intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số quy định về giấy tờ tùy thân của công dân: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu Quy định về giấy tờ tùy thân của công dân do Tuấn Đức biên soạn sau đây. Tài liệu sẽ giúp bạn đọc nhận biết được các loại giấy tờ tùy thân gồm những giấy gì và các điều luật liên quan đến các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp và không hợp pháp. Tài liệu gồm 2 phần, sau đây là phần 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số quy định về giấy tờ tùy thân của công dân: Phần 1

  1. QUY ĐỊNH VỀ GIÂY TỜ TÙY THÂN CỦA CÔNG DÀN TU Ấn Đ ứ c biên soạn NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
  2. I. CHỨNG MINH NHÂN DÂN 1. Quy định chung Chímg minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Chửhg minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trang nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh cùa người được cấp Chửng minh nhân dân cỡ 20x30mm; Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú. Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều, Bên tó i, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điếm nhận dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngày, tháng, nàm cấp Chửng minh nhân dân; chức danh nguời cấp; ký tên và đóng dấu. 5
  3. 2. Đổi tượng được cấp, chưa được cấp Chứng minh nhân dân - Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân + Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trờ lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tẩt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân. + Môi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng. - Các đối tượng tạm thời chưa được cấp Chửng minh nhân dân + Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sờ giáo dục, cơ sờ chữa bệnh; + Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiền hành vi của mình. Các trường hợp nêu trên nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam* thời hạn thí hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì được cấp Chứng minh nhân dân. 3. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng m inh nhân dân Công dân thuộc đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân. - Trường hợp cấp Chứng minh nhân dân mới, công dân thực hiện các việc sau: + Xuất trình hộ khẩu thường trú; + Chụp ảnh; 6
  4. + In vân tay: + Khai các biêu mẫu. - Trương hợp đồi, cấp lại Chứng minh nhân dân Theo quy định, những trơờng hợp phải làm thủ tục đôi Chứng minh nhân dân "Ồm: Chứno minh nhân dân hết thời hạn sử dụng; Chứne minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được; thay đổi họ, tên. chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tinh, thành phô trực thuộc Trung ương; thay đổi đặc điểm nhận dạng. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. Khi làm thủ tục đồi, cấp lại Chứng minh nhân dân, công dân thực hiện các việc sau: + Làm đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú; + Xuất trình hộ khẩu thường trú; + Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; '+ Chụp ảnh; + ỉn vân tay hai ngón trỏ; + Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân; + Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hóng hoặc có thay đồi nội dung. Kể từ ngày nhận đủ giấv tờ họp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành plìố, thị xã), và 30 ngày (ờ địa bàn khác). Công dân được cấp lần đàu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phái nộp lộ phí theo quy định. 7
  5. 4. Sử dụng, quản iý, kiểm tra Chứng minh nhân dân Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân củ a mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Sô Chửng minh nhân dân được dùng đ ể ghi vào một sổ loại giấy tờ khác của công dân. Nhà nước nghiêm cấm việc làm già, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho miượn, thế chấp... Chứng minh nhân dân. Bộ Công an có trách nhiệm chi đạo việc sản xuất, quản lý Chứng minh nhân dân theo công nghệ tiên tiền và cấp Chứng minh nhân dân theo quy định. Cán bộ, công chức và những người của các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ, giải quyết công việc có liên quan đến công dân được quyền yêu cầu công dân xuất trình Chứng minh nhân dân trước khi giải quyết công việc . Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra, kiểm soát Chứng minh nhân dân của công dân tại nơi công cộng hoặc phạm vi địa bàn quản lý. 5. Thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân - Chứng minh nhân dân bị thu hồí trong các tnnờng hợp: bị txrớc hoặc thôi quốc tịch Việt Nam; ra nước ngoài định cư. - Chửng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường họp sau: + Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định icủa pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân; + BỊ tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyct định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sờ giáo dục, cơ sở chữa bệnh. 8
  6. Công dán được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sờ giáo dục, cơ sờ chữa bệnh. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân + Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân có thẩm quyền thu hôi chứng minh nhân dân trong các trường hợp: bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam; ra nước ngoài định cư + Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ Chửng minh nhân dân cùa những công dân có hành vi vi phạm hành chính theo quy định cùa pháp luật. + Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sờ giáo dục, cơ sở chữa bệnh có thấm quyền íạm giữ Chưn? minh nhân dân của những công dân bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trưcms' giáo dưỡng, cơ sờ giáo dục, cơ sở chữa bệnh. 9
  7. n. GIÁY KHAI SINH Trong sô các loại giây tờ tuỳ thân, giây khai sinh là loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyên câp sớm nhất cho một con người. Khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch khẳng định: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hộ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó” . Như vậy. đối với một con người, khi có Giấy khai sinh - hộ tịch gôc - người đó đã là một công dân có đủ mọi quyền và nghĩa vụ theo pháp luật đối với nhà nước và xã hội. 1. Thẳm quyền đăng ký khai sinh ử y ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ùy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện viẹc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì ủ y ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cùa người mẹ và người cha, thì ủ y ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh. Việc đăng ký khai sinh cho trè em bị bò rơi được thực hiện tại Uy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang 10
  8. tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở cùa tồ chức đang tạm thời nuôi dưỡn» trỏ em đó. 2. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh Trong thời hạn 60 ngày, kc từ ngàv sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ôn% bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. 3. Thủ tục đăng ký khai sinh Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chửng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sờ y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường họp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường họp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp ỉệ, cán bộ Tư pháp hộ lịch ghi vào sô đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch ủ y ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bàn chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Trong trường họp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. 11
  9. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì ủ y ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. 4. Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi • Người phát hiện trẻ sa sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho ù y ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của tré (nếu có); họ, tên, địa chi của người phát hiện. Biên bàn được lập thành hai ban, một bản lưu tại ủ y ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho ngưòí hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. ủ y ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hkih có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hêt thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thống báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rorị, họ, tên của trè được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sờ để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sô đăng ký khai sinh được đề trống. Trong cột ghi chú của 12
  10. sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi". Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sô đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chi những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định. Khi đăng ký khai sinh, nhừng nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trễ bị bỏ rơi” . 13
  11. m . GIẤY CHỨNG NHẶN * KÉT HÔN Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức do Luật hôn nhân và gia đình quy định. Giấy chứng nhận kết hôn (theo mẫu quy định) do cơ quan có thẩm quyền cấp, công nhận 2 bên nam nữ là vợ chồng. 1. T hẳm quyền đăng ký kết hôn - Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn vói nhau thì thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau: + Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. + Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cất hộ khẩu thường trú ờ trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại ùy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. + Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ờ nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn. 14
  12. - Tnrờng hợp CÔIĨÌỊ dân Việt N a m kết hôn với người nư ớ c niịoài thì thâm quyền đăng kỹ kết hôn tĩìiư sau: + Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi ià ủ y ban nhân dân cấp tinh) nơi thường trú của cóng dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn. Trong trường họp côns; dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khâu thường trú, nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì ủ y ban nhân dân cấp tinh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn. + Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó. + ủ y ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới (các xã, phường, thị trấn của Việt Nam có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền) thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ờ khu vực biên giới với công dân của nước láng giêng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (các đơn vị hành chính của các nước Cộng hoà nhân dàn Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Căm-pu-chia tương đương với xã, phường, thị trấn của Việt Nam, có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền với Việt Nam). 15
  13. 2. Thủ tục đăng ký kết hôn (Phần này chi giới thiệu về thủ tục đăng ký kết hôr thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã) 2.1. Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn 0 trong nước với nhau thì thủ tục đăng ký kết hôn như sau: - Các giấy tờ phải nộp khi đãng ký kết hôn: Hai bên nam, nữ phái nộp Tờ khai (theo mẫu quv định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Hai bên nam hoặc nữ còn phải có xác nhận về tìm trạng hôn nhân của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phưcng, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị tran khác, thì phải có xác nhận của ủ y ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó + Đối với người đang trong thời hạn công tác, hoc tập, lao động ờ nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nìtn tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. + Đổi với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trường đơn vị của người đó xác nhản tình trạng hôn nhân. Trong trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạig hỏn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bàn án/Quyếí định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án vê việc ly hôn hoặc bin sao giấy chứng tử. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có tìể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng 16
  14. Giây xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị sáu tháng, kổ từ ngày xác nhận. - Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nêu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, thì ủ y ban nhân dân câp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá năm ngày. - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Uy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và so đăng ký kết hôn, Chủ tịch ủ y ban nhân dân câp xã ký và cấp cho mồi bên vợ, chồng một hàn chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quv định của Luật hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng. 2.2. Trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu v ụ t biên giói kết hôn với công dãn của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới vói Việt Nam thì thủ tục đăng ký kết hôn như sau: - Các giấy tờ phải nộp: + Công dân Việt Nam phải nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; + Công dân cùa nước láng giềng phải nộp Tờ khai đăng ký ket hôn theo màu quy định, có xác nhận chưa quá sáu tháng, tính đốn ngày nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền 17
  15. của nước láng giêng đó vê việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Các giấy tờ trên cùa mồi bên đương sự được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại ủ y ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới. i - Khi nộp hồ sơ, đương sự phải xuất trình giấy tờ sau đây: + Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân biên giới; trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân biên giới thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giây tờ tuỳ thân khác của mình để kiểm tra. + Công dân nước láng giềng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước láng giềng cấp cho công dân nước đó thường trú ở khu vực biên giói với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tuỳ thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của mình để kiểm tra. Đổi với người trước đây đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ỉy hôn hoặc người vợ hoặc người chồng đó đã chết hoặc bị tuyên bố ỉà đã chết thì tuỳ trường hợp cụ thể, đương sự còn phải xuất trình bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc cho ỉy hôn hoặc giấy chứng tử của người vợ hoặc người chồng đó. - Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, ử y ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sờ ủ y ban. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ và 18
  16. nicm yết việc kết hôn, ủ y ban nhân dân cấp xã có công văn, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến. - Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của ủ y ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ đăng ký kết hôn và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho ủ y ban nhân dân cấp xã. - Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, ủ y ban nhân dân cắp xã quyết định việc đăng ký kết hôn và tổ chức Lễ kết hôn như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước với nhau. 19
  17. rv. s ở H ộ KHẨU Sô hộ khâu được câp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú cùa công dân. sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. 1. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quỵ định về đăng ký, quàn lý cư trú, Trường hợp không có người từ đủ rnười tám tuổi trờ lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trờ lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành ví dán sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu. Những người không thuộc trường hợp trên nếu có đủ điều kiện theo quy định và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu. 20
  18. 2. Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường họp sau đây: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chồ ở độc lập với gia đình cùa người đó, người sông độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định; - Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình; - Thươĩig binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung; - Chức sẳc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngường, tôn giáo mà sổng tại cơ sở tôn giáo, Người có đủ điều kiện theo quy định và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó. 3. Cấp, đổi, cấp lại, tách sổ hộ khấu - Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thưcnig trú theo quy định của Luật Cư trú, Công dân thay đỏi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tinh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phô trirc thuộc trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phổ thuộc tình thì được cấp sổ hộ khấu mới; các trường hợp đã cấp sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo quy định trước đây vẫn tiổp tục có giá trị sử dụng, 21
  19. tử ngày 01 tháng 7 năm 2007 nêu có nhu câu đôi sang sô hộ khẩu theo mẫu mới thì được đổi lại. - Trường họp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mât thì được cấp lại. sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp. Thủ tục đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm: + Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; + Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới). - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đồi, cấp lại sồ hộ khẩu. - Trong quá trình đãng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chinh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc. - Trường Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phổ thuộc tinh và Trường công an xã, thị trân của huyện thuộc tinh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu. - Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cẩm sừa chừa, tẩy xoá, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2