intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mức độ khuyết tật trí tuệ của học sinh lớp giáo dục đặc biệt tại trường Tiểu học Ngự Bình – Thành phố Huế

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Mức độ khuyết tật trí tuệ của học sinh lớp giáo dục đặc biệt tại trường Tiểu học Ngự Bình – Thành phố Huế trình bày: Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) muốn đạt chất lượng và hiệu quả cao phải bắt đầu trước hết từ công tác chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mức độ khuyết tật trí tuệ của học sinh lớp giáo dục đặc biệt tại trường Tiểu học Ngự Bình – Thành phố Huế

MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC<br /> ĐẶC BIỆT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH – THÀNH PHỐ HUẾ<br /> NGUYỄN TUẤN VĨNH – PHẠM THỊ QUỲNH NI<br /> Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) muốn<br /> đạt chất lượng và hiệu quả cao phải bắt đầu trước hết từ công tác chẩn đoán,<br /> đánh giá mức độ KTTT. Kết quả của công tác này sẽ cung cấp những thông tin<br /> quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân<br /> (KHGDCN) phù hợp và khả thi. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu kết<br /> quả chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của học sinh (HS) lớp giáo dục đặc<br /> biệt (GDĐB) tại Trường Tiểu học Ngự Bình, thành phố Huế, làm cơ sở để xây<br /> dựng KHGDCN cho mỗi em.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> KTTT là một trong những loại khuyết tật tâm thể khó khăn và phức tạp nhất. Mỗi trẻ<br /> KTTT cho dù cùng loại và cùng mức độ là một cá nhân mang tính cá biệt hoá cao về<br /> đặc điểm khuyết tật và nhu cầu phát triển. Theo đó, GDĐB trẻ KTTT cũng là một quá<br /> trình giáo dục khó khăn và phức tạp nhất. Để quá trình này đảm bảo tính khoa học, hiệu<br /> quả và toàn diện, đòi hỏi phải bắt đầu từ việc chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của trẻ<br /> bao gồm chẩn đoán mức độ phát triển trí tuệ, hành vi thích ứng (HVTƯ), những rối loạn<br /> về thể chất, tinh thần khác và những vấn đề có liên quan từ gia đình, nhà trường, môi<br /> trường sống… Kết quả của công tác chẩn đoán, đánh giá này sẽ cung cấp những thông<br /> tin hữu ích và đầy đủ làm cơ sở đề ra các biện pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp và<br /> khả thi.<br /> Lớp GDĐB tại Trường Tiểu học Ngự Bình, thành phố Huế ra đời từ năm 2003 có chức<br /> năng chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ở tuổi tiểu học, trong đó phần lớn là trẻ KTTT.<br /> Do nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác chăm sóc và giáo dục học sinh<br /> KTTT ở đây vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do<br /> các em chưa được chẩn đoán, đánh giá để xác định mức độ KTTT và từ đó chưa thể xây<br /> dựng KHGDCN phù hợp [3]. Thực trạng này cho thấy việc chẩn đoán, đánh giá mức độ<br /> KTTT cho HS lớp GDĐB tại Trường Tiểu học Ngự Bình là rất cấp thiết, là điều kiện<br /> tiên quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc và giáo dục.<br /> 2. MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT<br /> TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH – THÀNH PHỐ HUẾ<br /> 2.1. Tiêu chí và qui trình chẩn đoán KTTT<br /> 2.1.1. Tiêu chí chẩn đoán KTTT [1] [2] [5]<br /> Theo Hiệp hội khuyết tật trí tuệ và phát triển Hoa Kì (American Association on<br /> Intellectual and Developmental Disabilities /AAIDD) và Sổ tay chẩn đoán và thống kê<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 110-118<br /> <br /> MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT...<br /> <br /> 111<br /> <br /> những rối nhiễu tâm thần IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,<br /> 4th Edition/DSM-IV) của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì (American Psychological<br /> Association/APA), chẩn đoán KTTT dựa trên 03 tiêu chí sau:<br /> - Trí tuệ: Chỉ số trí tuệ (IQ) được xác định thông qua việc thực hiện một hoặc hơn<br /> một trắc nghiệm trí tuệ. Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình là khi IQ chỉ từ 70<br /> (DSM-IV) hoặc 75 (AAIDD) trở xuống.<br /> - Hành vi thích ứng: Với những người có KTTT, khả năng tác động vào xã hội và<br /> đạt được sự chấp nhận trong xã hội đã bị giảm đáng kể bởi những hạn chế về<br /> HVTƯ. Vì vậy, việc xác định mức độ HVTƯ trong chẩn đoán KTTT có ý nghĩa<br /> quan trọng và không thể thiếu.<br /> - Thời điểm xuất hiện khuyết tật: thời điểm xuất hiện khuyết tật trước 18 tuổi<br /> 2.1.2. Qui trình chẩn đoán, đánh giá KTTT [1] [2]<br /> Quá trình chẩn đoán KTTT đòi hỏi sự cẩn trọng và toàn điện trên nhiều mặt để đảm bảo<br /> kết quả tương đối chính xác, cụ thể và đầy đủ. Vì vậy, cần có qui trình chẩn đoán chặt<br /> chẽ và chi tiết từ quan sát, phát hiện đến chẩn đoán, đánh giá.<br /> 2.1.2.1. Quan sát<br /> Quan sát là bước đầu tiên của qui trình chẩn đoán, đánh giá KTTT. Cán bộ y tế quan sát<br /> trẻ không đạt được mức độ phát triển thích hợp hoặc có biểu hiện KTTT. Ngoài ra, giáo<br /> viên và cha mẹ có thể quan sát để phát hiện trẻ gặp những khó khăn trong lớp học như<br /> sau: Tiếp thu không nhanh bằng các bạn cùng trang lứa, khó duy trì và khái quát hoá<br /> những kĩ năng đã học, hạn chế hơn về các HVTƯ so với bạn cùng tuổi.<br /> 2.1.2.2. Sàng lọc<br /> Sàng lọc là một việc làm cần thiết để tìm ra những trẻ có nguy cơ KTTT trước khi chẩn<br /> đoán, đánh giá chính thức. Có một số phương pháp sàng lọc phổ biến sau:<br /> - Khám sàng lọc y tế: Bác sĩ sử dụng các loại trắc nghiệm để kiểm tra những trẻ có nguy<br /> cơ KTTT trước tuổi học.<br /> - Sàng lọc qua kết quả học tập ở lớp: Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập, hạn chế<br /> khả năng đọc hiểu, kĩ năng lí giải và vận dụng toán học kém.<br /> - Sàng lọc qua trắc nghiệm trí tuệ theo nhóm để tìm ra trẻ có chỉ số trí tuệ thấp hơn mức<br /> trung bình.<br /> - Sàng lọc qua trắc nghiệm thành tích học tập theo nhóm để tìm ra trẻ đạt mức thấp hơn<br /> so với các bạn đồng trang lứa.<br /> 2.1.2.3. Chẩn đoán, đánh giá<br /> Đây là bước cuối cùng, quan trọng nhất của qui trình chẩn đoán, đánh giá KTTT. Muốn<br /> đạt được kết quả chẩn đoán, đánh giá chính xác và toàn diện, cần thực hiện các nội dung<br /> sau:<br /> <br /> 112<br /> <br /> NGUYỄN TUẤN VĨNH - PHẠM THỊ QUỲNH NI<br /> <br /> - Chẩn đoán trí tuệ: Sử dụng trắc nghiệm trí tuệ cá nhân để xác định hoạt động trí tuệ<br /> dưới mức trung bình, trẻ có điểm số IQ dưới 70 – 75.<br /> - Chẩn đoán, đánh giá hành vi thích ứng để xác định trẻ đạt điểm thấp hơn mức trung<br /> bình ở 2 hoặc hơn 2 lĩnh vực HVTƯ.<br /> - Đánh giá dựa trên chương trình học cho thấy trẻ gặp khó khăn trong một hoặc nhiều<br /> môn học thuộc chương trình học ở trường.<br /> - Quan sát trực tiếp để thấy trẻ gặp khó khăn hoặc không đạt được kết quả gì khi học ở<br /> trường.<br /> 2.2. Kết quả chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của HS lớp GDĐB – Trường Tiểu<br /> học Ngự Bình<br /> 2.2.1. Kết quả sàng lọc<br /> Tổng số HS lớp GDĐB ở Trường Tiểu học Ngự Bình tại thời điểm nghiên cứu là 17 em.<br /> Qua quan sát cho thấy không phải HS nào cũng có dấu hiệu KTTT. Vì vậy, chúng tôi đã<br /> sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Raven màu để chẩn đoán sàng lọc về trí tuệ. Kết quả chẩn<br /> đoán như sau:<br /> Bảng 1. Mức độ trí tuệ của HS lớp GDĐB tại trường tiểu học Ngự Bình<br /> theo trắc nghiệm Raven màu<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 12<br /> 13<br /> 14<br /> 15<br /> 16<br /> 17<br /> <br /> Họ và tên<br /> Đ.K.T.A.<br /> T.Q.D.<br /> N.T.Đ.<br /> L.T.N.H.<br /> L.T.H.<br /> T.T.M.H.<br /> H.T.T.H.<br /> L.V.K.<br /> Đ.V.L.<br /> N.N.L.L.<br /> Đ.V.M.<br /> Đ.V.P.<br /> L.T.H.Q.<br /> H.V.N.Q.<br /> N.V.T.<br /> H.V.T.<br /> Đ.V.T.<br /> <br /> Giới<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> 14<br /> 13<br /> 11<br /> 11<br /> 7<br /> 6<br /> 10<br /> 8<br /> 10<br /> 9<br /> 11<br /> 8<br /> 13<br /> 7<br /> 10<br /> 9<br /> 9<br /> <br /> IQ<br /> <br /> Ghi chú<br /> < 70<br /> < 70<br /> < 70<br /> < 70<br /> 90<br /> 90<br /> 100<br /> 90<br /> 90<br /> < 70<br /> < 70<br /> 90<br /> < 70<br /> 90<br /> 90<br /> < 70<br /> 80<br /> <br /> Bình thường<br /> Bình thường<br /> Bình thường<br /> Bình thường<br /> Bình thường<br /> <br /> Bình thường<br /> Bình thường<br /> Bình thường<br /> Bình thường<br /> <br /> Như vậy là trong số 17 HS được chẩn đoán mức độ trí tuệ, có 09 HS có trí tuệ phát triển<br /> bình thường, tương xứng với tuổi sinh học. Qua quan sát và tìm hiểu cho thấy 09 HS<br /> này hoàn toàn thích ứng với cuộc sống bình thường. Các em chỉ thiếu tập trung trong<br /> học tập và thực tế là học kém một hoặc hai môn học. Điều này các chứng tỏ 09 HS này<br /> không có KTTT. 08 HS còn lại có mức độ phát triển trí tuệ dưới mức trung bình (IQ <<br /> <br /> MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT...<br /> <br /> 113<br /> <br /> 70). Đó là các em: Đ.K.T.A., T.Q.D., N.T.Đ., L.T.N.H., N.N.L.L., Đ.V.M., L.T.H.Q. và<br /> H.V.T.<br /> 2.2.2. Kết quả chẩn đoán, đánh giá KTTT<br /> 2.2.2.1. Kết quả chẩn đoán trí tuệ<br /> Để khẳng định độ chính xác của kết quả chẩn đoán sàng lọc, chúng tôi tiếp tục thực hiện<br /> trắc nghiệm trí tuệ vẽ hình người Goodenough đối với 08 HS có IQ < 70. Kết quả chẩn<br /> đoán bằng trắc nghiệm này cũng là cơ sở để xếp loại mức độ KTTT theo bảng phân loại<br /> của DSM-IV. Kết quả như sau:<br /> Bảng 2. Mức độ trí tuệ của HS lớp GDĐB tại trường tiểu học Ngự Bình<br /> theo trắc nghiệm Goodenough<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> <br /> Họ và tên<br /> Đ.K.T.A.<br /> T.Q.D.<br /> N.T.Đ.<br /> L.T.N.H.<br /> N.N.L.L.<br /> Đ.V.M.<br /> L.T.H.Q.<br /> H.V.T.<br /> <br /> Giới<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Nữ<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> 14<br /> 13<br /> 11<br /> 11<br /> 9<br /> 11<br /> 13<br /> 9<br /> <br /> IQ<br /> 54<br /> 65<br /> 40<br /> 63<br /> 50<br /> 59<br /> 54<br /> 66<br /> <br /> Mức độ<br /> Trung bình<br /> Nhẹ<br /> Trung bình<br /> Nhẹ<br /> Trung bình<br /> Nhẹ<br /> Trung bình<br /> Nhẹ<br /> <br /> Kết quả chẩn đoán trên cho thấy 08 HS trên đều thoả mãn tiêu chí đầu tiên về chẩn đoán<br /> KTTT theo AAIDD và DSM-IV. Trong đó có 04 trẻ KTTT ở mức trung bình và 04 trẻ<br /> KTTT ở mức độ nhẹ. Chúng tôi tiếp tục chẩn đoán, đánh giá mức độ HVTƯ của 08 HS<br /> này để khẳng định tiêu chí chẩn đoán thứ 2.<br /> 2.2.2.2. Kết quả chẩn đoán HVTƯ<br /> Tiến hành chẩn đoán, đánh giá mức độ HVTƯ của 08 HS trên bằng thang đo ABS-S:2<br /> (Adaptive Behavior Scale – Second Edition) của AAIDD cho kết quả thể hiện ở bảng 3.<br /> Kết quả ở bảng 3 cho thấy tất cả 08 HS đều thiếu hụt từ 2 trở lên các lĩnh vực và yếu tố<br /> HVTƯ (đạt mức dưới trung bình trở xuống). Trong đó thiếu hụt ít nhất là 02 lĩnh<br /> vực/yếu tố (02 HS), thiếu hụt nhiều nhất là 06 lĩnh vực/yếu tố (2 HS), còn lại là thiếu<br /> hụt từ 3 – 5 lĩnh vực/yếu tố (4 HS). Như vậy, tiêu chí thứ 2 về chẩn đoán KTTT theo<br /> AAIDD và DSM-IV được thoả mãn.<br /> Toàn bộ kết quả chẩn đoán, đánh giá trên đủ cơ sở để khảng định 08 HS trên có KTTT<br /> ở những mức độ khác nhau.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2