intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về vấn đề xử lý bạo lực học đường theo quy định của pháp luật hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời học sinh là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa, thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo trong học đường. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích về vấn đề xử lý bạo lực học đường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về vấn đề xử lý bạo lực học đường theo quy định của pháp luật hiện nay

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN NAY Lê Thị Thảo Nguyên Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Thời học sinh là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa, thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo trong học đường. Bạo lực học đường đang là một trong những vấn nạn gây nhức nhối cho ngành giáo dục nước ta và nó có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến các bạn học sinh, giáo viên cũng như toàn thể xã hội. Nó xảy ra hầu như ở tất cả các trường học từ nông thôn đến thành thị và ở độ tuổi vị thành niên. Do đây là độ tuổi tâm sinh lý đang phát triển và chưa hoàn thiện nên dễ dẫn đến suy nghĩ và hành động sai lệch. Và pháp luật đã có những chế tài xử lý cũng như biện pháp nào để ngăn chặn những sự việc liên quan đến vấn đề này. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích về vấn đề xử lý bạo lực học đường theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ khoá: Bạo lực, giáo dục, học sinh, pháp luật, xã hội. 1. TỔNG QUAN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG 1.1 Khái niệm Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. 1.2 Đặc điểm Bạo lực học đường đã không còn là vấn đề xa lạ đối với mọi người, xảy ra hầu hết ở tất cả trường học. Dù chỉ một mâu thuẫn nhỏ có thể dẫn đến việc đánh nhau để giải quyết vấn đề, khiến dư luận không khỏi có những bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. 1.3 Tình hình nghiên cứu Bạo lực học đường xảy ra không chỉ giữa giáo viên với học sinh mà còn là giữa những học sinh với nhau. Theo những con số thống kê trong năm học 2017-2018, báo cáo của ngành GD-ĐT cả nước gửi về Bộ GD-ĐT, bạo lực học đường xảy ra vài trăm vụ, mỗi sở GD-ĐT chỉ xảy ra từ hai đến ba vụ. Nhưng theo thống kê của ngành công an, số vụ liên quan đến bạo lực học đường là hơn 2.000, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra trong trường học[74]. Nghĩa là năm học vừa qua đã có hơn 1.000 vụ bạo lực xảy ra trong trường học. Đáng lo ngại hơn, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người 74 https://www.giaoduc.edu.vn/bao-luc-hoc-duong-nganh-gd-bao-cao-it-nganh-cong-an-thong-ke-nhieu.htm 219
  2. trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).[75] Chưa hết, từ năm 2011 đến năm 2018, theo báo cáo của liên bộ GD-ĐT và Công an, có đến hơn 18.000 vụ vi phạm pháp luật, bạo lực học đường với đối tượng liên quan là cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên; hơn 11.000 vụ đánh nhau gây thương tích, hơn 200 vụ xâm hại tình dục, 900 vụ uy hiếp tinh thần. Đáng nói, trong số này, gần 10.000 vụ diễn ra trong nhà trường.[76] 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG 2.1 Những văn bản pháp luật quy định về chế tài xử lý Chính Phủ đã ban hành Nghị định 80/2017/NĐ-CP (17/07/2017) quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Bộ Giáo dục ban hành Quyết định 5886/QĐ- BGDĐT (28/12/2017): Quyết định ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và Công văn 5812/BGDĐT-GDCTHSSV (21/12/2018) về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị định và các chỉ đạo này ở nhà trường vẫn chưa thực sự là tuyệt đối và tuân thủ. 2.2 Xử lý hành vi bạo lực học đƣờng Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngời khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Những hành vi này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích và tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 134 và Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;” Ngoài ra, cũng có thể phạm tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): "Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm”. Theo Điều 8 Bộ luật này, việc bạo lực học đường là tội phạm ít nghiêm trọng nên những bạn học sinh không thuộc đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 12 kể trên. Không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với những bạn học sinh này được. Tuy nhiên, những bạn học sinh này có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính: "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý” (Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) với hình thức cảnh cáo. "Cảnh cáo được áp dụng đối với cá 75 https://giasuducminh.com/bao-dong-tinh-trang-bao-luc-hoc-duong-ngay-cang-gia-tang-nd25231.html 76 https://www.giaoduc.edu.vn/hon-1000-vu-bao-luc-hoc-duongnam-nha-khoa-hoc-dang-o-dau.htm 220
  3. nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện” (Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012). Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: – Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; – Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; – Thiệt hại khác do luật quy định. – Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm nên chúng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của ngời khác. Về cách xác định thiệt hại, tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau: – Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; – Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; – Thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật dân sự 2015. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” 2.3 Vụ việc nữ sinh lớp 9 ở Hƣng Yên bị đánh hội đồng Trước đó, ngày 22/3 nữ sinh N.T.H.Y học sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng bị 5 bạn học cùng lớp vây đánh, lột quần áo đạp, liên tục vào đầu. Vụ bạo lực khiến H.Y tụ máu mắt, mặt sưng tím và tinh thần hoảng loạn. Một ngày sau, trường mời 5 nữ sinh lên làm việc. Đến ngày 25/3, Hội đồng kỷ luật trường họp, quyết định đình chỉ một tuần với 5 em này. Người nhà nạn nhân chấp nhận hoà giải , thậm chí đề nghị trường không kỷ luật nhóm học sinh đánh bạn. Sau đó, Anh Nguyễn Văn Doanh - chú của H.Y. - cho rằng trường đã “lừa” gia đình khi không thông tin chính xác mức độ nghiêm trọng của sự việc. Vì thế, khi biết sự thật, họ đâm đơn kiện.77 Qua vụ việc trên đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tổn thất tinh thần với nữ sinh H.Y. Như vậy đối với ngành Giáo dục là về phía nhà trường sẽ giải quyết như thế nào có đúng với quy định của pháp luật hay chưa và pháp luật sử lý ra sao ? Lãnh đạo GD&ĐT cho rằng, qua sự việc cho thấy hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức hết trách nhiệm, nhiệm vụ được giao; chưa chủ động nắm bắt tình hình, chưa sát sao với học sinh và các hoạt động của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường đã buôn lỏng quản lý, khi sự việc xảy ra chỉ nghe báo cáo, không có những giải pháp xử lý triệt để, kịp thời. 77 https://news.zing.vn/xem-xet-dua-giao-vien-chu-nhiem-ra-khoi-nganh-vu-nu-sinh-bi-danh-post933244.html 221
  4. Về việc xử lý của Hội đồng kỷ luật nhà trường sau khi sự việc xảy ra , Bộ trưởng cho rằng, Hội đồng xử lý chưa thoả đáng, có phần du di, xuê xoa , không đủ sức răn đe. Bộ trưởng nhấn mạnh bạo lực học đường đang có những diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bộ GD& ĐT đã tham mưu cho Chính Phủ ban hành Nghị định 80 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường. Tuy nhiên, qua thực tế cần xem xét việc quán triệt các văn bản này đã đến địa phương, đến giáo viên chưa; các cấp quản lý ở huyện, ở xã đã vào cuộc chưa, đã giám sát chưa?[78] Như vậy, Nghị định được ban ra nhưng không được thực hiện đúng đắn và đầy đủ dẫn đến việc không ngăn chặn được tình huống bạo lực nghiêm trọng này ngay tại nhà trường. Bên cạnh đó, việc xử lý của nhà trường khi sự việc xảy ra còn chậm trễ và có ý không muốn công khai nhằm tránh ảnh hưởng đến danh tiếng nhà trường, việc xử lý không nghiêm khắc để răn đe và làm gương cho những học sinh khác mà có ý bao dung. 2.4 Vụ việc giáo viên phạt học sinh uống nƣớc giẻ lao bảng. Cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương, chủ nhiệm lớp 3A5 Trường tiểu học An Đồng, Huyện An Dương, Tp Hải Phòng, dùng hình thức xử phạt một học sinh nói chuyện riêng trong lớp bằng cách bắt phải uống nước vắt ra tử giẻ lau bảng. Cuối ngày 5/4, lãnh đạo phòng GD& ĐT Huyện An Dương , Tp Hải Phòng họp cùng Hội đồng sư phạm Trường tiểu học An Đồng để công bố quyết định: “chấm dứt hợp đồng lao động” với giáo viên bắt học sinh uống nước giẻ lao bảng.79 3. KIẾN NGHỊ Đối với vụ việc thứ nhất, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chưa đủ tuổi chiệu trách nhiệm hình sự thì có thể áp dụng biện pháp hành chính là đưa vào trường giáo dưỡng để giáo dục đặc biệt và phải bồi thường những tổn thất mà những nữ sinh đã gây ra đối với nữ sinh H.Y Đối với vụ việc thứ hai, hành vi của giáo viên ép học sinh uống nước giẻ lao bảng là hành vi xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của học sinh, ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Hành vi này còn gây tâm lý không tốt, hoang mang bức xúc trong dư luận xã hội .Vì vậy cô giáo bị chấm dứt học đồng và sa thải khỏi nghành giáo dục là tất nhiên nhưng nó còn quá nhẹ so với hình phạt cô dưa ra, hành vi này nên khởi tối về tội “ hành hạ người khác” (hành vi làm nhục người khác giữa những người có mối quan hệ lệ thuộc nhau) theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và phải chịu hình phạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật dân sự 2015 [2] Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) [3] Công văn 5812/BGDĐT-GDCTHSSV (21/12/2018) về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường. [4] Luật xử lý vi ph ạm hành chính 2012 [5] Nghị định 80/2017/NĐ-CP (17/07/2017) quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường [6] Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT (28/12/2017): Quyết định ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 78 http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/17112/xung-quanh-vu-nu-sinh-lop-9-bi-lot-do-bao-hanh-ngay-tai- lop-nghi-dinh-80-bi-%E2%80%9Ctreo%E2%80%9D160o-hung-yen 79 https://tuoitre.vn/cham-dut-hop-dong-voi-co-giao-bat-hoc-sinh-uong-nuoc-gie-lau-bang-20180405183241029.htm 222
  5. [7] http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/17112/xung-quanh-vu-nu-sinh-lop-9-bi-lot-do-bao- hanh-ngay-tai-lop-nghi-dinh-80-bi-%E2%80%9Ctreo%E [8] https://giasuducminh.com/bao-dong-tinh-trang-bao-luc-hoc-duong-ngay-cang-gia-tang- nd25231.html [9] https://www.giaoduc.edu.vn/bao-luc-hoc-duong-nganh-gd-bao-cao-it-nganh-cong-an-thong-ke- nhieu.htm [10] https://news.zing.vn/xem-xet-dua-giao-vien-chu-nhiem-ra-khoi-nganh-vu-nu-sinh-bi-danh- post933244.html [11] https://tuoitre.vn/cham-dut-hop-dong-voi-co-giao-bat-hoc-sinh-uong-nuoc-gie-lau-bang- 20180405183241029.htm2%80%9D160o-hung-yen. [12] https://www.giaoduc.edu.vn/hon-1000-vu-bao-luc-hoc-duongnam-nha-khoa-hoc-dang-o-dau.htm 223
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2