ngân sách với tổng số tiền<br /> trên 377.309,96 triệu đồng. Kết quả chi tiết<br /> được phản ánh trên bảng 03. Ngoài việc nộp<br /> ngân sách nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã<br /> thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền lợi của<br /> nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác,<br /> chế biến thông qua việc tuyển dụng lao động<br /> tại địa phương, hỗ trợ địa phương xây dựng,<br /> sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng... [6]<br /> Tính đến cuối năm 2010, các đơn vị hoạt<br /> động khoáng sản trên địa bàn đã sử dụng trên<br /> 8.000 lao động tại địa phương nơi có hoạt<br /> động khoáng sản; đóng góp, hỗ trợ địa<br /> 42<br /> <br /> phương nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở<br /> hạ tầng với trị giá trên 36 tỷ đồng; 90% số mỏ<br /> đang hoạt động đã được phê duyệt Dự án cải<br /> tạo phục hồi môi trường, 51 lượt các doanh<br /> nghiệp thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường<br /> với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng [6]<br /> Để xem xét sự đánh giá của các doanh nghiệp<br /> về hoạt động quản lý nhà nước trong khai<br /> thác khoáng sản, chúng tôi đã xây dựng mẫu<br /> phiếu điều tra, khảo sát với 7 tiêu chí; tiến<br /> hành điều tra khảo sát 18 doanh nghiệp (2<br /> phiếu khảo sát/doanh nghiệp gồm: giám đốc<br /> và phó giám đốc) với 36 phiếu phát ra, thu về<br /> 35 phiếu. Sau khi thu thập thông tin từ phía<br /> doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành nhập dữ<br /> liệu và xử lý thông tin trên phần mềm<br /> Microsoft Office 2007 và phần mềm xử lý số<br /> liệu SPSS version 19. Kết quả phân tích cho<br /> thấy các hoạt động quản lý của Nhà nước đối<br /> <br /> Nguyễn Thanh Minh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> với hoạt động khoáng sản được các doanh<br /> nghiệp đánh giá ở mức khá phù hợp và phù<br /> hợp một phần (giá trị trung bình của các tiêu<br /> chí nằm trong khoảng từ 1,77 – 2,74). Cá biệt<br /> còn có tiêu chí 5 (Mức độ tận thu khoáng sản,<br /> bảo vệ tài nguyên khoáng sản) bị đánh giá là<br /> hoàn toàn không phù hợp. Qua kết quả phân<br /> tích trên cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải<br /> bàn trong công tác quản lý của Nhà nước đối<br /> với hoạt động khai thác khoáng sản ở tỉnh<br /> Thái Nguyên.<br /> Hạn chế, tồn tại<br /> Thứ nhất, hoạt động quản lý khoáng sản của<br /> một số địa phương cấp xã còn kém hiệu quả,<br /> chưa tổ chức thực hiện đầy đủ các chức năng,<br /> quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước.<br /> Thứ hai, hoạt động quy hoạch, phê duyệt quy<br /> hoạch các khu vực cấm hoạt động khoáng sản<br /> trên địa bàn tỉnh còn chậm dẫn đến tình trạng<br /> khai thác khoáng sản trái phép, nguy cơ tạo<br /> điểm nóng về khai thác khoáng sản còn tiềm ẩn.<br /> Thứ ba, các đơn vị hoạt động khai thác chế<br /> biến khoáng sản còn chậm lập Dự án cải tạo,<br /> phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo môi<br /> trường, phục hồi môi trường theo quy định<br /> của Nhà nước.<br /> Thứ tư, nhận thức của một bộ phận cán bộ ở<br /> các cấp còn chưa được nâng cao dẫn đến tình<br /> trạng tổ chức, quản lý, bảo vệ tài nguyên<br /> khoáng sản chưa tốt, tình trạng vi phạm trong<br /> hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt là<br /> hoạt động khai thác trái phép còn xảy ra trên<br /> địa bàn tỉnh.<br /> Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám<br /> sát, hướng dẫn các ngành, các đơn vị khai<br /> thác khoáng sản được tăng cường nhưng chưa<br /> tập trung vào các vấn đề liên quan đến trách<br /> nhiệm của các đơn vị khai thác khoáng sản.<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO<br /> HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ<br /> KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA<br /> BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về<br /> khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái<br /> Nguyên cần tập trung vào một số giải pháp:<br /> <br /> 124(10): 39 - 44<br /> <br /> 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,<br /> giáo dục pháp luật về khoáng sản (phương tiện<br /> thông tin, thời lượng, tài liệu có liên quan).<br /> 2. Kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản<br /> các cấp (tỉnh, huyện, xã).<br /> 3. Kịp thời rà soát, ban hành và tổ chức thực<br /> hiện các văn bản quản lý về khoáng sản thuộc<br /> thẩm quyền UBND tỉnh.<br /> 4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và<br /> xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động<br /> khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được cấp<br /> phép và công tác quản lý nhà nước về khoáng<br /> sản của UBND cấp huyện, cấp xã.<br /> 5. Nâng cao năng lực quản lý cho bộ máy<br /> chuyên ngành về khoáng sản từ cấp tỉnh đến<br /> cấp xã.<br /> KẾT LUẬN<br /> Quản lý tài nguyên khoáng sản là một trong<br /> những nội dung lớn của quản lý nhà nước.<br /> Hiệu quả trong hoạt động quản lý khoáng sản<br /> là thước đo hiệu quả của quản lý kinh tế và<br /> quản lý nhà nước nói chung. Yêu cầu trong<br /> quản lý tài nguyên khoáng sản đạt ra như một<br /> trụ cột của cải cách hành chính và thể chế nhà<br /> nước. Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản<br /> lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh<br /> Thái Nguyên, bài viết đưa ra nhóm giải pháp<br /> với kỳ vọng góp phần nâng cao hiệu quả công<br /> tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản<br /> nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH<br /> đất nước.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011);<br /> 2. Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009),<br /> Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử<br /> dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công<br /> nghiệp tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có<br /> xét đến 2020;<br /> 3. Bùi Thị Nga (2008), Giáo trình Cơ sở khoa học<br /> môi trường, Đại học Cần Thơ;<br /> 4. Quốc hội khóa XII (2010), Luật Khoáng sản 2010;<br /> 5. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Quy hoạch<br /> thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt,<br /> quặng titan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai<br /> đoạn 2007 - 2015, có xét đến 2020;<br /> <br /> 43<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2