intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao vai trò của truyền thông về công tác xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của báo chí, truyền thông cũng như sự đa dạng trong cách thức trao đổi, truyền dẫn thông tin và vị trí, vai trò của thông tin trong bối cảnh hiện nay, bài viết khẳng định sự cần thiết của thông tin, truyền thông gắn liền với các hoạt động của công tác xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao vai trò của truyền thông về công tác xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG VỀ CÔNG TÁC<br /> XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY<br /> Nguyễn Duy Tùng<br /> Bộ môn Công tác xã hội, Trường Đại học Thăng Long<br /> Tóm tắt: Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của báo chí, truyền thông cũng<br /> như sự đa dạng trong cách thức trao đổi, truyền dẫn thông tin và vị trí, vai trò của thông tin<br /> trong bối cảnh hiện nay, bài viết khẳng định sự cần thiết của thông tin, truyền thông gắn liền<br /> với các hoạt động của công tác xã hội.<br /> Công tác xã hội ở Việt nam vẫn được coi là một nghề còn khá “mới mẻ” và “non trẻ;<br /> tuy nhiên, không thể phủ nhận được tầm quan trọng, vị trí và vai trò của công tác xã hội trong<br /> sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay. Việc lồng ghép các hoạt động của Công tác xã hội<br /> với các hoạt động của truyền thông ngày càng cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc gắn công<br /> tác xã hội vào đời sống người dân, đưa công tác xã hội phát huy vai trò, tầm quan trọng của<br /> mình trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội mà không một ngành khoa học,<br /> một nghề nào có thể thay thế được. Từ đây, việc nâng cao vai trò của truyền thông về công<br /> tác xã hội ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết.<br /> Từ khóa: Truyền thông, công tác xã hội, định hướng dư luận…v/v<br /> Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, truyền thông đóng vai trò đặc biệt<br /> quan trọng đối với đời sống của nhân loại. Song song với sự phát triển như vũ bão của khoa<br /> học công nghệ trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta đang bước vào giai đoạn bùng nổ thông tin<br /> và sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông, báo chí. Với bất kỳ một quốc gia nào<br /> trên thế giới hiện nay việc xác định đúng lộ trình quản lý, phát triển và nắm bắt, làm chủ<br /> thông tin đó chính là điều kiện cơ bản nhất để quốc gia đó đẩy nhanh quá trình phát triển nền<br /> kinh tế tri thức - mô hình kinh tế của thế kỷ XXI.<br /> Công tác xã hội trên Thế giới đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác<br /> xã hội mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng chủ yếu là thông qua các hoạt động từ thiện, cứu trợ<br /> nhân đạo. Trong những năm trở lại đây, công tác xã hội đã thể hiện được tầm quan trọng, giá<br /> trị, vai trò của nó đối với xã hội, được xã hội thừa nhận và được nhà nước coi trọng, hợp thức<br /> hóa, hiện thực hóa qua văn bản của Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định<br /> 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020). (Goi<br /> tắt là đề án 32) Công tác xã hội ngày càng chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong việc giải<br /> quyết các vấn đề xã hội, nhằm đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội.<br /> Với vai trò và tầm quan trọng đối với xã hội của công tác xã hội hiện nay, việc thúc<br /> đẩy công tác xã hội là một trong biện pháp khắc phục mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường.<br /> Công tác xã hội hướng đến việc giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi<br /> phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt<br /> được các mục tiêu đó. Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng năng lực và giải<br /> phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Công tác<br /> xã hội đặt trọng tâm hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra<br /> ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già<br /> ...). Sứ mạng của công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã<br /> hội; sự bất công và bất bình đẳng. Tuy nhiên, thời gian qua công tác truyền thông về công tác<br /> xã hội còn hạn chế một phần do kiến thức của nhà báo và xã hội về công tác xã hội chưa đầy<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 363<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> đủ và, phần khác do ngành khoa học này còn rất non trẻ. Trong hoàn cảnh hiện nay, truyền<br /> thông cần thể hiện vai trò, sức mạnh của mình của mình nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa đối<br /> với ngành công tác xã hội nói riêng và đối với sự phát triển của xã hội nói chung.<br /> Để làm được điều đó, trước hết cần có sự nhất trí cao, có sự ủng hộ, tác động mạnh mẽ<br /> của hệ thống truyền thống, báo chí. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác có hiệu quả của các nhân<br /> viên công tác xã hội, các trường đại học, các trung tâm và các cơ sở dịch vụ công tác xã hội.<br /> Vai trò của truyền thông đối với công tác xã hội hiện nay<br /> 1. Trước hết, cần làm rõ một số nét đặc trưng cơ bản của công tác xã hội:<br /> Thứ nhất, đặc trưng cơ bản đầu tiên là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính thực<br /> tiễn của công tác xã hội.<br /> Tính khoa học của công tác xã hội thể hiện:<br /> - Công tác xã hội là ngành khoa học liên ngành, có sự giao thoa, tác động qua lại với<br /> các ngành khoa học khác: triết học, tâm thần học, tâm lý học, xã hội học, luật học, y học, an<br /> sinh xã hội…; đồng thời công tác xã hội là ngành khoa học độc lập, bởi nó có đối tượng<br /> nghiên cứu, hệ thống khái niệm, hệ thống lý thuyết và phương pháp nghiên cứu riêng biệt.<br /> - Công tác xã hội phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, khi XH phát triển mạnh,<br /> nhu cầu càng cao thì khoa học càng phải phát triển nhằm chuyên môn hóa càng rộng và sâu<br /> hơn. Muốn xã hội lành mạnh, không thể sử dụng “lang băm” để chữa trị mà phải chữa trên cơ<br /> sở khoa học với đội ngũ “bác sỹ, lương y” được đào tạo chuyên sâu về “y học chữa cho xã<br /> hội”; mà ngành “y học chữa cho xã hội” đó có thể được hiểu là công tác xã hội;<br /> Tính thực tiễn của công tác xã hội:<br /> - Công tác xã hội là ngành khoa học giải quyết các vấn đề thực tế của các cá nhân,<br /> nhóm, cộng đồng. Thực tiễn là cơ sở của công tác xã hội, là mục tiêu của công tác xã hội<br /> hướng đến để giải quyết các vấn đề. Thực tiễn vừa là căn cứ để công tác xã hội phát hiện vấn<br /> đề, đánh giá vấn đề đang tồn tại nhưng đồng thời thực tiễn cũng là căn cứ để đánh giá hiệu<br /> quả của công tác xã hội.<br /> Thứ hai: Tính dân tộc và tính hội nhập quốc tế của công tác xã hội:<br /> Công tác xã hội của bất kỳ một quốc gia nào cũng mang tính dân tọc và tính quốc tế.<br /> Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, công tác xã hội không thể bó hẹp trong phạm vi một<br /> quốc gia. Ngày nay, kiến thức và kỹ năng công tác xã hội quốc tế thâm nhập vào mọi lĩnh vực<br /> của công tác xã hội và cũng tác động đến công tác xã hội của mỗi quốc gia.<br /> Thứ ba: “yếu tố tự quyết” của thân chủ trong công tác xã hội.<br /> Tính tự quyết của thân chủ trong công tác xã hội là việc thân chủ tự giải quyết vấn<br /> đề của mình sau khi có sự hỗ trợ, tư vấn của các nhân viên công tác xã hội. Thân chủ tự mình<br /> hiểu rõ bệnh lý xã hội của mình, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và tự đề ra kế hoạch để giải<br /> quyết các vấn đề đang tác động vào bản thân để vươn lên.<br /> Thứ tư: Tính tương tác xã hội và kết nối nguồn lực.<br /> Tương tác xã hội là một trong những đặc trưng cơ bản của công tác xã hội, xuyên<br /> suốt vào hoạt động của công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội đang tác động vào cá<br /> nhân, nhóm xã hội hay cộng đồng.<br /> <br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 364<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> Tính kết nối các nguồn lực xã hội trong công tác xã hội thể hiện ở việc kết nối các<br /> dịch vụ xã hội, các nguồn lực xã hội cũng như các tri thức khoa học cần thiết để đáp ứng được<br /> các nhu cầu của thân chủ.<br /> Thứ năm: Tính nhân văn trong công tác xã hội:<br /> Điều này thể hiện ở tinh thần yêu thương con người, tinh thần “lá lành đùm lá rách”;<br /> “Tương thân tương ái”… đồng thời còn thể hiện qua việc yêu nghề của các nhân viên công<br /> tác xã hội, đó là sự tự nguyện cao độ, long vị tha, nhân văn, nhân đạo. Có thẻ nói, chủ nghĩa<br /> nhân văn được coi là cơ sở của nghề công tác xã hội.<br /> 2. Truyền thông góp phần thúc đẩy hình thành, phát triển nguồn lực xã hội để phát<br /> triển công tác xã hội.<br /> Truyền thông trong lĩnh vực công tác xã hội, tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất<br /> hay công ăn việc làm cho nghề công tác xã hội nhưng nó có vai trong quan trọng trong việc<br /> thúc đẩy sự hình thành, phát triển nguồn lực xã hội (thể chế, chính sách, nhân lực, tri thức,<br /> kinh nghiệm, quyền con người, tài chính, việc làm, và các nguồn lợi xã hội khác...).<br /> Truyền thông về công tác xã hội phải hướng vào những vấn đề cơ bản nhất, gần gũi,<br /> gắn liền với đời sống của cá nhân, nhóm hay cộng đồng xã hội mà trước hết là những bộ phận<br /> có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn… gắn với những tâm tư, nguyện vọng, với niềm vui và nỗi<br /> buồn thường nhật của người được thụ hưởng sự trợ giúp xã hội và của cả những nhân viên<br /> công tác xã hội.<br /> 3. Truyền thông trong công tác xã hội cần góp phần thực hiện vai trò định hướng<br /> dư luận đối với lĩnh vực công tác xã hội<br /> Truyền thông giữ vai trò định hướng dư luận xã hội thuận lợi cho việc thúc đẩy phát<br /> triển công tác xã hội, tạo điều kiện để công tác xã hội đi sâu vào đời sống, gắn liền với đời<br /> sống xã hội, khiến cộng đồng, xã hội hiểu rõ hơn về công tác xã hội, hiểu vị trí, vai trò của<br /> công tác xã hội trong sự phát triển của chính đời sống người dân; đồng thời tạo môi trường xã<br /> hội thuận lợi cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách cũng như thực<br /> hiện công tác tổ chức, quản lý đối với một nghề vẫn còn mới trong danh mục nghề nghiệp ở<br /> nước ta. Truyền thông phải đóng góp tích cực vào việc truyền đạt, giải thích, hướng dẫn việc<br /> thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, nó<br /> cũng phải góp phần tích cực vào việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn; động viên<br /> những người làm công tác xã hội giống những người “làm dâu trăm họ” yêu những công việc<br /> đời thường và yêu những “mảnh đời lang thang cơ nhỡ” cần được xã hội trợ giúp.<br /> Truyền thông đặc biệt nhấn mạnh vào nhóm yếu thế, thân chủ của công tác xã hội<br /> không ỷ nại trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng, nhân viên công tác xã hội mà<br /> chủ động hợp tác, gắn bó với nhân viên công tác xã hội để tìm ra và thực hiện các giải pháp<br /> vượt qua khó khăn, tự vươn lên thoát khỏi hoàn cảnh của mình.<br /> Thông qua các mục tuyên truyền, giáo dục, thông tin có chọn lọc, trao đổi ý kiến, kinh<br /> nghiệm về các khâu công tác xã hội, thông tin, truyền thông cần góp phần phát hiện, biểu<br /> dương điển hình, nhân tố mới; đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực trong công tác xã hội.<br /> Truyền thông về công tác xã hội cần định hướng được dư luận xã hội quan tâm, hiểu<br /> rõ hơn và ủng hộ hơn nữa với nghề công tác xã hội; hơn thế còn lôi cuốn ngày càng nhiều<br /> người thuộc các tầng lớp dân cư khác nhau tích cực thực hiện công tác xã hội dưới các hình<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 365<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> thức dịch vụ xã hội hoặc hoạt động công ích, không vụ lợi và tạo được mạng lưới bảo đảm xã<br /> hội sâu rộng trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.<br /> 4. Truyền thông trong công tác xã hội ngày càng được nâng cao, đổi mới về nội<br /> dung, cách thức và phương pháp hoạt động<br /> Nội dung truyền thông về công tác xã hội ngày càng được đổi mới trên cơ sở bám sát<br /> đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt liên quan đến công tác xã<br /> hội để xác định trọng tâm của các sản phẩm thông tin và truyền thông nhằm triển khai thực<br /> hiện thông tin “đi trước một bước” đối với việc thực hiện mỗi phương hướng, nhiệm vụ phát<br /> triển mạng lưới công tác xã hội của đất nước.<br /> Truyền thông trong công tác xã hội hiện nay có sự liên kết thông tin về các lĩnh vực<br /> kinh tế, luật pháp, đối ngoại, văn hóa<br /> Công tác truyền thông này nhận được sự đồng thuận cao của xã hội bởi nó tạo ra<br /> phông thông tin tổng hợp có chất lượng cao, hạn chế những tác động của mặt trái kinh tế thị<br /> trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và thúc đẩy phát triển lĩnh vực công tác<br /> xã hội một cách bền vững.<br /> Sự tác động của truyền thông đến lĩnh vực công tác xã hội không diễn ra đơn lẻ, mà<br /> thông qua sự phối hợp hoặc kết nối thông tin, truyền thông về các lĩnh vực khác, nhất là an<br /> sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế, luật pháp. Thông qua đó truyền thông về công tác xã<br /> hội mới đi sâu, len lỏi vào đời sống, sinh hoạt thường nhật của người dân. Công tác xã hội cần<br /> thông tin về các lĩnh vực an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế, luật pháp để xử lý các tình<br /> huống xã hội diễn biến nhanh, phức tạp. Truyền thông về lĩnh vực công tác xã hội, một mặt,<br /> tổng hợp được các loại thông tin đó để thúc đẩy phát triển lĩnh vực công tác xã hội; mặt khác,<br /> thông qua các loại thông tin này, sức tác động của thông tin, truyền thông đến lĩnh vực công<br /> tác xã hội sẽ sinh động, sâu sắc hơn./.<br /> 4. Tài liệu tham khảo<br /> [1]. GS.TS Lê Thị Quý, Báo cáo đề tài khoa học: “Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên<br /> cứu gia đình Việt Nam đến năm 2020”<br /> [2]. PGS.TS Nguyễn An Lịch, Giáo trình nhập môn Công tác Xã hội, Nhà xuất bản<br /> Lao động, 2013<br /> [3]. TS. Bùi Thị Xuân Mai, Nhập môn Công tác xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã<br /> hội, 2010.<br /> [4]. Trần Hậu Thái dịch, Truyền thông đại chúng - Những kiến thức cơ bản, Nhà xuất<br /> bản Thông tấn, 2004<br /> [5]. ThS. Đặng Vũ Cảnh Linh – Truyền thông truyền thống và những thách thức, Tạp<br /> chí Truyền thống và Phát triển, số 8/ 2014.<br /> Abstract: On the estimation basis of communication media development as well as<br /> diversity in the information exchange methods and its roles in current situational context, this<br /> article confirmed the need of information and communication media attached to social work<br /> operation. Social work operation is still regarded as a "strange" and "young" career in<br /> Vietnam, however its roles in curent social development are not denied.<br /> <br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 366<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> The integration of the activities of social work with the media activities showed<br /> remarkably effective in attaching social work in people's lives, bring social services to<br /> promote the role and importance of her in solving the urgent problems of the society but not a<br /> science, a profession that can be replaced. Therefore, enhancing the role of the media in<br /> social work is becoming more urgent and necessary.<br /> Keywords: Communication, social work, orientation of public opinion…v/v.<br /> <br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 367<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2