intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam" tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Phạm Thị Mỹ Yên*, Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Cẩm Giang, Huỳnh Phạm Minh Thư, Nguyễn Thị Quỳnh Tiên Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảo TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV. BIDV là một trong những ngân hàng lớn và có uy tín tại Việt Nam. Việc nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ giúp cải thiện hơn trong quá trình hoạt động, tăng cường độ tin cậy và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng trưởng doanh số và lợi nhuận. Đây là một đề tài nghiên cứu quan trọng và hữu ích trong bối cảnh ngành ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh tế động thay đổi liên tục. Từ khóa: BIDV, hiệu quả hoạt động, giải pháp. 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng có vốn điều lệ trong danh sách các Ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, những năm gần đây, BIDV đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh – hoạt động quan trọng nhất gắn liền với sự sinh tồn của mọi doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua của Ngân hàng BIDV đạt ở mức tương đối cao nhưng xét về hiệu quả kinh doanh dựa trên các tiềm năng sẵn có thì vẫn là một con số rất thấp. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, không thể phủ nhận các nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, thiên tai. Nhưng nguyên nhân tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là việc quản trị điều hành ngân hàng. Hệ thống quản lý các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của Ngân hàng có nhiều vấn đề, tồn tại rất nhiều yếu tố hạn chế tiềm năng phát triển của Ngân hàng. Chính điều đó đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu để tìm ra phương hướng giải quyết nhằm điều chỉnh chiến lược kinh doanh và marketing giúp đưa ra Ngân hàng BIDV phát triển hiệu quả, ổn định và phát triển mạnh trong những năm tới. Căn cứ vào cơ sở thực tiễn và nhu cầu cấp thiết đó, chúng em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhằm nghiên cứu, phát hiện ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh của BIDV. 199
  2. 2. THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Theo báo cáo tài chính của BIDV năm 2020, Tổng huy động vốn của tổ chức, dân cư đạt 1.295.533 tỷ đồng, tăng 9.1% so với năm 2019. Nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn. Kéo theo tổng nguồn vốn huy động BIDV lên 1.402.248 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng đạt 1.226.674 tỷ đồng, tăng 10.1% so với năm 2019, chiếm tỷ lệ 11% tiền gửi khách hàng toàn ngành. Quy mô hoạt động huy động vốn tiếp tục giữ vững đầu vị trí hệ thống ngân hàng TMCP. Chi phí vốn được tiết giảm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Thông qua kết quả trên, thể hiện vị thế của BIDV trên thị trường và sự gắn bó, tín nhiệm của hơn 300 nghìn khách hàng doanh nghiệp và hơn 11.6 triệu khách hàng cá nhân đối với BIDV trong bối cảnh cạnh tranh gây gắt trên thị trường. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục dịch chuyển theo hướng bền vững: BIDV phát hành thành công hơn 23.000 tỷ trái phiếu tăng theo đúng kế hoạch với lãi suất phát hành đươc kiểm soát thấp là 0.94%/năm so với lãi suất bình quân 2019, góp phần nâng cao năng lực tài chính. Huy động vốn không kỳ hạn bình quân năm 2020 tăng 14.9% so với bình quân năm 2019. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/ tổng huy động vốn bình quân đạt 14.5%, tăng với tỷ lệ 0.7% so với 2019. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt được 1.438.520 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.230.569 tỷ đồng, tăng 8.5% so với năm 2019. Cho vay khách hàng đạt 1.214.296 tỷ đồng, tăng 8.7% so với năm 2019. Thu dịch vụ đạt 7.219 tỷ đồng, tăng 19.6% so với 2019. Trong đó, thu bảo lãnh đạt 1.953 tỷ đồng tương ứng 10.3%, thu dịch vụ bảo hiểm tăng 81%. Thu dịch vụ ròng không gồm thu phí bảo lãnh đạt 5.266 tỷ, tăng 23.4% Trong năm 2020, dịch vụ thanh toán gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, ngành sản xuất nhập khẩu. Mặc dù, phí dịch vụ thanh toán có sự tăng trưởng đạt tới 2.057 tỷ đồng, tăng 12.76% so với năm 2019. Cùng đó, BIDV đã tích cực áp dụng nhiều chính sách cũng như các giải pháp nâng cấp, mở rộng kết và tự động các kênh thanh toán, phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Thu phí thông qua dịch vụ điện tử như BIDV Home, thanh toán trực tuyến BIDV Smart Banking, BIDV iBank, thanh toán bù trừ liên ngân hàng,… năm 2020 đạt hơn 900 tỷ, tăng 61% so với năm 2019, chiếm 18% tổng dịch vụ ròng không bảo lãnh, tăng 4.5% tỷ trọng so với năm 2019 (13.5%). Hoạt động kinh doanh và vốn tiền tệ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao với lãi suất thuần từ hoạt động ngoại hối năm 2020 là 1.732 tỷ đồng, tăng 15.9% so với năm 2019. Kết quả trên, cho thấy BIDV không ngừng nổ lực trong việc cung cấp các sản phẩm sinh hoạt., cũng như phát triển dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. 2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Tổng tài sản (TS) của BIDV đến 31/12/202 đạt 1.516.686 tỷ, tăng 1.8% so với năm 2019, tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng TMCP có tổng TS lớn nhất tại Việt Nam. Mức tăng trưởng thấp hơn so với các năm gần đây chủ yếu là do BIDV cơ cấu lại TS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 200
  3. Nhờ đó, danh mục TS tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng gia tăng tỷ trọng TS sinh lời và kiểm soát TS có rủi ro. TS có sinh lời năm 2020 chiếm 95.8% tổng TS, tăng 0.7% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ nhóm 1 chiếm gần 81.2% tổng TS. Tổng thu nhập hoạt động ròng của BIDV trong năm 2020 đạt 50.035 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2019. Ghi nhận kết quả tích cực từ thu dịch vụ ròng và thu hoạt động kinh doanh vốn tiền tệ Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập ròng năm 2020 đạt 10.5%. Tổng thu nhập: năm 2020 đạt 124.668 tỷ, tăng 3.2% so với năm 2019 Chi phí hoạt động năm 2020 tăng 2.5%. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập ròng (CIR) là 35.4%. Trích dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 19.056 tỷ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.026 tỷ, vượt kế hoạch tài chính Ngân hàng Nhà Nước(NHNN), tuy nhiên cũng giảm 15.9% so với năm 2019 do BIDV chủ động giảm thu nhập trên 6.400 tỷ để thực hiện cơ cấu nợ và hạ lãi suất, miễn giảm lãi phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vì Covid-19. Trong năm 2020, BIDV nộp ngân sách Nhà Nước 6.437 tỷ đồng, trong đó nộp cổ tức hơn 2.606 tỷ đồng. Nguồn vốn nhà nước tại BIDV được bảo toàn và phát triển. Thu nhập người lao động được đảm bảo trong điều kiện hoạt động khó khăn do đại dịch Covid -19. Vốn chủ sở hữu: BIDV đạt 79.647 tỷ đồng, tăng 2.6% so với năm 2019. Các chỉ tiêu về an toàn hoạt động luôn đảm bảo theo quy định của Nhà nước: Tỷ lệ an toàn vốn CAR trên 8% Tỷ lệ cho vay trên huy động xoay quanh mức 86-87%, giảm dần qua các quý trong năm (bình quân mỗi năm giảm 0.7%) so với năm 2019. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn duy trì trong khoảng 26-28%. Các chỉ tiêu có sinh lời ROA và ROE lần lượt đạt 0.48% và 9.18%. 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng BIDV đến năm 2025 Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình hoạt động của ngân hàng BIDV trong năm năm (2020 – 2025) như sau: + Nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các hình thức, xác định thị trường công nghiệp, dịch vụ và thương mại, hộ sản xuất kinh doanh là thị trường và khách hàng truyền thống + Tăng cường các hoạt động Marketing, tiếp thị, phát triển và giữ vững khách hàng có tín nhiệm, quan hệ lâu dài với ngân hàng. + Mở rộng hoạt động đối với khách hàng thuộc các vùng nông nghiệp nông thôn, vùng nghề, làng nghề, các khu công nghiệp mới các hộ kinh doanh công thương nghiệp. Phát triển các dịch vụ kinh doanh mới đối với ngân hàng BIDV như thanh toán quốc tế, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng BIDV xác định chủ yếu là nguồn vốn tự huy động trên địa bàn, theo các hình thức đa dạng từ dân cư và xã hội. + Mở rộng kinh doanh đa năng như kinh doanh hối đoái, chi trả kiểu hối, dịch vụ thanh toán bằng thẻ, các dịch vụ thanh toán khác dịch vụ thu hộ, chi hộ tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ trả lương cho công nhân, cán bộ đối với khách doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội. 201
  4. + Coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, khắc phục những tồn tại, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tệ tham nhũng, ngăn chặn những hành vi lợi dụng tham ô. Tích cực đào tạo và đào tạo cán bộ cho phù hợp với đòi hỏi trong tình hình kinh doanh có nhiều biến đổi mới, nhằm nâng cao năng lực của ngân hàng BIDV. + Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất – trụ sở giao dịch, phấn đấu trở thành một NHTM hàng đầu trên địa bàn. + Năm 2020, tổng dư nợ tăng 17,8%, tương ứng tăng 790 tỷ đồng so với năm 2019. Tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt, toàn diện việc thực hiện Đề án tổng thể về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030; tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Tập trung phát triển thị trường nội địa gắn với cuộc vận động “Người Viêt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tăng cường công tác kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản của tỉnh với các doanh nghiệp ngoài tỉnh; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng chợ; ổn định và khai thác hiệu quả các thị trường xuất khẩu hiện có và tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường mới; hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá cả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển TP.HCM 3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Qua các đánh giá, phân tích và nhận định về những thành tựu đạt được, chưa đạt được của ngân hàng BIDV, ta nhận thất rằng làm sao để phát huy hơn nữa các ưu điểm đã đạt được, phát huy hết tiềm năng trên thị trường để phát triển và mở rộng quy mô cũng như khắc phục được các điểm chưa đạt được là mục tiêu chính cần phải có giải pháp cụ thể. Một số giải pháp như sau: + Về chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫm hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. + Về công tác thẩm định: một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng. Thẩm định tín dụng là khâu kiểm tra nhằm đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng từ đó ra quyết định cho vay, thẩm định dự án xin cho vay có thỏa mãn các yêu cầu trên hay không. Nếu thỏa mãn thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao. Nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay không thể giúp ích gì thêm cho khả năng trả nợ. 3.2.2. Giải pháp nâng cao mức độ an toàn vốn Ngân cao chất lượng tín dụng: các giải pháp đưa ra nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, cụ thể + Giải quyết nợ tồn động cũ: các khoản nợ tồn động cũ cần được nhà nước xử lý dứt điểm, vừa tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại trong việc quản lý khách hàng vừa làm trong sach bảng cấn đối tài khoản. + Quản lý chất lượng tín dụng đối với các khoản cho vay mới: hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn mới phát sinh, kiên quyết không để nợ cho vay mới trở thành nợ tồn đọng, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay đầu tư cho vay mới không vượt quá 1% tổng dư nợ 202
  5. + Đổi mới cơ cấu đầu tư cho vay: theo định hướng cho vay ngắn hạn 70%, cho vay trung hạn 30% + Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư vốn nhằm giảm thiểu rủi ro, tập trung đầu tư các dự án có hiệu quả kinh tế. + Đánh giá xếp loại khách hàng: giúp cho ngân hàng tránh được rủi ỏ về đạo đức, tiết kiệm chi phí thẩm định cho vay đối với khách hàng vay vốn thường xuyên và có uy tín. + Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ: nâng cao vai trò chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động tín dụng. 3.2.3. Nâng cao chất lượng tài sản và huy động vốn Nâng cao chất lượng tài sản: Vấn đề đầu tư trong nâng cao chất lượng tài sản của BIDV là giải quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu, vốn là gánh nặng trong vấn đề tài chính của BIDV. Trước hết, BIDV cần tự thực hiện bằng năng lực của mình trong việc thành lâp Ban chỉ đạo nợ xấu tại Hội sở chính và chi nhánh để mạnh công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam bao gồm: Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn; xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn; nâng cao tiện ích và chất lượng sản phẩm, dịch vụ; thực hiện chính sách khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; gia tăng các dịch vụ liên quan tới huy động vốn; mở rộng mạng lưới kinh doanh; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing ngân hàng; đổi mới, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ cho hoạt động ngân hàng. 3.2.4 Nhân sự và công nghệ Nhân sự Ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên có năng lực, sang tạo trong công việc để thu hút khách hàng; Đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, cần bổ sung các kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vị cho công tác thẩm định khách hàng trƣớc khi quyết định vay vốn; Tạo các mối quan hệ cho nhân viên tiếp xức, trao dồi kinh nghiệm. Đổi mới công nghệ Qua 30 năm hình thành và phát triển, hoạt động công nghệ thông tin (CNTT) tại BIDV đã đạt được những thành tựu quan trọng, được các tổ chức trong và ngoài nước thừa nhận là một trong những ngân hàng có nền CNTT mạnh hàng đầu Việt 37 Nam. Uy tín và vị thế của CNTT BIDV trong quan hệ hợp tác, triển khai các hoạt động về CNTT với các đối tác, các hãng và khách hàng được đánh giá cao. Giai đoạn 2019 đến nay, CNTT nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào chuyển đổi tự động hóa, ngân hàng số: BIDV tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động ngân hàng bán lẻ như bổ sung các dịch vụ mới cho hệ thống dịch vụ tin nhắn biến động số dư tài khoản BSMS, Smart Banking, Pay+.... Năm 2020, BIDV tiếp tục triển khai những phần mềm đem lại hiệu quả cao như: Ngân hàng lưu ý giám sát, Quản lý khoản vay Covid, hệ thống chuyển tiền ACH; phát triển thêm nhiều kênh phân khối tới khách hàng như BIDV Ezone, Hành trình khách hàng, máy giao dịch thông minh B-smart; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển ngân hàng số như mô hình xử lý Single Sign-on cho Internet Banking, hệ thống BIDV API, ứng dụng Blockchain trong phát hành Thư tín dụng;..... Tăng 203
  6. cường công tác quản trị, quản lý trong và ngoài doanh nghiệp Tăng cường quản trị chiến lƣợc: nhà quản trị phải có chiến lược, phương pháp quản trị hiện đại phù hợp với tình hình của ngân hàng Xây dụng hệ thống quản trị rủi ro một cách hoàn chỉnh, chiến lược về nhân lực, đối ngoại, công nghệ… 4. KẾT LUẬN Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với mục đích là lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo sức mạnh tài chính, tăng khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng, sau những năm triển khai với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH mức khá cao. Trong đó, hiệu quả quy mô ở ba ngân hàng HDbank, LienVietPost bank và BIDV đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả kỹ thuật so với hiệu quả kỹ thuật thuần túy và ba ngân hàng này vẫn có thể khai thác tiềm năng nhờ mở rộng quy mô. Kết quả này khẳng định chủ trương chính sách của Chính phủ và NHNN là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời...và cũng dựa trên cơ sở kết quả phân tích cho thấy, còn một số hạn chế trong sử dụng nguồn lực và nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại sau sáp nhập hiện nay ở Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu đổi nới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. 5. KIẾN NGHỊ Thứ nhất, tăng năng lực tài chính là điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức tín dụng để đáp ứng được các chỉ số an toàn và phát triển tín dụng phục vụ đất nước.. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành có kế hoạch tạo điều kiện tăng vốn điều lệ cho NH, trước mắt, thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, tăng vốn Điều lệ từ cổ tức, từ lợi nhuận còn lại, cổ phiếu cho cán bộ nhân viên (ESOP)… BIDV quyết liệt triển khai chỉ đạo của Chính phủ, NHNN trong việc cơ cấu lại nợ, cho vay mới với lãi suất thấp, miễn giảm lãi, phí; cùng với việc tăng cường chuyển đối số, đẩy mạnh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt các nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng của nền kinh tế. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế cho hoạt động Ngân hàng: luật hóa hoặc cho kéo dài về xử lý nợ xấu. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động Ngân hàng điện tử, cấp tín dụng trên kênh số; các quy định về bảo mật, về lưu trữ, khai thác dữ liệu khách hàng, ngân hàng… Thứ tư, đề nghị tiếp tục chỉ đạo phát triển lành mạnh và vững chắc thị trường vốn, đảm bảo thực hiện tốt vai trò của thị trường vốn, thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc và rủi ro cho hệ thống NHTMM. Thứ năm, có các biện pháp hỗ trợ các tổ chức tín dụng để các tổ chức tín dụng có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang chủ BIDV (bidv.com.vn) 2. Sản phẩm dịch vụ (bidv.com.vn) 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2