intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú Bình Thuận

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 287 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ BÌNH THUẬN Huỳnh Hữu Nguyên - Nguyễn Xuân Viễn Trường Đại học Phan Thiết Nhiêu Vũ Phương Ban quản lý khu bảo tồn biển Hòn Cau Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bằng việc sử dụng tổng hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả phân tích dữ liệu thu thập từ khảo sát 270 giám đốc, phó giám đốc, người được ủy quyền giữ công tác lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cho thấy có 5 trong 7 yếu tố được phân tích có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú với mức độ ảnh hưởng giảm dần, đó là: Nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng; Hình ảnh thương hiệu; Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và Cạnh tranh về giá. Từ khóa: Du lịch, Dịch vụ lưu trú, Năng lực cạnh tranh, Doanh nghiệp du lịch, tỉnh Bình Thuận. THE COMPETITIVENESS OF ACCOMMODATION SERVICE BUSINESSES IN BINH THUAN PROVINCE Abstract The study was conducted with the aim of determining the main factors affecting the competitiveness of accommodation service businesses in Binh Thuan province. By using a combination of both qualitative and quantitative research methods, the results of data analysis collected from a survey of 270 directors and deputy directors, persons authorized to lead and manage the business shows that 5 out of 7 analyzed factors have a positive influence on the competitiveness of accommodation service businesses with decreasing influence, that is: Human resources; The infrastructure; Brand image; Product quality, service and price competition. Keywords: Tourism, Accommodation Services, Competitiveness, Tourism Enterprises, Binh Thuan.
  2. 288 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 1. Giới thiệu Năng lực cạnh tranh (NLCT) của ngành và doanh nghiệp là một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế học và nghiên cứu kinh doanh. Đối với ngành du lịch, khả năng cạnh tranh quốc tế của lĩnh vực dịch vụ chỉ mới được một số nhà nghiên cứu quan tâm gần đây và đặc biệt tập trung vào các điểm đến du lịch hay ngành công nghiệp khách sạn (Vengesayi, 2003; Dwyer và cộng sự, 2003; Wilde và cộng sự, 2008; Hassan, 2000; Craigwell, 2007). Khi ngành du lịch nói chung và lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng tiếp tục phát triển thịnh vượng trong sự phát triển của kinh tế toàn cầu thì sự cạnh tranh cho dù là trong nước hay quốc tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng trở nên gay gắt hơn. Khi đó, việc sở hữu năng lực cạnh tranh tốt sẽ là lợi thế và chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp ổn định hoạt động và phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, việc đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch không phải là một nhiệm vụ đơn giản, vì nó liên quan đến việc xem xét và tích hợp hiệu quả nhiều yếu tố khác nhau trong nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cả kinh tế, môi trường, xã hội, văn hóa và chính trị (Ritchie & Crouch, 2003). Dưới gốc độ cạnh tranh của ngành du lịch, Gooroochurn và Sugiyarto (2005), phương pháp giám sát năng lực cạnh tranh được áp dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch, đây là phương pháp được xây dựng từ sự phối hợp nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu Du lịch và Lữ hành Nottingham’s Christel DeHaan (TTRI) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) với tám chỉ số riêng biệt, mỗi chỉ số tập trung vào một khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch và môi trường hoạt động cho hoạt động và doanh nghiệp du lịch, đó là các chỉ số về: Con người du lịch, Cạnh tranh về giá, Phát triển cơ sở hạ tầng, các chỉ số liên quan đến Sinh thái (môi trường), Tiến bộ công nghệ, Nguồn nhân lực, chỉ số Mở cửa thị trường và chỉ số Phát triển xã hội; Nghiên cứu của Review và cộng sự (2013) cho rằng NLCT của các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như Chất lượng dịch vụ, Giá, Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra, Vấn đề môi trường, Các vấn đề xã hội và an ninh; Trong một nghiên cứu của Henry Tsai và cộng sự (2009), NLCT của điểm đến và khách sạn chịu sự tác động của các yếu tố như Nguồn nhân lực, Trình độ giáo dục, đào tạo, Kỹ thuật, Chiến lược, Năng suất, Vốn, Hình ảnh thương hiệu, Chiến lược liên minh, Thỏa mãn khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, Chi phí hoạt động môi trường, Điều kiện thị trường, Điều kiện nhu cầu, Tiếp thị, Giá cả, Đặc tính vật chất, Quản lý quá trình. Tại Việt Nam, Trần Bảo An và cộng sự (2012) xác định rằng NLCT của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như uy tín hình ảnh của khách sạn, các phối thức marketing của khách sạn, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức và phục vụ khách của khách sạn; Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Cao Trí (2011) đánh giá thực trạng chung về NLCT của các doanh nghiệp du lịch tại Tp.HCM đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp bao gồm: Cơ sở vật chất; Tổ chức quản lý; Hệ thống thông tin; Nhân sự; Thị trường; Marketing; Vốn; Tình hình cạnh tranh nội bộ ngành; Chủ trương, chính sách và Các bài học thành công. Mặc dù, các nghiên cứu đã được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 289 nhiên việc tiếp cận và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch theo lĩnh vực và loại hình kinh doanh vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Trong phạm vi nghiên cứu của nhóm tác giả vẫn chưa phát hiện nghiên cứu nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ lưu trú ngay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng kinh tế Nam bộ, những năm gần đây, du lịch đang trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn với sự tăng trưởng 15%/năm và đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh nhà. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã tác động tiêu cực tới ngành du lịch với sự sụt giảm mạnh lượng khách quốc tế cũng như trong nước. Theo số liệu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh ước đón khoảng 1.750.000 lượt khách (đạt 36,8% kế hoạch, tăng 1,13% so với cùng kỳ 2020); doanh thu từ hoạt động du lịch khoảng 3.700 tỷ đồng (đạt 29,3 % kế hoạch, giảm 2,1% so với cùng kỳ 2020). Toàn tỉnh hiện có 580 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 16.423 phòng. Đã xếp hạng 71 cơ sở lưu trú, với 5.440 phòng, trong đó đạt tiêu chuẩn 5 sao 03 cơ sở, với 357 phòng; đạt tiêu chuẩn 4 sao có 27 cơ sở, với 3.018 phòng; 3 sao có 16 cơ sở, với 1.214 phòng; 2 sao có 16 cơ sở, với 654 phòng; 1 sao có 09 cơ sở, với 197 phòng; loại hình khách sạn 184 cơ sở, với 6.312 phòng; nhà nghỉ 220 cở sở, với 3.208 phòng; nhà ở có phòng cho thuê 99 cơ sở, với 1.272 phòng; bãi cắm trại du lịch 01 cơ sở, với 50 phòng; căn hộ 01 cơ sở với 56 phòng. Ngoài ra, còn có 557 căn hộ và 315 biệt thự. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có khoảng 65% cơ sở lưu trú hoạt động đón khách, các cơ sở lớn hoạt động cầm chừng, công suất phòng bình quân chỉ đạt từ 10 - 20%, chủ yếu khách du lịch nội địa vào hai ngày cuối tuần và dịp lễ, tết. Sự sụt giảm đáng kể lượng khách du lịch đến nghỉ dưỡng tại các cơ sở lưu trú cho thấy ngành du lịch Bình Thuận nói chung không chỉ chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 mà còn từ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác, đặc biệt là sự phát triển của các điểm đến du lịch mới trong những năm qua. Cho nên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học và thực tiễn. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh được bắt đầu bằng công trình nghiên cứu cụ thể về năng lực cạnh tranh của các quốc gia của Porter (1980), theo đó năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là khả năng một quốc gia đạt được hoặc duy trì một vị trí thuận lợi so với các quốc gia khác trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt, các yếu tố thúc đẩy quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia chính là các công ty trong nước cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế chứ không phải các quốc gia. Ở cấp độ công ty, năng lực cạnh tranh vẫn là một khái niệm khó và vẫn chưa được định nghĩa chính xác trong các bối cảnh khác nhau. D'Cruz & Rugman (1992) cho rằng khả năng cạnh tranh của một công ty là khả năng thiết kế, sản xuất và tiếp thị sản phẩm của mình vượt trội so với những sản phẩm do đối thủ cạnh tranh cung cấp, xem xét cả hai yếu tố gồm giá và phi giá. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
  4. 290 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA còn được xem là liên quan đến các yếu tố năng suất, hiệu quả và lợi nhuận như một phương tiện để đạt được mức sống cao hơn và tăng phúc lợi xã hội (Huggins, 2000). Theo Tefertiller & Ward (1995), khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp liên quan đến việc tăng năng suất và kéo theo sự khác biệt về chất lượng, giá cả tương đối, chi phí sản xuất và phân phối, khả năng tiếp thị và hiệu quả của hệ thống tiếp thị và phân phối hỗ trợ. Đối với ngành du lịch, khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, Vengesayi (2003) cho rằng khi đề cập đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch, cần liên kết nó với kinh tế, tiếp thị, quản lý, giá cả, chất lượng và sự hài lòng khách hàng… và nó gắn liền với sự thịnh vượng kinh tế của dân số của địa phương; Nó còn là là khả năng tạo ra lợi nhuận từ lưu lượng khách du lịch bằng cách tạo ra và mang lại giá trị gia tăng cho khách du lịch thông qua sự phối hợp hiệu quả của các yếu tố khác nhau trong một khung thời gian dài hơn (Hassan, 2000). Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một khái niệm đa chiều, nó cần sự tổng hợp từ nhiều yếu tố cấu thành. Do đó, các doanh nghiệp cần thông qua các yếu tố khác nhau để nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo 2.2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết Dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, các kết quả trong các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước có mục tiêu nghiên cứu tương đồng và qua tham vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm cũng như thâm niên điều hành, quản lý trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết cho đề tài gồm các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp, đó là: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Nguồn nhân lực; (3) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (4) Cạnh tranh về giá; (5) Hình ảnh thương hiệu; (6) Năng lực marketing; (7) Tổ chức quản lý. Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, các kết quả trong các nghiên cứu thực nghiệm của Craigwell (2007), Review và cộng sự (2013), Henry Tsai và cộng sự (2009), Williams & Lesley Hare (2012), Nguyễn Cao Trí (2011), Trần Bảo An và cộng sự (2012) và ứng với mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu gồm: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được cho là có ảnh hưởng thuận chiều với NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Mô hình nghiên cứu đề nghị của đề tài được trình bày như Hình 1 bên dưới như sau:
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 291 Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.2.2 Thang đo Thông qua lý thuyết nền về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các thang đo trong các nghiên cứu trước có mục tiêu nghiên cứu tương đồng và qua tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các thang đo chính thức được tổng hợp trong Bảng 1 bên dưới như sau: Bảng 1. Thang đo chính thức Mã hóa Nội dung biến Nguồn Thang đo “Cơ sở hạ tầng” D’Cruz & Rugman (1992); Trần Bảo An HT1 Hạ tầng kiến trúc của doanh nghiệp tốt. và cộng sự (2012) Các ký hiệu, biểu tượng, tạo tác về kiến D’Cruz & Rugman (1992); Trần Bảo An HT2 trúc của doanh nghiệp hấp dẫn và thu hút. và cộng sự (2012) Cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh D’Cruz & Rugman (1992); Trần Bảo An HT3 nghiệp tốt. và cộng sự (2012) Chi phí đầu tư cho hạ tầng kiến trúc, cơ D’Cruz & Rugman (1992); Trần Bảo An HT4 sở vật chất của doanh nghiệp luôn đảm và cộng sự (2012) bảo.
  6. 292 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Thang đo “Nguồn nhân lực” Nguồn nhân lực đảm bảo các kỹ năng cho Report (1985); Vesna NNL1 hoạt động du lịch. và cộng sự (2011) Nguồn nhân lực đã qua đào tạo về kỹ Report (1985); Vesna NNL2 thuật và chuyên môn. và cộng sự (2011) Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên NNL3 Fafchamps (1999); David (2001) hiệu quả. Nguồn nhân lực luôn được đào tạo, bồi Fafchamps (1999); Fântânariu & NNL4 dưỡng kỹ năng và kiến thức. Andra (2011) Thang đo “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ” Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp Henry Tsai và cộng sự (2009); chuyên SPDV1 cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy gia tín. Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp Henry Tsai và cộng sự (2009); chuyên SPDV2 cung cấp mang nét đặc trưng riêng của du gia lịch Bình Thuận. Các sản sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp Henry Tsai và cộng sự (2009); Levins SPDV3 cung cấp luôn đổi mới. (2000) Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung John H. Dunning & Sarianna M. Lundan SPDV4 cấp rất phong phú, đa dạng. (1993); Mittal và cộng sự (1999) Thang đo “Cạnh tranh về giá” Giá tương xứng với chất lượng sản phẩm, Hean Tat Keh và cộng sự (2007); Dwyer CTG1 dịch vụ cung cấp. & Kim (2003) Giá cả sản phẩm, dịch vụ của doanh Hean Tat Keh và cộng sự (2007); chuyên CTG2 nghiệp luôn có mức chiết khấu theo đối gia. tượng, số lượng khách du lịch. Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh Hean Tat Keh và cộng sự (2007); Dwyer CTG3 nghiệp luôn cạnh tranh so với đối thủ. & Kim (2003) Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh Hean Tat Keh và cộng sự (2007); Henry CTG4 nghiệp rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu Tsai và cộng sự (2009) và thu nhập của từng khách hàng. Thang đo “Hình ảnh thương hiệu”
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 293 Thương hiệu của doanh nghiệp được Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai HATH1 nhiều người biết đến. Trang (2008); Konecnik (2006) Thương hiệu của doanh nghiệp đảm bảo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai HATH2 niềm tin và cảm xúc với khách hàng. Trang (2008); Hosany và cộng sự (2006) Thương hiệu của doanh nghiệp được xây HATH3 Porter & Ketels (2003) dựng và quản lý bài bản. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Thương hiệu doanh nghiệp thân thiện với HATH4 Trang (2008); Baloglu & McCleary môi trường. (1999) Các thành phần chính trong thương hiệu Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai HATH5 của doanh nghiệp rất thu hút và dễ hiểu. Trang (2008); Clifton & Simons (2003) Thang đo “Năng lực marketing du lịch” Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt Henry Tsai và cộng sự (2009); Nguyễn NLM1 với biến động của môi trường và đối thủ Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang cạnh tranh. (2008) Chiến lược phát triển các hoạt động Ray Pine & Paul Phillips (2005); Keh và NLM2 marketing du lịch của DN luôn phát huy cộng sự (2007) hiệu quả. Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu Henry Tsai và cộng sự (2009); Nguyễn NLM3 khách hàng của doanh nghiệp luôn đảm Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang bảo. (2008) Henry Tsai và cộng sự (2009); Nguyễn Chất lượng mối quan hệ của doanh NLM4 Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang nghiệp với khách hàng luôn đảm bảo. (2008) Thang đo “Năng lực quản lý” Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hoạt Porter (1980); Nguyễn Thành Long NLQL1 động hiệu quả. (2016) Doanh nghiệp hoạch định được các chiến Porter (1980); Nguyễn Thành Long NLQL2 lược, kế hoạch phát triển kinh doanh tốt. (2016) Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự Porter (1980); Nguyễn Thành Long NLQL3 luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động dịch (2016) vụ. NLQL4 Doanh nghiệp tổ chức được các liên Hwang & Chang (2003); Pine & minh, hợp tác tốt với các đối tác trong và
  8. 294 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA ngoài tỉnh. Phillips (2005) Thang đo “Năng lực cạnh tranh” Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm NLCT1 Li (2011); Hassan (2000) gia tăng vị trí, hình ảnh trên thị trường. Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm NLCT2 gia tăng khả năng mở rộng và phát triển Li (2011); Hassan (2000) thị phần. Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm NLCT3 gia tăng hiệu quả về mặt tài chính và sự Li (2011); Hassan (2000) phát triển bền vững trong tương lai. Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước và tham vấn ý kiến chuyên gia. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng tổng hợp hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lương. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiên trong giai đoạn nghiên cứu tổng quát thông qua phương thức tham vấn ý kiến 10 chuyên gia có kinh nghiệm trong điều hành, quản lý các doanh nghiệm kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ lưu trú cũng như nội dung đo lường cho các khái niệm nghiên cứu mà đề tài sử dụng cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phân tích các dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp và qua email các đối tượng là giám đốc, phó giám đốc hoặc người được ủy quyền tham gia nhiệm vụ quản lý và điều hành các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo Hair và cộng sự (2010), khi đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kích thước mẫu tối thiểu cần có để đáp ứng yêu cầu của phân tích phải theo tỷ lệ 5:1 (5 đối tượng khảo sát cho 1 biến quan sát). Đề tài có tất cả 32 biến quan sát (29 biến quan sát đo lường cho 7 yếu tố độc lập và 3 biến quan sát đo lường cho yếu tố phụ thuộc) nên kích thước mẫu tối thiểu mà nghiên cứu cần đáp ứng là 160. Để đảm bảo kích thước mẫu nghiên cứu đáp ứng được các yêu cầu của phân tích cũng như khắc phục những sai sót trong quá trình lấy mẫu, nghiên cứu quyết định tiến hành khảo sát 270 đối tượng khảo sát. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Kết quả nghiên cứu Kiểm định độ tin cậy các thang đo dùng trong nghiên cứu thông qua hệ số Alpha cho thấy các thang đo dùng trong nghiên cứu đều có hệ số Alpha tổng lớn hơn 0,6; các biến quan sát trong các thang đo đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 ngoại trừ biến quan sát: HATH3 với hệ số tương quan biến - tổng bằng: 0,037. Do đó, biến quan sát này sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo Hình ảnh thương hiệu để đảm bảo độ tin cậy cần thiết cho thang đo này
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 295 trước khi tiến đến bước phân tích EFA tiếp theo (Hair và cộng sự, 2010). Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sau khi đã loại biến HATH3 được trình bày trong Bảng 1 bên dưới như sau: Bảng 2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Số biến Hệ số Alpha Hệ số tương quan biến Thang đo quan sát tổng thang đo – tổng Cơ sở hạ tầng 4 0,863 0,639 – 0,782 Nguồn nhân lực 4 0,891 0,691 – 0,82 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 4 0,815 0,628 – 0,721 Cạnh tranh về giá 4 0,764 0,514 – 0,667 Hình ảnh thương hiệu 4 0,823 0,617 – 0,673 Năng lực marketing 4 0,792 0,543 – 0,633 Tổ chức quản lý 4 0,838 0,652 – 0,69 Năng lực cạnh tranh 3 0,877 0,742 – 0,783 Nguồn: Tính toán của tác giả Về kết quả phân tích nhân tố khám phá cho 31 biến quan sát còn lại đo lường cho 7 yếu tố độc lập (Bảng 3) cho thấy tại giá trị Eigenvalue bằng 1,508, phân tích EFA rút trích được 7 nhân tố với phương sai trích khi phân tích nhân tố bằng 67,525%, các biến quan sát trong 7 nhân tố được trích đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 và đạt yêu cầu của kiểm định này. Bảng 3. Kết quả EFA cho các yếu tố độc lập Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Biến quan sát tố tố tố tố tố tố tố 1 2 3 4 5 6 7 NNL2 0,902 NNL1 0,896 NNL4 0,840 NNL3 0,810 CSHT3 0,872 CSHT4 0,866 CSHT2 0,823 CSHT1 0,794 NLQL2 0,833 NLQL3 0,826
  10. 296 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA NLQL1 0,807 NLQL4 0,806 HATH5 0,815 HATH1 0,801 HATH2 0,797 HATH4 0,755 SPDV1 0,844 SPDV3 0,817 SPDV4 0,796 SPDV2 0,679 NLM1 0,799 NLM2 0,795 NLM4 0,783 NLM3 0,739 CTG3 0,832 CTG4 0,755 CTG1 0,730 CTG2 0,730 Eigenvalue 4,048 3,055 2,816 2,719 2,456 2,305 1,508 Phương sai trích 14,456 25,366 35,423 45,133 53,905 62,137 67,525 (%) KMO 0,719 Chi-square 3426,48 Kiểm định Bartlett df 378 Sig. 0,000 Nguồn: Tính toán của tác giả Về kết quả phân tích nhân tố khám phá cho 3 biến quan sát của yếu tố Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (Bảng 4) cho thấy tại giá trị Eigenvalue bằng 2,413, phân tích EFA rút trích được 1 nhân tố với phương sai trích bằng 80,435%, các biến quan sát trong nhân tố được trích đều có hệ số tải lớn hơn 0,8 và đạt yêu cầu của kiểm định này.
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 297 Bảng 4. Kết quả EFA cho yếu tố phụ thuộc KMO 0,74 Chi-square 399,302 Kiểm định Bartlett df 3 Sig. 0,000 Eigenvalue 2,413 Phương sai trích (%) 80,435 Nhân tố Hệ số tải NLCT1 0,907 NLCT2 0,9 NLCT3 0,883 Nguồn: Tính toán của tác giả Tóm lại, sau khi phân tích nhân tố khám phá cho thấy các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình đều đạt giá trị hội tụ, giá trị phân biệt cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo. Về kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả phân tích hồi quy từ 255 phiếu trả lời khảo sát hợp lệ trong 265 phiếu khảo sát thu về cho thấy có 5 trong 7 yếu tố độc lập được phân tích có ảnh hưởng tuyến tính đến biến phụ thuộc của mô hình là Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, bao gồm: Nguồn nhân lực (F_NNL); Cơ sở hạ tầng (F_CSHT); Hình ảnh thương hiệu (F_HATH); Chất lượng sản phẩm, dịch vụ (F_SPDV) và Cạnh tranh về giá (F_CTG). Hệ số hồi quy chuẩn hóa của 5 biến này cho thấy chúng có ảnh hưởng tích cực đến Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Từ kết quả này, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận; các giả thuyết H6, H7 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong Bảng 5 bên dưới như sau: Bảng 5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Hệ số hồi Hệ số hồi quy Thống kê đa quy chuẩn T Sig. chưa chuẩn hóa cộng tuyến Mô hình hóa Độ lệch Dung B Beta VIF chuẩn sai Hằng số -2,246 0,332 -6,761 0,000 1 F_NNL 0,277 0,042 0,236 6,656 0,000 0,959 1,043
  12. 298 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA F_CSHT 0,463 0,035 0,467 13,277 0,000 0,975 1,025 F_NLQL 0,001 0,037 0,001 0,018 0,985 0,983 1,018 F_HATH 0,219 0,048 0,173 4,554 0,000 0,839 1,192 F_SPDV 0,315 0,047 0,252 6,662 0,000 0,847 1,180 F_NLM 0,000 0,033 0,001 0,014 0,989 0,978 1,022 F_CTG 0,335 0,028 0,435 12,106 0,000 0,937 1,067 a. Biến phụ thuộc: NLCT Nguồn: Tính toán của tác giả 4.2 Thảo luận Kết quả nghiên cứu cho thấy khi yếu tố Nguồn nhân lực thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố còn lại không đổi thì NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng thay đổi cùng chiều 0,236 đơn vị; khi yếu tố Cơ sở hạ tầng thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố còn lại không đổi thì NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng thay đổi cùng chiều 0,467 đơn vị; khi yếu tố Hình ảnh thương hiệu thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố còn lại không đổi thì NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng thay đổi cùng chiều 0,173 đơn vị; khi yếu tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố còn lại không đổi thì NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng thay đổi cùng chiều 0,252 đơn vị; khi yếu tố Cạnh tranh về giá thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố còn lại không đổi thì NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng thay đổi cùng chiều 0,435 đơn vị. Kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng nhất định đối với các nghiên cứu của D’Cruz & Rugman (1992); Trần Bảo An và cộng sự (2012); Report (1985); Vesna và cộng sự (2011); Fafchamps (1999); David (2001); Henry Tsai và cộng sự (2009); Hean Tat Keh và cộng sự (2007); Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008); Porter (1980). 5. Kết luận và kiến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với mức độ ảnh hưởng giảm dần, lần lượt như sau: Cơ sở hạ tầng; Cạnh tranh về giá; Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Nguồn nhân lực; Hình ảnh thương hiệu. Phương trình hồi quy chuẩn hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Bình Thuận được trình bày như sau: Năng lực cạnh tranh = 0,467*Cơ sở hạ tầng + 0,435*Cạnh tranh về giá + 0,252*Chất lượng sản phẩm, dịch vụ + 0,236*Nguồn nhân lực + 0,173* Hình ảnh thương hiệu.
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 299 Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cần dành nhiều sự quan tâm đầu tiên đến việc xây dựng các chính sách, chiến lược phù hợp xoay quanh các yếu tố này. Đối với yếu tố Cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cần tích cực trong việc hoàn thiện và nâng cao hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật trong doanh nghiệp, tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và kịp thời khắc phục các sự cố, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị luôn trong điều kiện hoàn hảo và sẵn sàng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần trích lập một khoản dự phòng kinh phí để phục vụ công tác tu sửa, xây mới các hạ tầng kiến trúc mới hấp dẫn và thu hút hơn nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh tốt hơn cho doanh nghiệp. Đối với yếu tố giá sản phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách giá hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp để vừa nâng cao sự hài lòng của khách hàng vừa đảm bảo nguồn thu nhập cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp; Chính sách giá cũng cần linh hoạt và phù hợp với nhu cầu, thu nhập của từng khách hàng và đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn; Thường xuyên có những chương trình khuyến mãi thật hấp dẫn dành cho các đối tượng du khách, đặc biệt là những du khách lưu trú với thời gian dài, áp dụng chính sách giá linh hoạt trên các kênh đặt phòng trực tuyến: giảm giá ở những thời điểm công suất thấp để thu hút khách và nâng giá ở những thời điểm công suất cao hoặc giai đoạn cao điểm để tối đa hóa doanh thu và để bù lại mức giá đã giảm cho giai đoạn thấp điểm. Đối với yếu tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, việc đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ là một mấu chốt quan trọng giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trên thị trường, do đó các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh cần tập trung nhiều hơn nữa trong khâu xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương nhằm tạo ra tính đặc trưng, độc quyền cho các sản phẩm và doanh nghiệp, mang lại lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp. Trong công tác này, vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ phải được các nhà quản trị của các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì đây là vấn đề cốt lõi và quan trọng bậc nhất trong ngành dịch vụ nói chung và lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng. Đối với yếu tố Nguồn nhân lực, một chiến lược quản lý và sử dụng con người hiệu quả trong doanh nghiệp sẽ mang lại các kết quả tích cực cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiệu quả này được tối ưu thì nội tại của nguồn lực phải được ổn định và phù hợp với các chính sách nhân sự trong doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ phù hợp cho nhu cầu công việc trong doanh nghiệp luôn là một quá trình dài hơi và tốn nhiều công sức từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo. Cho nên, lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn cần phối hợp tốt hơn với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn để có thể thu hút tốt hơn các nhân sự phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cơ hội được đào tạo và nâng cao trình độ và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc.
  14. 300 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Đối với yếu tố Hình ảnh thương hiệu, trong xu thế cạnh tranh và toàn cầu hóa nền du lịch, việc khách hàng lựa chọn một doanh nghiệp để được đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn là điều hoàn toàn không khó. Khi đó, bên cạnh các yếu tố như sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất hay cả giá thành sản phẩm thì yếu tố hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn là một trong những yếu tố mang lại lợi thế cho chính doanh nghiệp đó. Việc định hình thương hiệu trong tâm trí khách hàng cũng là một quá trình lâu dài với sự tổng hợp của nhiều thành phần. Do vậy mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa trong khâu xây dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau với nhiều phương thức khác nhau đi kèm với những ưu điểm nổi bật của doanh nghiệp. Đây là kênh thông tin hiệu quả để khách hàng quyết định lựa chọn doanh nghiệp mà họ muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tài liệu tham khảo Baloglu, S., & McCleary, K. (1999). I shape for the formation of the image of a destiny. Journal of Tourism Research in Spanish, 1(2), 325-355. Clifton R. & Simons J. (2003). Brand and branding. Profile Books Ltd. Craigwell, R. (2007), Tourism Competitiveness in Small Island Developing States. South Asia: Research Paper No. 2007/19. D’Cruz, J. & Rugman, A. (1992), New Concepts for Canadian Competitiveness, Canada: Kodak. David, F. (2001), Strategic Management, Concepts (8th edn). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. Dunning, J. H., (1993), Multinational Enterprises and the Global Economy, Wokingham, England: Addison – Wesley Publishing Company. Dwyer, L., & Kim, C. (2003), Destination competitiveness: Determinants and indicators by current issues. Current Issues in Tourism, 6(5), 369–414. Fafchamps, M. (1999), Ethnicity and Credit in African Manufacturing, Mimeo, Stanford University. Fântânariu & Andra, S. (2011). Human Resources - The Premise of The Tourist Activity Competitive. Social Science Research Network, Aug 2011. Gooroochurn, N., & Sugiyarto, G.( 2005). Competitiveness indicators in the travel and tourism industry. Tourism Economics, 11(1), 25-43. Hair J., Black W., Babin B., and Anderson R. (2010), Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River, New Jersey: Prentice- Hall. Hassan, S. (2000). Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industry. Journal of Travel Research, 38(3), 239-245.
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 301 Hosany, S., Ekinci, Y., & Uysal, M. (2006), Destination image and destination personality: an application of branding theories to tourism places, Journal of Business Research, Vol. 59, 638–642. Huggins, R. (2000). An index of competitiveness in the UK: Local, regional and global analysis. In L. Lloyd-Reason & S. Wall (Eds.), Dimensions of competitiveness: Issues and policies. Cheltenham, UK: Edward Elgar Publishing, Limited. Hwang, S. N., & Chang, T. Y. (2003). Using data envelopment analysis to measure hotel managerial efficiency change in Taiwan. Tourism Management, 24(4), 357-369. Keh H. T., Nguyen Thi Tuyet Mai & Nguyen H. P. (2007), The effect of entrepreneurial orientation and marketing information on the performance of SMEs, Journal of Business Venturing, 22: 592–611. Konecnik Maja (2006). Croatian-based brand equity for Slovenia as a tourism destination. Journal of Economic and Business Review for Central and South-Eastern Europe, 8(1), February. Levins, R. A. (2000). A New Generation of Power. Choices, Second Quarter: 43 – 46. Li, V., 2011. The methodology to assess the competitiveness of real estate developers in China. Queensland University of Technology. Mittal, V., Kumar, P., & Tsiros, M. (1999). Attribute- level performance, satisfaction, and behavioral intentions over time: A consumption-system approach. Journal of Marketing, 63(2), 88-101. Nguyễn Cao Trí (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch TP. HCM đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế – Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Năng lực động của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí phát triển kinh tế, số 17, 2–6. Nguyễn Thành Long (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM , Số 12 (1) 2017. Pine, R., & Phillips, P. (2005), Performance compar isons of hotels in China, International Journal of Hospitality Management, 24(1), 57–73. Porter M. (1980), Chiến lược cạnh tranh, Nxb. Trẻ, TP. HCM. Porter, M. E. & Ketels, H. M. C. (2003), UK competitiveness: Moving to the next stage, s.l.:DTI economics Paper 3. London: Department of Trade and Industry. Report, A., (1985), Report from the Select Committee of the House of Lords on Overseas Trade, London: HMSO.
  16. 302 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Review, C. B., Assistant, S., & Dubrovnik, B. E. (2013). Competitiveness of Travel Agencies in the European. Tourism Market, 12(4), 278–286. Ritchie, J. & Crouch, G. (2003). The Competitive Destination: A Sustainable Tourism Perspective. CABI Publishers, Wallingford, UK. Tefertiller, K. R., & Ward, R. W. (1995). Revealed comparative production advantage: Implications for competitiveness in Florida’s vegetable industry. Agribusiness, 11(2), 105-115. Trần Bảo An và cộng sự (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, 72B(3), 9-18. Tsai, H., Song, H., & Wong, K. K. F., (2009), Tourism and Hotel Competitiveness Research, Journal of Travel & Tourism Marketing, 26(5–6), 522–546. Vengesayi S. (2003): A conceptual model of tourism destination competitivness and attractivness, ANZMAC Conference Proceedings, Adelaide, pp. 637-647. Vesna, J M., Sonja J. & Bojan K. (2011). Human resources in tourism as a factor of its employment and competitiveness growth comparative analysis of serbia and surrounding countries. Series: Economics and Organization, 8(4), 433-445. Wilde S., Cox C. (2008): Principal factors contributing to the competitiveness of tourism destinations at varying stages of development, Conference proceedings paper, Cauthe. Williams, D., & Hare, L., (2012), Competitiveness of Small Hotels in Jamaica: An Exploratory Analysis: EBSCO host, Journal of Eastern Caribbean Studies, 37(December), 71–96.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2