intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

78
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này phân tích các quy định pháp luật và những bất cập liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN Lê Ngô Thảo Tiên, Phạm Ngọc Mai Thi, Bùi Cẩm Tiên, Thái Phạm Tuân* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản của mỗi gia đình trong xã hội. Gia đình được xem là tế bào của xã hội, nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc trưng văn hóa, truyền thống của một dân tộc, một quốc gia. Bản chất bên trong gia đình luôn tồn tại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản. Chúng ta thường sẽ quan tâm đến việc phân chia tài sản chung khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ dẫn đến ly hôn, nhưng trên thực tế, Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) vẫn cho phép các cặp vợ chồng phân chia tài sản chung ngay cả trong thời kỳ hôn nhân. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích các quy định pháp luật và những bất cập liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quyền lợi con chung, tài sản chung, thời kỳ hôn nhân. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần cho gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chín h sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một vấn đề quan trọng trong chế độ tài sản của vợ chông. Quy định này đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam. Khi Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy các quy định của hiến pháp năm 1980 về quyền sở hữu riêng của công dân đã công nhận quyền có tài sản của vợ chồng cũng như quyền được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại khi có lý do chính đáng và được Tòa án chấp thuận. Việc quy định vợ chồng có thể chia tài chung trong thời kỳ hôn nhân, giúp ổn định quan hệ gia đình khi chưa cần thiết phải ly hôn, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng, của các thành viên trong gia đình và người khác. 1624
  2. 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 2.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Hiện nay Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chính vì thế, trên thực tế vẫn áp dụng nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC - VKSNDTC – BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ: về việc chia tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Vợ, chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung thành hai phần bằng nhau hoặc chia theo các tỷ lệ nhất định trên cơ sở thống nhất về mặt ý chí của các bên. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trên nguyên tắc tài sản chung được chia đôi nhưng phải tính đến các yếu tố để xác định tỷ lệ chia tài sản chung [5] : Thứ nhất: ‚Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng‛ là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật HN&GĐ. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. Thứ hai: ‚Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.‛ là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của các bên trong việc tạo lập và duy trì phát triển tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. Thứ ba: ‚Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập‛. Việc pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong sản xuất kinh doanh về nghê nghiệp tránh tình trạng mất giá trị công dụng của tài sản. Đối với tài sản phục vụ nghề nghiệp như xưởng sản xuất, nhà cửa,… đối với những tài sản cụ thể như máy móc, thiết bị y khoa may mặc, nhạc cụ, tàu thuyền, cửa hàng thì trước tiên Tòa án chú trọng vào nguyện vọng của các bên, nếu giữa các bên phát sinh tranh chấp thì Tòa án sẽ quyết định chuyển cho người cần tài sản để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của vợ hoặc chồng trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực tương ứng. Thứ tư: ‚Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng‛ , là lỗi của vợ chồng vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân hoặc tài sản. 2.2 Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Điều kiện tiên quyết cần phải có để đạt được mục đích chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là phải có quan hệ trong thời kỳ hôn nhân và trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng có tạo lập tài sản chung hợp pháp theo quy định của pháp luật. Điều kiện về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rõ tại Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1625
  3. 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ. Như vậy, việc vợ chồng chia tài sản chung phải tuân thủ quy định pháp luật về hình thức và thủ tục, nếu tài sản chung được chia là bất động sản và động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì thỏa thuận của vợ chồng trong việc phân chia tài sản chung phải công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị pháp lý. Ngược lại, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo yêu cầu của đương sự và việc giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng chung. 2.3 Hậu quả pháp lý chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP. Theo đó, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến các hệ quả bao gồm: Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân: Sau khi phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại. Dù vợ chồng sống chung hay ở riêng cũng không làm hạn chế các quyền nhân thân giữa vợ, chồng cũng như quan hệ hôn nhân vẫn chưa chấm dứt nên vợ chồng vẫn có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Như vậy nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, chăm sóc, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau giữa các bên vẫn được đảm bảo. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quan hệ giữa cha mẹ và con, không làm thay đổi mối quan hệ nhân thân giữa các thành viên trong gia đình. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản: Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP: ‚Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định‛. Theo đó quan hệ hôn nhân còn tồn tại thì khối tài sản đó còn tiếp tục phát sinh và thay đổi. Do đó, ngay cả trong trường hợp vợ chồng phân chia toàn bộ tài sản chung thì cũng không làm thay đổi chế độ tài sản trong tương lai. Như vậy, có thể hiểu việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Dù vợ, chồng tiến hành chia toàn bộ tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ, chồng vẫn là chế độ tài sản theo luật định. Việc chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại chỉ thay đổi hình thức sở hữu từ chung thành riêng đối với những tài sản nhất định. Những tài sản còn lại không nằm trong thỏa thuận vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Thứ hai, kể từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp hai vợ chồng đã phân chia tài sản mà không có thỏa thuận về việc hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia thì hoa lợi, lợi tức đó sẽ là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng. Thứ ba, từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt 1626
  4. động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Theo đó, sau khi chia tài sản mỗi người độc lập với nhau về thu nhập hợp pháp của mình, phần thu nhập đó sẽ không thuộc phần tài sản chung của vợ chồng mà thuộc phần tài sản riêng của mỗi người. Thứ tư, thỏa thuận về việc phân chia tài sản không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản xác lập trước thời điểm phân chia tài sản có hiệu lực. Cụ thể quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc phân chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyền lợi của con chung: đối với quyền của con chung sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không quy định. Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chung nhất là con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Chính vì thế, dựa vào căn cứ tại Điều 81 Luật HN&GĐ 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Ngoài ra căn cứ theo Điều 42 Luật HN&GĐ 2014 quy định về trường hợp cha mẹ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng hay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình sẽ dẫn đến thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc quyết định chia tài chung của các cặp vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài việc tiếp nhận và áp dụng chia tài sản chung một cách tích cực thì mặt khác việc chia tài sản chung lại mang mối nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng và hạnh phúc gia đình. Trên thực tế, đã có nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình trạng tiền chia, tình cũng chia. Như trường hợp của bà Q và ông C sống tại Thôn 2, xã K, huyện B, tỉnh Bình Phước và kết hôn với nhau tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã S, huyện B vào năm 2006, quá trình chung sống, bà Q và ông C có một người con chung tên Nguyễn Văn Hoàng T, đã xảy ra tranh chấp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân về đất đai, tài sản trên đất (cụ thể là ngôi nhà chung và hoa lợi là số tiền bán cà phê thu hoạch vào các năm 2016, 2017, 2018, ngoài ra còn số tiền nợ mà ông C vay của vợ chồng ông S bà G là 150.000.000 đ). Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước quyết định: Về tài sản chung, chia cho bà Nguyễn Thị Q được quyền quản lý, sử dụng một phần diện tích đất 3229,8 m2 và ông Nguyễn Văn C được quyền quản lý, sử dụng một phần diện tích đất 3235,3 m2, thuộc thửa đất số 320, 324, tờ bản đồ số 05, tọa lạc tại thôn 2, xã K, huyện B, tỉnh Bình Phước; đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 586954, vào sổ cấp GCN số H 00192 do Ủy ban Nhân dân huyện B, tỉnh Bình Phước cấp ngày 30/5/2008 cho hộ ông Nguyễn Văn C, bà Nguyễn Thị Q. Đồng thời, ông Nguyễn Văn C được quyền quản lý, sử dụng, sở hữu 01 căn nhà cấp 4 diện tích 62,1 m2, buộc ông Nguyễn Văn C có nghĩa vụ thanh toán cho bà Nguyễn Thị Q ½ giá trị căn nhà cấp 4 được phân chia với số tiền 10.000.000 đ (Mười triệu đồng) và ½ giá trị thu hoạch hoa lợi trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018 với số tiền là 21.561.000đ (Hai mươi mốt triệu năm trăm sáu mươi mốt 1627
  5. ngàn đồng). Đối với bà Nguyễn Thị Q có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn Văn C ½ số tiền mà ông C đã trả các khoản nợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện B và khoản nợ của ông Nguyễn Quốc V với số tiền là 51.050.000 đ (Năm mươi mốt triệu không trăm năm mươi ngàn đồng); Về nợ, buộc bà Nguyễn Thị Q có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn Văn C ½ số tiền mà ông C đã trả các khoản nợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện B và khoản nợ của ông Nguyễn Quốc V với số tiền là 51.050.000 đ (Năm mươi mốt triệu không trăm năm mươi ngàn đồng). Buộc ông Nguyễn Văn C có nghĩa vụ trả cho ông Nguyễn Văn S, bà Nguyễn Thị G số tiền vay 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng),bà Nguyễn Thị Q phải có nghĩa vụ liên đới trả số tiền 150.000.000 đ cho vợ chồng ông Nguyễn Văn S, bà Nguyễn Thị G; Về cấp dưỡng, buộc ông Nguyễn Văn C phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung tên Nguyễn Văn Hoàng T, sinh ngày 21/7/2006 với mức cấp dưỡng 1.000.000 đ/tháng (Một triệu đồng) cho đến khi cháu T đủ 18 tuổi [1]. Theo đó cho thấy việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân về mặt xã hội vẫn còn những hạn chế tuy nhiên xét trên những phương diện khác như kinh tế thì quy định này là cần thiết. Nhưng trên thực tiễn áp dụng quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn một số bất cập từ đó nhóm đưa ra kiến nghị, phương pháp góp phần làm pháp luật nước ta ngày được hoàn thiện và thống nhất hơn khi áp dụng vào cuộc sống hiện nay của các cặp vợ chồng có thỏa thuận về vấn đề này: Thứ nhất, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa họ vẫn tồn tại những quyền và nghĩa vụ được quy định từ Điều 17 đến Điều 23 Luật HN&GĐ 2014. Nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ thì nó cũng có thể làm thay đổi một số quan hệ nhân thân trong gia đình như vợ chồng ly hôn, lẫn tránh trách nhiệm nuôi dưỡng con cái hay cả khi một bên bệnh tật, túng thiếu, khó khăn thì nghĩa vụ chăm sóc của bên còn lại như thế nào hoặc có được sử dụng phần tài sản riêng của bên kia để giải quyết vấn đề khi một bên gặp khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên vợ chồng khi họ chia tài sản chung nhất là những quy định cụ thể đặc biệt cần quan tâm hơn đến về quan hệ nhân thân trong việc chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình, trách nhiệm nuôi dưỡng con cái để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con cái theo quy định của pháp luật hiện hành. Thứ hai, tại Khoản 1 Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ hay các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định cụ thể về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhất là phân chia về bất động sản như đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất. Do đó, trong thực tiễn áp dụng sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Từ lý do đó, nhóm tác giả đề xuất các nhà làm luật cần xem xét để ban hành một văn bản quy bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng giải quyết các tranh chấp liên quan đến yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 1628
  6. 4 KẾT LUẬN Hiện nay các thỏa thuận giữa vợ, chồng hay án kiện mà các bên có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không nhiều. Điều này xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên khi thụ lý vụ việc thì các Tòa án gặp không ít khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp cũng như các cặp vợ chồng vẫn chưa hiểu rõ được những quy định về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Một trong những nguyên nhân đó là pháp luật quy định về vấn đề này đến nay vẫn còn nhiều vấn đề để bàn. Từ những phân tích, tìm hiểu của nhóm tác giả đã dẫn chứng để đưa ra những điều bất cập khi áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề ‚Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân‛ nhằm kiến nghị để hoàn thiện về mặt pháp lý giúp các nhà làm luật nhanh chóng hoàn thiện các quy định về vấn đề này để sớm đi vào cuộc sống và đáp ứng tốt được nhu cầu của các cặp vợ chồng có mong muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Mặc dù, cho dù xã hội có phát triển đến mức độ nào, quan niệm về xã hội, kinh tế có đạt tầm cao văn minh như thế nào thì gia đình và quan hệ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng vẫn cần phải được củng cố và giữ gìn những giá trị mang tính đặc thù của chúng, không nên phá vỡ chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bản án số: 21/2019/HNGĐ-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước ngày: 02-10-2019 về việc tranh chấp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. [2] Luật Hôn nhân và Gia đình số: 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [3] Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. [4] Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC - VKSNDTC – BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ. [5] Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam. 1629
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2