intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp tăng cường nguồn lực phát triển giáo dục đại học trong cơ chế tự chủ hiện nay

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp tăng cường nguồn lực phát triển giáo dục đại học trong cơ chế tự chủ hiện nay" trình bày về đổi mới cơ chế đầu tư nguồn lực cho cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ là xu thế tất yếu, khách quan; đưa ra một số giải pháp tăng cường huy động, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp tăng cường nguồn lực phát triển giáo dục đại học trong cơ chế tự chủ hiện nay

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG CƠ CHẾ TỰ CHỦ HIỆN NAY Bùi Ngọc Sơn1 Bùi Trọng Trâm Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình Abstract Investment resources are an important factor for the development of higher education. In order for university institutions to ensure resources to meet the increasing development requirements of autonomy, the State must renew the mechanism of resource investment. University institutions must create resources and must strengthen the attraction and mobilization of investment resources of the society (of organizations, individuals, businesses, communities and the masses) for the development of higher education. Keywords: Resources, development, university 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự chủ đại học là một yêu cầu tất yếu nhằm bảo đảm chất lượng và thể hiện trách nhiệm của đại học trước xã hội. Việc bảo đảm tự chủ đại học đúng nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay và cần được sự quan tâm ủng hộ của hệ thống quản lý nhà nước, của xã hội và của chính hệ thống giáo dục đại học. Nguồn lực đầu tư là yếu tố quan trọng tạo ra phát triển cho giáo dục đại học tự chủ hướng vào nâng cao chất lượng đào tạo. Sự thực hiện nay, ngân sách nhà nước không thể đầu tư 100% cho giáo dục đại học; do đó, các cơ sở đại học phải tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với tự chủ đại học. Nhà nước cần phải đổi mới chính sách, cơ chế đầu tư nguồn lực, Cơ sở giáo dục đại học phải tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học nhằm huy động sự tham gia rộng rãi, đóng góp tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức, cộng đồng,... ở trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học. 2. NỘI DUNG 2.1. Đổi mới cơ chế đầu tư nguồn lực cho cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ là xu thế tất yếu, khách quan Thời gian qua, nhà nước ta luôn quan tâm và tăng cường đầu tư nguồn lực, nhất là đầu tư ngân sách cho giáo dục đại học. Nguồn tài chính chủ yếu của các trường đại học do ngân sách nhà nước cấp dưới hình thức phân bổ hạng mục ngân sách hàng năm; các nguồn học phí và các khoản thu khác của đại học tạo thêm nguồn thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học…Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ chi cho giáo dục đại học chỉ chiếm khoảng 0,33% GDP là rất hạn chế dẫn tới tình trạng hoạt động của không ít trường đại học kém hiệu quả, chưa tạo được sự đột phá trong đào tạo, nghiên 1 ngocsontlh@gmail.com 148
  2. cứu dẫn đến sự trì trệ trong quản trị; cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ chưa thực sự đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục đại học. Hiện nay, nước ta có 65 cơ sở đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở đại học nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đào tạo trên 5 nghìn sinh viên mỗi năm. Các cơ sở đại học đã thực hiện trên 500 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo với hơn 200 cơ sở đại học nước ngoài.[5.tr.1] Từ thực tế, sự phát triển của các cơ sở đại học ngoài công lập từ nguồn lực của xã hội đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng những cách tiếp cận giáo dục đại học tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy cần tăng cường đa dạng trong huy động, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển đại học thông qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân (gọi chung là các nguồn lực của xã hội). Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho đại học trong thời gian qua vẫn còn khiêm tốn, hạn chế. Các nguồn lực của xã hội huy động chủ yếu từ các cá nhân thông qua học phí và đóng góp thiện nguyện, chưa huy động được sự tham gia rộng rãi, đóng góp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức Việt kiều, ... Việc thu hút các nguồn lực của xã hội cho các cơ sở đại học công lập tiến triển chậm. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đại học công lập; cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng... Hiện nay việc thực hiện cơ chế tự chủ đại học còn nhiều rào cản; hoạt động đầu tư, hợp tác của khối tư nhân với các cơ sở đại học công lập thông qua các hình thức liên kết, hợp tác kinh doanh, đối tác công - tư…còn đơn lẻ, không tạo sự đột phá trong toàn hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, tồn tại thuộc về nhận thức của các cấp quản lý, của người học và xã hội. Còn phổ biến tâm lý coi trọng, tin tưởng trường công hơn trường tư; tâm lý trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước cấp vẫn còn phổ biến; việc triển khai, thực hiện chủ trương xã hội hóa của các cấp chính quyền, các ngành chưa quyết liệt, thường xuyên và bài bản, trong đó vấn đề quy hoạch phát triển hệ thống đại học bao gồm cả công lập và ngoài công lập chưa bảo đảm nguyên tắc cân đối cung cầu trong dài hạn; công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù các văn bản của Đảng và Chính phủ đã được ban hành tương đối đầy đủ với quan điểm, tầm nhìn và định hướng đổi mới về huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội cho phát triển đại học. Tuy nhiên, điểm nghẽn chính là khâu triển khai thực hiện Luật giáo dục đại học và các chính sách đã ban hành. Vì thế, phải có ngay giải pháp khắc phục căn bản những hạn chế, yếu kém trong triển khai, thực thi các chủ trương, chính sách, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội cho đại học. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 04/6/2019, Chính phủ xác định việc thu hút, huy động các nguồn lực của xã hội cho đại học là nguồn quan trọng làm tăng tổng nguồn lực đầu tư và nâng cao hiệu quả phát triển giáo dục đại học hiện nay. Chính phủ cần có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục đại học. Mặt khác cần khuyến khích các cơ sở đại học công lập liên kết, 149
  3. hợp tác, liên doanh với các cơ sở đại học ngoài công lập nhằm tạo ra hệ sinh thái đào tạo và khai thác được các nguồn lực nhàn rỗi của nhau. Xã hội hóa giáo dục đại học ngày nay cần được coi là một chỉ tiêu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Tùy thuộc điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể trong từng thời kỳ, các đại học của địa phương, của vùng tham mưu xác định các chỉ tiêu xã hội hóa cần đạt được cho địa phương, cho vùng miền. Việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển đại học phải tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. 2.2. Một số giải pháp tăng cường huy động, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ hiện nay Thứ nhất: cần hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo sự đồng bộ, thống nhất để bảo đảm tự chủ đại học. Đặc biệt là đồng bộ hóa pháp luật về ngân sách, nguồn vốn, đầu tư công, quản lý công sản; về đất đai, về giảng viên (công chức, viên chức) cho phù hợp với tinh thần tự chủ đại học...; tập trung xây dựng hành lang pháp lý, lộ trình và kế hoạch triển khai tự chủ đại học, hình thành mô hình tự chủ đại học phù hợp. Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển đại học theo từng lĩnh vực cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu, đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa, các qui định có liên quan. Hoàn thiện khung pháp lý về địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho phát triển đại học; về sử dụng, quản lí các nguồn lực, nguồn kinh phí được đầu tư, ... Thứ hai: đổi mới phương thức phân bổ ngân sách cho các cơ sở đại học theo hướng đầu tư công và đầu tư chiều sâu về tài nguyên, cơ sở vật chất, về nguồn nhân lực chất lượng cao đối với đại học ở những lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế để thực hiện chính sách quốc gia thông qua cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu công khai, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực quản trị đại học. Tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư để cơ sở đại học có đủ nguồn lực, kinh phí nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao; đầu tư các chuyên ngành sâu đặc thù theo định hướng chiến lược phát triển quốc gia. Ủng hộ các cơ sở đại học xây dựng giá dịch vụ, học phí theo hướng tính đúng, tính đủ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển và cải tiến chương trình đào tạo; đổi mới phương thức đào tạo, trang thiết bị dạy học, tăng cường thu hút và giữ chân đội ngũ giảng viên giỏi trong hệ thống giáo dục đại học. Thứ ba: quản lí nhà nước về tự chủ đại học phải tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật trao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm một cách đồng bộ: cho phép các cơ sở đại học được quyết định giá dịch vụ trên cơ sở chi phí cần thiết, được quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn, tài sản gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao và được huy động nguồn lực, nguồn vốn đầu tư qua góp vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo; tự quyết định biên chế và trả 150
  4. lương trên cơ sở hiệu quả, chất lượng; tạo cơ chế pháp lý để các cơ sở đại học đa dạng các nguồn đầu tư xã hội hóa, ... Xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của nhà giáo và cán bộ quản lý đại học được tuyển dụng và làm việc tại các cơ sở đại học Thứ tư: cải thiện môi trường đầu tư cho phát triển đại học. Rà soát các điều kiện đầu tư, các chính sách thuế, chính sách đất đai trong lĩnh vực giáo dục đại học; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch; giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư. Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; không phân biệt cơ sở đại học công lập và cơ sở đại học ngoài công lập, người học đều được tiếp cận cơ hội và hưởng lợi từ các chính sách phát triển giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước; được tiếp cận, thụ hưởng vốn viện trợ, nguồn vốn tín dụng theo quy định của pháp luật liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, nước ngoài đóng góp công sức, trí tuệ và tài chính cho phát triển đại học. Thứ năm: đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở đại học. Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với các cơ sở đại học về tổ chức - nhân sự, tài chính - tài sản, phân phối thu nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết... và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thu hút sự đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới các hình thức khác nhau, giúp nhau chia sẻ trách nhiệm cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đại học, tạo nguồn lực bổ sung để đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo, tiệm cận trình độ những nền giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và quốc tế. Trong đó, chú trọng một số biện pháp sau: - Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đại học theo cơ chế thị trường, trong đó xác định rõ các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đại học không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy để thu hút nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ; - Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất cho trường đại học, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở đại học để từng bước đa dạng nguồn thu bảo đảm chi. Thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ đại học nhất là khuyến khích các cơ sở đại học công lập tự chủ tài chính; - Từng bước thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục đại học, nhất là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục đại học. Thứ sáu: tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học - Rà soát, bổ sung, ban hành các quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, trong đó có cơ chế, chính sách bắt buộc các cơ sở đại học thực hiện công tác kiểm định chất lượng và kiểm định các chương trình đào tạo; 151
  5. - Thực hiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo ở tất cả các lĩnh vực, các chương trình và trình độ đào tạo, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học của từng cơ sở đại học; - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề xã hội hóa đối với các cơ sở đại học tự chủ nhằm sớm phát hiện bất cập, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc, khó khăn; có chế tài xử lý các cơ sở đại học không tuân thủ theo quy định. Thứ bảy: tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông về đa dạng nguồn lực đầu tư trong tự chủ đại học - Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách về xã hội hóa để tất cả các đối tượng liên quan (các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, đơn vị công lập, ngoài công lập và toàn xã hội) nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chủ trương huy động đa dạng nguồn lực của xã hội cho phát triển đại học, khắc phục và tiến tới xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử giữa khối giáo dục đại học công lập và ngoài công lập; - Phổ biến, tuyên truyền và tập huấn cho các nhà đầu tư, người quản lý các cơ sở đại học ngoài công lập về các chính sách của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tài trợ, đầu tư cho các cơ sở đại học; - Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, động viên, khuyến khích người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, đóng góp cho phát triển đại học trong các chương trình, hội nghị, sự kiện, hoạt động đối ngoại chính thức và ngoại giao nhân dân; - Chú trọng thực hiện các hình thức ghi nhận, tôn vinh những cá nhân, tổ chức có đóng góp, tài trợ cho giáo dục đại học, tuyên dương và phát động nhân rộng những gương điển hình đóng góp cho cơ sở đại học; - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp lý và chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý và cơ sở đại học trong việc thu hút và quản lý các nguồn lực được đầu tư. Thứ tám: thực hiện liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đại học đảm bảo hệ sinh thái liên thông, liên kết các chương trình đào tạo, công nhận kết quả đào tạo của nhau; kết nối hợp tác, chia sẻ, phối hợp sử dụng, thụ hưởng nguồn lực lẫn nhau trong việc nâng cao chất lượng đại học. Thứ chín: xây dựng hệ thống các dịch vụ trong đại học vì người học, cho người học và xuất phát từ nhu cầu của người học, người dạy mà chăm lo, phục vụ đời sống của họ (tự học, ăn ở, đi lại, bệnh tật, thuốc men, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác, ...) nhằm thu hút, sử dụng vốn, nguồn tiền/ tài chính đa dạng của học viên, sinh viên, giảng viên; biết tạo ra và giải quyết việc làm cho sinh viên trong khi học tập và sau khi tốt nghiệp… Thứ mười: là tự chủ đại học hiện nay khi triển khai nhiều cơ sở đại học cần phải tháo gỡ rào cản, khó khăn, vướng mắc, lúng túng. Các đại học cần phải nâng cao nhận thức, năng lực, tích cực tổ chức triển khai thực hiện quyền tự chủ, gắn liền tự chủ với trách nhiệm giải trình với các bên liên quan nhằm huy động sức mạnh mọi nguồn nội lực cho phát triển đại học. 152
  6. Những thách thức đặt ra khi triển khai tự chủ đại học là vấn đề nhận thức của thành viên chưa đầy đủ; năng lực quản trị đại học tự chủ nhìn chung chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Thách thức này còn nằm ở nhận thức và năng lực của các bên liên quan, từ các cơ quan ngành bộ, địa phương quản lý trực tiếp cơ sở đại học, đến đội ngũ quản lí đại học, từ đó dẫn đến việc thành lập và hoạt động của một số hội đồng trường chưa thực sự có hiệu lực hiệu quả, mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa hội đồng trường với đảng ủy và ban giám hiệu chưa mang lại sức mạnh nội lực cho cơ sở đại học, còn có mâu thuẫn, xung đột trong nội tại chưa giải quyết. 3. KẾT LUẬN Ngày nay nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng; vì thế phát triển đại học phải gắn hợp tác quốc tế và quốc tế hóa đại học, phải chuyển đổi số và giáo dục đại học số. Đó là những xu hướng quan trọng tạo ra cơ hội phát triển tự chủ đại học mạnh mẽ, …Các đại học cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật và năng lực quản trị đại học tự chủ. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phát triển đại học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; xây dựng thực hiện mô hình điểm tự chủ đại học số… Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, thúc đẩy hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh của giảng viên và sinh viên trong các cơ sở đại học. Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ tạo ra cơ chế đột phá, thu hút, huy động các nguồn lực đa dạng đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân cho phát triển giáo dục đại học. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Quốc hội (2019), Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi bổ sung năm 2013 2014, 2015, 2018), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Quốc hội (2020), Tự chủ trong giáo dục đại học – từ chính sách đến thực tiễn, Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020 [3] Chính phủ (2021), Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. [4] Nhiều tác giả, Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh mới, NXB Đại học Huế, 2022. [5] Lê Kim Anh, Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam (13/7/2019) [6] Vũ Tiến Dũng (2022), Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp. 153
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2