intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

113
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nghiên cứu thực trạng thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh…. Nghiên cứu đã đưa ra các nhận định về những mặt đạt được, những mặt hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa: (i) Cải tiến và thay đổi mạnh mẽ tư duy quản lý điều hành của cơ quan Bảo hiểm xã hội; (ii) Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT; (iii) Tăng cường công tác tuyên truyền vận động tham gia BHYT và kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2014<br /> <br /> KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br /> <br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH LỘ TRÌNH THỰC HIỆN<br /> BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA<br /> SOME SOLUTIONS TO ACCELERATE IMPLEMENTATION ROUTE<br /> OF POPULATION HEALTH INSURANCE IN KHANH HOA PROVINCE<br /> Đặng Thị Kim Loan1, Phạm Xuân Thủy2, Thái Ninh3<br /> Ngày nhận bài: 23/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 21/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này nghiên cứu thực trạng thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa bằng các phương pháp<br /> tổng hợp, phân tích, so sánh…. Nghiên cứu đã đưa ra các nhận định về những mặt đạt được, những mặt hạn chế và đề<br /> xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa: (i) Cải tiến và thay đổi mạnh<br /> mẽ tư duy quản lý điều hành của cơ quan Bảo hiểm xã hội; (ii) Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh<br /> BHYT; (iii) Tăng cường công tác tuyên truyền vận động tham gia BHYT và kiểm tra.<br /> Từ khóa: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tỉnh Khánh Hòa<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This study research of the status of population health insurance in Khanh Hoa province in the synthesis, analysis,<br /> comparison,...The study has made comments about the gain result, the restrictions and proposed solutions to accelerate<br /> impementation route of population health insurance in Khanh Hoa province: (i) Improvement and powerful method<br /> to change management mindset of social insurance agencies; (ii) Improve quality and meet the needs of health care<br /> insurance; (iii) Enhance the propagation insured motor and testing.<br /> Keywords: health insurance, society inurance, Khanh Hoa province<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sau gần 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật<br /> về Bảo hiểm y tế (BHYT) và 03 năm Luật BHYT có<br /> hiệu lực, BHYT đã bao phủ 63,7% dân số cả nước [1]<br /> và tại tỉnh Khánh Hòa là 58% dân số, trong đó người<br /> nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã được<br /> Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn mức đóng BHYT [2].<br /> Mặc dù tỉnh Khánh Hòa đã ban hành nhiều<br /> văn bản hướng dẫn, các định hướng chính sách tài<br /> chính y tế được xác định nhất quán và rõ ràng, công<br /> tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh và tăng cường,<br /> song năm 2010 tỷ lệ tăng tham gia BHYT chỉ thêm<br /> 1,17% so với năm 2009; năm 2011 tỷ lệ tham gia<br /> BHYT chỉ thêm 1,04% so với năm 2010, vẫn còn<br /> nhiều khó khăn thách thức liên quan đến việc tham<br /> gia BHYT của các đối tượng theo quy định, cũng<br /> như người tự nguyện tham gia BHYT [2]. Để đạt<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> được mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014 thì còn<br /> rất nhiều thách thức, đó là việc bao phủ BHYT cho<br /> khu vực lao động tự do, người lao động trong các<br /> hộ gia đình, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp…<br /> còn rất thấp. Cùng với đó, khả năng tài chính của<br /> quỹ BHYT đối với nhu cầu chi phí y tế cũng là vấn<br /> đề lớn. Do vậy, việc nghiên cứu: “Một số giải pháp<br /> nhằm đẩy nhanh lộ trình thực hiện Bảo hiểm y tế<br /> toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết để đảm bảo<br /> các quy định của Luật Bảo hiểm y tế, góp phần giữ<br /> vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn và<br /> ổn định an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.<br /> Hiện nay có một số công trình nghiên cứu về Bảo<br /> hiểm y tế tại Việt Nam. Điển hình trong số đó là nghiên<br /> cứu của các tác giả ở Viện chiến lược chính sách y tế<br /> (2006) [5]. Nhìn chung nghiên cứu chỉ tiến hành phân<br /> tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT,<br /> <br /> Đặng Thị Kim Loan: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br /> TS. Phạm Xuân Thủy, 3 ThS. Thái Ninh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 148 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2014<br /> <br /> những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện<br /> chính sách BHYT, khả năng đáp ứng của chính sách<br /> BHYT đối với định hướng phát triển một nền y tế công<br /> bằng, hiệu quả và phát triển, những bất cập về mặt<br /> chính sách BHYT cần sửa đổi, bổ sung….<br /> Nghiên cứu của Phạm Đình Thành (2004) [3]<br /> đưa ra các giải pháp để từng bước mở rộng phạm<br /> vi tham gia bảo hiểm y tế theo điều kiện và khả năng<br /> của từng nhóm đối tượng tiến tới bao phủ tới mọi<br /> tầng lớp dân cư, và đề xuất các điều kiện cần thiết<br /> và đồng bộ về vật chất kỹ thuật, về luật pháp. Tuy<br /> nhiên vai trò chủ động của BHXH còn lu mờ, tác giả<br /> cũng đã chưa đưa ra một giải pháp cụ thể cho đối<br /> tượng là nông dân chiếm 70% dân số Việt Nam.<br /> Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tứ (2008) [4] làm<br /> rõ sự cần thiết, bản chất, vai trò của BHYT, tìm<br /> hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó<br /> xây dựng tốt hơn chính sách BHYT tại Việt Nam,<br /> đánh giá thực trạng thực hiện BHYT tại Việt Nam<br /> thời gian qua và cuối cùng là rút ra những giải pháp<br /> nhằm hoàn thiện chính sách BHYT. Nghiên cứu này<br /> chỉ dừng lại ở mức độ: kiến nghị, đề xuất xây dựng<br /> chính sách bảo hiểm y tế tại Việt Nam. Nó chỉ giới<br /> hạn hoàn thiện chính sách nên thiếu tính chất thực<br /> tế và khó có thể tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Hiện<br /> chưa có tác giả nào nghiên cứu thực trạng và các<br /> giải pháp đẩy nhanh lộ trình thực hiện Bảo hiểm y tế<br /> toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng của nghiên cứu: Công tác thực hiện<br /> bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa.<br /> Phạm vi: Công tác bảo hiểm y tế toàn dân tại<br /> tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009 - 2011 tại Bảo hiểm xã<br /> hội tỉnh Khánh Hòa.<br /> 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu này sử dụng đồng thời số liệu thứ<br /> cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo<br /> cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa, các thông<br /> tin qua mạng Internet...<br /> Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương<br /> pháp so sánh, phân tích, tổng hợp… dựa trên các<br /> số liệu thu thập được lấy từ các báo cáo thường niên<br /> của Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa để phân tích<br /> thực trạng công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân<br /> tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng<br /> vấn chuyên gia được thực hiện nhằm đánh giá những<br /> mặt đạt được, chỉ nguyên nhân của kết quả này, cũng<br /> như phần tồn tại trong thực hiện bảo hiểm y tế toàn<br /> dân tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa. Các chuyên<br /> gia được mời phỏng vấn bao gồm chuyên gia nội bộ:<br /> Ban Giám đốc, Trưởng, Phó phòng thuộc Bảo hiểm<br /> xã hội tỉnh Khánh Hòa, chuyên gia ngoài: nguyên<br /> lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa…<br /> <br /> 1. Thực trạng thực hiện Bảo hiểm y tế tại tỉnh Khánh Hòa<br /> 1.1. Thực trạng<br /> - Tình hình thu, chi BHYT<br /> Bảng 1. Số thu, chi và cân đối quỹ BHYT tại tỉnh Khánh Hòa<br /> Số quỹ BHYT sử dụng KCB (90% số thu)<br /> <br /> Số chi BHYT<br /> <br /> (Đơn vị tính: triệu đồng)<br /> <br /> Năm<br /> <br /> Số thu BHYT<br /> <br /> Số kết dư<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 169.124<br /> <br /> 152.211<br /> <br /> 190.047<br /> <br /> - 37.836<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 299.405<br /> <br /> 269.464<br /> <br /> 218.020<br /> <br /> + 51.444<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 356.562<br /> <br /> 320.906<br /> <br /> 256.412<br /> <br /> + 64.494<br /> <br /> (Nguồn: [2])<br /> <br /> Từ năm 2009 trở về trước, nhà nước thực hiện<br /> chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT theo<br /> danh mục của Bộ Y tế quy định, nên quỹ BHYT luôn<br /> bị vỡ quỹ và mất cân đối trong nhiều năm liền, năm<br /> 2009 quỹ BHYT tại tỉnh Khánh Hòa bị âm 37.836<br /> triệu đồng, có nghĩa là BHXH Việt Nam phải điều<br /> tiết và bù.<br /> Năm 2010 thực hiện quy định của Luật BHYT<br /> người tham gia BHYT cùng chi trả chi phí khám chữa<br /> bệnh BHYT theo các mức khác nhau, từng nhóm<br /> đối tượng có các mức cùng chi trả khác nhau như:<br /> <br /> hưu trí 5%; người nghèo 5%; cận nghèo 20%,<br /> người lao động 20%; học sinh - sinh viên 20%;<br /> người có công, tham gia kháng chiến, trẻ em dưới 6<br /> tuổi không cùng chi trả… Việc quy định cùng chi trả<br /> đã hạn chế lạm dụng quỹ BHYT nên quỹ BHYT có<br /> kết dư là 51.444 triệu đồng.<br /> Đến năm 2011, do áp dụng quy định thanh<br /> toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các cơ<br /> sở khám chữa bệnh theo khoán định suất nên các<br /> bệnh viện cũng như đội ngũ y, bác sỹ đã hạn chế<br /> rất nhiều các khâu kỹ thuật không cần thiết hoặc<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2014<br /> <br /> tình trạng cấp thuốc, chỉ định chẩn đoán tràn lan…<br /> nên quỹ BHYT có kết dư là 64.494 triệu đồng, cơ<br /> sở y tế thì chủ động trong việc sử dụng nguồn quỹ,<br /> bệnh nhân thì đảm bảo được quyền lợi khám chữa<br /> bệnh. Mặt khác, theo quy định của Luật BHYT<br /> <br /> số kết dư quỹ BHYT trên một địa bàn cấp tỉnh sẽ<br /> được trích lại để đầu tư cơ sở vật chất cho ngành<br /> y tế trong tỉnh để phục vụ lại cho các đối tượng<br /> tham gia.<br /> - Tình hình thu và phát hành thẻ BHYT<br /> <br /> Bảng 2. Tình hình thu và phát thẻ bảo hiểm y tế tại tỉnh Khánh Hòa năm 2009 - 2011<br /> Năm 2009<br /> Đối tượng<br /> <br /> 1. Người LĐ và NSDLĐ đóng<br /> <br /> Năm 2010<br /> <br /> Năm 2011<br /> <br /> Số thẻ BHYT<br /> Số thẻ BHYT<br /> Số thẻ BHYT<br /> Tỷ lệ %<br /> Tỷ lệ %<br /> Tỷ lệ %<br /> /Tổng số đối tượng<br /> /Tổng số đối tượng<br /> /Tổng số đối tượng<br /> <br /> 94.175/103.467<br /> <br /> 91<br /> <br /> 113.869/124.667<br /> <br /> 91<br /> <br /> 119.040/133.812<br /> <br /> 89<br /> <br /> 15.585/15.585<br /> <br /> 100<br /> <br /> 15.907/15.907<br /> <br /> 100<br /> <br /> 16.853/16.853<br /> <br /> 100<br /> <br /> - Người có công, CCB<br /> <br /> 7.019/7.019<br /> <br /> 100<br /> <br /> 6.992/6.992<br /> <br /> 100<br /> <br /> 6.566/6.566<br /> <br /> 100<br /> <br /> - Đại biểu quốc hội, HĐND<br /> <br /> 1.511/1.511<br /> <br /> 100<br /> <br /> 1.449/1.449<br /> <br /> 100<br /> <br /> 1.615/1.615<br /> <br /> 100<br /> <br /> 2. Hưu trí, trợ cấp BHXH<br /> 3. NSNN hỗ trợ 100%<br /> <br /> - Bảo trợ xã hội, người cao tuổi<br /> <br /> 5.667/6.514<br /> <br /> 87<br /> <br /> 6.629/6.976<br /> <br /> 95<br /> <br /> 16.248/17.196<br /> <br /> 94,5<br /> <br /> - Người nghèo, dân tộc thiểu số<br /> <br /> 163.077/163.077<br /> <br /> 100<br /> <br /> 145.259/147.456<br /> <br /> 98,5<br /> <br /> 104.826/106.299<br /> <br /> 96,8<br /> <br /> - Thân nhân quân đội, công an<br /> <br /> 28.262/28.262<br /> <br /> 100<br /> <br /> 6.072/6.072<br /> <br /> 100<br /> <br /> 4.071/4.071<br /> <br /> 100<br /> <br /> - Trẻ em dưới 6 tuổi, khác<br /> <br /> 91.372/92.767<br /> <br /> 98,5<br /> <br /> 106.937/109.016<br /> <br /> 98,1<br /> <br /> 103.740/107.484<br /> <br /> 96,8<br /> <br /> 30.339/85.343<br /> <br /> 35,6<br /> <br /> 40.801/114.877<br /> <br /> 35,5<br /> <br /> 57.779/124/430<br /> <br /> 46,4<br /> <br /> 160.531/208.670<br /> <br /> 76,9<br /> <br /> 176.267/214.824<br /> <br /> 82,1<br /> <br /> 185.202/209.653<br /> <br /> 88,3<br /> <br /> 58.728/447.247<br /> <br /> 13,1<br /> <br /> 72.918/419.045<br /> <br /> 17,4<br /> <br /> 80.642/446.123<br /> <br /> 18<br /> <br /> 4. NSNN hỗ trợ một phần<br /> - Cận nghèo<br /> - Học sinh-sinh viên<br /> 5. Nhóm tự nguyện tham gia BHYT và tự đóng<br /> (Nguồn: [2])<br /> <br /> Bảng 2 cho thấy việc tổ chức thực hiện thu và<br /> phát hành thẻ BHYT nhìn chung là thuận lợi ở các<br /> nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng<br /> 100% kinh phí. Nhóm đối tượng được hỗ trợ một<br /> phần hoặc mua tự nguyện có tỷ lệ tham gia BHYT<br /> thấp nhất. Nhóm đối tượng bắt buộc có tỷ lệ tham<br /> gia BHYT trên 80% qua các năm, nhưng thường<br /> chậm trễ trong việc phát hành thẻ BHYT cho người<br /> lao động, đặc biệt là người lao động ở các doanh<br /> nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT.<br /> 1.2. Những kết quả đã đạt được<br /> - Năm 2009 tổng số thu bảo hiểm y tế toàn<br /> tỉnh Khánh Hòa đạt 169.124 triệu đồng; năm 2010<br /> tổng số thu bảo hiểm y tế toàn tỉnh Khánh Hòa đạt<br /> 299.405 triệu đồng, tăng hơn 130.281 triệu đồng<br /> so với năm 2010, tương đương tăng 77,03%; năm<br /> 2011 tổng số thu bảo hiểm y tế toàn tỉnh Khánh Hòa<br /> đạt 356.562 triệu đồng, tăng 57.157 triệu đồng so<br /> với năm 2010, tương đương tăng 19,09%.<br /> - Nhóm đối tượng bắt buộc có tỷ lệ tham gia<br /> BHYT trên 80% qua các năm; học sinh sinh viên đạt<br /> trên 88%.<br /> 1.3. Những mặt hạn chế<br /> - Ngành BHXH chưa đáp ứng kịp thời với yêu<br /> cầu nhiệm vụ<br /> Ngành BHXH đảm nhận khối lượng công việc<br /> lớn do đối tượng tăng nhanh. Việc phân cấp công tác<br /> <br /> 150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> giám định y tế về huyện chưa được kịp thời, mới<br /> phân cấp hoàn toàn cho tất cả các huyện từ năm<br /> 2009. Đội ngũ giám định viên y tế còn thiếu và yếu,<br /> chưa có cơ chế kiểm soát chi KCB BHYT ở tuyến<br /> xã, chưa kiểm soát được giá thuốc, giá vật tư tiêu<br /> hao theo quy định, nên chưa đáp ứng được nhiệm<br /> vụ kiểm soát chi phí KCB BHYT. Biên chế, cơ cấu tổ<br /> chức cán bộ thu hiện nay còn thiếu, chưa phù hợp<br /> với yêu cầu nhiệm vụ.<br /> - Hệ thống y tế và nhân lực chưa đáp ứng yêu<br /> cầu khám chữa bệnh<br /> Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh chưa đáp ứng<br /> yêu cầu khám chữa bệnh, chất lượng của dịch vụ<br /> KCB thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của người bệnh<br /> vì vậy tính hấp dẫn của việc tham gia BHYT thấp,<br /> người dân không muốn tham gia BHYT. Với việc mở<br /> rộng điều kiện tham gia BHYT tự nguyện, nên đa số<br /> là đối tượng có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh mới<br /> tham gia BHYT, nhân dân chưa có ý thức tham gia<br /> vì ý nghĩa chia sẽ rủi ro trong cộng đồng. Cơ sở<br /> KCB quá tải ở tất cả các tuyến nên hạn chế đến<br /> chất lượng khám chữa bệnh, làm giảm tính thu hút<br /> của chính sách.<br /> - Công tác tuyên truyền về BHYT và công tác<br /> cải cách hành chính hạn chế<br /> Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng<br /> được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là ở tầm vĩ mô.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Cải cách thủ tục hành chính chưa thật sự hiệu quả,<br /> chưa giảm phiền hà cho người bệnh, việc áp dụng<br /> phần mềm thống kê, tổng hợp chi phí KCB BHYT<br /> còn vướng mắc chưa triển khai được, không tập<br /> trung được nhân lực cho việc giám sát thanh toán<br /> chi phí KCB.<br /> - Khó thu hút đối tượng tham gia<br /> Mức hỗ trợ đóng BHYT đối với các đối tượng<br /> cận nghèo, học sinh, người thuộc hộ nông lâm ngư<br /> nghiệp là thấp so với điều kiện hoàn cảnh sống của<br /> họ nên cần tăng thêm tỷ lệ hỗ trợ. Tuy nhiên với<br /> mức hỗ trợ hiện hành thì các địa phương đã gặp<br /> khó khăn trong việc cân đối ngân sách.<br /> 1.4. Nguyên nhân<br /> - Nguyên nhân chủ quan<br /> + Bộ máy điều hành thực hiện chế độ BHYT<br /> Bộ máy hoạt động, cơ cấu tổ chức hiện nay<br /> của cơ quan BHXH đã rất lớn, nhân sự không phải<br /> ít nhưng để triển khai hiệu quả sâu sát đến nhân<br /> dân thì chưa đủ. Cơ quan BHXH các cấp lại cùng<br /> lúc triển khai nhiều công tác nhiệm vụ từ chế độ<br /> BHXH đến BHYT, trong khi đó với nhiều nhóm đối<br /> tượng, lộ trình, cách thức tổ chức triển khai thực<br /> hiện khác nhau, tự nguyện có, bắt buộc có, cũng<br /> ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của<br /> cơ quan BHXH, đồng nghĩa với ảnh hưởng đến số<br /> lượng tham gia BHYT của nhân dân.<br /> Cơ chế tuyển dụng, sử dụng nhân tài, cơ chế<br /> lương thưởng, khuyến khích động viên đối với đội<br /> ngũ thực hiện nhiệm vụ, công tác quản trị điều hành<br /> chưa đáp ứng được với yêu cầu, chưa thật sự được<br /> quan tâm, thay đổi, còn quá nặng về cơ chế bao<br /> cấp, kém linh động và hiệu quả. Chưa xây dựng<br /> được các chiến lược, kế hoạch nhân sự, quản trị<br /> điều hành, còn phụ thuộc và áp dụng một cách<br /> cứng nhắc các quy định có sẵn của nhà nước. Các<br /> nguyên tắc làm việc chưa được đội ngũ nhân viên<br /> thực hiện một cách nghiêm túc, tuân thủ, còn có tư<br /> tưởng ỷ lại, thụ động, ăn lương nhà nước, tính tổ<br /> chức kỷ luật chưa được đề cao và được thực hiện<br /> một cách nghiêm minh.<br /> + Công tác BHYT và tuyên truyền chưa đáp<br /> ứng yêu cầu<br /> Hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức sao gửi văn<br /> bản, ban hành văn bản, tổ chức sơ kết, tổng kết như<br /> là một hình thức. Trong thực tế việc triển khai BHYT<br /> gần như là nhiệm vụ chính, trọng tâm và duy nhất<br /> của ngành BHXH, từ tuyên truyền, phổ biến, triển<br /> khai thực hiện, tự thân vận động, tháo gỡ vướng<br /> mắc, nếu có của các cơ quan chức năng có thẩm<br /> quyền thì hoặc chưa kịp thời hoặc còn chung chung<br /> chưa sâu sát và cụ thể. Việc phân bổ kinh phí cho<br /> công tác tuyên truyền hiện nay chưa được quy định<br /> rõ ràng và chưa đủ. UBND tỉnh thực hiện chức năng<br /> <br /> Số 1/2014<br /> quản lý nhà nước về BHYT tại địa phương nhưng<br /> việc bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền chính<br /> sách BHYT tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn.<br /> - Nguyên nhân khách quan<br /> + Chính sách đối với người cận nghèo chưa<br /> thúc đẩy việc tham gia bảo hiểm y tế: Điều kiện kinh<br /> tế của nhóm đối tượng cận nghèo thực sự không<br /> khác biệt nhiều so với nhóm đối tượng nghèo nhưng<br /> các chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng cận<br /> nghèo lại hạn chế hơn nhiều so với đối tượng<br /> nghèo. Mặc dù đã được hỗ trợ đến 85% nhưng số<br /> tham gia vẫn còn thấp, điều này có thể còn liên quan<br /> đến nhận thức về lợi ích của việc tham gia BHYT<br /> chưa đầy đủ, cùng với cách tổ chức khám chữa<br /> bệnh BHYT chưa thuận lợi cho người tham gia. Một<br /> yếu tố cần phải xem xét đến đó là mức cùng chi trả<br /> cao tới 20% như quy định hiện nay và không có trần<br /> giới hạn mức cùng chi trả trong một năm cũng được<br /> xem là một rào cản hạn chế sự tiếp cận của người<br /> cận nghèo đối với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các<br /> dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.<br /> + Nhận thức của người tham gia bảo hiểm<br /> Đối với người lao động trong các doanh nghiệp:<br /> Các doanh nghiệp không đóng, trốn đóng hoặc<br /> đóng không đầy đủ BHYT cho người lao động do<br /> nhận thức của chủ sử dụng lao động về chính sách<br /> BHYT chưa đầy đủ, trách nhiệm thực thi pháp luật<br /> chưa nghiêm. Người lao động còn thiếu hiểu biết về<br /> quyền lợi BHYT hoặc bị hạn chế trong việc đòi hỏi<br /> quyền lợi này khi ký hợp đồng lao động. Trong khi<br /> đó, công tác thanh tra, kiểm tra và áp dụng các chế<br /> tài xử lý vi phạm còn hạn chế, chưa đủ mạnh.<br /> Đối với học sinh, sinh viên: Chưa có sự phối<br /> hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục - đào tạo với cơ<br /> quan BHXH nên công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển<br /> khai Luật BHYT trong các nhà trường chưa kịp thời<br /> và chưa hiệu quả; Học sinh, sinh viên cũng đang<br /> tham gia nhiều loại hình bảo hiểm thương mại khác<br /> nên ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT.<br /> Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Công tác lập danh<br /> sách, bàn giao danh sách trẻ em dưới 6 tuổi giữa<br /> UBND cấp xã, phường, cơ quan Lao động TBXH<br /> và cơ quan BHXH còn chậm. Chưa thống nhất quy<br /> trình cấp thẻ BHYT tại địa phương, nhiều trường<br /> hợp thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH phát hành,<br /> chuyển cho địa phương nhưng lại không đến được<br /> tay các đối tượng do thiếu quy trình đầy đủ trong<br /> cấp phát thẻ BHYT.<br /> Đối với người tự nguyện tham gia BHYT: Số<br /> người tự nguyện tham gia BHYT còn thấp, đa số<br /> người tham gia là người mắc bệnh mãn tính, bệnh<br /> có chi phí điều trị cao. Vấn đề này có liên quan đến<br /> việc tổ chức, vận động tuyên truyền cho người dân<br /> hiểu rõ chính sách BHYT, tích cực tham gia BHYT.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> + Khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ y tế<br /> Chưa có sự đầu tư thích đáng cho các cơ sở y<br /> tế tương thích với số lượng người tham gia BHYT,<br /> yếu kém, hạn chế về cả con người, cơ sở vật chất,<br /> phương tiện kỷ thuật. Cơ chế thủ tục hành chính<br /> còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn, phức tạp.<br /> Quy trình chuyển tuyến còn nhiều phiền hà hoặc thẻ<br /> BHYT chỉ có giá trị tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng<br /> KCB BHYT đã làm giảm đi phần nào ý nghĩa và giá<br /> trị khi tham gia BHYT.<br /> Tình trạng lạm dụng quỹ BHYT tại cơ sở y tế<br /> vẫn diễn ra khá phức tạp như: chỉ định thực hiện<br /> dịch vụ kỹ thuật, sử dụng máy móc thiết bị được<br /> trang bị từ nguồn xã hội hóa rộng rãi, quá mức cần<br /> thiết với tình trạng bệnh lý, lập hồ sơ bệnh án khống<br /> để thanh toán BHYT; thống kê những chi phí không<br /> thuộc phạm vị thanh toán của BHYT; thống kê số<br /> lượng thuốc, vật tư y tế tiêu hao… nhiều hơn số<br /> lượng thực tế chỉ định trong hồ sơ bệnh án hoặc<br /> không có chỉ định sử dụng trong hồ sơ bệnh án, áp<br /> giá thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế tiêu hao… đề<br /> nghị cơ quan BHXH thanh toán cao hơn mức giá đã<br /> được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc áp theo<br /> mức giá được phê duyệt sai quy định.<br /> 2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công<br /> tác BHYT tại tỉnh Khánh Hòa<br /> 2.1. Cải tiến và thay đổi mạnh mẽ phương thức và tư<br /> duy quản lý điều hành của cơ quan BHXH<br /> - Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp và hiệu quả<br /> Có kế hoạch đào tạo ngay từ khi mới được<br /> tuyển dụng, để nắm bắt được một số công việc<br /> chính, tổng thể của cơ quan đơn vị trước khi vào<br /> làm các công việc cụ thể. Tạo cơ hội được đào tạo<br /> với tất cả nhân viên, dĩ nhiên là tập trung đào tạo<br /> các nội dung liên quan đến nghề nghiệp chuyên<br /> môn, bên cạnh việc tổ chức đào tạo các lĩnh vực<br /> theo quy định của nhà nước.<br /> - Xây dựng môi trường làm việc<br /> Môi trường làm việc cởi mở, kích thích sự năng<br /> động, phát huy được hiệu quả hoạt động của nhân<br /> viên, chú trọng công tác giao việc, trao quyền đúng<br /> người, đúng việc. Các vấn đề lương, thưởng, hưởng<br /> các chế độ đặc thù của ngành nên xây dựng một<br /> cơ chế thích hợp, tránh chủ nghĩa bình quân, cào<br /> bằng, không dựa trên mức lương mà dựa vào hiệu<br /> quả công tác, trên cơ sở đánh giá hiệu quả công tác.<br /> Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển với tất cả mọi<br /> nhân viên. Cơ chế bổ nhiệm và cất nhắc vào các vị trí<br /> quản lý trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả, năng lực<br /> làm việc, khả năng quản lý, lãnh đạo của nhân viên,<br /> tạo cho nhân viên sự tin tưởng và cảm nhận được<br /> thành quả lao động của mình luôn được ghi nhận<br /> và có giá trị với bản thân họ trong việc thăng tiến<br /> <br /> 152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 1/2014<br /> về sau khi hội đủ các điều kiện, tránh tình trạng cất<br /> nhắc nhân viên vào các vị trí quản lý không đúng<br /> người, đúng việc, vấn đề này sẽ dẫn đến những hậu<br /> quả khó lường và có tác động xấu trực tiếp đến hiệu<br /> quả hoạt động của đơn vị.<br /> - Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc<br /> Cần thực hiện lập bảng tiêu chuẩn nghiệp vụ<br /> cho từng loại nghiệp vụ, liệt kê được tất cả những<br /> yêu cầu chủ yếu đối với người lao động, nội dung<br /> thực hiện công việc càng định lượng nhiều thì việc<br /> đánh giá càng chính xác, do công việc thường thay<br /> đổi, bổ sung, nên bản tiêu chuẩn cũng cần được cập<br /> nhật bổ sung về nội dung công việc cho phù hợp.<br /> - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân<br /> lực ngành BHXH<br /> Theo đó phải tổ chức được mạng lưới tại cơ sở<br /> ít nhất là đến cấp xã, hoặc có cán bộ chuyên làm<br /> công tác quản lý cấp xã để chỉ đạo, hướng dẫn đội<br /> ngũ đại lý, cộng tác viên tuyến xã làm tốt công tác<br /> tuyên truyền, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.<br /> - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là<br /> hệ thống công nghệ thông tin<br /> Công tác thực hiện BHYT đòi hỏi cao việc ứng<br /> dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối<br /> tượng và quản lý quỹ BHYT. Hiện nay, đã được đầu<br /> tư nâng cấp các thiết bị tin học cũng như các phần<br /> mềm quản lý, tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được<br /> với yêu cầu. Trong nguồn kinh phí được cấp cần<br /> phải tập trung đầu tư hơn nữa trang thiết bị làm việc<br /> cho nhân viên, đầu tư, nghiên cứu và nâng cấp các<br /> phần mềm quản lý, đặc biệt là kết nối được dữ liệu<br /> trong hệ thống cơ quan BHXH, giữa cơ quan BHXH<br /> với cơ sở khám chữa bệnh BHYT.<br /> 2.2. Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám<br /> chữa bệnh BHYT<br /> Tiếp tục thực hiện đầu tư, mở rộng mạng lưới<br /> khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức<br /> khỏe và chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là y<br /> tế cơ sở thông qua thực hiện Đề án giảm tải bệnh<br /> viện và Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Khánh<br /> Hòa đến năm 2020. Tăng cường thực hiện xã hội<br /> hóa công tác y tế, đa dạng các loại hình khám chữa<br /> bệnh để thúc đẩy nâng cao chất lượng khám chữa<br /> bệnh BHYT.<br /> Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao<br /> chất lượng khám chữa bệnh BHYT. Việc triển khai<br /> chính sách BHYT phải thực hiện từng bước và đồng<br /> bộ với việc củng cố nâng cao chất lượng khám chữa<br /> bệnh BHYT, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao<br /> đạo đức nghề nghiệp. Có giải pháp thiết thực nâng<br /> cao y đức trong đội ngũ cán bộ ngành y tế. nâng<br /> cao y đức chính là nâng cao chất lượng khám chữa<br /> bệnh, đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa trong đội<br /> ngũ cán bộ ngành y tế về y đức, đặc biệt là cán bộ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2