intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu là đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP<br /> XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA TRONG ĐIỀU KIỆN<br /> HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br /> IMPROVING THE COMPETITIVENESS OF SEAFOOD EXPORTING ENTERPRISES<br /> IN KHANH HOA PROVINCE IN THE CONDITIONS OF INTERNATIONAL<br /> ECONOMIC INTEGRATION<br /> Mai Thị Linh1, Đặng Hoàng Xuân Huy2<br /> Ngày nhận bài: 16/3/2012; Ngày phản biện thông qua: 11/6/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích nghiên cứu là đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và<br /> đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong<br /> điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: (i) xây dựng và phát triển thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm theo chiều sâu; (ii) xúc<br /> tiến thương mại, mở rộng kênh phân phối và phát triển thị trường thủy sản xuất khẩu; (iii) đầu tư vào công nghệ, tài chính,<br /> nghiên cứu và phát triển; (iv) ổn định nguồn nguyên liệu và lao động trực tiếp.<br /> Từ khóa: Năng lực cạnh tranh , Doanh nghiệp chế biến thủy sản, Hội nhập kinh tế quốc tế<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The research purpose was to evaluate competitiveness based on an analysis of strengths, weaknesses, opportunities,<br /> threats and proposed solutions to improve competitiveness for seafood exporting enterprises in Khanh Hoa province in the<br /> conditions of international economic integration:(i) building and brand development, product diversification in depth, (ii)<br /> promoting trade, expanding distribution channels and market development, (iii) investment in technology, finance, research<br /> and development, (iv) stable source of raw materials and direct labor.<br /> Keywords: Competitiveness, Seafood exporting enterprises, International economic integration<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Cho đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 43 doanh<br /> nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tổng số 64 doanh<br /> nghiệp thủy sản. Trong đó, 23 doanh nghiệp xuất<br /> khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa có quy mô lớn, số<br /> còn lại có quy mô vừa và nhỏ, hơn 25 nhà máy đông<br /> lạnh và tổng công suất cấp đông là 400 tấn/ngày,<br /> 4 nhà máy được cấp code xuất khẩu vào thị trường<br /> Châu Âu, 11 nhà máy được cấp giấy chứng nhận<br /> HACCP và nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành và<br /> tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường các nước trên<br /> thế giới. Cơ cấu về loại hình doanh nghiệp bao gồm:<br /> 4 doanh nghiệp Nhà nước chiếm 9,3%, có 24 công<br /> ty TNHH và công ty cổ phần chiếm 79%, có 6 doanh<br /> <br /> 1<br /> <br /> nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ 11,7% [1], [2], [3].<br /> Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các<br /> doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa<br /> không chỉ chịu sức ép cạnh tranh của các doanh<br /> nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước mà còn phải<br /> cạnh tranh với các doanh nghiệp thủy sản nước<br /> ngoài. Điều đó buộc các doanh nghiệp luôn tự đổi<br /> mới và tìm con đường đi phù hợp với điều kiện riêng<br /> của mình trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày<br /> càng phức tạp, nhiều biến động. Vì vậy, nâng cao<br /> năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề cấp thiết mang<br /> tính sống còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu<br /> thủy sản Khánh Hòa nhằm phát huy lợi thế và thế<br /> mạnh của tỉnh, đem lại hiệu quả xuất khẩu, khẳng<br /> <br /> ThS. Mai Thị Linh, 2 ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 46 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> định vị thế, thị trường xuất khẩu ổn định và phát<br /> triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách<br /> hàng quốc tế. Mục đích nghiên cứu: (i) đánh giá<br /> năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất<br /> khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa; (ii) đề xuất các giải<br /> pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các<br /> doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa trong<br /> điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng của nghiên cứu này là năng lực cạnh<br /> tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh<br /> Khánh Hòa. Nghiên cứu được tiến hành với mẫu<br /> đại diện 25 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh<br /> Khánh Hòa, trong giai đoạn từ 2009 - 2011.<br /> 2. Dữ liệu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu này sử dụng đồng thời số liệu thứ<br /> cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông<br /> qua báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát<br /> triển nông thôn Khánh Hòa, Sở Công thương Khánh<br /> Hòa và Cục Thống kê Khánh Hòa, các thông tin thủy<br /> sản qua mạng Internet. Dữ liệu sơ cấp được thu<br /> thập trực tiếp bởi tác giả thông qua bảng câu hỏi<br /> điều tra 25 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh<br /> Khánh Hòa.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Các phương pháp được áp dụng trong nghiên<br /> cứu này là: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.<br /> Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia được thực<br /> hiện nhằm xây dựng ma trận SWOT (điểm mạnh,<br /> điểm yếu, cơ hội, nguy cơ). Các chuyên gia được<br /> mời phỏng vấn bao gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp<br /> và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, Sở Công<br /> thương và một số lãnh đạo các doanh nghiệp xuất<br /> khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Ma trận SWOT<br /> Dựa trên kết quả khảo sát chuyên gia, tác giả<br /> đã xây dựng được ma trận SWOT cho các doanh<br /> nghiệp xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa như sau:<br /> Điểm mạnh<br /> - Chất lượng sản phẩm tốt, về cơ bản đáp ứng<br /> đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.<br /> - Phần lớn các doanh nghiệp đều được cấp<br /> CODE để xuất khẩu sang các nước<br /> - Tính chủ động cao, thích ứng với sự thay đổi<br /> nhanh chóng của môi trường bên ngoài.<br /> - Giá cả sản phẩm rẻ.<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> Điểm yếu<br /> - Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư phát<br /> triển thương hiệu thủy sản chưa được chú trọng<br /> nhiều.<br /> - Sản phẩm chưa đa dạng.<br /> - Nguyên liệu không ổn định.<br /> - Nguồn lao động trực tiếp còn thiếu và không<br /> ổn định.<br /> - Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang khó<br /> khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm nên<br /> khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này<br /> còn thấp.<br /> Cơ hội<br /> - Có sức mạnh từ lợi thế của địa phương: nơi<br /> tập trung các cơ sở nuôi trồng, khai thác, chế biến,<br /> các viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu cả<br /> nước về thủy sản.<br /> - Các cơ chế, chính sách cũng như các quy<br /> định về đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, thú<br /> y thủy sản, về bao bì, nhãn mác,… thường xuyên<br /> được rà soát, điều chỉnh và quy định cụ thể, ngày<br /> càng thông thoáng, rõ ràng hơn.<br /> - Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn<br /> đến đầu tư vào thủy sản Việt Nam.<br /> Nguy cơ<br /> - Sức ép cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa<br /> các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam<br /> với các doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh<br /> nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam với nhau.<br /> - Bất lợi từ những rào cản thương mại mới và<br /> ngày càng khó lường trước để có thể thích ứng kịp<br /> với những thay đổi của các quy định mới về chất<br /> lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các yêu cầu về<br /> bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững.<br /> 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh<br /> nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa<br /> Dựa trên kết quả của ma trận SWOT cho phép<br /> tác giả đưa ra một số nhận định sau đây:<br /> - Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có năng<br /> lực cạnh tranh tốt về giá cả và chất lượng sản phẩm,<br /> uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng.<br /> - Những bất lợi của doanh nghiệp so với đối thủ<br /> cạnh tranh khác chính là: sản phẩm chưa đa dạng<br /> do đó không khai thác hết tiềm năng của thị trường,<br /> tính bất ổn của nguồn nguyên liệu về mặt số lượng<br /> và chất lượng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> - Xét về cấp độ ngành, các doanh nghiệp có lợi<br /> thế về chi phí công nhân rẻ nhưng lại bất lợi về vốn<br /> và công nghệ chế biến, năng suất lao động thấp.<br /> Chính vì vậy giá trị gia tăng của các sản phẩm thủy<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 47<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> sản xuất khẩu không cao. Bên cạnh đó, tỷ trọng các<br /> mặt hàng sơ chế chiếm tỷ trọng quá lớn (trên 60%)<br /> ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của<br /> doanh nghiệp.<br /> 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho<br /> các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh<br /> Hòa trong điều kiện hội nhập<br /> 3.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và phát triển<br /> thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm theo chiều sâu<br /> Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh<br /> Khánh Hòa cần phải tiến hành đồng thời giải pháp<br /> về đa dạng hóa sản phẩm theo chiều sâu - ngoài<br /> việc đa dạng chủng loại mặt hàng từ sơ chế, đông<br /> lạnh đến tinh chế, nhưng phải tập trung đầu tư và<br /> khai thác các thủy hải đặc sản của tỉnh, đa dạng hóa<br /> theo hướng tăng dần tỷ trọng và tiến tới hoàn toàn<br /> xuất khẩu hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao. Để<br /> thực hiện nhóm giải pháp này, các doanh nghiệp<br /> nên giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm đông lạnh sơ<br /> chế; tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá<br /> trị gia tăng (mực Sashimi, tôm sú Nobashi, mực<br /> Sushi, tôm PTO luộc, tẩm bột...); tăng tỷ trọng hàng<br /> thuỷ sản tươi sống như tôm hùm, cá mú, cá ngừ<br /> đại dương và học hỏi các công nghệ tiên tiến để<br /> giữ được thủy hải sản sống lâu hơn; sản xuất và<br /> xuất khẩu một số mặt hàng đồ hộp thủy sản như<br /> hộp cá ngừ, hộp tôm; tăng cường xuất khẩu sản<br /> phẩm đóng gói nhỏ bán lẻ ở siêu thị như tôm lạnh<br /> đông rời, mực philê, mực Sashimi, tôm sú luộc/ tẩm<br /> bột chiên, bánh tôm, chả cá cao cấp... Nếu doanh<br /> nghiệp có chiến lược phát triển đúng đắn sẽ yên<br /> tâm đầu tư vào công nghệ hiện đại, nâng cao chất<br /> lượng, đa dạng hóa sản phẩm, khách hàng được<br /> thỏa mãn tối đa, uy tín thương hiệu ngày càng<br /> phát triển.<br /> 3.2. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại, mở<br /> rộng kênh phân phối và phát triển thị trường thủy<br /> sản xuất khẩu<br /> Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phải<br /> đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá<br /> và giới thiệu sản phẩm, mở rộng và đa dạng kênh<br /> phân phối. Chiến lược đa phương hoá thị trường<br /> xuất khẩu phải được gắn với đa dạng hoá sản phẩm<br /> của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập<br /> trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì<br /> điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện<br /> bán phá giá. Theo hướng đó, ngoài việc giữ vững<br /> các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU,<br /> Nhật, Đài Loan, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy<br /> sản của Việt Nam nói chung của Khánh Hòa nói<br /> riêng cần chú trọng đến thị trường lớn và đầy tiềm<br /> <br /> 48 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> năng như Trung Quốc, các thị trường mới nổi (Hàn<br /> Quốc, Úc...), các thị trường mới (SNG, Trung Đông,<br /> Nam Phi...). Ngoài việc tiếp cận các hội chợ thương<br /> mại thủy sản quốc tế, các doanh nghiệp Khánh Hoà<br /> phải chú trọng những quy định mới của thị trường<br /> về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng thủy,<br /> hải sản để tạo một thương hiệu bền vững cho thủy<br /> sản Khánh Hòa và cả ngành thủy sản Việt Nam.<br /> Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật thương mại<br /> quốc tế để tránh rủi ro trên thương trường do không<br /> nắm bắt luật lệ của phía đối tác nước ngoài. Cần<br /> thiết phải sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và<br /> kinh doanh như dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn về<br /> thị trường.., để nâng cao hiệu quả và tính chuyên<br /> nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mở<br /> rộng thị trường xuất khẩu.<br /> 3.3. Nhóm giải pháp về đầu tư vào công nghệ, đầu<br /> tư tài chính, nghiên cứu và phát triển<br /> Các doanh nghiệp nên đầu tư cho đổi mới và<br /> cải tiến công nghệ trong các doanh nghiệp chế biến<br /> thủy sản hiện có bằng cách cải tiến hệ thống thiết<br /> bị cấp đông block hiện có nhằm rút ngắn thời gian<br /> cấp đông trong chế biến hàng xuất khẩu sang các<br /> thị trường tái chế (Singapore, Thái Lan, Đài Loan,<br /> Trung Quốc); đầu tư lắp đặt dây chuyền đông rời<br /> IQF để chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, đáp<br /> ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu cao cấp<br /> (Mỹ, EU, Nhật). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp<br /> xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa nên đầu tư theo<br /> hướng bền vững - đầu tư cho những người nuôi<br /> trồng và người đánh bắt để có được những mô hình<br /> sản xuất thủy sản xuất khẩu mẫu vừa hiệu quả, vừa<br /> dễ dàng trong việc cấp giấy chứng nhận quy trình<br /> sản xuất sạch và truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh<br /> bắt và qua đó, người nuôi trồng, người khai thác<br /> cũng yên tâm ký hợp đồng bán sản phẩm ổn định<br /> cho doanh nghiệp.<br /> Đối với hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và<br /> phát triển: các doanh nghiệp có thể đầu tư để tự<br /> nghiên cứu và ứng dụng hoặc có thể hợp tác với<br /> các viện nghiên cứu và trường đại học về chuyên<br /> ngành thủy sản, hoặc cũng có thể phát động phong<br /> trào bằng những cuộc thi sáng tạo cho sinh viên<br /> các trường đại học và trao giải thưởng hay cấp học<br /> bổng. Như vậy, doanh nghiệp vừa có được những<br /> công nghệ hay sản phẩm mới, vừa xây dựng hình<br /> ảnh của doanh nghiệp với cộng đồng và thể hiện<br /> trách nhiệm xã hội.<br /> 3.4. Nhóm giải pháp về ổn định nguồn nguyên liệu<br /> và lao động trực tiếp<br /> Sự liên kết cần thiết và bức xúc nhất hiện nay<br /> đó là liên kết giữa doanh nghiệp chế biến thủy sản<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> xuất khẩu với người nuôi trồng và/ hoặc người khai<br /> thác. Trước hết, doanh nghiệp cần chủ động xây<br /> dựng phương án liên kết và ký hợp đồng với người<br /> sản xuất để cung ứng nguyên liệu đảm bảo ổn định<br /> về mặt số lượng và chất lượng để sản xuất hàng<br /> xuất khẩu. Trên cơ sở đó, thúc đẩy và nhân rộng ra<br /> các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thuộc<br /> các thành phần kinh tế khác xây dựng mối liên kết<br /> chặt chẽ với người sản xuất và cung ứng nguyên<br /> liệu. Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho nhà cung ứng nguyên<br /> liệu trên các lĩnh vực: ứng vốn, vật tư, tư vấn kỹ<br /> thuật, thường xuyên cung cấp thông tin yêu cầu<br /> của khách hàng nhập khẩu đến người cung ứng để<br /> sản xuất ra hàng hóa đảm bảo phù hợp với yêu cầu<br /> của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp chế biến<br /> xuất khẩu cùng mặt hàng, sử dụng cùng một chủng<br /> loại nguyên liệu cần có sự phối hợp và liên kết (tự<br /> liên kết hoặc thông qua hiệp hội) để ký hợp đồng<br /> với người sản xuất cung ứng nguyên liệu số lượng<br /> lớn, liên kết nhập khẩu nguyên liệu. Tránh tình trạng<br /> cạnh tranh lẫn nhau để rồi các doanh nghiệp bị thiệt<br /> ở nhiều công đoạn như đã từng diễn ra.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận<br /> Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh<br /> nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa sẽ giúp<br /> các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đa<br /> dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo chiều sâu, thu<br /> được nhiều lợi nhuận hơn và có thể giúp các doanh<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> nghiệp đối mặt với cạnh tranh quốc tế ngày càng gay<br /> gắt, vượt qua các rào cản thương mại khắt khe của<br /> các thị trường nhập khẩu và đảm bảo sự phát triển<br /> ngành thủy sản một cách bền vững. Để khai thác<br /> những điểm mạnh, cơ hội và những tác động tích<br /> cực, khắc phục những điểm yếu, né tránh những<br /> thách thức và tác động tiêu cực đòi hỏi có sự lên<br /> kết chặt chẽ và bài bản hơn giữa các doanh nghiệp<br /> xuất khẩu thủy sản với nhau và giữa các doanh<br /> nghiệp với người nuôi trồng, người đánh bắt dưới<br /> sự hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ của Nhà nước, các cơ<br /> quan quản lý tỉnh và các hiệp hội trong ngành thủy<br /> sản. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các<br /> doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa<br /> phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng<br /> sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, bảo<br /> vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản<br /> và nhân văn hơn nữa đó là sự phát triển bền vững<br /> của ngành thủy sản – là yếu tố quyết định sự sống<br /> còn của các doanh nghiệp cũng như toàn thế giới.<br /> 2. Kiến nghị<br /> Ngành thủy sản Khánh Hòa cần có phương<br /> án để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu;<br /> tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn<br /> nguyên liệu ổn định; đầu tư nhiều hơn nữa cho công<br /> tác hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản,<br /> hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong<br /> tỉnh tăng cường công tác quảng bá thương hiệu và<br /> khai thác thị trường xuất khẩu trực tiếp không qua<br /> trung gian.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Cục Thống kê Khánh Hòa, Báo cáo năm 2008, 2009, 2010, 2011<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Sở Nông nghiệp và Thát triển nông thôn Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác nông nghiệp và phát triển<br /> nông thông năm 2008, 2009, 2010, 2011<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Sở Công thương Khánh Hòa, Báo cáo công tác năm 2008,2009, 2010, 2011<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 49<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2