intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kiến nghị trong việc xây dựng luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đánh giá một số quy định của pháp luật về giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị trong việc xây dựng Luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kiến nghị trong việc xây dựng luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta hiện nay

  1. Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai CAÛ I CAÙ C H TÖ PHAÙ P MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LUẬT VỀ GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP, LUẬT, PHÁP LỆNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Trương Thế Nguyễn1 Tóm tắt tiếng Việt: Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các quy định về công tác giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta chưa đảm bảo được tính hệ thống và rõ ràng, nên việc giải thích chưa phát huy được vai trò và hiệu quả trên thực tế. Vì vậy, bài viết này đánh giá một số quy định của pháp luật về giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị trong việc xây dựng Luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Từ khóa: Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Việt Nam, giải thích Nhận bài: 05/01/2017; Hoàn thành biên tập: 05/02/2017; Duyệt đăng: 05/03/2017 Tóm tắt tiếng Anh: The explanation of the Constitution, Law and Ordinance is one of the important activities for the implementation of the law. However, for the past few years, the regulations on the explanation of the Constitution, Law and Ordinance in our country are not really systematic and clear, so the explanation has not promoted its role and effectiveness. So, this article evaluates some regulations of law on explanation of the Constitution, Law and Ordinance in Viet Nam nowadays to make some recommendations for developing Law on Explanation of the Constitution, Law and Ordinance. Key words: Constitution, laws, ordinances, Vietnam, interpret Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là hoạt năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp động nhằm làm sáng tỏ những quy định còn năm 2013 đều có ghi nhận về vấn đề này2. chưa rõ ràng, nhất là khi có những vướng mắc Trên cơ sở đó, tại khoản 3 Điều 6 Luật Tổ từ quá trình áp dụng pháp luật. Bài viết này góp chức Quốc hội năm 1992 cũng như khoản 3 Điều phần đánh giá một số quy định về mặt pháp lý 7 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 đã quy định và thực tiễn giải thích Hiến pháp, luật, pháp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) là cơ lệnh ở Việt Nam trong thời gian qua đồng thời quan duy nhất có nhiệm vụ, quyền hạn giải thích đề xuất một số kiến nghị trong việc xây dựng Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Cùng với đó, Luật Luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh (VBQPPL) năm 19963 và Luật Ban hành ở nước ta trong thời gian qua VBQPPL năm 20084 đã có quy định về các cơ Ở nước ta, vấn đề “giải thích pháp luật” quan, tổ chức có quyền đề nghị giải thích luật, được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến pháp năm pháp lệnh và việc xây dựng, ban hành dự thảo 1959. Các Hiến pháp tiếp sau như: Hiến pháp nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh5. 1 Thạc sỹ Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng 2 Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 cũng như Hiến pháp năm 2013 không sử dụng thuật ngữ “giải thích pháp luật” như trong Hiến pháp năm 1959 mà thay vào đó là thuật ngữ “giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh” (Xem thêm: Điều 53 Hiến pháp 1959, Điều 100 Hiến pháp 1980, Điều 91 Hiến pháp 1992, Điều 74 Hiến pháp 2013). 3 Xem thêm Điều 52, Luật Ban hành VBQPPL năm 1996. 4 Xem thêm Điều 85, Điều 86 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008. 5 Mặc dù Hiến pháp 1992 đã có hiến định về thẩm quyền giải thích Hiến pháp của UBTVQH. Tuy nhiên, Luật Tổ chức Quốc hội năm 1992, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật Ban hành VBQPPL năm 1996, Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 chỉ quy định thẩm quyền, nhiệm vụ của UBTVQH trong việc giải thích luật và pháp lệnh. 3
  2. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Vừa qua, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định tại khoản 4 Điều 170 của Luật đã được thông qua (có hiệu lực thi hành từ Thương mại”; Nghị quyết số 1053/2006/NQ- ngày 01/01/2016), quy định cụ thể hơn về chủ UBTVQH ngày 10/11/2006 của UBTVQH thể đề nghị, xây dựng dự thảo giải thích Hiến giải thích nội dung về: “Quyết định, chỉ thị” pháp, luật, pháp lệnh (Điều 49)6. Luật Ban quy định tại khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm hành VBQPPL năm 2015 (có hiệu lực từ ngày toán Nhà nước..v.v. 01/7/2016) cũng quy định rõ về các trường Thay vào đó, đối với các luật, thông thường hợp, nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, sẽ có rất nhiều nghị định của Chính phủ, thông pháp lệnh (Điều 158)7. tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chi Như vậy, việc giải thích Hiến pháp, luật, tiết8 và hướng dẫn thi hành, một dạng nội dung pháp lệnh là vấn đề pháp lý được quan tâm từ phổ biến trong các nghị định loại này là “giải rất lâu ở nước ta, đồng thời đây là một nội dung thích từ ngữ” trong luật, đây cũng chính là một không thể bỏ qua trong việc xây dựng và hoàn hình thức “giải thích luật” mang tính không thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trên thực chính thức. Chẳng hạn Nghị định số tế, công tác giải thích Hiến pháp, luật, pháp 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính lệnh ở nước ta trong thời gian qua chưa đáp phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản ứng được yêu cầu cải cách tư pháp cũng như lý công chức đã “giải thích” về Cơ quan quản mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội lý công chức là các cơ quan như: a) Cơ quan có chủ nghĩa. thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ Từ trước đến nay, việc giải thích Hiến pháp chức chính trị - xã hội; b) Tỉnh ủy, thành ủy và pháp lệnh hầu như chưa được thực hiện một trực thuộc Trung ương; c) Văn phòng Chủ tịch cách chính thức. Đối với các luật, UBTVQH nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà đã ban hành một số nghị quyết giải thích một nước; d) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm số điều, khoản trong luật như: Nghị quyết số sát nhân dân tối cao; đ) Bộ, cơ quan ngang Bộ, 746/2005/NQ-UBTVQH1 ngày 26/01/2005 cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức do của UBTVQH giải thích nội dung về: “Ba Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; e) Ủy nghĩa vụ theo hợp đồng đối với khiếu nại về ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung các hành vi thương mại khác, trừ trường hợp ương…v.v. 6 Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể tự mình hoặc theo đề nghị mà quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh. 7 Cụ thể, việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện trong trường hợp quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành và phải bảo đảm các nguyên tắc: Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới. 8 Theo thông lệ, các văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định, cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết. Nhưng nội dung nào là quy định chi tiết và nội dung nào là giải thích thì chưa có sự phân biệt cụ thể trong các văn bản loại này. 4
  3. Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai Ngoài ra, cũng có những trường hợp các cơ thống nhất nên nghị định của Chính phủ ban quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ “giải thích” hành lại mâu thuẫn, không phù hợp với với pháp đối với một số điều, khoản của luật. Đơn cử lệnh của UBTVQH11. như trường hợp Toà án Nhân dân tối cao, Viện Mặt khác, các quy định về chủ thể có thẩm kiểm sát Nhân dân tối cao và Tổng cục Địa quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp chính đã ban hành Thông tư số 02/TTLT, ngày lệnh hiện tại vẫn còn chưa thống nhất: Điều 85 28/7/1997 để hướng dẫn về thẩm quyền của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 có quy định: Toà án Nhân dân trong việc giải quyết các Chủ tịch nước, UBTVQH, Hội đồng dân tộc và tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án khoản 3, Điều 38 Luật Đất đai năm 1993. Khi nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối xem xét nội dung của Thông tư này, về bản cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chất, đây chính là hoạt động giải thích luật9. thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội có Như vậy, bên cạnh một số trường hợp được quyền đề nghị giải thích luật, pháp lệnh. Điều các cơ quan tư pháp tiến hành “giải thích” thì 49, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 cũng quy thông thường các luật sẽ được các chủ thể hành định tương tự: UBTVQH tự mình hoặc theo đề chính nhà nước như Chính phủ, các Bộ, cơ quan nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân ngang Bộ thực hiện việc “giải thích”. Nguyên dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này trong thời đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban gian qua, theo chúng tôi là do có sự đánh đồng trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan giữa việc ban hành văn bản quy định chi tiết và trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn thi hành các VBQPPL với việc giải hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định thích luật. Sự chồng lấn giữa việc giải thích với việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh. Tuy việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhiên, Điều 159 Luật Ban hành VBQPPL năm đã nói lên một thực tế là các cơ quan tư pháp, 2015 lại có quy định Kiểm toán nhà nước cũng hành pháp ở nước ta đã tiến hành hoạt động có quyền đề nghị UBTVQH giải thích Hiến “giải thích” luật, mặc dù chưa có quy định chính pháp, luật, pháp lệnh. thức nào về vấn đề này. Tuy nhiên, do “xuất phát Do đó, có thể thấy rằng, các quy định về từ nội dung của VBQPPL do Quốc hội, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh hiện tại UBTVQH ủy quyền soạn dự thảo mà mặc nhiên chỉ mang tính chung chung, còn rải rác ở nhiều Chính phủ, các Bộ như được ủy quyền ban hành văn bản pháp luật khác nhau, một số nội dung văn bản trong thẩm quyền của mình là nghị liên quan còn mâu thuẫn, chưa thống nhất. định, thông tư để “giải thích” những vấn đề 2. Đề xuất, kiến nghị về việc xây dựng tương ứng”10. Điều này đã dẫn đến việc giải Luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thích các quy định ở lĩnh vực này lại mâu thuẫn Một là, giải thích Hiến pháp, luật, pháp với lĩnh vực khác khác (do tính cục bộ của lệnh là một nội dung hoạt động rất quan trọng ngành) và đã có trường hợp vì cách hiểu không của UBTVQH. Trong khi những nhiệm vụ, 9 Xem TS. Hoàng Văn Tú, Giải thích pháp luật - Một số vấn đề cơ bản và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 127, tháng 7 năm 2008. 10 TS. Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề về giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2014, tr.114. 11 Đơn cử như: Theo Báo cáo kết quả giám sát của Uỷ ban Pháp luật tại kỳ họp thứ 50 Quốc hội Khóa XI (ngày 19/6/2008) cho thấy: trong Nghị định Số: 50/2005/NĐ-CP về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự và Nghị định số: 07/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý, có tới 9 vấn đề trái hoặc không phù hợp với Luật trợ giúp pháp lý và Pháp lệnh Thi hành án dân sự. 5
  4. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP quyền hạn khác của UBTVQH như tổ chức lệnh. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải trưng cầu ý dân thì đã được quan tâm để xây có trình tự, thủ tục như ban hành một hình thức dựng luật. Do vậy, Luật về giải thích Hiến văn bản pháp lý tương ứng (bao gồm thành lập pháp, luật, pháp lệnh ra đời sẽ tạo ra khung ban soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định…). Theo pháp lý quan trọng để UBTVQH thực hiện tốt quy định hiện hành thì tùy theo tính chất, nội chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình. Nói dung của vấn đề cần được giải thích, các chủ thể cách khác, xây dựng và ban hành Luật về giải sẽ xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là biểu hiện cụ pháp, luật, pháp lệnh trình UBTVQH xem xét, thể nhằm thực hiện tốt hơn quyền hạn, nhiệm quyết định; Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến vụ của UBTVQH đã được Hiến pháp ghi nhận. pháp, luật, pháp lệnh sẽ được Hội đồng dân tộc, Hai là, Luật về giải thích Hiến pháp, luật, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của pháp lệnh cần thống nhất các quy định về chủ dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định luật, pháp lệnh. Ngoài ra, cần luật định về thẩm được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh. quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp Nếu giải thích Hiến pháp chưa được thiết lệnh của Hội đồng bầu cử Quốc gia vì đây là cơ lập theo một cơ chế riêng so với giải thích các quan do Quốc hội thành lập có vai trò, vị trí hết luật và pháp lệnh thì sẽ không thể hiện được vị sức quan trọng với nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại trí và vai trò của Hiến pháp trong hệ thống biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước Ba là, Luật về giải thích Hiến pháp, luật, ta trong đó tính tối cao của Hiến pháp là một pháp lệnh cần làm rõ một số vấn đề về mức độ trong những đặc trưng cơ bản nhất. Việc giải tham gia của các chủ thể có thẩm quyền đề nghị thích Hiến pháp lại là một trong các nội dung giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Một trong quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công những điểm khác biệt giữa giải thích Hiến pháp tác bảo hiến. Do đó, đối với việc giải thích và giải thích luật là ở chỗ giải thích luật nhằm Hiến pháp cần có một quy trình giải thích khác mục đích áp dụng vào một tình huống cụ thể biệt để đảm bảo tính pháp chế, khách quan, trong khi giải thích Hiến pháp là để tuyên bố khoa học và phù hợp hơn. một luật nào đó hay một phần của nó không phù Năm là, cần luật định về cơ chế kiểm soát hợp với Hiến pháp. Điểm khác nữa là giải thích đối với hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, luật là để hiện thực hoá ý chí của cơ quan lập pháp lệnh. “Đã là một hoạt động pháp lý do các pháp, trong khi thông qua giải thích Hiến pháp chủ thể pháp lý tiến hành thì vấn đề kiểm soát có thể dẫn tới việc phủ nhận mong muốn của đối với hoạt động này là tất yếu. Kiểm soát để nhà lập pháp thể hiện trong những luật bị bác bỏ cho giải thích pháp luật được thực hiện đúng, hoặc bị thay đổi12. Do đó cần có sự phân loại thực hiện tốt, và kiểm soát để nếu có vi phạm nhất định về mức độ tham gia của các chủ thể khi giải thích thì phải chịu trách nhiệm pháp lý có thẩm quyền đề nghị giữa giải thích Hiến về vi phạm đó”13. Cho nên, việc xây dựng cơ pháp và giải thích luật, pháp lệnh. chế kiểm soát đối với hoạt động giải thích Hiến Bốn là, Luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp, luật, pháp lệnh là yêu cầu tất yếu hiện pháp lệnh cần có quy định phân biệt về quy nay, nhằm đảm bảo cho công tác này thật sự trình, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp công minh và hiệu quả./. 12 GS.TS Lê Hồng Hạnh, Giải thích Hiến pháp – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18/năm 2008. 13 TS. Phạm Thị Duyên Thảo, Những vấn đề đặt ra từ thực tế giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước Pháp luật, số 11 năm 2011. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2