intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một triển lãm đôi tại Huế rất nên xem

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị là một ngôi biệt thự nằm ở đầu đường Phan Bội Châu. Trong triển lãm này, Nhà trưng bày công bố 26 tác phẩm điêu khắc của cô Điềm Phùng Thị bằng chất liệu đá ngọc, kim loại, sơn mài cỡ nhỏ. Những tác phẩm này đã làm tăng thêm số lượng hiện vật quý giá đang được trưng bày ở đây lên con số hơn 400. Bên cạnh đó, họa sĩ Tô Bích Hải giới thiệu 50 tác phẩm tượng độc đáo được tái sắp đặt và 17 tranh làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một triển lãm đôi tại Huế rất nên xem

  1. Một triển lãm đôi tại Huế rất nên xem .
  2. Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị là một ngôi biệt thự nằm ở đầu đường Phan Bội Châu. Trong triển lãm này, Nhà trưng bày công bố 26 tác phẩm điêu khắc của cô Điềm Phùng Thị bằng chất liệu đá ngọc, kim loại, sơn mài cỡ nhỏ. Những tác phẩm này đã làm tăng thêm số lượng hiện vật quý giá đang được trưng bày ở đây lên con số hơn 400. Bên cạnh đó, họa sĩ Tô Bích Hải giới thiệu 50 tác phẩm tượng độc đáo được tái sắp đặt và 17 tranh làm từ phương pháp xoa rập trên đá. Đây là tấm pa-nô được treo trước cổng ra vào nhà Trưng bày.
  3. Nhưng vào trong khuôn viên thì lại là một pa-nô trông hoàn toàn khác, có thể gọi là rất quê mùa tuy với chủ ý trang trọng.
  4. Trước giờ khai mạc, họa sĩ Tô Bích Hải vẫn đang tự tay bổ sung những chi tiết còn thiếu cho buổi triển lãm. Họa sĩ chăm chút cho từng chi tiết của buổi triển lãm, từ chiếc thảm đỏ trải ở lối ra vào.
  5. Đi cùng họa sĩ là nhà thơ Vũ Phán. Hai người bạn quen biết nhau khi nhà thơ Vũ Phán sang Pháp đọc thơ về con quạ.
  6. Trong lúc chờ khai mạc, họa sĩ Tô Bích Hải và nhà thơ Vũ Phán rất chu đáo khi nói chuyện với khách. Mỗi bức tranh đi kèm với một đoạn thơ của Nguyễn Du dán bên cạnh. Họa sĩ luôn giải thích cặn kẽ từng câu hỏi thắc mắc từ phía người xem. Nếu có bạn nào chưa rõ nghĩa trong những câu thơ Nguyễn Du (in kết hợp tranh của họa sĩ), nhà thơ Vũ Phán sẽ giải thích sâu hơn. Từ 15h00, khách đã bắt đầu đến. Trong hình là sư thầy Trí Năng làm việc tại trung tâm Văn hóa Phật Giáo Liễu Quán Huế đi cùng họa sĩ Võ Xuân Huy.
  7. Họa sĩ Tuyết Mai (áo trắng đeo túi xách)
  8. Trong lúc đợi, mọi người xem các điêu khắc trên rường cột cũ của nghệ sĩ Tô Bích Hải. .
  9. . Đúng 16h00, khai mạc. Khách ngồi kín hết các hàng ghế.
  10. Ông Phan Tiến Dũng – Giám đốc sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch phát biểu, rằng triển lãm này nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Duyên Hải Bắc miền Trung và Festival Huế 2012. Trong dịp này, nghệ sĩ Điềm Phùng Thị có 26 tác phẩm được chuyển từ Pháp, thành phố Hồ Chí Minh về Huế - nơi bà đã gắn bó trong sáng tạo nghệ thuật và nơi bà yên nghỉ vĩnh hằng. Theo ông, những tác phẩm quý giá này lần đầu tiên được giới thiệu, cho thấy một tài năng đã thâu tóm trong tác phẩm của mình tinh thần văn hóa Á, Âu thật nhuần nhuyễn, vừa trinh nguyên, giản dị, vừa rất gạn lọc và khoa học. Phần họa sĩ Tô Bích Hải có 17 bức tranh lớn và 50 bức tượng mang dáng dấp của những bức tượng nhà mồ Tây Nguyên, được thể hiện trên những vì kèo, cột cũ của nhà rường xứ Huế… Sau lời phát biểu, ông tặng hoa chúc mừng họa sĩ Tô Bích Hải.
  11. . Sau khi nhận hoa chúc mừng từ ông Phan Tiến Dũng và ông Phan Công Tuyên – trưởng ban Tuyên giáo Thừa Thiên Huế, họa sĩ Tô Bích Hải lên phát biểu. Bà nói, trong bao năm sống ở nước ngoài, các tranh họa và điêu khắc của bà đều mang ý nghĩa tìm cội nguồn, xót xa vì sự xa cách của quê hương. Ở Paris, hai bạn của bà là nghệ sĩ Điềm Phùng Thị và nghệ sĩ Lê Bá Đảng đã truyền lại cho bà tình yêu xứ Huế và đã khuyên bà: “Thể nào một ngày kia Bích Hải cũng phải về xứ Huế để trình bày các tác phẩm.” Bà nói, năm 2008, nghệ sĩ Lê Bá Đảng bảo, năm nay Bích Hải phải về Huế để triển lãm trong Festival. Bà kể lại: “Ngày đầu tiên khi đi tìm gỗ để khắc, như có một bàn tay ai đó dắt tôi đến đúng chỗ một người
  12. chuyên mua bán nhà rường cũ. Tôi liền nhìn thấy các cột gỗ xưa đã cũ đầy vết sống chết của bao đời truyền lại trong các ngôi nhà ấy. Một tháng sau, tại Festival 2008 tôi đã trình bày gần 98 tác phẩm để tưởng nhớ các linh hồn đã khuất.” 17 bức tranh vẽ được trình bày tại đây, theo bà, chỉ là một phần trong 100 tác phẩm bà đã sáng tạo với cách thức miệt mài trên dấu đá trong vòng 25 năm tại Pháp. Những tác phẩm này chưa hề công bố ở nước ngoài. Về cách thức làm việc, trong lời tự bạch in trong catalogue, bà cho biết: “Tôi lấy giấy mỏng, loại mỏng như lụa, hay loại giấy dó, đặt lên mặt đá, căng như tang trống, căng như chính tai mình đang ngóng nghe. Và bút chì dưới tay tôi cứ thế nhè nhẹ làm lộ lên nét của đá, trông như chữ viết người xưa hàng bao thế kỷ…” Và trong lúc làm công việc tỉ mỉ ấy, “miệt mài trên những đá xưa đã có dấu vết, tìm cách nào đưa về thế giới tâm linh” bà chợt nhớ tới Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.
  13. Cắt băng khai mạc: Ông Phan Tiến Dũng – Giám đốc sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Phan Công Tuyên – UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Ngô Hòa – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế; họa sĩ Đặng Mậu Tựu – Chủ Tịch Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế. Tức là toàn quan chức nhé, không có người bạn nghệ sĩ nào của cô Hải tại Huế lên cắt băng cùng.
  14. Sau đó mọi người vào xem triển lãm. Nhà thơ Vũ Phán say sưa đọc những câu thơ họa sĩ trích từ “Văn tế thập loại chúng sinh” và được dán bên dưới mỗi bức tranh.
  15. . Thí dụ như bức tranh này sẽ đi kèm với khổ thơ sau: Tiết tháng 7 mưa dầm sùi sụt Toát hơi may lạnh buốt sương khô Não người thay đổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng…
  16. . Bức này thì đi với khổ này: Hương lửa đã không nơi nương tựa Hồn mồ côi lần lữa bấy niên Còn chi ai khá, ai hèn Còn chi mà nói ai hiền ai ngu!…
  17. Có dàn nhạc chơi nhạc cụ dân tộc đệm lời đọc thơ cho nhà thơ Vũ Phán, giúp cho không gian triển lãm thêm phần thi vị.
  18. Về tranh, họa sĩ Tô Bích Hải có phương pháp sau: dùng giấy mỏng áp lên các bề mặt đá, sau đó dùng bút chì cà nhẹ lên bề mặt giấy để làm hiện ra những đường nứt nẻ, nhẵn mòn, khắc vạch của đá. Công đoạn tiếp theo là phóng lớn chúng lên một loại giấy mỏng, kích thước lớn, sau đó tạo hình trực tiếp theo ý tác giả. Mỗi bề mặt lại cho hiện hình những cấu trúc khác nhau, từ đó gợi ý cho họa sĩ tiếp tục dùng bút chì, phấn tiên phát triển các ý tưởng. Có thể nói, tác giả đóng vai trò như người “kể chuyện” hoặc “giải” các ẩn ngữ của thời gian trên đá. Một số người sau khi xem tranh đã đến đọc cuốn lưu bút được họa sĩ Tô Bích Hải đưa từ Pháp sang, ghi cảm nhận của người dự triển lãm “Văn tế...” khi nó diễn ra tại Pháp.
  19. Dự triển lãm hôm nay thấy có họa sĩ Phan Thanh Bình – Hiệu trưởng trường Đại học Nghệ thuật Huế và PGS. họa sĩ Vĩnh Phối (cầm tệp giấy trắng).
  20. Có nhà văn Tô Nhuận Vỹ (áo đen).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2