intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam trước yêu cầu hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập cũng như phân tích các nhân tố tác động đến kiểm toán độc lập, thực tế chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập trong thời kỳ hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam trước yêu cầu hội nhập

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngà, TS. Nguyễn Thị Thanh Nga TÓM TẮT Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, với nhiều sự thay đổi trong chính sách cùng nền kinh tế thị trường phát triển trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, kiểm toán độc lập Việt Nam đã khẳng định được vị thế và vai trò to lớn của mình trong quản lý kinh tế. Hội nhập kinh tế Quốc tế đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập, là yêu cầu bức thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập cũng như phân tích các nhân tố tác động đến kiểm toán độc lập, thực tế chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập trong thời kỳ hội nhập. Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, Giải pháp, Hội nhập ABSTRACT IMPROVE THE QUALITY OF VIETNAM INDEPENDENT AUDIT BEFORE INTEGRATING REQUIREMENTS Over 30 years of establishment and development, with many changes in policies and the development of a market economy in the trend of world economic integration, Vietnam's independent auditors have affirmed their position and its great role in economic management. International economic integration requires constantly improving the quality of independent audit, which is an urgent and urgent requirement to meet the requirements of all domestic and foreign information users, especially experts. Foreign investment. In this article, the authors have mentioned the process of formation and development of independent audit as well as analyzing the factors affecting independent audit, the actual quality of independent audit in Vietnam, thereby making some recommendations to improve the quality of independent audit in the integration period Keywords: Audit quality, Solution, Integration 1. MỞ ĐẦU Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, kiểm toán độc lập Việt Nam đã khẳng định được vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế tài chính, đóng vai trò tích cực phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với nhiều hoạt động kinh doanh và sản phẩm của các ngành đã thâm nhập vào thị trường của Liên minh Châu Âu, Thị trường Mỹ và một số thị trường khó tính khác,.. Cùng với cam kết song phương của hiệp định thương mại Việt Mỹ, WTO, hiệp định CPTPP, EVFTA và EVIPA… thì các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán còn hạn chế cả về phạm vi, quy mô và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông 630
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tin. Để khẳng định vị thế và uy tín của mình trong điều kiện hội nhập sâu rộng, kiểm toán độc lập Việt Nam bắt buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán một cách toàn diện, đây là một tất yếu khách quan và bức thiết. Do đó nhóm tác giả đã tìm hiểu thực tế chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập trong thời kỳ hội nhập. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tổng quan nghiên cứu Kiểm toán độc lập và chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập luôn là mối quan tâm hàng đầu không phải chỉ các công ty kiểm toán mà còn là quan tâm của tất cả các đối tượng sử dụng thông tin. Vấn đề này đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu đề cập đến. Nguyễn Thị Bích Sơn (2010) "Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh". Luận văn này nghiên cứu các biện pháp kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập, chủ yếu là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Trần Khánh Lâm (2011) "Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam". Luận án này nghiên cứu các quan điểm cơ bản về kiểm soát chất lượng, hoạt động kiểm toán độc lập, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, cơ chế kiểm soát chất lượng, các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến chất lượng của hoạt động kiểm toán độc lập. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập, sự hình thành cơ chế kiểm soát chất lượng tại Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Đồng thời nêu lên các quan điểm và giải pháp xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Mai Hoàng Minh (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện luật kiểm toán độc lập đã được ban hành và áp dụng”. Đề tài đã hệ thống hóa và phân tích để làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về kiểm toán độc lập, chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập của các công ty kiểm toán độc lập; phân tích các yếu tố cấu thành và các tiêu chí chất lượng hoạt động của công ty kiểm toán; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập. Đánh giá tổng thể về môi trường pháp lý, thực trạng phát triển của kiểm toán độc lập cũng như đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập Việt nam dựa trên các tiêu chí chủ yếu, đặc biệt là kết luận được những điểm hạn chế về chất lượng hoạt động hiện nay của các công ty kiểm toán Việt Nam, cũng như nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, đề tài đã tập trung đề xuất và phân tích các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam. Bùi Thị Thủy (2013) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết. Kết quả cho thấy, nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên như: kinh nghiệm, chuyên nghiệp, áp lực, độc lập, trình độ có ảnh hưởng cao nhất đến chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Phan Văn Dũng (2015), Lại Thị Thu Thủy và cộng sự (2017), Lê Thị Tuyết Nhung (2021) cũng cho thấy tính độc lập có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán. 631
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Đào Thị Hằng (2016), “Phát triển lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị”. Bài báo đã đề cập đến vai trò của kiểm toán độc lập, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển lĩnh vực kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập. Phạm Huy Hùng (2021), “nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập”. Bài viết chỉ ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, đó là: tinh thần trách nhiệm, tính độc lập và kinh nghiệm kiểm toán. Từ kết quả trên, bài viết đưa ra hàm ý quản trị về học thuật, cũng như thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập. Có thể nói, những nghiên cứu này đều tập trung nghiên cứu về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích và làm rõ thực trạng về hoạt động kiểm toán độc lập và chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, trên cơ sở tiếp cận những nghiên cứu trước đó đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu Việt Nam hiện nay. 2.1.2. Khái niệm chất lượng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220, chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng thông tin và kết quả kiểm toán về tính khách quan và mức độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của Kiểm toán viên, đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến tư vấn đóng góp của Kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian định trước với giá phí hợp lý. Chất lượng kiểm toán là một chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp, khó đo lường và khó định lượng. Hội đồng lập báo cáo tài chính (The Financial Reporting Council - FRC) đã phát triển khung chất lượng kiểm toán gồm 5 tiêu chí cụ thể của chất lượng kiểm toán: Văn hóa công ty kiểm toán; Kĩ năng và chất lượng của nhóm thực hiện kiểm toán; Hiệu lực của qui trình kiểm toán; Độ tin cậy và tính hữu dụng của lập báo cáo kiểm toán; Những nhân tố bên ngoài kiểm soát các kiểm toán viên ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập Chất lượng kiểm toán phụ thuộc và chịu tác động của rất nhiều yếu tố, cụ thể: Môi trường pháp lý: là cơ sở quan trọng đảm bảo cho các công ty kiểm toán hoạt động, là căn cứ để giải quyết mọi tranh chấp về kết quả và chất lượng hoạt động kiểm toán. Môi trường pháp lý thuận lợi phù hợp sẽ có tác động tích cực không những giúp cho công ty kiểm toán hoạt động dễ dàng hơn mà còn giúp họ có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và ngược lại khi môi trường pháp lý thiếu minh bạch, không đầy đủ, chặt chẽ, không nghiêm minh thì chất lượng kiểm toán độc lập không thể cao và tin cậy được. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý liên quan đến kiểm toán độc lập mới có Luật Kiểm toán độc lập được Quốc hội thông qua năm 2011, Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập được Chính phủ ban hành ngày 13/3/2012. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán: là căn cứ, tiêu chuẩn để kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, đo lường các hoạt động kiểm toán nói chung của công ty kiểm toán và các cuộc kiểm toán cụ thể nói riêng. Hệ thống chuẩn mực này được Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC) và mỗi Quốc gia xây dựng, ban hành có sự cập nhật, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hàng năm được áp dụng trên phạm vi toàn cầu và từng Quốc gia. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán còn là hành lang pháp lý 632
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” và qui định để điều chỉnh hành vi và hoạt động của kiểm toán viên độc lập cũng như các bên có liên quan. Đây là yếu tố góp phần làm cho kiểm toán độc lập luôn có tính chuyên nghiệp, hiện đại và uy tín trên phạm vi toàn cầu. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của công ty: Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của công ty kiểm toán vì nhân tố con người bao giờ cũng được xem là nhân tố căn bản và quan trọng nhất trong mọi thời đại. Bởi vậy, một trong những tiêu chí đánh giá về chất lượng và tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập là năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của kiểm toán viên. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm sẽ đảm nhận thực hiện các dịch vụ nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Thực tế tại Việt Nam thể hiện khá rõ: Đội ngũ kiểm toán viên của các công ty kiểm toán nước ngoài có chứng chỉ kiểm toán nước ngoài, được tu nghiệp và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên nên có uy tín và lợi thế thu hút các doanh nghiệp FDI, các dự án lớn. Ngược lại, các công ty kiểm toán nhỏ mới thành lập, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ít kinh nghiệm, uy tín chưa cao nên thường chỉ có được khách hàng quen hoặc thu hút được khách hàng nhỏ. Điều đó cũng có nghĩa là trình độ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và uy tín nghề nghiệp tạo nên lợi thế rất lớn trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán. Yếu tố cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng phải tính đến yếu tố nâng cao chất lượng hoạt động để giảm áp lực cạnh tranh. Kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia buộc chúng ta phải chấp nhận những quy tắc chung. Do vậy, việc chiếm lĩnh, chia sẻ thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán là nhân tố kích thích sự vươn lên của các công ty kiểm toán Việt Nam, đồng thời cũng là một thách thức khả năng cạnh tranh không những giữa các công ty trong nước mà còn là giữa các công ty kiểm toán Việt Nam với các công ty kiểm toán các nước khác. Hội nhập vừa mở rộng thị trường vừa thúc đẩy cạnh tranh trên một bình diện mới. Trình độ tổ chức, quản trị doanh nghiệp: Công ty kiểm toán có cách thức quản trị hiệu quả bằng các quy trình, thủ tục kiểm soát khoa học, chặt chẽ và phù hợp sẽ đảm bảo cung cấp cho khách hàng một dịch vụ kiểm toán có chất lượng. Qui trình kiểm toán được xây dựng khoa học và phù hợp với từng loại kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập hợp lý đảm bảo thống nhất, đồng bộ, sự thông suốt trong việc thực hiện hoạt động, sự uỷ quyền và phân công trách nhiệm, không chồng chéo, không bỏ sót các nội dung quản lý, phát huy được năng lực quản lý các cấp, tối ưu hóa nguồn lực cũng là điều kiện để xây dựng môi trường kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán có chất lượng và hiệu quả. Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật: Đối với hoạt động kiểm toán, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đã giúp kiểm toán viên làm việc hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian hơn, thu thập thông tin nhanh chóng hơn. Đồng thời, các yếu tố hỗ trợ cho công việc của kiểm toán viên như máy tính, các phần mềm tin học đã trở thành công cụ đắc lực cho kiểm toán viên hoàn thành nhiệm vụ của mình kịp thời. Yếu tố thời gian cũng được quan tâm trong cuộc kiểm toán. Nếu kiểm toán viên phải tiêu hao nhiều thời gian cho một cuộc kiểm toán thì năng suất làm việc sẽ không cao, từ đó dẫn tới chất lượng của cuộc kiểm toán sẽ bị tiêu giảm do kiểm toán là nghề nghiệp mang tính thời vụ. 633
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết nghiên cứu thực tiễn và sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức khác nhau, tập trung chủ yếu vào: Hệ thống báo cáo, số liệu, văn bản của bộ tài chính; Website, các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến kiểm toán độc lập. Ngoài ra, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích làm rõ vai trò, các yếu tố tác động đến kiểm toán độc lập cũng như những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam Nếu như thuật ngữ “kiểm toán” và hoạt động nghề nghiệp kiểm toán đã được biết đến và phát triển từ lâu trên thế giới thì tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam trước thập niên 1990 chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì dịch vụ kiểm toán độc lập mới bắt đầu xuất hiện, với sự ra đời của Công ty Kiểm toán Việt Nam (Vietnam Auditing Company - VACO) ngày 13/5/1991 đó, nhiều công ty kiểm toán khác của Việt Nam lần lượt được thành lập, cùng với sự có mặt của các công ty kiểm toán quốc tế và công ty kiểm toán liên doanh. Việt Nam cũng đã từng bước thể chế hoá hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng. Khởi đầu là vào tháng 1/1994, Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập theo Nghị định số 07/CP, ngày 19/1/1994. Từ ngày 1/1/2012, hoạt động kiểm toán độc lập thực hiện theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/03/2011, Chính phủ đã có Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, ngày 13/3/2012 hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập. Đến nay, thị trường kiểm toán độc lập Việt Nam đã có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu thế giới như nhóm Big Four (EY, KPMG, PWC, Deloitte), qua đó đã có những đóng góp to lớn vào sự lớn mạnh của hệ thống kiểm toán độc lập Việt Nam cũng như quá trình làm lành mạnh các quan hệ tài chính tiền tệ. Nhờ đó, đã có tác dụng lan tỏa, quảng bá hình ảnh thị trường kiểm toán độc lập của Việt Nam. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Hoạt động kiểm toán độc lập cũng góp phần thúc đẩy tính tuân thủ của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư; góp phần phát hiện và phòng ngừa các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khi ra đời, đi vào hoạt động, kiểm toán độc lập đã dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính, góp phần làm minh bạch hóa tình hình tài chính doanh nghiệp. Nâng cao địa vị pháp lý và chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập đã và đang được cả xã hội quan tâm. Xác định đúng tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán, trong những năm qua, kiểm toán độc lập luôn coi trọng việc thiết lập, duy trì và nâng cao hiệu qủa hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán. Kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, điều này rất có ý nghĩa trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế nước ta. Dựa vào kết quả kiểm toán, tình hình tài chính cũng 634
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” như kết quả hoạt động kinh doanh, luồng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp có thể đánh giá một cách đúng đắn làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Tuy nhiên, những vi phạm của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán đã bị xử lý và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây, cũng như nhiều hãng kiểm toán lớn trên thế giới bị phá sản, giải thể đã làm suy giảm niềm tin từ phía công chúng đối với ngành kiểm toán độc lập và chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập. 3.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam Trong 30 năm qua, ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, phát triển và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển của nền kinh tế và mở rộng hội nhập quốc tế của đất nước. Nhiều doanh nghiệp kiểm toán có số lượng kiểm toán viên lớn, kiểm toán viên có bề dày kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng lớn lựa chọn. Doanh thu cung cấp dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm và luôn giữ vững vị trí tốp dẫn đầu trong ngành Hoạt động kiểm toán độc lập đã từng bước công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, góp phần phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, làm lành mạnh môi trường đầu tư; thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển nghề nghiệp kiểm toán, có thể thấy tình hình về hoạt động kiểm toán nói chung cũng như chất lượng kiểm toán độc lập nói riêng đã đạt được một số thành quả sau: (1) Số lượng và quy mô công ty kiểm toán có chiều hướng gia tăng, phát triển. Tính đến ngày 1/12/2021 có 210 doanh nghiệp kiểm toán trải dài từ các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam, với 2.519 người có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam. (2) Các loại hình dịch vụ kiểm toán ngày càng đa dạng, phong phú. (3) Đối tượng khách hàng của công ty kiểm toán ngày càng được mở rộng và gia tăng về số lượng. (4) Đội ngũ kiểm toán viên tăng nhanh, số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số các nhân viên chuyên nghiệp. (5) Quy trình, thủ tục đào tạo, tuyển dụng được cập nhật, đổi mới. (6) Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, văn bản pháp luật có liên quan nhìn chung là khá hoàn chỉnh, là cơ sở để kiểm toán viên căn cứ thực hiện hoạt động kiểm toán. (7) Vai trò của hội nghề nghiệp VACPA ngày càng được nâng cao và thực hiện hiệu quả. Hiện nay, kiểm toán độc lập Việt Nam dù đã hình thành và phát triển hơn 30 năm, ở phạm vi trong nước, chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam (trừ Big four) đã được khẳng định ở một mức độ nhất định, tuy nhiên trên phạm vi khu vực và Quốc tế, chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam (trừ Big four) còn có những hạn chế nhất định và chưa được thừa nhận rộng rãi ở phạm vi này. Ở Việt Nam hiện nay, kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán phổ biến và hầu hết là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành xếp thứ hai, dịch vụ tư vấn cũng đang phát triển nhưng chưa nhiều như kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán các báo cáo kế toán quản trị vẫn chưa nhiều, chưa thường xuyên, thậm chí không được kiểm toán hoặc có kiểm toán nhưng kết quả kiểm toán rất hình thức thậm chí không được sử dụng. Công việc kiểm toán tuân thủ hiện nay thường được thực hiện đan xen hay kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính như việc thực hiện kiểm tra tình hình chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán của nhà nước, từ đó có những ý kiến đề xuất để hoàn thiện chính sách chế độ; Kiểm tra những quy định và quy chế kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện, xử lý, ngăn chặn vi phạm, từ đó đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện hơn về quy chế kiểm soát 635
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nội bộ; Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, kiểm soát của các bộ phận, tập thể cá nhân trong đơn vị để tư vấn cho đơn vị được kiểm toán. Chính vì nội dung và yêu cầu kiểm toán còn bị hạn chế nên chất lượng kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng của Việt Nam ở bình diện Quốc tế vẫn còn có những hạn chế khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam cũng khá phức tạp và đôi khi mang tính hình thức. Việc qui định để được thành lập và hoạt động, mỗi công ty kiểm toán hiện nay phải có ít nhất 05 Kiểm toán viên và người chịu trách nhiệm trước pháp luật về công ty kiểm toán phải là Kiểm toán viên (tức là người đứng đầu công ty kiểm toán phải có chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề). Vì vậy, những doanh nghiệp kiểm toán không đủ 05 Kiểm toán viên đã hợp tác, mượn lại con dấu hoặc núp bống các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện hoạt động để xin đóng dấu báo cáo kiểm toán và nộp hoa hồng hay phí kiểm toán. Các doanh nghiệp kiểm toán không đủ 05 Kiểm toán viên cũng có thể hợp tác với nhau để có đủ 05 Kiểm toán viên nhằm thành lập công ty kiểm toán. Tuy nhiên, sự hoạt động bên trong của những công ty này thực chất là những công ty, doanh nghiệp kiểm toán con, hoàn toàn độc lập về mặt chuyên môn, về sự điều hành, kiểm tra, kiểm soát, đào tạo, quản lý và những công ty con này hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, kể cả tài chính. Mô hình này giúp cho các công ty con trong doanh nghiệp kiểm toán có thể thâm nhập sâu vào những thị trường kiểm toán có những điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu cao nhưng khi có vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý, hoặc khi có hậu quả xảy ra, không biết ai sẽ là người chịu trách nhiệm đến cuối cùng? Hoạt động của mô hình này hiện nay ở Việt Nam không phải là không có. Hoạt động kiểm toán kiểu này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và uy tín kiểm toán độc lập Việt Nam hiện nay. Trong những doanh nghiệp kiểm toán loại này, thực tế đã nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí đã bị kiện cáo và có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. 3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập trong điều kiện hội nhập Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập và phát triển như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò ngày càng quan trọng của các ngành nghề dịch vụ, đặc biệt là hoạt động Kiểm toán độc lập trong việc góp phần xây dựng và đảm bảo một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Để có được một môi trường kinh doanh, đầu tư lành mạnh, đòi hỏi nghề Kiểm toán độc lập phải luôn nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần cung cấp những thông tin minh bạch, đáng tin cậy giữa các doanh nghiệp và công chúng. Muốn vậy, cần có những giải pháp giúp hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, góp phần khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán đối với nền kinh tế trong nước. Kiểm toán độc lập cần có vị trí độc lập trong hoạt động và một môi trường pháp lý phải đầy đủ, minh bạch, công khai, chặt chẽ để khuyến khích phát huy kết quả kiểm toán tích cực, ngăn chặn xử lý những vi phạm, sai lệch một cách nghiêm minh, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, trung thực, tin cậy về kết quả kiểm toán độc lập. Do đó cần tiếp tục hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý và thể chế, cơ chế kinh tế theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết 35NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp về kiểm toán độc lập phải tiến tới phù hợp một cách hài hòa với luật pháp các nước trong khu vực và quốc tế, bỏ các quy định không còn phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hành nghề kiểm toán độc lập. Thúc đẩy việc nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ kiểm toán, nhanh chóng đưa ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam hội nhập đầy đủ, tiến đến sự công nhận của khu vực và quốc tế. 636
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Để đánh giá được chất lượng kiểm toán độc lập cũng đòi hỏi phải có hệ thống chuẩn mực kiểm toán khoa học, đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực Quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán phải luôn được cập nhật, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo thông lệ Quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; phải cụ thể, dễ hiểu, dễ làm và hiệu lực. Mọi cuộc kiểm toán phải đảm bảo đều tuân thủ chuẩn mực kiểm toán có hiệu lực phù hợp với cuộc kiểm toán ở phạm vi Quốc tế hay Quốc gia. Đối với công ty kiểm toán, nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của công ty, do đó phải có những chính sách phù hợp để đào tạo, thu hút, tuyển dụng được những Kiểm toán viên có chất lượng, nắm bắt được các thông tin, vận dụng thành thạo tiến bộ khoa học kỹ thuật, có năng lực đánh giá, làm việc độc lập, trung thực, khách quan, và quan trọng hơn cả là đạo đức nghề nghiệp. Phải coi việc nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ kiểm toán là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, liên tục có tính chất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp kiểm toán. Đồng thời phải thực sự tạo ra môi trường làm việc tốt thúc đẩy các Kiểm toán viên phát huy được hết khả năng của mình trong quá trình làm việc, học tập, rèn luyện và phát triển. Để tạo ra các Kiểm toán viên Quốc tế (Kiểm toán viên hay lao động toàn cầu) có đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ, tác phong chuyên nghiệp, hiện đại, nắm vững thông lệ và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ kiểm toán nào được giao đảm bảo chất lượng đòi hỏi các trường Đại học cũng phải tham gia, có chiến lược đào tạo cụ thể. Mỗi doanh nghiệp kiểm toán cần xây dựng và thực thi nghiêm túc qui trình nghiệp vụ chuyên môn, quy chế quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, xác định rõ trách nhiệm thực thi, trách nhiệm soát xét, kiểm soát chất lượng qua từng khâu công việc, từng cấp độ của mỗi kiểm toán viên và người chịu trách nhiệm đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của mình. Phải đảm bảo qui trình và phương pháp kiểm toán khoa học, phù hợp, hiệu quả. Để có một doanh nghiệp kiểm toán hoạt động thực sự tin cậy, hiệu quả và chất lượng thì mô hình tổ chức và hoạt động của công ty phải có sự đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hợp lý. Đồng thời, phải đảm bảo cho cơ chế kiểm tra, kiểm soát, qui trình đào tạo, chuyên môn, quản lý, quản trị, phải thực sự toàn diện, đồng bộ, nhất quán từ trên xuống dưới đảm bảo sự hiệu lực trong vận hành, kiểm soát chất lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập. Nội dung kiểm toán cần đi theo xu hướng thực hiện kiểm toán một cách toàn diện, đan xen giữa kiểm toán báo cáo tài chính với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động hay thực hiện kiểm toán liên kết trong cùng một cuộc kiểm toán. Nội dung kiểm toán cần đi sâu, đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực này để tăng cường đánh giá và tư vấn một cách đầy đủ nhất cho doanh nghiệp được kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và phát triển kiểm toán độc lập một cách toàn diện trong điều kiện hội nhập. Các doanh nghiệp kiểm toán cần phải trang bị đầy đủ được các phương tiện thiết bị tối thiểu phục vụ cho kiểm toán như máy tính, máy in, máy ảnh, camera, các phương tiện đi lại, phương tiện thiết bị xác minh, ... Tuy nhiên, cần phải có sự chuẩn bị và đầu tư phương tiện thiết bị ở mức độ và phạm vi lớn, với những cuộc kiểm toán lớn, phức tạp và cần có sự giám định về tài sản, vật tư, phương tiện thiết bị, sản phẩm (thẩm định chất lượng sản phẩm ở các lĩnh vực phức tạp như sản phẩm nông nghiệp bị ô nhiễm, không đảm bảo tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, sản phẩm xây dựng cần siêu âm chất lượng, sản phẩm nạo vét lòng sông, bến cảng, chất lượng công trình cầu 637
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” đường,...) cần có sự phối hợp một cách chủ động với các tổ chức, cơ quan chức năng có liên quan, tránh sự phụ thuộc, bị động vào sự giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan chức năng có liên quan làm ảnh hưởng đến kết quả, thời gian, thậm chí là chất lượng kiểm toán. Nhà nước cần sớm chuyển giao toàn bộ công việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, tổ chức xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp kiểm toán và tổ chức thi tuyển cấp chứng chỉ kiểm toán viên độc lập cho hiệp hội nghề nghiệp theo đúng nhiệm vụ chức năng và thông lệ Quốc tế. Bộ Tài chính và hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập hơn nữa để tăng cường chất lượng kiểm toán độc lập, thực hiện xử lý nghiêm minh những sai phạm, đảm bảo sự khách quan và công khai kết quả xử lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường uy tín nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trước xu hướng hội nhập sâu rộng tới đây, cần chú trọng thúc đẩy tăng cường hội nhập quốc tế, tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Ngành Kiểm toán cần tận dụng sự hợp tác với các doanh nghiệp kiểm toán quốc tế, kiểm toán Nhà nước các nước phát triển nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường liên kết đào tạo,… Kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp kiểm toán Quốc tế, kiểm toán các nước phát triển tích cực giúp đỡ. Chủ động tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, chuẩn mực kế toán công quốc tế, chuẩn mực kiểm toán quốc tế thông qua các diễn đàn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt chú ý và cần tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán quốc tế và thông lệ Quốc tế, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong điều kiện hội nhập mới hy vọng kết quả kiểm toán độc lập Việt Nam được thừa nhận rộng rãi ở phạm vi khu vực và Quốc tế. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần đổi mới toàn diện phương thức hoạt động lấy hội viên làm trọng tâm, nâng cao năng lực quản lý, đổi mới cơ chế vận hành, sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quản lý hành nghề kiểm toán do Bộ tài chính bàn giao. Trong thời gian tới, VACPA cần tiếp tục nỗ lực cùng Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước phát triển ngành Kiểm toán độc lập đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng như hiện nay của nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công “Chiến lược kế toán – kiểm toán tầm nhìn đến năm 2030” trong điều kiện hội nhập. Về lâu dài, Nhà nước cũng cần nghiên cứu và tổ chức lại các hội nghề nghiệp và hội kế toán, kiểm toán Việt Nam theo hướng hội nghề nghiệp chuyên nghiệp cả hai lĩnh vực tập trung vào một mối theo đúng mô hình phổ biến trên thế giới như IFAC và chỉ có hội nghề nghiệp chuyên nghiệp này mới thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành nghề do cơ quan nhà nước chuyển giao. Đối với các hội nghề nghiệp mang tính xã hội về kế toán được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động như mọi hội xã hội nghề nghiệp khác. Nhà nước cần sớm chuyển giao toàn bộ công việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, tổ chức xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp kiểm toán và tổ chức thi tuyển cấp chứng chỉ kiểm toán viên độc lập cho hiệp hội nghề nghiệp theo đúng nhiệm vụ chức năng và thông lệ Quốc tế. Bộ Tài chính và hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập hơn nữa để tăng cường chất lượng kiểm toán độc lập, thực hiện xử lý nghiêm minh những sai phạm, đảm bảo sự khách quan và công khai kết quả xử lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường uy tín nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập. 638
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 4. KẾT LUẬN Để cạnh tranh và có chỗ đứng trên thương trường trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay, kiểm toán độc lập Việt Nam phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin trong và ngoài nước. Song hành cùng các doanh nghiệp kiểm toán độc lập Việt Nam, các cơ quan chức năng, ban ngành và Nhà nước cũng sớm nhìn nhận về trách nhiệm của mình, phải khẩn trương ban hành hệ thống khuôn khổ pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, cùng hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam tạo ra môi trường kiểm toán bình đẳng, lành mạnh và phù hợp với thông lệ Quốc tế để kiểm toán độc lập Việt Nam thực sự khẳng định được vị thế và phát huy được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thị Hằng (2016), Phát triển lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị 2. Phạm Huy Hùng (2021), nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập, tạp chí tài chính số kỳ 1 tháng 12/2021 3. Trần Khánh Lâm (2011), Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 4. Mai Hoàng Minh (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện luật kiểm toán độc lập đã được ban hành và áp dụng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 5. Bộ Tài chính (2016), Hai lăm năm tổng kết hoạt động kiểm toán độc lập 1991-2016. 6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; 7. Chính phủ (2013), Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày ngày 18/03/2013 về việc phê duyệt “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; 8. Chính Phủ (2019), Nghị định 05/2019 của Chính Phủ qui định về kiểm toán nội bộ 9. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA (2019), thực trạng và nguyên nhân về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính hiện nay ở nước ta. 10. Nguyễn Thị Bích Sơn (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 11. Phạm Thùy Vân (2014), Big Four và sự phát triển của hệ thống kiểm toán độc lập ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 4. 12. Một số website: mof.gov.vn; vacpa.org.vn; thoibaotaichinhvietnam.vn; tapchitaichinh.vn; http://tinnhanhchungkhoan.vn --- Thông tin tác giả - Th. S Nguyễn Thị Thúy Ngà, Khoa Kế toán - Trường Đại học Lao động Xã hội (CSI), 43 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Email: ngaquyen280501@gmail.com Số điện thoại: 0989313479 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán tài chính, tổ chức công tác kế toán, kế toán công ty cổ phần. - TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, Khoa Kế toán - Trường Đại học Lao động Xã hội (CSI), 43 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Email: nga8554183@yahoo.com.vn Số điện thoại: 0934306092 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán hành chính sự nghiệp, nguyên lý kế toán. 639
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2