intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng dạy học các môn lí luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn trong các trường đại học từ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

98
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này trong dạy học các môn lí luận chính trị và khoa học xã hội ở các trường đại học. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng dạy học các môn lí luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn trong các trường đại học từ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 59-62<br /> <br /> NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ<br /> VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br /> TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN<br /> Hoàng Phương Thảo - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Ngày nhận bài: 10/05/2017; ngày sửa chữa: 05/06/2017; ngày duyệt đăng: 07/06/2017.<br /> Abstract: The scientific research of students is one of the most important activities in improving<br /> the quality of teaching subjects in general, political theory and social sciences and humanities in<br /> particular. The article presents the current state of scientific research of students and offers some<br /> solutions to improve the quality of this activity in teaching political theory and social sciences and<br /> humanities in universities.<br /> Keywords: Quality, political theory, social sciences and humanities, scientific research, students,<br /> university.<br /> 1. Mở đầu<br /> Có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức quá trình<br /> dạy học các môn lí luận chính trị và khoa học xã hội nhân<br /> văn (LLCT&KHXHNV), trong đó triển khai hoạt động<br /> nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên (SV) về<br /> mảng đề tài liên quan là một hướng giải pháp khả quan,<br /> có cơ sở khoa học. Thông qua NCKH, nhà giáo dục<br /> không chỉ giúp SV hệ thống lại kiến thức đã học một cách<br /> sâu sắc mà còn giúp họ có được khả năng phát hiện, giải<br /> quyết, trình bày vấn đề này dưới dạng công trình khoa<br /> học theo đúng hướng. Kết quả NCKH trong SV giúp<br /> giảng viên có thêm cơ sở để đo kiến thức của SV, đồng<br /> thời có thể nắm được phần nào tâm tư, suy nghĩ của họ<br /> về từng học phần đó để có được cơ sở điều chỉnh những<br /> nội dung, hình thức giảng dạy phù hợp với thực tiễn.<br /> Hoạt động NCKH của SV các môn<br /> LLCT&KHXHNV có thể được thực hiện bằng nhiều<br /> hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập,<br /> làm khóa luận tốt nghiệp hay thực hiện những NCKH ở<br /> cấp khoa, trường…; được thực hiện nhằm ba mục đích,<br /> đó là: Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; Tiếp cận<br /> và vận dụng các phương pháp NCKH; Giải quyết một số<br /> vấn đề khoa học và thực tiễn. Khi tiến hành thực hiện<br /> NCKH, SV sẽ có điều kiện để tiếp cận với các đề tài ở<br /> quy mô nhỏ; cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, SV<br /> sẽ bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực<br /> hiện một công trình NCKH chất lượng, hiệu quả. Không<br /> chỉ vậy, hoạt động NCKH của SV các môn này còn góp<br /> phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy<br /> độc lập, tự học hỏi của SV. Đối với mỗi SV, những kĩ<br /> năng này không chỉ quan trọng trong quãng thời gian học<br /> tập tại giảng đường đại học mà còn theo sát họ trong suốt<br /> quãng thời gian làm việc sai này. Do đó, việc trau dồi và<br /> phát huy những kĩ năng này là yêu cầu được đặt ra hết<br /> sức cấp thiết với SV. Vấn đề đặt ra là: chúng ta nhận thức<br /> <br /> 59<br /> <br /> về vai trò của hoạt động NCKH trong SV như thế nào và<br /> làm thế nào để tổ chức NCKH trong SV đạt được mục<br /> tiêu đặt ra? Bài viết này sẽ trình bày vấn đề trên, góp phần<br /> nâng cao chất lượng các môn học này trong các trường<br /> đại học hiện nay.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên<br /> hiện nay<br /> Theo thống kê và nghiên cứu so sánh gần đây của Vũ<br /> Quang Việt, số giờ học bình quân bậc đại học, hệ đào tạo<br /> 04 năm tại Việt Nam là 2.138 giờ, trong khi ở Mĩ chỉ<br /> 1.380 giờ [1]. Điều đó cho thấy, thời gian học đại học của<br /> Việt Nam dài hơn so với Mĩ khoảng 60%. Nghịch lí xảy<br /> ra ở đây là, mặc dù thời lượng của chúng ta lớn hơn song<br /> chất lượng đào tạo ở bậc học này lại đang ở mức báo<br /> động. Kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh<br /> vực dịch vụ công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh về đánh<br /> giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng SV<br /> được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp<br /> (đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lí thuyết, kĩ năng<br /> thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và<br /> năng lực nghề nghiệp) cho thấy rằng, chỉ có 5% tổng số<br /> SV tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15%<br /> ở mức độ khá, 30% ở mức độ trung bình và 40% ở mức<br /> độ không đạt [2]. Như vậy, có khoảng gần một nửa SV<br /> của Việt Nam đào tạo ra không đạt yêu cầu. Số liệu cũng<br /> cho thấy 02 biểu hiện: 1) Trên thực tế, hơn 10 năm qua,<br /> giáo dục nước nhà chưa tạo được bước đột phá, thậm chí<br /> có một số mặt hạn chế hơn (ví dụ như vấn nạn “đạo văn”,<br /> “bệnh thành tích”,…); 2) Khái niệm “đại học” của chúng<br /> ta phải chăng đang “lạc lõng” với thế giới? Vậy đâu là<br /> nguyên nhân then chốt của vấn đề này?<br /> Thứ nhất, chúng ta chủ yếu đào tạo theo hướng lí<br /> thuyết mà không chú trọng cho SV NCKH và thực hành.<br /> Điều này có thể nhìn thấy rất rõ ở các khối ngành khoa<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 59-62<br /> <br /> học xã hội nhân văn. Ở các trường thuộc khối ngành này,<br /> một mặt, hầu hết các trường đưa ra quy định đối với SV<br /> khi tham gia NCKH và làm khóa luận tốt nghiệp phải đạt<br /> mức điểm trung bình chung học tập từ khá trở lên. Mặt<br /> khác, trong nhiều học phần, giảng viên có quy định 100%<br /> SV phải viết bài kiểm tra dưới hình thức tiểu luận, tuy<br /> nhiên, do nguyên nhân nào đó, chất lượng của những bài<br /> nghiên cứu nhỏ này lại ít được kiểm soát chặt chẽ, nạn<br /> sao chép và đạo văn xảy ra tràn lan; NCKH và thực hành<br /> nghề nghiệp của SV trong quá trình đào tạo, vì thế, không<br /> đi vào thực chất, nhiều SV không có cơ hội được làm<br /> NCKH theo đúng nghĩa của hoạt động này.<br /> Vì chúng ta không chú trọng NCKH trong SV nên<br /> kết quả sau khi tốt nghiệp đại học, họ không chỉ gặp khó<br /> khăn khi trình bày một ý tưởng, nghiên cứu, thậm chí là<br /> một báo cáo tháng, quý cho cơ quan, đơn vị mà còn gặp<br /> không ít khó khăn trong thực hành và thể hiện kiến thức<br /> chuyên môn trong xử lí tình huống liên quan mà thực tiễn<br /> đặt ra. Có thể nhìn thấy rất rõ vấn đề này qua nhiều công<br /> trình NCKH của giảng viên đại học khối ngành khoa học<br /> xã hội. Trong thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy, chúng<br /> tôi nhận ra rằng, không ít công trình của giảng viên chưa<br /> đáp ứng được yêu cầu đang nghiên cứu; nhiều nghiên<br /> cứu chưa xác định được tính mới cũng như mục tiêu và<br /> phương pháp đã được sử dụng, giải quyết trước đó. Kết<br /> quả nghiên cứu, chủ yếu dùng vào việc hoàn thiện thủ<br /> tục “giờ chuẩn nghiên cứu” chứ khó có thể đưa vào ứng<br /> dụng trong thực tiễn. Từ thực tế đó, đòi hỏi chúng ta cần<br /> phải nhìn thẳng vào sự thật về chất lượng để nghiên cứu<br /> giải pháp khắc phục hạn chế, trong đó nguyên nhân sâu<br /> xa bắt nguồn từ chính trong quá trình đào tạo ở bậc đại<br /> học, mà để khắc phục thực trạng trên, một trong những<br /> giải pháp khả thi là đẩy mạnh NCKH và thực hành nghề<br /> nghiệp của SV một cách nghiêm túc.<br /> Thứ hai, ý thức tự học trong SV ở nước ta chưa cao.<br /> Thực tế cho thấy, nhà giáo dục muốn biết chất lượng đào<br /> tạo của nhà trường như thế nào, hoạt động tự học của SV<br /> ra sao, chỉ cần nhìn vào thư viện của trường và nhìn vào<br /> sổ mượn sách mà thủ thư nắm giữ thì sẽ đo và trả lời được<br /> câu hỏi này. Vấn đề này không phải bây giờ mới bàn mà<br /> ngay từ những năm đầu giành chính quyền cách mạng,<br /> chúng ta đã có những nhà tư tưởng lớn đặt nền móng trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là một đại diện lớn. Năm<br /> 1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, xác định được<br /> vai trò vô cùng quan trọng của việc tự học, tự rèn để nâng<br /> cao dân trí, Người đã nêu rõ: “Lấy tự học làm cốt. Do<br /> thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [3; tr 321] và “phải nâng<br /> cao và hướng dẫn việc tự học” [4; tr 360] .<br /> Quá trình tự học và nghiên cứu tài liệu có vai trò<br /> quyết định tới năng lực tư duy sáng tạo của mỗi người.<br /> Phong trào này phải phát triển trở thành “văn hóa đọc”<br /> <br /> 60<br /> <br /> mới có thể thay đổi được tư duy của người học. Thế<br /> nhưng, theo GS. Chu Hảo, văn hóa đọc nước nhà (trong<br /> đó có các trường đại học) chưa phát triển, thậm chí là<br /> chưa có [5]. Trong khi để phát triển một trường đại học,<br /> một quốc gia, dân tộc, văn hóa đọc cần được coi trọng,<br /> đẩy mạnh vì đó là thước đo trình độ dân trí và văn minh<br /> của dân tộc, quốc gia đó. Một khảo sát về thực trạng đọc<br /> sách trên thế giới, Tổ chức Đánh giá các Chỉ số Văn hóa<br /> thế giới (NOP World Culture Score) chỉ ra rằng, số người<br /> đọc sách nhiều nhất là ở Ấn Độ với 10,7 giờ/tuần; Thái<br /> Lan 9,4 giờ/tuần; Trung Quốc 8 giờ/tuần; Nga 7,1<br /> giờ/tuần; Úc 6,3 giờ/tuần; Mĩ 5,7 giờ/tuần; Anh 5,3<br /> giờ/tuần; Nhật 4,1 giờ/tuần; Hàn Quốc 3,1 giờ/tuần [6].<br /> Nhìn vào chỉ sổ này ta thấy, tại sao ở những quốc gia này,<br /> văn hóa truyền thống được bảo tồn, khoa học và công<br /> nghệ phát triển tốt như vậy. Trong khi ở Việt Nam, số<br /> giờ trên có lẽ được tính theo tháng. Đây cũng là một vấn<br /> đề đặt ra đối với chúng ta khi thực sự muốn nâng cao chất<br /> lượng đào tạo các môn học chuyên ngành nói chung, các<br /> môn LLCT&KHXHNV nói riêng trong các trường đại<br /> học thời gian tới.<br /> Như thế, vai trò của hoạt động NCKH và hoạt động<br /> tự học trong SV đã được xác định là đặc biệt quan trọng,<br /> có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của một<br /> nhà trường, của một chuyên ngành, và hẹp hơn nữa là<br /> của một bộ môn khoa học. Thông qua hoạt động SV<br /> NCKH, chúng ta sẽ giúp SV hình thành năng lực tư duy<br /> độc lập, sáng tạo và chủ động trong nghiên cứu và học<br /> tập để đạt mục tiêu đặt ra. Giải quyết được vấn đề này<br /> chính là giải quyết được ẩn số của bài toán “nâng cao<br /> chất lượng giảng dạy các môn LLCT & KHXHNV”<br /> đang đặt ra hiện nay.<br /> 2.2. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lí luận<br /> chính trị và khoa học xã hội nhân văn bằng hoạt động<br /> nghiên cứu khoa học của sinh viên<br /> Nếu đặt giả thuyết: Trong quá trình đào tạo đại học,<br /> 100% SV thực hiện nghiêm túc từ hai nghiên cứu trở lên<br /> trong 04 năm, khối kiến thức, kĩ năng và thái độ chuyên<br /> môn, nghề nghiệp sẽ tốt hơn 2 lần so với các SV không<br /> tham gia NCKH thì những luận cứ có được từ kết quả<br /> nghiên cứu sẽ chứng minh được giả thuyết trên là đúng,<br /> bởi khi đi vào NCKH, SV buộc phải làm việc với tài liệu,<br /> tự đọc sách, nghiên cứu; SV phải tự làm việc với các khái<br /> niệm chuyên ngành, các khái niệm liên quan đến phương<br /> pháp nghiên cứu;… Và, một khi thói quen này được hình<br /> thành trong 04 năm học tập và nghiên cứu tại trường,<br /> từng SV tham gia NCKH sẽ có một cái “chất” rất khác.<br /> Như trên đã trình bày một phần, NCKH sẽ đưa người<br /> học vào hoạt động tự học một cách chủ động. Trong tự<br /> học, sở thích đọc sách được hình thành và vô hình dung,<br /> chúng ta đã chuyển được từ quá trình đào tạo (thông qua<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 59-62<br /> <br /> hoạt động NCKH) thành quá trình tự đào tạo. Xin nhấn<br /> mạnh lại, đọc sách không phải là một bản năng tự nhiên,<br /> mà là một thói quen tâm lí có được do rèn luyện. Thông<br /> thường, khi mới đọc sách, người đọc chưa có hứng thú,<br /> thậm chí cảm thấy ngại, chán nhưng chính bản thân<br /> người học tự “gò” mình vào đọc sách hoặc chính nhiệm<br /> vụ và động cơ học tập đặt ra đã giúp người đọc tự tìm<br /> đến sách và nảy sinh tình yêu đọc sách. Thời gian đầu,<br /> có khi người học chỉ đọc được khoảng 15-20 phút nhưng<br /> chỉ cần duy trì khoảng thời gian này hàng ngày trong hai<br /> tháng liên tiếp sẽ giúp người đọc bước đầu có hứng thú<br /> và thói quen tìm đọc sách. Và cứ như vậy, thói quen “có<br /> điều kiện” ấy được hình thành, và chúng ta sẽ có được<br /> tinh thần tự học, nghiên cứu một cách chủ động.<br /> Trở lại vấn đề NCKH để nâng cao chất lượng các<br /> môn LLCT&KHXHNV, chúng ta thấy, khi phải giải<br /> quyết một đề tài NCKH về lĩnh vực này, người học buộc<br /> phải giải quyết các vấn đề khái niệm từ đơn giản đến<br /> phức tạp. Các khái niệm này được hiểu trên cơ sở đọc<br /> sách và nghiên cứu các tài liệu liên quan đã công bố. Đi<br /> vào các nhóm đề tài cụ thể, để tăng cường chất lượng cho<br /> các học phần LLCT&KHXHNV, trong quá trình định<br /> hướng đề tài NCKH cho SV, giảng viên cần tập trung<br /> vào khai thác các hướng đề tài:<br /> 2.2.1. Triển khai các mảng đề tài theo hướng nghiên cứu<br /> cơ bản, đi sâu giải quyết các vấn đề về lí luận, phát hiện<br /> và bổ sung những vấn đề mới cho công tác lí luận ở cơ<br /> sở, địa phương. Trong khuôn khổ NCKH của SV, chúng<br /> ta tập trung giải quyết các vấn đề về khái niệm, lí thuyết<br /> và phương pháp giải quyết vấn đề. Đây là mảng đề tài<br /> khá khó vì SV bắt đầu phải làm quen với học thuật. Ở<br /> mảng đề tài này, chúng ta tập trung vào giải quyết các<br /> vấn đề: 1) Xây dựng và giải quyết khái niệm: Công trình<br /> nghiên cứu sẽ giúp SV bắt đầu biết xây dựng một khái<br /> niệm. Thực tế cho thấy, mỗi đề tài LLCT & KHXHNV<br /> được nghiên cứu theo hướng cơ bản đều phải xác định và<br /> xây dựng một hoặc một số khái niệm. Khái niệm ấy có<br /> thể đã được nhiều nhà khoa học đi trước xây dựng nhưng<br /> với đề tài thực tiễn, SV buộc phải nghiên cứu, lựa chọn<br /> và bổ sung những thành tố mới cho phù hợp với bản chất<br /> của đề tài mình thực hiện. Đây cũng chính là đóng góp<br /> bước đầu của SV, vì người phản biện khi đọc khái niệm<br /> của công trình sẽ có được nhận ngay về đóng góp cái mới<br /> hay không về mặt lí luận; 2) Xác định mục tiêu và<br /> phương pháp nghiên cứu: Là hai vấn đề cốt lõi trong một<br /> công trình nghiên cứu mà SV phải được rèn luyện và tập<br /> xác định để có những nghiên cứu có đóng góp thực sự<br /> sau này. Hiện nay, đối với lĩnh vực LLCT&KHXHNV,<br /> không ít SV, thậm chí là cả giảng viên còn lúng túng khi<br /> xác định mục tiêu chính cần phải giải quyết cho công<br /> trình của mình. Trong khi, việc xác định mục tiêu tốt<br /> <br /> 61<br /> <br /> chính là tác giả đã suy nghĩ tới đóng góp mới của công<br /> trình - vì mỗi công trình khác nhau sẽ có mục tiêu khác<br /> nhau. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ chọn phương pháp khoa<br /> học - hướng đi cụ thể cho công trình. Về mặt lí luận, ở<br /> mỗi công trình khoa học khác nhau sẽ có hướng sử dụng<br /> phương pháp khoa học khác nhau, đặc biệt là việc xác<br /> định phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.<br /> Thông qua công trình nghiên cứu này, người đọc sẽ biết<br /> được ý tưởng và đóng góp mới của mỗi tác giả khi chọn<br /> phương pháp khoa học cho từng vấn đề, từng chương,<br /> mục cũng như phương án giải quyết cho cả công trình;<br /> 3) Xác định những đóng góp mới của công trình: Tính<br /> “mới” cũng như những đóng góp mới của công trình<br /> thông thường được tác giả xác định ngay khi xác định<br /> mục tiêu nghiên cứu. Ở phương diện lí luận, tác giả công<br /> trình phải chỉ ra cho người đọc thấy được những thay đổi<br /> về mặt nhận thức về một vấn đề nào đó so với trước đây,<br /> đặc biệt là các công trình ở cấp độ cao như đề tài cấp Bộ<br /> hay Luận án tiến sĩ. Còn ở phương diện thực tiễn, đề tài<br /> phải giải quyết, tháo gỡ được bài toán đặt ra từ thực tiễn.<br /> Do đó, vấn đề “tính mới” trong công trình nghiên cứu của<br /> ta hiện nay, dù ở lĩnh vực nào, là phụ thuộc vào trình độ<br /> học vấn và đạo đức khoa học của tác giả.<br /> 2.2.2. Triển khai các đề tài nghiên cứu mang tính ứng<br /> dụng. Ở đây, giảng viên sẽ định hướng những nghiên cứu<br /> đưa kiến thức, tinh thần của môn học vào ứng dụng trong<br /> hoạt động giảng dạy dưới dạng các cuộc thi tìm hiểu về<br /> chủ đề nào đó thuộc bộ môn. Ví dụ, chúng ta có thể triển<br /> khai cho SV một số đề tài như:<br /> - Thứ nhất: Nghiên cứu, triển khai những nội dung cơ<br /> bản về tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh trong cuộc thi “SV trường đại học A với việc học<br /> tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây<br /> là đề tài mang tính ứng dụng vì toàn bộ đề tài giống như<br /> một kịch bản cho cuộc thi SV học tập và làm theo tấm<br /> gương đạo đức Hồ Chí Minh qua chủ đề chuyên sâu về<br /> tư tưởng, đạo đức cách mạng của Người. Với đề tài này,<br /> người nghiên cứu (ở đây là SV) cần giải quyết 03 mục<br /> tiêu cốt lõi: 1) Tổng hợp được những bài viết, câu chuyện<br /> của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng; 2) Xây<br /> dựng nội dung (gồm tiêu đề cuộc thi, giới hạn nội dung<br /> cuộc thi); 3) Hình thức cuộc thi, sân khấu hóa cuộc thi<br /> (tổ chức cuộc thi thành các nhóm gọi lên sân khấu trả lời<br /> câu hỏi; chuyển hóa các nội dung trên thành các tiểu<br /> phẩm kịch phản ánh tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh<br /> về đạo đức các mạng; hoặc cũng có thể bằng hình thức<br /> cho SV tự biên, tự diễn các tiết mục nghệ thuật của mình<br /> trên cơ sở sáng tạo, chuyển hóa các nội dung đã học về<br /> tư tưởng của Người về vấn đề nêu trên.<br /> Tóm lại, sau khi đề tài được nghiên cứu, kết quả<br /> nghiệm thu phải là một sản phẩm có thể đưa ngay vào<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 59-62<br /> <br /> “dàn dựng” thành một chương trình, cuộc thi để thu hút<br /> SV tham gia; thông qua đó, chúng ta có thể giúp SV hiểu<br /> sâu sắc nội dung trên.<br /> + Thứ hai: Triển khai, ứng dụng kết quả nghiên cứu,<br /> sưu tầm bộ tranh, ảnh nghệ thuật của SV về chủ đề “SV<br /> trường đại học A với trách nhiệm bảo vệ biển đảo Việt<br /> Nam” trong chương trình triển lãm nhân dịp ngày lễ lớn<br /> của đất nước ở các trường đại học.<br /> Với đề tài này, mục tiêu của nhóm tác giả phải giải<br /> quyết là: 1) Xây dựng, chọn lựa các bức tranh, ảnh phản<br /> ánh nội dung ca ngợi tình yêu biển đảo, Tổ quốc; 2) Xây<br /> dựng được kịch bản chương trình triển lãm tranh, ảnh<br /> gồm phần giới thiệu chung cho chương trình, chú thích<br /> nội dung cho từng tranh, ảnh; sắp xếp các bức tranh, ảnh<br /> đã được xác định theo ý tưởng để toát lên chủ nghĩa, tinh<br /> thần yêu nước, yêu biển đảo Tổ quốc của thế hệ trẻ; xác<br /> định được phạm vi về thời gian tổ chức, không gian (gắn<br /> với một ngày lễ, sự kiện cụ thể) và nội dung tranh, ảnh<br /> cần đưa vào triển lãm trong các chương trình; 3) Nêu lên<br /> được thông điệp, những đóng góp mới về ý tưởng, cái<br /> mới của công trình qua chương trình triển lãm tranh trong<br /> đề tài.<br /> Cần phải nói thêm rằng, cũng như ở các hướng đề tài<br /> khác, ở đề tài nghiên cứu ứng dụng, sau khi đã xác định<br /> được mục tiêu của đề tài thì các tác giả cũng phải xác<br /> định được phương pháp nghiên cứu, thực hiện. Các<br /> phương pháp này cần được chỉ định cho chương trình,<br /> nội dung cụ thể. Với đề tài trên, có thể sử dụng các<br /> phương pháp đặc thù như: phương pháp nghiên cứu tổng hợp tư liệu, phương pháp tuyên truyền, phát<br /> động,… để giải quyết vấn đề đặt ra.<br /> Thứ ba, ngoài những đề tài ở cấp độ công trình như<br /> nêu trên, cần chú trọng những đề tài nhỏ như tiểu luận<br /> chuyên đề khoa học trong môn học. Đây là cấp độ nghiên<br /> cứu có thể thu hút được toàn bộ SV tham gia bởi tính quy<br /> định cụ thể về thi, kiểm tra thông qua bài nghiên cứu<br /> trong từng môn học. Đây cũng là một cơ hội tốt để chúng<br /> ta phát động SV tham gia NCKH, truyền niềm đam mê<br /> khoa học tới các em và phát hiện những SV có tố chất<br /> NCKH để bồi dưỡng, định hướng các em đi sâu vào công<br /> tác NCKH sau này.<br /> Trên thực tế, SV khối ngành khoa học xã hội của hầu<br /> hết các trường đã được làm quen với NCKH thông qua<br /> viết tiểu luận chuyên đề trong nhiều môn học. Tuy nhiên,<br /> như trên đã trình bày một phần, thực trạng viết tiểu luận<br /> khoa học của SV hiện nay dường như để đối phó, kết quả<br /> mà người học gặt hái được về phương pháp nghiên cứu<br /> và kết quả nghiên cứu là rất ít. Vì thế, thay vì thi giữa học<br /> kì, chúng ta cần triển khai một cách nghiêm túc cho SV<br /> viết tiểu luận chuyên đề khoa học để lấy điểm kiểm tra<br /> giữa kì và điểm thi hết môn.<br /> <br /> 62<br /> <br /> Như vậy, thông qua định hướng các đề tài cho SV<br /> đi vào NCKH, chúng ta sẽ giúp SV có được 04 nhóm<br /> kĩ năng cơ bản: 1) Hình thành thói quen tìm ý tưởng<br /> trong nghiên cứu; 2) Kĩ năng đặt vấn đề và xác định<br /> được mục tiêu trong nghiên cứu, học tập; 3) Phát triển<br /> tư duy lí luận, tìm “lỗ hổng” trong phát hiện vấn đề,<br /> tình huống của NCKH - ở đây là các học phần cụ thể;<br /> 4) Có khả năng làm việc theo nhóm, biết được những<br /> điểm yếu, điểm mạnh của bản thân và người khác để<br /> khắc phục cho hoạt động học tập và NCKH cho chính<br /> bản thân mình.<br /> 3. Kết luận<br /> NCKH sẽ là một kênh để rèn luyện SV, đồng thời tạo<br /> động cơ tốt đưa người học tìm đến hoạt động tự học, tự rèn<br /> luyện. Đối với các môn LLCT&KHXHNV nói riêng, SV<br /> theo học các chuyên ngành nói chung, cần phải đưa SV<br /> trải nghiệm tri thức bằng hoạt động NCKH. Chỉ có đọc<br /> sách để phục vụ NCKH mới giúp SV học có được học vấn<br /> sâu rộng, trở thành những người trí thức, có đóng góp thực<br /> sự cho xã hội sau khi rời ghế nhà trường. Vậy, muốn nâng<br /> cao chất lượng các môn LLCT&KHXHNV, theo tôi, cần<br /> nghiêm khắc giúp SV tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ<br /> năng nghề nghiệp thông qua hoạt động NCKH.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Vũ Quang Việt (2005). So sánh chương trình giáo<br /> dục đại học Mĩ và Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa<br /> học về tổ chức, quản lí giáo dục đại học. Đại học<br /> Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr 3.<br /> [2] Phạm Công Nhất (2014). Đổi mới giáo dục đại học<br /> theo hướng hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.<br /> Tạp chí Cộng sản, số 653, tr 19.<br /> [3] Hồ Chí Minh toàn tập (1995). Tập 5. NXB Chính<br /> trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [4] Hồ Chí Minh toàn tập (1995). Tập 6. NXB Chính<br /> trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [5] Chu Hảo (2016). Người Việt Nam chưa có văn hóa<br /> đọc. Bài đăng trên trang thông tin của Thư viện<br /> Quốc gia Việt Nam, cập nhật ngày 16/11/2016.<br /> [6] Quốc Dũng (theo BBC). Người Ấn Độ đọc nhiều<br /> sách nhất thế giới. Bài đăng trên Báo Tuổi trẻ, cập<br /> nhật ngày 14/11/2016.<br /> [7] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị<br /> quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới<br /> căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng<br /> yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều<br /> kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa<br /> và hội nhập quốc tế.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2