intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

24
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp" nhằm tìm hiểu và trình bày một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay để góp phần xây dựng cơ sở nhận thức và hoạt động chuyển đổi số trong định hướng đào tạo của nhà trường cũng như ứng dụng trong thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP Tôn Thất Hòa An Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: antth@ufm.edu.vn Tóm tắt: Khái niệm chuyển đổi số ra đời trong kỷ nguyên Công nghệ thông tin với sự bùng nổ của Internet và ngày càng trở nên phổ biến. Khái niệm này mô tả việc số hóa, ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp nhằm thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu qủa hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Bài viết nhằm tìm hiểu và trình bày một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay để góp phần xây dựng cơ sở nhận thức và hoạt động chuyển đổi số trong định hướng đào tạo của nhà trường cũng như ứng dụng trong thực tiễn. Từ khóa: chuyển đổi số, số hóa 1. CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ? Chuyển đổi số (Digital transformation) hiểu theo cách tổng quát là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của kỹ thuật, công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề. Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn tổ chức, doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Có ba khái niệm chủ yếu cần phân biệt là Số hóa (Digitization) , Ứng dụng số hóa (Digitalization) và Chuyển đổi số (Digital transformation). Sự liên quan của các khái niệm này được minh họa trong Hình 1 và được trình bày bên dưới đây. 1
  2. Chuyển đổi mô hình Chuyển đổi số kinh doanh (Digital transformation Sử dụng dữ liệu số hóa Ứng dụng số hóa để tối ưu hoạt động (Dizitilization) Số hóa Số hóa thông tin, quy (Digitization) trình, công việc Hình 1. Minh họa các khái niệm 2.1. Số hóa: Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Khái niệm số hóa đề cập đến công việc cụ thể là: chuyển thể dữ liệu ở dạng giấy truyền thống thành những dữ liệu số trên máy tính. Hay nói cách khác là chuyển mọi thông tin sang dạng kỹ thuật số. Việc số hóa đã diễn ra và đang được dùng phổ biến hiện nay với hình thức nhập liệu hoặc các thiết bị số hóa khác như máy scan, máy ghi âm, camera, … Đây cũng là bước bắt buộc phải có nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào chuyển đổi số. Số hóa rất quan trọng trong việc xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu. Nó cho phép tất cả các dạng thông tin (dạng vật lý) được lưu trữ dưới dạng dữ liệu số để dễ dàng truy cập, chia sẻ và truyền đi rất thuận tiện, nhanh chóng. Một ví dụ về số hóa là việc chuyển đổi hình ảnh thực sang dữ liệu số của hệ thống camera để lưu trữ trên các đám mây như hình 2. Camera DVR Router Cloud Thu nhận ảnh thực Số hóa ảnh Truyền ảnh Lưu trữ ảnh số số Hình 2. Chuyển đổi ảnh thực sang tín hiệu số và lưu trên đám mây. 2.2. Ứng dụng số hoá: Ứng dụng số hóa là quy trình sử dụng thông tin đã được số hóa để làm cho cách thức hoạt động đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn. 2
  3. Sau khi có những dữ liệu ở dạng số hóa, công việc của ứng dụng số hóa là dùng những phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ để xử lý hoặc tối ưu số liệu. Những công việc trước đây được làm thủ công như đếm, ghi chú, thống kê, tìm kiếm thông tin,... thì ngày nay sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa vì có sự trợ giúp của công nghệ thông tin thông qua các phần mềm máy tính. Ví dụ: việc gọi điện cho khách hàng sẽ được hệ thống ghi chú và lưu lại ngày, giờ thay cho tư vấn viên, cũng như hệ thống sẽ tự động trong quá trình thống kê dữ liệu, dữ liệu cá nhân của từng khách hàng sẽ được chia nhóm, phân loại,... hỗ trợ cho quá trình báo cáo lấy số liệu mà không cần đến nguồn nhân lực. Hình 3 minh họa một số phần mềm ứng dụng số hóa. Phần mềm quản trị tiếp thị doanh nghiệp Phần mềm quản trị hệ thống doanh nghiệp Phần mềm quản trị kế toán doanh nghiệp Hình 3. Hình ảnh minh họa một số phần mềm ứng dụng số hóa doanh nghiệp 3
  4. 2.3. Chuyển đổi số: Chuyển đổi số là sự thay đổi toàn diện của mô hình và tổ chức kinh doanh bằng các thông tin kỹ thuật số. Nó làm thay đổi cách thức kinh doanh và có thể tạo ra các lớp doanh nghiệp hoàn toàn mới như hình 4. Nhà bán lẻ lớn Nhà cung cấp Nhà chiếu phim Công ty taxi lớn Mạng xã hội nhất thế giới chỗ ở lớn nhất lớn nhất thế giới nhất thế giới phổ biến nhất thế giới thế giới Hình 4. Lớp doanh nghiệp hoàn toàn mới dựa trên chuyển đổi số Chuyển đổi số sẽ giúp các công ty xem xét lại mọi thứ họ làm, từ hệ thống nội bộ đến tương tác của đối tác, khách hàng cả trực tuyến và trực tiếp. Chuyển đổi số là một quá trình hoàn thiện bao gồm nhiều bước khác nhau với nhiều mục tiêu trung gian được kết nối nhằm tối ưu hóa liên tục qua các quy trình, bộ phận và hệ sinh thái kinh doanh của thời đại siêu kết nối. 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây (Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty… Chuyển đổi số hứa hẹn mang lại lợi ích so sánh đến các doanh nghiệp dám triển khai quy trình sản xuất hàng loạt khi bước vào kỷ nguyên số của thế kỷ 20 và những ảnh hưởng của nó đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp là tất yếu. Trong một nền kinh tế chia sẻ, những tiến bộ trong công nghệ số trao quyền như nhau cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Rào cản giữa vật lý và ‘ảo’ đang được làm mờ đi với tốc độ nhanh chóng để cả hai được đan xen vào nhau, cùng cung cấp trải nghiệm khách hàng. Đó là một kỷ nguyên mà các khoản thanh toán được thực hiện bằng một cú chạm trên chiếc smartphone, hàng hóa được đặt trên web và được giao phi biên giới, viễn cảnh con người sẽ sớm di chuyển bằng những chiếc xe tự lái được vận hành thông qua các máy chủ cách xa hàng ngàn dặm. 4
  5. Ba đặc điểm của chuyển đổi số có tác động đến doanh nghiệp: ➢ Cung cấp quy mô Với những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số, mỗi doanh nghiệp có thể là một tổ chức toàn cầu. Các doanh nghiệp có thể phục vụ nhiều phân khúc vượt qua các ranh giới địa lý theo quy mô mà trước đây không thể tưởng tượng được. Ngày nay, các tổ chức có một khả năng phi thường để nắm bắt, lưu trữ, xử lý và hưởng lợi từ khối lượng dữ liệu khổng lồ. Ví dụ, hiện một phần ba doanh thu của Amazon đến từ “ Ngày Thứ Hai Điện Tử”(Cyber Monday), khoảng 3 tỷ đô la Mỹ. ➢ Tốc độ vô song Các tổ chức có thể nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường mới hơn mà không cần sửa đổi gì đối với platform kinh doanh kỹ thuật số của họ. Lấy Uber làm ví dụ, chỉ trong năm năm kể từ khi ra mắt, doanh nghiệp đã hoạt động ở 58 quốc gia và hơn 300 thành phố. Tức là, cứ sau sáu ngày thì doanh nghiệp lại mở rộng sang một thành phố mới. ➢ Tính không đồng nhất Số hóa đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp đang ở ngã ba đường khám phá những cơ hội mới. Do đó, các tổ chức hiện có thể đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường khác nhau - thường không được xem xét trong các ngành công nghiệp bản địa của họ. Ví dụ, Nike đang mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực quản lý sức khỏe trong khi một bưu chính và hậu cần tổ chức như UPS lại có bước đột phá khi đầu tư vào các giải pháp quản lý tài chính. 4. TẠI SAO PHẢI CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÁC LỢI ÍCH Nhiều chuyên gia cũng như các công trình nghiên cứu cho thấy rằng chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp sớm muộn sẽ thất bại. Lý do không phải là vì xu hướng nên các doanh nghiệp chuyển đổi số mà chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của các công ty: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…. Tầm quan trọng của chuyển đổi số được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu 5
  6. quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, được nâng cao. Một doanh nghiệp số được chuyển đổi thành công thường nhận được nhiều lợi ích như sau: ➢ Cung cấp thông tin chi tiết từ dữ liệu Chuyển đổi số giúp nhân sự trong doanh nghiệp có quyền truy cập vào lượng dữ liệu khổng lồ. Họ có thể theo dõi tất cả các loại chỉ số, như hiệu quả của quy trình, tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều chỉ số khác. Nó không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu của mình một cách trực quan và dễ dàng truy cập mà còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Điều này cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng hơn. ➢ Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp Chuyển đổi số đã trở thành vấn đề sống còn trong kỷ nguyên 4.0 phát triển không ngừng. Đó không phải là vấn đề của sự lựa chọn, mà là điều cần thiết để duy trì tính cạnh tranh. Deborah Ancona, giáo sư quản lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và là người sáng lập Trung tâm Lãnh đạo cho biết: “Sự thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số đang tăng tốc trong một thế giới mà các công ty ngày càng cạnh tranh về sự đổi mới, tốc độ và khả năng thích ứng. Một khảo sát cho thấy rằng đa số công ty đồng ý rằng công nghệ số là cần thiết để đạt được mục tiêu chuyển đổi số của họ. Rõ ràng là các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ phù hợp để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của họ và làm hài lòng khách hàng. Các công cụ 4.0 được xây dựng để đáp ứng nhu cầu hiện đại của khách hàng và các công ty cần tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao trải nghiệm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai. ➢ Nâng cao trải nghiệm của khách hàng Theo Accenture – công ty tư vấn quản lý chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược, tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ và hoạt động của Ireland cho biết, hơn 90% khách hàng có nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu gọi tên họ, biết lịch sử mua hàng và đưa ra các đề xuất sản phẩm dựa trên sở thích của họ. Nói một cách ngắn gọn – khách hàng yêu cầu cá nhân hóa và nó không thể đạt được trên quy mô lớn nếu không sử dụng kỹ thuật số. 6
  7. Công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dữ liệu lịch sử của khách hàng, bao gồm các tương tác, sở thích và mức độ tương tác của họ. Hơn nữa, họ cung cấp các phương tiện để phân tích dữ liệu này nhanh chóng nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. ➢ Tăng cường liên kết giữa các phòng ban Chuyển đổi số cho phép nhân sự giữa các bộ phận trong toàn bộ công ty giao tiếp tốt và thường xuyên hơn. Nhờ việc sử dụng các nền tảng quản trị doanh nghiệp tự động, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ tất cả các loại thông tin, tài liệu dễ dàng bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Nhờ đó giúp cải thiện khả năng cộng tác. ➢ Nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí Công nghệ số giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động của mình. Ví dụ, thực tế ảo cho phép nhân viên kiểm tra và xem xét các quy trình hoặc sản phẩm mới mà không cần phải xây dựng chúng trước, vì tất cả được thể hiện trực quan trên hình ảnh kỹ thuật số. Trong khi đó, vấn đề lưu trữ dữ liệu có thể được giải quyết bằng điện toán đám mây và có thể được quản lý bởi các nhà cung cấp bên ngoài. Điều này giúp nhân viên của doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các dự án, công việc khác mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn và bớt lo lắng về việc lưu trữ dữ liệu. Nhìn chung, bằng việc ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tự động hóa các tác vụ và quy trình mà trước đây thực hiện theo cách thủ công và rất tốn thời gian, ví dụ: Thu thập dữ liệu khách hàng, quản lý tài chính, quản trị công việc, nhân sự, lập báo cáo,… Điều này sẽ có tác động tích cực đến năng suất và cải thiện sự hài lòng của nhân viên, vì họ sẽ không còn phải thực hiện các nhiệm vụ đơn điệu và sẽ có thể sử dụng tốt hơn các kỹ năng của mình. ➢ Giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn Công nghệ kỹ thuật số ngày nay cho phép nhân viên truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi, chúng đóng vai trò then chốt trong việc giúp nhân viên đảm nhận vai trò của họ một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật số còn cung cấp một cơ hội quý giá cho các chức năng kinh doanh cốt lõi như tài chính và nhân sự, giúp hạn chế các quy trình thủ 7
  8. công và tự động hóa các lĩnh vực chính như bảng lương, cho phép các nhà lãnh đạo tập trung vào các cơ hội kinh doanh rộng lớn hơn. ➢ Nâng cao chất lượng dịch vụ Khách hàng bên trong lẫn khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp, trong môi trường chuyên nghiệp có xu hướng đòi hỏi ngày một tăng đối với trải nghiệm khách hàng. Việc không có sự liên kết thông tin một cách liền mạch giữa các phòng ban khiến cho quá trình làm việc của cả tổ chức bị đứt quãng, tắc nghẽn, khiến khách hàng gặp khó khăn trong thao tác, dẫn đến sự không hài lòng và giảm doanh thu. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số để phục vụ nghiệp vụ chuyên môn của mình mà đồng thời vẫn có thể giao tiếp với bộ phận khác khiến thông tin được minh bạch và rõ ràng hơn. ➢ Nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp Việc ngồi chờ nhân viên gửi báo cáo qua email hoặc bản cứng thường khiến tiến quá trình làm việc của các CEO cũng như nhân viên bị đình trệ. Ngày nay, tổ chức hoàn toàn có thể chủ động truy cập các loại báo cáo mà mình muốn bất cứ lúc nào: nhân viên ghi nhận bán hàng, kế toán ghi nhận doanh số hay biến động nhân sự ở các bộ phận, CEO truy xuất báo cáo. 5. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ Theo [2] chuyển đổi số là một chủ đề rộng đòi hỏi năng lực về chiến lược và tầm nhìn, con người và văn hóa, quy trình và quản trị cũng như công nghệ và khả năng có thể được minh họa như Hình 5. Chuyển đổi số Chiến lược và Con người và Quy trình và Công nghệ và tầm nhìn văn hóa quản trị khả năng Chiến lược số Đổi mới kỹ thuật Các công cụ hỗ trợ Các kỹ năng số số công nghệ đột phá Tiêu điểm kỹ Khả năng lãnh Thay đổi cách Kiến trúc nền tảng thuật số đạo quản lý và mô hình k. doanh Đầu tư Văn hóa Quản trị Làm chủ dịch vụ kỹ thuật số Hình 5. Các chủ đề trong chuyển đổi số. 8
  9. Trước khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi số cần xác định, đánh giá và chọn lựa lộ trình cho doanh nghiệp như sau: - Xác định mục tiêu chuyển đổi số (chiến lược và tầm nhìn) • Trong giai đoạn sớm, mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp nhắm vào các mục tiêu hẹp trong các lĩnh vực cụ thể như nơi làm việc kỹ thuật số và cải thiện hoạt động. • Ở giai đoạn phát triển, mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm suy nghĩ lại và thiết kế lại quy trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các sáng kiến chọn lọc liên quan đến trãi nghiệm khách hàng kỹ thuật số. • Đối với giai đoạn trưởng thành, mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp Bao gồm suy nghĩ lại và thiết kế lại các mô hình và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Tìm hiểu chọn lựa công nghệ đột phá phù hợp (công nghệ và khả năng) • Trong giai đoạn sớm, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công nghệ SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud) • Ở giai đoạn phát triển, doanh nghiệp cũng thường xuyên sử dụng các công nghệ SMAC đồng thời chọn các trình hỗ trợ tiếp theo (như IoT và tự động hóa thông minh) cho các ứng dụng kinh doanh kỹ thuật số của doanh nghiệp • Đối với giai đoạn trưởng thành tiếp tục sử dụng các công nghệ SMAC cũng như một bộ chiến lược của các trình hỗ trợ tiếp theo (như IoT và tự động hóa thông minh) cho các ứng dụng kinh doanh kỹ thuật số của doanh nghiệp. - Xây dựng mô hình kinh doanh nền tảng (công nghệ và khả năng) • Trong giai đoạn sớm các doanh nghiệp thường không sử dụng hoặc kế hoạch cho các mô hình kinh doanh nền tảng • Ở giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp thường tích cực điều tra các mô hình kinh doanh nền tảng và kiến thúc kỹ thuật của chúng • Đối với giai đoạn trưởng thành, các mô hình kinh doanh nền tảng đã là một phần cốt lõi của chiến lược chuyển đổi số. 9
  10. - Làm chủ dịch vụ số (công nghệ và khả năng) liên quan đến cách thiết kế, phát triển, triển khai, quản lý và liên tục phát triển các dịch vụ kỹ thuật số phù hợp • Trong giai đoạn sớm, doanh nghiệp thường nắm vững một hoặc hai trong số các khả năng chính • Ở giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp có thể nắm vững ba hoặc bốn khả năng chính • Đối với giai đoạn trưởng thành, các doanh nghiệp thường nắm vững năm hoặc sáu khả năng chính. - Tổ chức đổi mới kinh doanh kỹ thuật số (quy trình và quản trị) • Trong giai đoạn sớm, doanh nghiệp có các chương trình đổi mới hạn chế và/hoặc phân mảnh trên toàn tổ chức • Ở giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có một chương trình đổi mới toàn doanh nghiệp chính thức nhưng chưa điều chỉnh nó cho các mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp • Đối với giai đoạn trưởng thành, doanh nghiệp có một chương trình đổi mới toàn doanh nghiệp chính thức, đã được điều chỉnh phù hợp cho các mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp và cho phép đổi mới liên tục và hợp tác - Thúc đẩy lộ trình tiến nhanh đến nền tảng tương lai (con người và văn hóa). • Trong giai đoạn sớm, doanh nghiệp có văn hóa không thích rủi ro và kỹ năng số hạn chế • Ở giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có một nền văn hóa chấp nhận rủi ro và các kỹ năng kỹ thuật số vừa phải • Đối với giai đoạn trưởng thành, doanh nghiệp có văn hóa tiếp nhận rủi ro và kỹ năng kỹ thuật số mạnh mẽ. 6. KẾT LUẬN Như đã đề cập ở trên “chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược”. Như vậy nó hầu như bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên chuyển đổi số là một chủ đề rộng lớn và phức tạp, đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và nhiều thách thức đặt ra. 10
  11. Vì vậy, việc chuyển đổi số doanh nghiệp nói riêng và các tổ chức xã hội nói chung cần có chủ trương, chính sách hướng dẫn của nhà nước, nguồn lực đào tạo và tri thức của các trường đại học, viện nghiên cứu và đặc biệt là các doanh nghiệp chuyển đổi số cần nghiên cứu, xem xét các mô hình hoạt động, quy trình và công nghệ hiện tại và tương lai phù hợp để thực hiện chuyển đổi số thành công TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuyển_đổi_số [2] https://smartfactoryvn.com/digital-transformation/chuyen-doi-so-la-gi/ [3] https://manufacturingdx.com/chuyen-doi-so-trong-nganh-san-xuat-nhung-thach-thuc-cho- doanh-nghiep-viet-nam/?utm_source=Google&utm_medium=chuyen-doi- so&utm_campaign=Google%20Keyword&gclid=Cj0KCQjwvr6EBhDOARIsAPpqUPEqtrBXBT Uf6KmIus-ey0dk3Av3eP3OznEENCTk4mVlkK5BgTsoJcoaAkiOEALw_wcB [4] https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-tai-fsi-nhung-thanh-cong-dau-tien-20694/ [5] https://dx.mic.gov.vn/ [6] https://amis.misa.vn/5577/chuyen-doi-so-la-gi/ [7] https://a1digihub.com/chuyen-doi-so-la-gi/ [8] https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-la-gi/ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2