intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng pseudomonas aeruginosa gây nhiễm khuẩn ở bệnh viện Trung ương Huế

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tính đề kháng kháng sinh của các chủng P.aeruginosa gây bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế, góp phần vào công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng pseudomonas aeruginosa gây nhiễm khuẩn ở bệnh viện Trung ương Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỨC ĐỘ ĐỀ  KHÁNG KHÁNG SINH <br /> CỦA  CÁC CHỦNG PSEUDOMONAS AERUGINOSA <br /> GÂY NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br /> Trần Văn Hưng<br /> Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br /> Trần Hữu Luyện, Nguyễn Thị Nam Liên<br /> Bệnh viện Trung ương Huế<br /> <br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nhiều căn nguyên vi sinh vật có khả  năng gây nhiễm khuẩn   bệnh viện.  <br /> Trong đó  Pseudomonas aeruginosa  (P. aeruginosa)  là một trong những căn nguyên <br /> quan trọng gây nhiễm khuẩn bệnh viện, chúng thường gây nhiễm khuẩn vết bỏng, <br /> vết thương... Đồng thời đây là loại vi khuẩn đa kháng thuốc, chúng kháng lại nhiều <br /> loại kháng sinh, kể cả các kháng sinh mới có hoạt lực và phổ tác dụng rộng và mạnh <br /> [2], [5]. Chúng tôi tiến hành  nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tính đề  kháng  <br /> kháng sinh của các chủng  P.aeruginosa  gây bệnh tại Bệnh viện Trung  ương Huế,  <br /> góp phần vào công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.<br /> <br /> 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Vật liệu:<br /> ­ Các chủng vi khuẩn P.aeruginosa: gồm 801 chủng phân lập được từ các bệnh <br /> phẩm của bệnh nhân nằm điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế.<br /> ­ Môi trường làm kháng sinh đồ: Thạch Mueller ­ Hinton của hãng OXOID <br /> (Anh).<br /> ­ Các đĩa giấy kháng sinh: Hãng AB ­ BIODISK (Thụy Điển) và hãng SANOFI <br /> (Pháp).<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu: <br /> Xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng P.aeruginosa phân lập <br /> được bằng kỹ  thuật đĩa giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch theo phương pháp <br /> Kirby ­ Bauer [1], [4].<br /> Đánh giá kết quả dựa vào bảng chuẩn của hãng sản xuất đĩa giấy kháng sinh <br /> để phân loại mức độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh.<br /> <br /> <br /> 149<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> 3.1. Phân bố các chủng P.aeruginosa theo nguồn gốc của bệnh phẩm:<br /> Bảng 1: Phân loại bệnh phẩm có P.aeruginosa.<br /> Nguồn bệnh phẩm Số chủng Tỷ lệ %<br /> Mủ vết bỏng, vết thương 357 44,6<br /> Nước tiểu  306 38,2<br /> Máu 15 1,9<br /> Dịch mật 13 1,6<br /> Nước não tủy 1 0,1<br /> Dịch màng phổi 2 0.2<br /> Các bệnh phẩm khác 107 13,4<br /> Cộng 801 100,0<br /> <br /> Qua bảng trên cho thấy đa số  các chủng  P.aeruginosa  được phân lập từ  mủ <br /> vết bỏng, vết thương (44,6%) và từ nước tiểu (38,2%).<br /> 3.2. Phân bố P.aeruginosa theo các serotyp:<br /> Bảng 2: Phân bố các serotyp của P.aeruginosa(*)<br /> Serotyp Số lượng Tỷ lệ %<br /> P.aeruginosa typ 1     1   2,5<br /> P.aeruginosa typ 2 8 20,0<br /> P.aeruginosa typ 3 3 7,5<br /> P.aeruginosa typ 4 3 7,5<br /> P.aeruginosa typ 6 3 7,5<br /> P.aeruginosa typ 9 1 2,5<br /> P.aeruginosa typ 11 16 40,0<br /> P.aeruginosa typ 13 4 10,0<br /> P.aeruginosa typ 16 1 2,5<br /> Cộng 40 100,0<br /> (*) Được xác định tại Học viện Quân y.<br /> Trong bảng 2 cho thấy serotyp  P.aeruginosa  gây nhiễm khuẩn tại bệnh viện <br /> Trung  ương Huế  chiếm tỷ  lệ cao nhất là serotyp 11 (40 %), đứng sau serotyp 11 là  <br /> serotyp 2 (20,0%), serotyp 13 (10,0%)..., không gặp serotyp 5, 7, 8, 10, 12, 14, 15. <br /> Serotyp 11 cũng chiếm tỷ  lệ  cao nhất  ở  Hà Nội (39,5%) và  ở  Thành phố  Hồ <br /> Chí Minh (44,0%). Đứng sau serotyp 11  ở  Hà Nội là serotyp 8 (22,1%), serotyp 6  <br /> (14,8%), ở Thành phố Hồ Chí Minh là serotyp 3 (14,0%), serotyp 6 (12,0%) [3].<br /> <br /> 3.3.Mức độ đề kháng kháng sinh của P.aeruginosa:<br /> Bảng 3: Đề kháng gentamicin<br /> <br /> 150<br /> Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br /> Đề kháng 476 60,5<br /> Trung gian 18 2,4<br /> Nhạy cảm 292 37,1<br /> Tổng cộng 786 100,0<br /> Bảng 4: Đề kháng tobramycin<br /> <br /> Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br /> Đề kháng 112 45,2<br /> Trung gian 20 7,6<br /> Nhạy cảm 117 47,2<br /> Tổng cộng 248 100,0<br /> Bảng 5: Đề kháng amikacin<br /> <br /> Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br /> Đề kháng 23 3,5<br /> Trung gian 17 2,6<br /> Nhạy cảm 614 93,9<br /> Tổng cộng 654 100,0<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> AMK<br /> 3.50%<br /> <br /> <br /> TOB<br /> 45.20%<br /> <br /> <br /> GEN<br /> 60.50%<br /> <br /> <br /> Biểu đồ 1: Mức độ kháng kháng sinh nhóm aminoglycosid của P.aeruginosa<br /> Ghi chú: AMK: Amikacin; TOB: Tobramycin; GEN: Gentamicin<br /> Qua các bảng 3, 4, 5 và biểu đồ 1 cho thấy các chủng P.aeruginosa có tỷ lệ đề <br /> kháng cao với gentamicin và tobramycin, riêng amikacin là tỷ lệ đề kháng còn thấp.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 151<br /> Bảng 6: Đề kháng norfloxacin<br /> Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br /> Đề kháng 187 30,4<br /> Trung gian 20 3,2<br /> Nhạy cảm 409 66,4<br /> Tổng cộng 616 100,0<br /> Bảng 7: Đề kháng ceftriaxon<br /> Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br /> Đề kháng 78 47,3<br /> Trung gian 46 27,9<br /> Nhạy cảm 41 24,8<br /> Tổng cộng 165 100,0<br /> Bảng 6 và 7 cho thấy tỷ lệ đề kháng với norfloxacin la 30,4%, với ceftriaxon  <br /> là 47,3%.<br /> <br /> 4. KẾT LUẬN<br /> Các nhiễm khuẩn do  P.aeruginosa  tại Bệnh viện Trung  ương Huế  chủ  yếu <br /> phân lập từ  mủ  vết bỏng, vết thương và nước tiểu (chiếm > 80%), các loaüi bệnh  <br /> phẩm khác ít gặp. Phân bố các serotyp của các chủng  P.aeruginosa gây nhiễm khuẩn <br /> tại Bệnh viện Trung  ương Huế  chủ  yếu là serotyp 11 (chiếm 40,0%) và serotyp 2 <br /> chiếm 20,0 %. Trong các kháng sinh được thử  nghiệm chỉ  có amikacin còn tác dụng <br /> tốt (93,9%) với  P.aeruginosa,  các kháng sinh nhóm aminoglycosid khác ít có giá trị. <br /> P.aeruginosa đề kháng cao với norfloxacin (30,4%) và ceftriaxon (47,3%). <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính, Phạm Văn Ca, Lê Văn Phủng.  Kỹ thuật xác định mức  <br /> độ kháng thuốc của vi khuẩn Kirby ­ Bauer. Tài liệu tập huấn Vi sinh lâm sàng, Bộ <br /> Y tế, Hà Nội (2000) 43 ­ 79.<br /> 2. Lê Đăng Hà, Phạm Văn Ca. Mức độ kháng kháng sinh của các chủng Pseudomonas  <br /> aeruginosa gây bệnh  ở  bệnh viện của một số  địa điểm nghiên cứu (năm 1998). <br /> Thông tin: Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, số 1, Nhà xuất bản Y học, Hà <br /> Nội (2000) 6 ­7 <br /> 3. Hoàng Ngọc Hiển, Lê Thu Hồng. Sự phân bố các týp huyết thanh của trực khuẩn  <br /> mủ  xanh gây nhiễm khuẩn  ở  Việt Nam . Thông tin: Sự  kháng thuốc của vi khuẩn  <br /> gây bệnh, số 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2000) 9 ­10.<br /> 4. Nguyễn Hữu Hồng. Chẩn đoán vi sinh lâm sàng và thử  nghiệm kháng kháng sinh  <br /> của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Hà <br /> Nội (1990) 1­ 9.<br /> <br /> <br /> 152<br /> 5. WHO. Mức độ kháng kháng sinh của E. coli và P.aeruginosa ở các nước trong khu  <br /> vực Tây Thái Bình Dương năm 1998. Thông tin: Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây  <br /> bệnh, số 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2000) 11 ­ 12.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Các tác giả đã phân lập được 801 chủng Pseudomonas aeruginosa từ bệnh nhân nằm  <br /> điều trị   ở  Bệnh viện Trung  ương Huế. Các chủng vi khuẩn này được xác định mức độ  đề  <br /> kháng với kháng sinh bằng kỹ thuật đĩa giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch theo phương  <br /> pháp Kirby ­ Bauer. Kết quả  kháng sinh đồ  cho thấy: Các chủng Pseudomonas aeruginosa  <br /> còn nhạy cảm tốt với amikacin, nhưng đã kháng lại các loại kháng sinh thường dùng với tỷ  <br /> lệ cao.<br /> <br /> <br /> <br /> ANTIBIOTIC RESISTANCE OF PSEUDOMONAS AERUGINOSA <br /> ISOLATED  AT HUE CENTRAL HOSPITAL<br /> Tran Van Hung<br /> College of  Medicine, Hue University<br /> Tran Huu Luyen, Nguyen Thi Nam Lien<br /> Hue Central Hospital<br /> <br /> <br /> SUMMARY<br /> The authors studied 801 Pseudomonas aeruginosa strains isolated from the patients  <br /> treated at Hue Central Hospital. The bacteria’s resistance to antibiotic was tested using agar  <br /> diffusion method of Kirby­Bauer. <br /> The results shows that pseudomonas aeruginosa remains sensitive to amikalin (93.9%)  <br /> but yet highly resistant to the commonly used antibiotics.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 153<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2