intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội" làm rõ đặc điểm của hình phạt và việc quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội, nhằm để cho chính họ cũng như gia đình, nhà trường và xã hội thấy được hậu quả pháp lý phải gánh chịu đối với người phạm tội ở độ tuổi này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 16 ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI Phạm Thị Thùy Dương, Nguyễn Trần Lan Vy, Nguyễn Thị Hải Yến, Vũ Thị Minh Thư Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định khác. Và ở những độ tuổi khác nhau thì sẽ áp dụng những chế tài khác đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi. Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu, mà cụ thể là các hình phạt được áp dụng đối với họ. Việc lựa chọn đề tài “Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội” để làm rõ đặc điểm của hình phạt và việc quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội, nhằm để cho chính họ cũng như gia đình, nhà trường và xã hội thấy được hậu quả pháp lý phải gánh chịu đối với người phạm tội ở độ tuổi này. Từ khóa: dưới 18 tuổi, đủ 16 tuổi, hình phạt, tội phạm, trách nhiệm hình sự. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tội phạm hình sự có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ người phạm tội dưới 18 tuổi ngày càng tăng. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội đã gần như phổ biến ở Việt Nam với những nguyên nhân, động cơ và mục đích khác nhau. Nhiều người thắc mắc rằng đối tượng này khi vi phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng mà không sợ bị áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình thì liệu có dẫn đến hệ quả vi phạm pháp luật khác hay không, người phạm tội ở độ tuổi này có đáng được hưởng khoan hồng và giáo dục cải tạo như luật pháp ở Việt Nam đã quy định hay cần có hình phạt thích đáng dành cho họ. Có nên áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với họ để ngăn ngừa đối tượng phạm tội này gia tăng. Và nếu quy định “áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình đối với người từ 16 đến 18 tuổi phạm tội” liệu có phù hợp về đạo đức, pháp luật và sự phát triển về thể chất tinh thần của chủ thể phạm tội ở độ tuổi này hay các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra. Để có thể giải đáp những vấn đề đó, chúng ta cần nhận thức rõ các hình phạt áp dụng đối với họ, cũng như cần nắm rõ được các đặc điểm về hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội. 2. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 16 ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 2.1 Khái niệm Theo Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Khái niệm hình phạt: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa 1700
  2. án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”. Theo Điều 31 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về mục đích của hình phạt thì “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. Theo điều luật này, hình phạt có mục đích trừng trị những người phạm tội. Trừng trị ở đây có nghĩa là tước đi quyền lợi và lợi ích nhất định về mặt vật chất hoặc tinh thần, ví dụ: quyền tự do đi lại và cư trú; hạn chế quyền lao động (Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019) ... Giáo dục những người phạm tội trở thành người làm ăn lương thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đây là quá trình nhằm làm thay đổi những quan điểm, nhận thức không đúng đắn của người phạm tội, làm cho họ hiểu được những sai trái, lỗi lầm và tính chất tội phạm của hành vi do họ gây ra, cải tạo các thói quen, hành động sai trái đã hình thành ở người phạm tội. Quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, việc Tòa án lựa chọn hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng với người chưa thành niên phạm tội. Để căn cứ quyết định chính xác, khách quan hình phạt thì Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về căn cứ quyết định hình phạt: “cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật Hình sự quy định là tội phạm. Căn cứ theo khoản 1, Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác. 2.2. Đặc điểm về hình phạt được quy định đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội Hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được áp dụng cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Người bị áp dụng hình phạt phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Tội phạm dưới 18 tuổi không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân. Cho thấy pháp luật hình sự Việt Nam quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội được đối xử nhân đạo.Việc áp dụng các hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được coi là biện pháp trừng trị sau cùng và khi cơ quan chức năng đã thực hiện hết các biện pháp khác nhưng không đảm bảo tính trừng trị, răn đe. Hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội được quy định trong chế định riêng. Những quy định đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thì được quy định chung về hình phạt tại Phần chung và các quy định tại điều luật về tội danh cụ thể ở Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Các nhà làm luật đã đưa chính sách, nguyên tắc xử lý và các loại hình phạt áp dụng thể hiện sự khoan hồng, giảm nhẹ hơn so với người đủ 18 tuổi phạm tội. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội, quy định pháp luật. 1701
  3. Chủ thể bị áp dụng hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội chỉ có thể là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà Bộ luật hình sự quy định. Đây là chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự Việt Nam có đặc trưng riêng về lứa tuổi, ở lứa tuổi này người phạm tội bị hạn chế về mức độ nhận thức, hiểu biết xã hội, tâm sinh lý chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị lôi kéo, sa ngã hoặc vì không nhận thức đầy đủ về quy định của pháp luật, suy nghĩ thiếu chín chắn mà thực hiện các tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Nhưng các đối tượng có đặc trưng lứa tuổi này có khả năng dễ hoàn lương và tái hòa nhập với cộng đồng hơn so với người đủ 18 tuổi phạm tội. Hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là công cụ tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt đối với người dưới từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi phạm tội ngoài mục đích trừng trị, răn đe người phạm tội mà còn vào việc giáo dục, cải tạo, giúp họ sửa chữa sai lầm. Nếu như đối với người phạm tội đủ 18 tuổi, mục đích hướng đến của hình phạt phải là trừng trị và giáo dục người phạm tội, trong đó, chức năng trừng trị, răn đe có vai trò nổi bật hơn nhằm góp phần vào hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm thì đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, các hình phạt áp dụng chủ yếu thiên về giáo dục, cải tạo, giúp người phạm tội sửa chữa lỗi lầm, làm lại cuộc đời. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội là đối tượng dễ bị tác động cũng dễ bị cảm hóa, khả năng tái hòa nhập cộng đồng cao. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội có tuổi còn trẻ, sau thời gian bị áp dụng hình phạt họ cần được trở lại với cuộc sống đời thường, lao động có ích và tạo dựng giá trị cho xã hội. Nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài của việc đấu tranh và phòng chống tội phạm, hình phạt áp dụng với đối tượng này mang đặc trưng của chính sách nhân đạo, khoan hồng thiên về giáo dục và cải tạo. 2.3 Quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội Về nguyên tắc xử lý đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, căn cứ theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người phạm tội ở độ tuổi này và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội và việc xử lý phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Về các hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, căn cứ Điều 98 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) các hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ở độ tuổi này bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn và người phạm tội ở độ tuổi này chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt trên đối với mỗi tội phạm của độ tuổi này. Theo đó tại khoản 6 Điều 91 Bộ luật này quy định sẽ không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội. Đối với hình thức phạt tiền, căn cứ Điều 99 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu không có tiền nộp phạt, không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay theo Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020). 1702
  4. Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, căn cứ Điều 100 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định hình phạt này được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng. khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội ở độ tuổi này, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Trong trường hợp tổng hợp hình phạt thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Đối với hình phạt tù có thời hạn, căn cứ Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Trong trường hợp tổng hợp hình phạt thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội. Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành không quy định xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Vì có thể thấy, ở Việt Nam nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật hình sự, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hiến Pháp 2013 cũng ghi nhận về bảo vệ, tôn trọng quyền con người nói chung và quyền sống nói riêng. Không những thế điều này còn để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế khi Việt Nam là thành viên của các Điều ước quốc tế về Quyền con người, Công ước về Quyền trẻ em. Xét về mục đích của hình phạt, nó không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Nguyên tắc xử lý người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội cũng nêu rõ phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người phạm tội ở độ tuổi này và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục họ, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên hình phạt tù chung thân và tử hình thì không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án. Vì thực tế người bị kết án không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, không còn khả năng tái hòa nhập với xã hội và đương nhiên không có cơ hội cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt nữa. Do đó việc áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội không được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam. 3. KẾT LUẬN Với sự phát triển của xã hội cùng với sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, những nhận thức, hành vi sai trái của người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội không phải do bản tính vốn có của họ, mà là do tác động của các yếu tố không lành mạnh như môi trường gia đình, nhà trường, xã hội, là những điều kiện thuận lợi cho tội phạm phát sinh, phát triển, và những bất cập, thiếu sót trong công tác quản lý xã hội của các cơ quan chức năng. Quyết định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ đưa ra biện pháp xử lý tương xứng đối với hành vi phạm tội mà còn phải thể hiện được chính sách nhân đạo, khoan hồng. Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là nguyên tắc xử lý đối với họ khi họ thực hiện tội phạm, có thể nói đây là biểu hiện sinh động nhất của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, xuất phát từ quan điểm cho rằng đây là độ tuổi cần được giáo dục, rèn luyện, vì vậy những 1703
  5. sai lầm, vi phạm của họ cần phải được nhìn nhận dưới góc độ hướng thiện với trách nhiệm của cả cộng đồng. Theo quy định điều 91 của BLHS (SĐ, BS 2017) thì việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Còn góp phần vào công cuộc bảo vệ pháp luật, giúp nước Việt Nam ngày càng phát triển trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tóm lai, một biểu hiện quan trọng của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là các loại và các mức hình phạt mà BLHS 2015 (SĐ, BS 2017) quy định áp dụng cho họ. Người chưa thành niên phạm tội không bị áp dụng những hình phạt nghiêm khắc nhất là chung thân và tử hình, không bị áp dụng hình phạt bổ sung, chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2013 2. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 3. Bộ luật Lao động 2019 4. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) 5. Trịnh Quốc Toản (2012) Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - Một số kiến nghị hoàn thiện, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 1704
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0