intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

mưu lược trong kinh doanh: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

79
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các nội dung chính: tam thập lục kế trong kinh doanh, vị vũ trừu mâu, công tâm vi thượng, tiên thanh đoạn nhân,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: mưu lược trong kinh doanh: phần 2

Phần II<br /> TAM THẬP LỤC KẾ TRONG KINH<br /> DOANH<br /> 1. VỊ VŨ TRỪU MÂU<br /> (Phòng bị trước khi việc xảy ra)<br /> <br /> T<br /> <br /> rong Kinh thi có câu: “Khi trời chưa mưa hay trát vách xây tường, vén rèm<br /> cửa lại”. Điều này có nghĩa là hãy đóng cửa lại trước khi trời mưa.<br /> <br /> Yù nghĩa của câu “Vị vũ trừu mâu” luôn là câu cách ngôn của người Trung<br /> Quốc trong trị thế.<br /> Trong “Dị – ký tế. Tượng” có viết: “Người quân tử luôn phải dự phòng tai họa có<br /> thể xảy ra”. Trong “Thượng quân thư. Canh pháp” viết: “Người khôn biết trước việc<br /> lúc còn manh nha”.<br /> Vào đời nhà Thanh, trong “Cách ngôn trị gia”, Chu Bách Lư viết: “Nên chuẩn bị<br /> khi chưa có mưa, chớ để đến lúc khát mới đào giếng”. Trong “Thái căn đàm” cũng<br /> viết rằng: “Khi vô sự cũng nên đề phòng như khi hữu sự thì mới có thể tránh được<br /> những biến cố khôn lường; nhưng khi gặp sự cố cũng nên bình tĩnh như khi vô sự,<br /> như vậy mới có thể trừ bỏ được nguy hiểm”.<br /> “Vị vũ trừu mâu” được vận dụng trong mưu lược, chỉ khi hai bên là địch thư của<br /> nhau, ngầm sửa cái sai của bản thân, bịt kín những chỗ hổng của chính mình, đến<br /> khi thời cơ chín muồi thì chỉ cần một lần xuất quân là đánh bại đối thủ.<br /> <br /> CỔ TẨU HÃM HẠI CON<br /> Trước khi lên ngôi hoàng đế, vua Thuấn chỉ là thứ dân có dòng máu hoàng tộc.<br /> Cha của ông là Cổ Tẩu, mẹ là Aùc Đăng. Mẹ của ông mất khi còn trẻ, cha ông đi<br /> bước nữa và sinh thêm được một cậu con trai.<br /> Cổ Tẩu luôn yêu chiều con của vợ hai và tìm mọi cách để giết hại Thuấn.<br /> Đến khi Thuấn trưởng thành, vua Nghiêu gả cho Thuấn người con gái thứ hai và<br /> ban cho của cải, định chọn ông làm người thừa kế sau này.<br /> Song ý đồ hãm hại Thuấn của người cha đẻ vẫn còn nung nấu, ông ta muốn<br /> chiếm đoạt tất cả của cải và vợ của Thuấn cho người con thứ.<br /> Một lần, Cổ Tẩu bảo Thuấn leo lên nóc nhà kho để quét lại lớp vữa. Rình lúc<br /> <br /> Thuấn không để ý, ông ta bèn châm lửa đốt nhà kho. Nhưng vì Thuấn đã đề phòng<br /> từ trước, liền lấy quần áo quấn vào người và nhảy xuống, thoát chết. Lần khác, Cổ<br /> Tẩu bắt Thuấn đào giếng nước, Thuấn vâng lời đào một cái giếng thật sâu, đồng<br /> thời bí mật đào một con đường ngầm từ phía dưới thành giếng thông lên trên. Một<br /> hôm, khi Thuấn đang đào đất ở dưới giếng, Cổ Tẩu và con trai thứ của ông mưu mô<br /> dùng đất lấp đầy miệng giếng, với dã tâm chôn sống Thuấn ở dưới. Sau khi lấp đầy<br /> miệng giếng, hai cha con họ vô cùng hả hê, cho rằng Thuấn chắc chắn là chết. Thế<br /> là họ đến ngay nhà Thuấn, định cùng nhau xâu xé của cải và vợ của anh ta. Không<br /> ngờ Thuấn từ bên ngoài bước vào khiến họ hết sức kinh hoàng.<br /> Do có tấm lòng khoan dung, độ lượng, không tính toán thiệt hơn đối với tất cả<br /> những sự việc đã xảy ra, đồng thời thận trọng trong quan hệ với cha và người em<br /> khác mẹ, sau này Thuấn được vua Nghiêu cho kế vị.<br /> <br /> ĐẦU TƯ NHỎ THU VỀ LỚN<br /> Một xí nghiệp lớn nọ nhận thầu một công trình do ông Thái, nhà kinh doanh<br /> của công ty F giao cho, ông này rất giỏi về tiếp khách.<br /> Ông ta chưa bao giờ mắc phải sai lầm khi tiếp đón các cán bộ tầm cỡ đến nhà<br /> máy.<br /> So với nhiều xí nghiệp khác, cách tiếp đãi của ông không giống họ ở chỗ, không<br /> những người được tiếp đãi là cán bộ mà còn là công nhân viên chức trẻ. Tuy nhiên,<br /> không phải mọi viên chức đều được tiếp đãi như nhau mà mức độ tiếp đãi dựa trên<br /> thành tích thực tế, cùng với quá trình học tập của của họ tại công ty đó, bối cảnh<br /> nhân sự v.v… đồng thời xét xem người này tương lai có khả năng phát triển không.<br /> Chẳng hạn, thấy một nhân viên được thăng chức thì ông lập tức chúc mừng và tổ<br /> chức chiêu đãi họ tại những nhà hàng ăn uống cao cấp.<br /> Những viên chức bậc nhỏ còn ít tuổi, chưa từng đặt chân tới những nơi sang<br /> trọng thì không khỏi cảm thấy kinh ngạc. Bởi vì anh ta vốn không nắm được quyền<br /> quyết định các vụ việc mua bán, giữa đôi bên còn chưa có bất kỳ một quan hệ lợi ích<br /> nào. Khi anh chàng nhân viên nọ còn hết sức e ngại liền được ông Thái giải thích:<br /> “Nhờ có sự giúp đỡ của quý công ty mà chúng tôi có kiếm được chút đỉnh, nhân<br /> dịp này chúng tôi muốn thưởng cho nhân viên giỏi của quý công ty”.<br /> Với cách giải thích như vậy, ông ta muốn giảm nhẹ gánh nặng về tâm lý cho<br /> nhân viên kia.<br /> Được tiếp đãi nồng hậu như vậy, viên chức kia một ngày nào đó nếu được thăng<br /> chức làm giám đốc hay cán bộ lớn, đương nhiên sẽ không quên được sự yêu mến,<br /> quan tâm của ông Thái và càng không thể không tìm cách báo đáp ông ta. Cũng vì<br /> thế mà chỉ có công ty của ông Thái vẫn không ngừng phát triển trong khi nền kinh<br /> tế không mấy khởi sắc, nhiều hãng thầu liên tiếp hủy bỏ hợp đồng.<br /> <br /> Tất cả là do thành công của ông ta nhiều năm đầu tư mới có được.<br /> Khi tặng quà hoặc đón tiếp ai, hãy thực hiện nó khi “trong đầu không có ý gì”,<br /> không nên thực hiện trong hoàn cảnh mình có nhu cầu, như vậy sẽ càng khiến đối<br /> phương phải kính nể. Khi cấp dưới biếu quà cho trưởng phòng mới nhận chức thì vị<br /> trưởng phòng sẽ cho rằng đó là điều tự nhiên hợp lẽ thường, nhưng nếu tặng cấp<br /> trên đã bị điều sang cơ quan khác thì người nhận sẽ có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại.<br /> Có một vị họ Tiêu trước đây giữ một chức vụ quan trọng tại một công ty lớn,<br /> năm ông về hưu, số lượng thiếp mừng mà ông nhận được giảm hẳn (không bằng<br /> 1/10 năm trước). Thậm chí không có ai đến chúc Tết ông nữa. Trong mấy ngày Tết<br /> thật ảm đạm ấy, bỗng có một người là cấp dưới của ông trước đây đến biếu quà.<br /> Người cấp dưới này không phải giỏi giang gì, song tình cảm đậm đà của anh ta đã<br /> khiến ông cảm động muốn khóc.<br /> Sau đó ít lâu, tình hình có nhiều đổi thay, ông Tiêu lại được mời làm cố vấn cao<br /> cấp tại công ty cũ. Khỏi phải nói, ông lập tức trọng dụng người cấp dưới không quên<br /> tình cũ ấy. Từ đó ta thấy, việc tặng quà hay tiếp đãi sau khi không còn quan hệ làm<br /> ăn nữa không những khiến đối phương cảm thấy bất ngờ mà sẽ ghi nhớ trong lòng,<br /> hơn nữa đối phương còn có ý chờ cơ hội đáp lại.<br /> Trên thực tế, mục đích của việc tặng quà là muốn đối phương sẽ “có đi có lại”,<br /> nhưng chỉ cần đôi bên lúc đó không ràng buộc bởi bất kỳ quan hệ lợi ích nào của<br /> đối phương sẽ không nhận ra “ý đồ” này.<br /> Cách ngôn thương trường:<br /> Sau khi đối tượng được hậu đãi vượt quá mức bình thường trong khi không có<br /> quan hệ làm ăn, một khi đôi bên có quan hệ lợi ích thì người tặng quà sẽ được báo<br /> đáp lớn.<br /> <br /> DÙNG YÊN LẶNG ĐỐI PHÓ TRANH<br /> CHẤP<br /> Ở Nhật có một xí nghiệp thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa chủ và thợ, đến<br /> khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, không giải quyết được liền cho thay giám đốc<br /> khác, sự việc mới lắng lại. Nghe nói, vị giám đốc mới này không sử dụng một bí<br /> chiêu nào, lại càng không dùng áp lực. Ông ta chỉ im lặng để đối phó lại cửa ải khó<br /> khăn này.<br /> Do công việc của công ty tương đối gấp gáp, trong khi tiếp xúc với đoàn thể,<br /> giám đốc cũ luôn ức hiếp người. Trong quá trình tiếp xúc giữa chủ và thợ, ông giám<br /> đốc cũ luôn bị chê trách. Đại biểu công đoàn liền báo cáo lại với giám đốc mới. Đối<br /> mặt với đoàn đại biểu công đoàn, ông giám đốc mới tuyệt nhiên im lặng. Đại biểu<br /> công đoàn túm chặt cổ áo ông gào lên, ông vẫn không hé răng nói một lời, quyết im<br /> lặng tới cùng.<br /> <br /> Sau gần 10 tiếng đồng hồ im lặng của giám đốc mới, đại biểu công đoàn chỉ còn<br /> biết lắc đầu gượng cười bỏ đi. Về sau, có vài lần phải tiếp xúc giữa chủ và thợ, giám<br /> đốc mới vẫn im lặng. Không lâu, trong cán bộ công đoàn truyền nhau rằng:<br /> “Tay giám đốc này không biết trong đầu có mưu kế gì đây… ông ta à, nhất định<br /> có âm mưu giăng bẫy…”, về sau công đoàn tự đề ra phương án thỏa hiệp, không còn<br /> tranh cãi giữa chủ và thợ.<br /> Cứ theo như vị giám đốc này thì im lặng đúng là vàng. Im lặng có thể làm cho<br /> đối phương càng thêm bất an, dễ rơi vào thế tự trói buộc mình. Đây là do im lặng<br /> làm đứt đoạn mạch nghĩ của đối phương, khiến đối phương sinh ra lo lắng.<br /> Chẳng hạn, trong một vụ tai nạn, tin tức từ hiện trường bỗng bị gián đoạn, người<br /> nhà của nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô cùng lo lắng.<br /> Cũng vậy, nếu một bên phiền muộn không nói, làm đứt mạch suy nghĩ, bên kia<br /> chỉ còn biết đoán mò, như vậy, kiểu phán đoán không có căn cứ này cũng bị hạn<br /> chế, ngay sau đó, sự bất an cũng vì thế mà tăng lên, lúc này chỉ còn cách là “đầu<br /> hàng”. Người bán hàng cũng thường sử dụng chiến thuật tâm lý “im lặng là vàng”<br /> này. Ví dụ: Sau khi đón tiếp khách hàng đến tham quan công trường hoặc gian<br /> trưng bày sản phẩm, lúc trở về, người bán hàng bao giờ cũng nói năng thận trọng<br /> dè dặt.<br /> Họ hiểu rằng, nếu nhân viên bán hàng chốc chốc lại hỏi xem khách có vừa ý<br /> không thì người khách đó ngược lại sẽ cảnh giác. Còn nếu im lặng, khách hàng sẽ<br /> cảm thấy không an tâm, bắt đầu nghĩ tới những vấn đề mà bình thường không nghĩ<br /> tới. Chẳng hạn, khách hàng sẽ nghĩ: “Tại sao người bán hàng này không cố gắng mở<br /> rộng thị trường tiêu thụ với chúng ta nhỉ? Lẽ nào họ cho rằng chúng ta có vấn đề<br /> gì?”.<br /> Đợi đến khi khách sốt ruột, phải chủ động nêu ra những vấn đề có liên quan đến<br /> lần giao dịch này, lúc ấy người bán hàng mới trả lời.<br /> Ngược lại, một người khi lâm vào cảnh khó khăn, kể lể rất nhiều. Yù của ông ta<br /> là giải thích, biện bạch nhược điểm của bản thân nhưng không ngờ càng nói càng<br /> sai, càng lộ rõ chân tướng, dễ làm cho đối phương nhận thấy sơ hở của mình. Một<br /> khi đã như vậy thì coi như tự đưa chân vào chỗ bất lợi, cuối cùng không thể không<br /> nhận lỗi lầm và vội vã rút lui.<br /> <br /> CÁCH NGÔN THƯƠNG TRƯỜNG<br /> Khi bị cắt đứt mạch suy nghĩ, đối phương thường thấp thỏm không yên và rơi<br /> vào thế tự trói mình.<br /> <br /> VĨ NHÂN KHIÊM TỐN<br /> <br /> Làm thế nào để được vào làm ở một công ty mà mình yêu thích, điều này tương<br /> đối quan trọng.<br /> Nếu cách làm không phù hợp thì rất có thể bị xem là ngạo mạn, vô lễ. Nếu nhận<br /> được lời tán thưởng của cấp trên như: “Anh ta rất có thực lực, nhưng là người quá<br /> khiêm tốn” thì cũng may mắn rồi. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ khiêm tốn mà không biết<br /> cách biểu đạt thì cũng như không biết cách thể hiện tài năng của bản thân.<br /> Có thể nói, việc thể hiện bản thân như thế nào đồng thời không bị lộ dấu luôn<br /> trở thành vấn đề mấu chốt quyết định sự thành bại.<br /> Một vị cán bộ giỏi tiết lộ rằng, một trong những phương pháp tối ưu để thể hiện<br /> mình là: càng những việc mình không muốn làm thì càng nên tiếp nhận một cách<br /> tự nhiên”. Giả dụ nếu bạn bị điều tới một công ty doanh nghiệp xa xôi hẻo lánh<br /> hoặc tới công tác ở một công ty mà cấp trên trẻ tuổi hơn bạn, lúc đó bạn không nên<br /> do dự, hãy trả lời “Vâng” - điều này cũng khá quan trọng.<br /> Ngược lại, nếu cấp trên hỏi dò bạn rằng: “Công ty định cử cậu tới một chi nhánh<br /> tại Pari, cậu thấy thế nào?”. Đa số mọi người đều sẽ vui vẻ nhận lời, nhưng trước<br /> tiên bạn hãy thử từ chối một lần xem sao.<br /> Quả nhiên từ chối một việc như vậy có thể khiến cho ông chủ hay cấp trên của<br /> bạn bất bình. Song đây chỉ là hiện tượng nhất thời, sau đó không lâu họ sẽ nhận ra<br /> rằng bạn không như những người khác, cũng không ưa trêu đùa, và sẽ nhìn bạn<br /> bằng ánh mắt khác hơn.<br /> Khi cấp trên lại thuyết phục bạn, bạn hãy đồng ý, cách trả lời trên sẽ làm họ có<br /> ấn tượng tốt đối với bạn.<br /> Con người vốn có tính phản xạ bẩm sinh. Đối phương đẩy anh ta, anh ta liền<br /> phản kháng, đối phương kéo anh ta thì anh ta cũng muốn kéo lại đối phương.<br /> Trong Đại chiến Thế giới thứ II, một người Nhật Bản tốt nghiệp trường Tài lục<br /> quân, trở thành sĩ quan tài vụ. Họ được nhà trường kiểm tra một lần về địa điểm<br /> tham gia quân tình nguyện. Ông ta cùng bạn bè sau khi nghiên cứu điền vào chữ<br /> “Miến Điện”, kết quả là những người tình nguyện ra nước ngoài phục vụ đều được<br /> điều về đơn vị quân sự trong nước, ngược lại những người tình nguyện ở lại trong<br /> nước thì đều bị điều ra mặt trận hải ngoại. Có thể thấy quân đội Nhật lúc bấy giờ<br /> cũng có người có tập tính trái ngược.<br /> Hy vọng bản thân được chỗ đứng tốt cũng là lẽ thường tình. Cũng vì vậy, nếu<br /> bạn không chút do dự từ chối những việc có lợi riêng cho mình thì bạn sẽ luôn được<br /> đánh giá cao trong con mắt và suy nghĩ của họ. Đúng vậy, điều quan trọng nhất là<br /> nội dung từ chối. Bạn cần nói thật khéo là: “Tôi vẫn chưa xứng đáng…”.<br /> Cách ngôn thương trường:<br /> Nếu thấy ai “từ chối” sự việc đối với anh ta là hoàn toàn có lợi, thì chúng ta có<br /> thể đoán biết rằng đó quả là một nhân vật vừa giỏi vừa khiêm tốn.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2