intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững" đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới, đạt mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững. Từ tình hình thực hiện công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua, căn cứ vào những quan điểm, định hướng trong giảm nghèo và dự báo có tính xu hướng về giảm nghèo cũng như xu hướng phát triển, hội nhập kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO NGUỒN LỰC THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Hoàng Thanh Hạnh* - Bùi Xuân Hoá* 1 TÓM TẮT: Từ tình hình thực hiện công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua, căn cứ vào những quan điểm, định hướng trong giảm nghèo và dự báo có tính xu hướng về giảm nghèo cũng như xu hướng phát triển, hội nhập kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, có thể khẳng định rằng: Muốn thực hiện giảm nghèo theo hướng bền vững không chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề về chính sách, chương trình, dự án... mà đồng thời phải quan tâm tới những vấn đề kinh tế - xã hội nói chung, những vấn đề liên quan trực tiếp đến người nghèo, những vấn đề về khâu tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo... Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới, đạt mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững. Từ khóa: Giảm nghèo bền vững, nguồn lực thực hiện giảm nghèo. Abstract: From the situation of poverty reduction in Vietnam in recent years, based on the viewpoints and orientations in poverty reduction and pro-poor trend, as well as development trends, economic integration - In the coming time, it is possible to affirm that: To achieve sustainable poverty reduction not only solve problems of policies, programs, projects ... but simultaneously Consideration should be given to socio-economic issues in general, issues directly related to the poor, issues relating to the organization of the implementation of poverty reduction, and so on. Some solutions to effective poverty reduction in the coming time, reaching the goal of poverty reduction in the direction of sustainability. Keywords: Sustainable poverty reduction, resources for poverty reduction. 1. QUAN NIỆM VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Cho đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững là gì. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nói tới phát triển bền vững và giảm nghèo bền vững là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Để làm rõ quan niệm giảm nghèo bền vững, trước hết cần xem xét mục đích và yêu cầu đề ra với giảm nghèo bền vững là gì? Về cơ bản, giải quyết nghèo đói nói chung trước hết cần đảm bảo cả 2 mặt số lượng và chất lượng. Số lượng giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một thời gian (thường được xem xét trong 1 năm, 5 năm), cần phân biệt giữa số hộ nghèo giảm với số hộ thoát nghèo, hai khái niệm này sẽ chỉ đồng nhất với nhau khi không có các yếu tố khác tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm cư dân khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi lại vào tình trạng đói nghèo, hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo. Thực tiễn cho thấy rằng, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm (thể hiện về mặt lượng), tuy nhiên nếu xét về mặt chất lượng thì nhìn chung đại bộ phận nông dân ở nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi cao đều có thu nhập thấp, chỉ đạt trên chuẩn nghèo khoảng 5-10%, trong điều kiện giá cả vật tư * Học viện Tài chính, Hoàng Thanh Hạnh: Tell: +84914991693. Email: khangphu2008@yahoo.com.vn
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 887 cho sản xuất, hàng hóa cho tiêu dùng thiết yếu đều tăng nhanh, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt xảy ra với quy mô, tần suất lớn, tập trung ở những vùng nghèo, thiệt hại về sản xuất, tài sản và nhà ở rất lớn, đời sống nhân dân nhất là hộ nghèo hết sức khó khăn, khả năng tự phục hồi sau hậu quả dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt của hộ nghèo rất hạn chế, trong khi đó chúng ta lại chưa có cơ chế, phương thức hỗ trợ tại chỗ của cộng đồng... Mặt khác, tốc độ giảm nghèo còn chưa được đồng đều giữa các khu vực, vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có đủ điều kiện để đột phá về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch rất lớn giữa các vùng trên cả nước. Nhìn chung, để giảm nghèo bền vững các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kinh tế - xã hội, lao động - việc làm đều cho rằng, cần hỗ trợ phát triển hạ tầng, hỗ trợ nghề cũng như các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế dựa vào cộng đồng để người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có. Do vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững ở nước ta chính là cần nắm bắt được các xu hướng và đặc điểm vận động của các nhân tố tác động đến chất lượng của giảm nghèo và giải quyết đồng thời tất cả những bất cập nêu trên. 2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG TRONG GIẢM NGHÈO Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà còn phải căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau: Thứ nhất, thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua được chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập, nếu gặp rủi ro hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo. Thứ hai, được tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực sản xuất được xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyền tham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương. Thứ ba, được trang bị một số điều kiện “tối thiểu” để có khả năng tránh được tình trạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo. Thứ tư, được đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục dạy nghề và chăm sóc sức khỏe để về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con em họ có được kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổn định trong cuộc sống. Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng ta có thể thấy được công tác giảm nghèo, kết quả giảm nghèo bền vững ở mức độ nào, trên cơ sở đó có những biện pháp để tăng tính bền vững của giảm nghèo. 3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Hiệu quả và tính bền vững trong thực hiện giảm nghèo phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Trong đó có những nhân tố thuộc về phía người nghèo, nhân tố từ chính sách, chương trình giảm nghèo, điều kiện kinh tế xã hội và tác động của một số nhân tố khác: Thứ nhất, về nhận thức Đầu tiên, phải kể đến quan điểm, nhận thức của các cơ quan, cũng như của các địa phương trong việc đề xuất, xây dựng và thực hiện chính sách, chương trình. Giảm nghèo bền vững là vấn đề phức tạp, chỉ có những nhận thức đúng đắn, thống nhất của các chủ thể hoạch định và thực thi chính sách mới tạo cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Nhận thức không thống nhất về giảm nghèo bền vững khác nhau dẫn đến cơ chế thực hiện khác nhau, mức độ quan tâm, ưu tiên khác nhau. Có những bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước cho rằng, tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở các vùng nghèo là điều kiện để giảm nghèo bền vững mà không hiệu rằng đó là trách nhiệm của Nhà nước, nên đã biến cơ chế đầu tư cơ sở
  3. 888 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION hạ tầng theo kiểu ban phát, xin - cho dẫn đến thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả. Có những địa phương với những kinh nghiệm chủ quan của mình đã sử dụng các nguồn lực một cách bất hợp lý gây thiệt hại và thậm chí làm giảm đi khả năng của người nghèo tại địa phương. Quan niệm giảm nghèo bền vững cần được chỉ ra rõ ràng, mặc dù ở mỗi địa phương, vùng miền, có thể có những cách làm khác nhau, song vẫn cần phải bám sát những nội dung, tư tưởng của giảm nghèo bền vững đã được chỉ ra. Thứ hai, về nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách, chương trình, dự án của giảm nghèo Kinh phí để thực hiện giảm nghèo hiện nay được cân đối chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời có sự huy động của các nguồn khác từ tổ chức quốc tế, tổ chức của chính phủ, phi chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước thường giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, nguồn này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay thì tốc độ tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với nguồn lực giảm nghèo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu ngân sách tăng trong thời gian qua là một trong những yếu tố đảm bảo tài chính cho giảm nghèo. Nếu chi tiêu cho y tế, giáo dục, dạy nghề, các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chưa cân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế thì tình bền vững của giảm nghèo sẽ bị hạn chế. Việc đầu tư và dành tỷ lệ đầu tư lớn cho nông nghiệp và khu vực nông thôn có tác động tích cực đến giảm nghèo. Ngoài việc tập trung đầu tư cho thủy lợi, các trục công nghiệp chính, chính sách đầu tư nếu chú trọng vào ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động gắn với khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo động lực tốt cho giảm nghèo... Đối với các chính sách như tín dụng, trợ giá... nếu chưa đủ mạnh mà không đúng đối tượng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, việc tập trung đầu tư vào phát triển giao thông, đường xá đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo sẽ có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế hàng hóa ở các địa phương, vùng miền. Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng cơ hội thu hút nguồn lực cho giảm nghèo song cũng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói. Qúa trình hội nhập quốc tế và khu vực một mặt đem lại những sự trợ giúp về tài chính trong xóa đói giảm nghèo từ các thiết chế tài chính, tín dụng và chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. Những nguồn lực này cùng với chương trình mang tính trợ giúp kỹ thuật, điều kiện kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí... nếu được sử dụng tốt sẽ cos vai trò hỗ trợ tích cực đối với giảm nghèo bền vững. Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng đối với công tác giảm nghèo. Để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống các chương trình giảm nghèo rất cần có đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, công việc được phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch từ Trung ương tới địa phương. Thứ ba, về công tác tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình giảm nghèo Hiệu quả của giảm nghèo được thể hiện thông qua những kết quả mà việc thực thi chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo mang lại. Thực tế cho thấy để giảm nghèo bền vững, cần tác động tới người nghèo bằng một hệ thống chính sách, chương trình đồng bộ có tính lồng ghép cao. Nếu như chính sách giáo dục, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo điều kiện, tiền đề hay nâng cao năng lực, kỹ năng, trang bị kiến thức cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng thì chính sách y tế, khám chữa bệnh lại đảm bảo cho họ có được sức khỏe, khả năng tham gia lao động, sản xuất, còn các chính sách như bảo trợ xã hội, an xinh xã hội, cứu trợ xã hội lại là những “giá đỡ” quan trọng, góp phần ổn định điều kiện sống tối thiểu cho người dân khi họ phải gánh chịu những tác động bất lợi từ khía cạnh kinh tế đến những tác động do biến động xã hội gây ra và những rủi ro từ các yếu tố khách quan khác như dịch bệnh, thiên tai... Các chương trình giảm nghèo có tính chất đặc thù tác động đến một số đối tượng như: Chính sách 135, Nghị
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 889 quyết 30a của Chính phủ... có tác động tích cực, nhanh chóng đến những huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo trong một khoảng thời gian ngắn, tạo đà cho họ giảm nghèo nói riêng và giảm nghèo cả nước nói chung. Do vậy, việc thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tránh sự chồng chéo là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá phù hợp cũng rất cần thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác giảm nghèo. Khó có thể chỉ ra và liệt kê hết những yếu tố có thể tác động tới người nghèo bền vững. Tuy nhiên, với vai trò quản lý vĩ mô của mình, Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát và đưa ra những chính sách tác động nhiều chiều đến giảm nghèo. Do vậy, để giảm nghèo bền vững cần có một hệ thống chính sách, chương trình, dự án vừa khuyến khích, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo vừa đảm bảo cho người nghèo và nhóm có thu nhập thấp được hưởng nhiều hơn từ thành quả phát triển kinh tế. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Thứ nhất, tạo môi trường tăng trưởng bền vững cho xóa đói, giảm nghèo Giải pháp này nhằm tác động đến tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô bằng cách: tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và có tính cạnh tranh, đặc biệt là sự bình đẳng giữa doanh nghiệp kinh tế Nhà nước và các doanh nghiệp khác, nhằm thúc đẩy tăng tác dụng của quy luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, tập trung hoạt động của những doanh nghiệp Nhà nước còn nắm giữ 100% vốn vào một số lĩnh vực công ích, xây dựng kết cấu hạ tầng và một số lĩnh vực quan trọng mà khu vực tư nhân chưa có khả năng tham gia... Tiếp tục tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như kinh tế hộ gia đình. Lao động của Việt Nam chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt lao động là người nghèo vì vậy khuyến khích các hình thức doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa là rất cần thiết để tạo công ăn việc làm nói chung và việc làm cho người nghèo nói riêng. Bên cạnh đó cần tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước và các địa bàn khó khăn (các xã đặc biệt khó khăn, các vùng căn cứ cách mạng cũ, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số...), tập trung trước hết cho việc xây dựng hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế... hỗ trợ xã nghèo phát triển sản xuất, dịch vụ, tiếp cận thị trường... Một vấn đề cần quan tâm trong việc tạo môi trường cho tăng trưởng kinh tế cao là khuyến khích thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, coi đây là một bộ phận kinh tế lâu dài của Việt Nam. Quan tâm đến các chính sách ưu đãi đối với thành phần kinh tế này, đặc biệt là đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thứ hai, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô Tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế cao là hết sức cần thiết nhưng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, bền vững cần phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo nói riêng. Trước hết, cần thực hiện chính sách tài chính, củng cố hệ thống thuế, cần đảm bảo thuế là nguồn thu chính để cân đối ngân sách vững chắc. Đó là việc cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động tài chính trong xã hội nhằm kích thích phát triển sản xuất, đảm bảo công bằng xã hội giữa các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường chi cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, các dịch vụ then chốt như y tế, giáo dục... nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác xóa đói, giảm nghèo.
  5. 890 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Cần ổn định chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phát triển kinh tế. Phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ với nhiều hình thức đa dạng, thích hợp nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn, đặc biệt là vốn nhàn rỗi trong xã hội, tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Đặc biệt, cần cải cách hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, sao cho họ thật sự là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ hiệu quả, chất lượng... nhằm tăng khả năng cạnh tranh, gắn trách nhiệm quản lý với hiệu quả kinh doanh. Đồng thời cơ cấu và củng cố lại hệ thống ngân hàng cổ phần, thực thi chính sách lãi suất cơ bản nhằm hướng tới phát huy tác dụng của chính sách lãi suất tự do. Ngoài ra, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô cần hoàn thiện chính sách thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tích cực, chủ động tham gia vào cơ chế hợp tác song phương, đa phương đã cam kết, điều này sẽ là động lực đòi hỏi các doanh nghiệp, các ngành phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt trong hoạt động xuất, nhập khẩu, tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đối với người nghèo, nhất là người nghèo ở khu vực nông thôn. Thứ ba, tín dụng cho người nghèo Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn và nâng mức vay tín dụng gắn với hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Cách làm này tránh tình trạng người nghèo không sử dụng nguồn vốn vay vào sản xuất mà sử dụng vào mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất nhưng thiếu kiến thức sẽ thua lỗ, làm triệt tiêu động lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ. Đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho số hộ nghèo và số hộ có nguy cơ tái nghèo vay, tạo mọi điều kiện để người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Điều này nghĩa là cần phải kết hợp cả hệ thống tín dụng chính thức với các thể chế phi chính thức nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính dân cư cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Không chỉ cho hộ trong diện nghèo vay vốn mà phải quan tâm đến cả nguồn vốn vay đối với những hộ đã thoát nghèo nhưng nằm sát ngay trên chuẩn nghèo để họ không tái nghèo và có cơ hội vươn lên làm giàu... đây chính là cách làm nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững. Thứ tư, cải cách hành chính Cải cách hành chính là việc xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả. Cần thực hiện trên 4 lĩnh vực: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Phân cấp rõ ràng giữa Trung ương với địa phương đồng thời tăng cường năng lực của bộ máy hành chính địa phương theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối. Thực hiện có hiệu quả các quy chế về thực hiện dân chủ cơ sở. Điều này sẽ có tác dụng phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ hoạt động trực tiếp trong các dự án, chương trình giảm nghèo nói riêng. Cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về chương trình phát triển ở địa phương mình, được quyền tham gia, góp ý kiến xây dựng, kế hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển, tham gia thực hiện, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và đóng góp công lao động, thể hiện vai trò chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý công trình cơ sở hạ tầng. Tăng cường hệ thống thông tin hai chiều để truyền bá thông tin và lấy ý kiến phản hồi. Trên đây là nhóm giải pháp mang tính vĩ mô, nhằm tạo ra những điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó sẽ cung cấp nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo. Những giải pháp này không tác động trực tiếp đến hộ nghèo, người nghèo nhưng nó sẽ tạo ra những yếu tố bền vững để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao hơn, bền vững hơn, do tác động bao trùm và lan tỏa của các vùng phát triển, của toàn bộ nền kinh tế đến các vùng nghèo, người nghèo.
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 891 Thứ năm, giáo dục và dạy nghề cho người nghèo Đầu tư cho giáo dục, đào tạo được hiểu là việc cung cấp cho người nghèo kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình. Vì vậy, đây là một trong những giải pháp giảm nghèo lâu dài, hiệu quả và bền vững nhất. Trước hết, cần thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trong độ tuổi, phấn đấu phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học nhất là bậc mầm non và thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo. Tăng cường đầu tư cho hệ thống giáo dục cơ sở để đảm bảo hầu hết các xã nghèo có đủ phòng học bậc tiểu học và trung học cơ sở. Cần bố trí mạng lưới trường lớp phù hợp với địa hình để học sinh không phải bỏ học vì khó khăn, trường quá xa nhà... Đối với những địa bàn không thuận lợi có thể phát triển mô hình nội trú dân nuôi nhằm khuyến khích con em dân tộc thiểu số một số vùng đi học để tạo nguồn lâu dài. Mở rộng và nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật ở các địa phương, đặc biệt là dạy nghề người nghèo để họ tự tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua những nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hoặc những nghề phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa thủ công, công nghiệp... để họ có thể trở thành công nhân của những doanh nghiệp trong nước hoặc tham gia lao động xuất khẩu. Cuối cùng, cần chú ý đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên đến công tác tại các vùng khó khăn, hình thành một đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở những vùng khó khăn, tạo ra sự công bằng về cơ hội cho con em hộ nghèo. Thứ sáu, hỗ trợ về nhà ở và đất sản xuất cho người nghèo Để người nghèo có chỗ ở ổn định, vững chắc, an toàn... cần có những biện pháp hỗ trợ như cấp đất cho người nghèo xây dựng nhà ở. Ở khu vực thành thị, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp nhằm tiến đến xóa bỏ hoàn toàn những khu nhà “ổ chuột”, nhà ở khu vực bị ô nhiễm. Hiện nay, ở một số địa phương quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và sự phát triển của một số ngành công nghiệp. Vì vậy, có thể tạo điều kiện cho người nghèo sản xuất nông nghiệp có nhu cầu về đất bằng cách khai hoang mở rộng diện tích, vận động người nghèo mượn đất của các hộ khác, thực hiện biện pháp di dân vào các vùng kinh tế mới đã quy hoạch. Ở những nơi gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ đất cho người nghèo sản xuất, cần lưu ý hỗ trợ họ về vốn, phương tiện sản xuất, dạy nghề để họ chuyển đổi sang ngành nghề phi nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2016), Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2006-2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2015), Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, Nxb Lao Động, Hà Nội. [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Tăng trưởng kinh tế xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - Thành tựu, thách thức và giải pháp, Nxb Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Hà Nội. [4] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Chiến lược tăng trưởng toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Tổ công tác liên ngành của Chính phủ thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội. [5] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1