intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam trong tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Phần 2

Chia sẻ: Minh Tuyết | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích thực trạng đầu tư nước ngoiaf ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó thấy được những tác động của nó đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, để có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam trong tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Phần 2

  1. III. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VÓI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ở VIỆT NAM Việc thu hút được các nguồn vô"n FDI trong những năm qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nưốc của Việt Nam, nhất là trong hai thập niên đầu của thê kỷ XXL Khu vực kinh tế có vô'n đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng động và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dưới đây nêu một sô" vai trò của FDI trong nền kinh tế Việt Nam thông qua tác động của nó đến sản lượng, vô"n đầu tư, chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại... 1. Đóng góp của FDI vào tăng sản lượng của nền kinh tế Một trong những tác động quan trọng nhất của FDI là đóng góp của nó vào sản lượng và do đó đến tăng trưởng của nền kinh tế nước chủ nhà. Tác động này còn quan trọng hơn đốỉ vối các nước đang phát triển hỏi các nước này thường coi FDI là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh. ở Việt Nam, trong những năm qua, một lượng vốn FDI đáng kể chảy vào đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế, những đóng góp của FDI đến sản lượng và tăng trưởng kinh tế là không thể phủ nhận và đưỢc nhiều văn 94
  2. kiện của Đảng, Chính phủ và báo chí thừa nhận\ Những đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đốì với nền kinh tê Việt Nam có thể nhìn nhận thông qua đóng góp của nó vào GDP, sản lượng ngành công nghiệp trong so sánh vối các thành phần kinh tế trong nưâc khác như kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân. B ảng 2.4. Cơ cấu tổng sản phẩm tro n g nước và tốc độ tăn g trư ở n g theo th à n h p h ần k inh tế Đơn vị: % Trung bình 1991 1995 1999 2003 2007 2011 1990-2011 38,4 40,1 40,4 41,1 35,9 33,0 38,5 KinhẾ nhànước (6,6) (9.4) (2,6) (7,9) (5,9) (4,5) (6.2) Kinh tế ngoài 56,6 53,2 49,2 47,7 46,1 48,0 50,1 nhà nước (4.5) (9.0) (4,2) (6,4) (9,4) (6,8) (6.7) 5,1 6,7 10,4 11,2 16,0 18,9 11,4 Khu vực FDI (14,6) (15,0) (17,6) (9,7) (13,1) (6,3) (12,7) 100 100 100 100 100 100 100 Tổng (5.8) (9,5) (4.8) (7,3) (8.5) (5.9) (7.0) Lưu ý: Số liệu trong ngoặc thể hiện tốc độ tăng trưỏng. Nguồn: Tổng cục Thống kê. 1. Xem Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Dí của Đảng nàm 2001, Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX ngày 27-11-2001, Nghị quyết số 09/2001/NG-CP ngày 28-8-2001 của Chính phủ. 95
  3. Bảng trên đây mô tả cơ cấu tổng sản phẩm xã hội phân theo thành phần kinh tế và tốíc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế qua các năm. Qua đó có thể nhận diện được vai trò và những đóng góp trực tiếp của khu vực kinh tế có vốh đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam. cần lưu ý, đây chỉ là những đóng góp trực tiếp. Vai trò của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đối vối nền kinh tế Việt Nam có thể còn lốn hơn nhiều thông qua những tác động gián tiếp của nó như tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước. Bảng trên cho thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nưốc ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Năm 1991, thành phần kinh tế này mới chỉ đóng góp 5,1% GDP, con số này sau đó tăng lên 11,2% vào năm 2003, 16% vào năm 2007 và đến năm 2011 đã đạt mức 18,9%. Vai trò quan trọng của thành phần kinh tê có vốn đầu tư nước ngoài còn thể hiện qua tốc độ tăng sản lượng của thành phần kinh tế này luôn cao hơn nhiều so với hai khu vực kinh tế trong nước còn lại và so vối mức tăng trưởng chung của cả nước. Năm 1995 là năm cả nước đạt tốc độ tăng trưỏng kinh tế cao 9,54% thì thành phần kinh tế có vốh đầu tư nưốc ngoài tăng 15%; tốc độ này tương ứng là 4,8% và 17,6% năm 1999; 8,5% và 13,1% năm 2007; 5,9% và 6,3% năm 2011. Trong hơn hai mươi năm (1990-2011), tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình của khu vực có vốh đầu tư nưốc ngoài đạt 12,7%/năm so với 6,2 %/năm của khu vực kinh tế nhà nưốc và 6,7 %/năm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. 96
  4. Vì phần lốn vôh đầu tư nưốc ngoài ở Việt Nam tập trung trong ngành công nghiệp nên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ chỗ chiếm 80% trong năm 1988, đến năm 2011 chỉ còn chiếm 22%, công nghiệp - dịch vụ chiếm 78%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốh đầu tư nước ngoài luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực đầu tư nưốc ngoài là 21,7%,trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000, tốc độ này tương ứng là 21,8% và 17,5%. Năm 2005 là 21,2% và 17,1%, năm 2010 là 17,2% và 14,7%. Trong một số ngành công nghiệp, hầu như chỉ có các doanh nghiệp có vốh đầu tư nước ngoài sản xuất (xem bảng 2.5). Bảng 2.5. Đóng góp của khu vực FDI vào sản lượng một số ngành công nghiệp (năm 2002) Ngành công nghiệp Tỷ lệ (%) Khai thác dáu thô và khí gas 100 Máy giặt, tù lạnh 100 Công nghiệp ô tô 96,1 Công nghiệp xe máy 80,3 Sản xuất tỉvi 88 Dẳu thực vật 55,5 Công nghiệp sữa 50,6 Bột giặt 48 Thép 46,2 Nguồn: Lê Văn Chiến: Tác động của FDI đến tăng trưởng kuửi tê'và hội tụ thu nhập của các nưởcASEAN, Luận án tiến sĩ. 97
  5. 2. Đóng góp của FDI vào tiết kiệm và đầu tư Các nưốc đang phát triển thường vướng vào hai loại thiếu hụt là thiếu hụt về vốn đầu tư (do tiết kiệm thấp không đáp ứng được nhu cầu đầu tư) và thiếu hụt về ngoại tệ (do nhập khẩu thường lôn hơn xuất khẩu). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể giúp nước nhận đầu tư giải quyết những khó khăn này bởi các công nghiệp xuyên quốc gia thường có tiềm lực tài chính lớn và có khả năng tiếp cận nguồn vốh vay hay thị trường tài chính dễ dàng hơn. Trong trường hỢp của Việt Nam, trước khi đổi mối, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, mức tiết kiệm trong nước rất thấp. Chúng ta chủ yếu dựa vào các khoản viện trỢ chính thức từ các nước xã hội chủ nghĩa để tài trỢ cho các dự án đầu tư phát triển. Mặc dù không có sô" liệu thống kê đáng tin cậy về tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam trước năm 1986 nhưng vào năm 1990 thì tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam chỉ ở mức 18% GDP'. Tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam trong những năm đó thấp như vậy một phần là do sai lầm trong chính sách của Nhà nưốc; kinh tê tư nhân bị cấm hoạt động trong phần lớn các lĩnh vực kinh tế, nhất là công nghiệp và chỉ được phát triển trong phạm vi kinh tế hộ gia đình; kinh tế vĩ mô không ổn định; hệ thông ngân hàng và thị trường tài chính hoạt động không hiệu quả hoặc chưa tồn tại. Trong hoàn cảnh đó, mồ cửa 1. Số liệu của Tổng cục Thốhg kê, năm 2004. 98
  6. thu hút đầu tư nưốc ngoài được coi là nguồn vốh quan trọng bổ sung cho những thiếu hụt về vốh đầu tư phát triển trong nước. 2.6. Bảng Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (1990-2011) ,, , Đơn vị: Tỷ đồng, giá thực tế 1990 1994 1998 2002 2006 2010 2011 990 1 6 .5 0 0 2 4 .3 0 0 3 4 .7 9 5 6 5 .6 0 4 2 1 4 .5 0 6 2 2 6 .9 0 5 K h u v ự c FDI (13,1% ) (30,4% ) (20,8% ) (17,4% ) (16,2% ) (25,8% ) (25,9% ) 3 .0 4 7 2 0 .7 9 6 6 5 .0 3 4 1 1 4 .7 3 8 1 8 5 .1 0 2 3 1 6 .2 8 5 3 4 1 .5 5 5 N h à nước (40,2% ) (38,3% ) (55,5% ) (57,3% ) (45,7% ) (38,1% ) (38,9% ) Ngoài n h à 3 .5 4 4 1 7 .0 0 0 2 7 .8 0 0 5 0 .6 1 2 1 5 4 .0 0 6 2 9 9 .4 8 7 3 0 9 .3 9 0 n ư đc (46,7% ) (31,3% ) (23,7% ) (25,3% ) (38,1% ) (36,1% ) (35,2% ) 7.581 54.296 117.134 200.145 403.712 830.278 877.850 Tổng (100%) (100%) (100%) (100%) (100%) (100%) (100%) t ’■ Chú ý: Số trong ngoặc thể hiện tỷ lệ phần tràm. Nguồn: Tổng cục Thông kê năm 2005 và năm 2013. Bảng 2.6 thể hiện cơ cấu đầu tư phân theo thành phần kinh tế, qua đó có thể đánh giá đượe tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nưốc ngoài trong nguồn vôh đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Trong toàn thòi kỳ 1990-2011, khu vực có vốn đầu tư nưốc ngoài (FDI) đã đóng góp bình quân 21,4% tổng vốn đầu tư xã hội. Năm cao nhất là năm 1994, khu vực này đóng góp 30,4% tổng vốh đầu tư xã hội. Chia từng giai 99
  7. đoạn nhỏ thì trong giai đoạn 1991-2000, FDI đã bổ sung cho nền kinh tế Việt Nam 20,67 tỷ USD, tương đương 24,32% tổng vô"n đầu tư toàn xã hội, sau đó do vô"n đầu tư phát triển của Nhà nước tăng mạnh nên giai đoạn 2001-2005 khu vực FDI đóng góp 16% vốh đầu tư xã hội. Tỷ lệ này sau đó tăng lên 24,8% trong thời kỳ 2006- 2011. Tính chung cho giai đoạn 2001-2011 thì khu vực doanh nghiệp có vốh đầu tư trực tiếp nưóc ngoài đã đóng góp thêm 69,47 tỷ USD, tương đương 22,75% tổng vô"n đầu tư xã hội. Như vậy, từ khi có chính sách thu hút FDI, khu vực này luôn đóng góp một lượng đáng kể từ 1/5 đến 1/3 nhu cầu đầu tư phát triển cho đất nước. Đây thực sự là con số ấn tượng nếu so sánh với một sô" nước có trình độ phát triển tương đương hoặc cao hơn ta một chút như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, V .V .. 3. Đóng góp của FDI vào ngoại thưoỉng Việt Nam Ngày nay, các lý thuyết về đầu tư nưốc ngoài và thương mại quốc tế đều thống nhất vối nhau một điểm, đầu tư nưốc ngoài sẽ làm tăng hay giảm trao đổi thương mại giữa các nước phụ thuộc rất lốn vào loại hình đầu tư FDI. Với loại hình đầu tư theo chiều ngang, nhà đầu tư nưốc ngoài thành lập công ty ở nước sở tại và sản xuất loại hàng hóa giốhg như hàng hóa được sản xuất bởi công ty mẹ ở chính quốc để phục vụ thị trường tại chỗ. Như vậy, thay vì xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài, công ty này lựa chọn thành lập nhà máy sản xuất để phục vụ thị trường 100
  8. đó và do đó, đầu tư nước ngoài sẽ làm giảm trao đổi hàng hóa giữa nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư. Ngược lại, với hình thức đầu tư theo chiều dọc, công ty xuyên quốc gia sẽ chia quy trình sản xuất ra thành nhiều công đoạn và đặt mỗi công đoạn sản xuất ở một nước để tận dụng lợi thế giá đầu vào như giá nhân công rẻ, giá tài nguyên thiên nhiên rẻ... của nưốc chủ nhà, sau đó, các bộ phận của sản phẩm sẽ được chuyển đến một nhà máy lắp ráp (thường được đặt ở nưốc có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ). Như vậy, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và các bộ phận của thành phẩm sẽ được trao đổi giữa các chi nhánh của công ty ở các nước khác nhau, sau đó thành phẩm lại được xuất ra nhiều thị trường trên thế giới. Vì thế, đây chính là loại hình đầu tư làm tăng thêm kim ngạch trao đổi thương mại giữa các nước, ở Việt Nam tồn tại cả hình thức đầu tư theo chiều dọc lẫn hình thức đầu tư theo chiều ngang nhưng hình thức đầu tư theo chiều dọc chiếm ưu thế hơn, nhất là từ năm 2000 trỏ lại đây\ Điểu này được chứng minh bởi đóng góp của khu vực FDI vào trao đổi thương mại của Việt Nam. Nếu như trưác thời kỳ đổi mối, thương mại quốc tế của Việt Nam chỉ giới hạn trong một số chương trình đổi hàng với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, thuế suất cao và hàng loạt hàng rào phi thuế quan được Nhà nưốc dựng lên 1. Tuy nhiên, do Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ nên các công ty thường chỉ đầu tư dây chuyển lắp ráp sản phẩm ở Việt Nam để tận dụng lợi thế này. 101
  9. khiến trao đổi thương mại vối các nưốc tư bản chủ nghĩa bị hạn chế thì trong thòi kỳ đổi mới ngoại thương của Việt Nam đã gia tăng rất nhanh và trở thành một khu vực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hưống xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình thay đổi đó, khu vực doanh nghiệp có vốh đầu tư nước ngoài là một nhân tố góp phần quan trọng vào thành công của ngoại thương Việt Nam. Bảng 2.7 mô tả thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thòi kỳ đổi mới. Bảng 2.7. Xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Xuất khẩu (Triệu USD) 5.972,0 6.859,4 8.230,9 9.988,1 13.893,4 20.786,8 26.724,0 ( 65, 0%) ( 59, 4%) ( 54, 8%) ( 49, 6%) ( 42, 8%) ( 42, 8%) ( 46, 8%) 3.213,0 4,682,0 6.798,3 10.161,2 18.553,7 27.774,6 30.372,3 ( 35, 0%) ( 40, 6%) ( 45, 2 %) ( 50, 4%) ( 57, 2 %) ( 57, 2 %) ( 53, 2%) 9.185,0 11.541,4 15.029,2 20.149,3 32.447,1 48.561,4 57.096,3 ( 100% ) ( 100% ) ( 100% ) ( 100% ) ( 100% ) ( 100% ) ( 100% ) Nhập khẩu Triệu USD) 8.396,1 8.359,9 11.233,0 16.440,8 23.121,0 41.052,3 43.882,1 ( 72, 4%) ( 71, 2 %) ( 69, 3%) ( 65, 1%) ( 62, 9%) ( 65, 4%) ( 62, 7%) 3.196,2 3.382,2 4.985,0 8,815,0 13.640,1 21.712,4 26.066,7 ( 27, 6%) ( 26. 8%) ( 30, 7%) ( 34, 9%) ( 37. 1%) ( 34, 6%) ( 37, 3 %) 11.592,3 11.742,1 16.218,0 25.255,8 36.761,1 62.764,7 69.948,8 ( 100%) ( 100% ) ( 100%) ( 100% ) ( 100% ) ( 100% ) ( 100% ) Ghi chú: Số liệu trong ngoặc thể hiện tỷ trọng. Nguồn: Tổng cục Thống kê. 102
  10. Qua Bảng 2.7 có thể thấy khu vực có vốn đầu tư nưâc ngoài đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhờ khu vực này cộ lợi thế hơn so với khu vực trong nước vể công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường thế giới. Thực tế, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 1991 mới chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng sau đó đã tăng mạnh mẽ và từ năm 2003 đến nay nó đã vượt qua khu vực kinh tế trong nước về xuất khẩu. Tính riêng giai đoạn 2005-2007, khu vực này đã chiếm trên 57% tổng kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nưốc ngoài còn góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo. Đầu tư nước ngoài tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lốn nhất của Việt Nam. Đi đôi với việc tăng cường xuất khẩu thì khu vực kinh tê có vốn đầu tư nước ngoài cũng liên tục tăng nhập khẩu. Nếu như năm 1990, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI mới chỉ chiếm 12,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước thì năm 2011 nó đã chiếm 45,7% (xem Bảng 2.7). Tuy nhiên, phần lớn giá trị hàng hóa nhập khẩu của khu vực kinh tê này là các yếu tố sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... Đây là cơ sở để tăng cường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tiếp theo. 103
  11. Điều đáng lưu ý là, trong nhiều năm nay Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại thì riêng khu vực kinh tê có vôh đầu tư nước ngoài lại thường xuyên xuất siêu. Như vậy, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam hoàn toàn là do khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Thậm chí, nếu không có khu vực kinh tế có vốn đầu tư nưốc ngoài bù đắp thì thâm hụt thương mại những năm qua còn trầm trọng hơn. Do vậy, có thể nói đầu tư nưốc ngoài đã góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nưốc sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây. 4. Đóng góp của FDI vào trình độ công nghệ của Việt Nam Theo các lý thuyết tăng trưởng mới, công nghệ luôn được coi là một biến nội sinh, một yếu tô' quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưỏng và phát triển công nghệ luôn đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tê của một quốc gia. Phát triển công nghệ có thể thông qua nhiều con đường khác nhau như nhập khẩu dây chuyền công nghệ cao, phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao có khả năng sáng tạo ra công nghệ mới bằng cách cử đi học ở các nển giáo dục tiên tiến, và thu hút công nghệ mới thông qua tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn được coi là kênh tiếp cận với công nghệ cao một cách thuận lợi và 104
  12. hiệu quả nhất đốì vối các nưốc đang phát triển. Các nước nhận đầu tư có thể được hưỏng lợi từ công nghệ cao do các công ty xuyên quốc gia mang lại thông qua hai con đường: Các công ty mẹ chuyển giao công nghệ cho các chi nhánh ở nước nhận đầu tư và các công ty ở nưốc sở tại có thể học hỏi và phát triển công nghệ của mình thông qua các tác động lan tỏa từ các công ty có vô"n đầu tư nước ngoài. ở Việt Nam, một trong những mục tiêu quan trọng khi mở cửa thu hút đầu tư nưốc ngoài là để nâng cao trình độ và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp trong nước, học hỏi kinh nghiệm quản lý và marketing. Trên thực tế, thòi gian qua các công ty nước ngoài đã mang vào Việt Nam công nghệ khá cao so vối trình độ công nghệ chung của đất nưốc. Những công nghệ này đã góp phần quan trọng vào sản xuất một số mặt hàng mới và nâng cao chất lượng các mặt hàng đã được sản xuất trước đó, đáp ứng tốt hđn nhu cầu nội địa và tăng cường xuất khẩu. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, hầu hết công nghệ do các công ty có vốn đầu tư nưốc ngoài mang vào Việt Nam đều có trình độ tiên tiến hơn so với các công ty trong nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 1993-2012, cả nước đã có 951 hỢp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt đăng ký, trong đó 605 hỢp đồng của doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài, chiếm 63,6%. Thông qua các hỢp đồng chuyển giao công nghệ này, khu vực đầu tư nưốc ngoài đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, 105
  13. nâng cao công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Trong các cuộc điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thông kê tiến hành từ năm 1995 đến nay đều cho thấy, các công ty có vô"n đầu tư nước ngoài có vốn cố định cao hơn, vốn cố định tính bình quân trên một nhân viên cao hơn, và tổng vô'n tính bình quân trên một nhân viên cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nưốc và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Những chỉ số này chứng tỏ các công ty có vôn đầu tư nước ngoài thuộc diện thâm dụng vốn hơn và do đó có trình độ công nghệ cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước vì đầu tư vào công nghệ cao thường đòi hỏi vốh lớn hơn. Tuy nhiên, trình độ công nghệ của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có sự khác nhau giữa các ngành công nghiệp. Công nghệ hiện đại thường được đầu tư vào các ngành như khai thác dầu khí, thông tin viễn thông, xi măng, điện tử và công nghiệp ô tô. Công nghệ trung bình thường được đầu tư vào các ngành hóa chất, cơ khí luyện kim, công nghiệp nhẹ và một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Trong khi các ngành công nghiệp khai khoáng, chăn nuôi và dệt may, giầy da thường là nơi tiếp nhận những công nghệ tương đối lạc hậu. Như vậy, đầu tư nưóc ngoài đóng vai trò quan trọng trong đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Nó có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ và góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 106
  14. 5. Đóng góp của FDI vào giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Cùng với phát triển công nghệ, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các nước nhận đầu tư theo đuổi. Đầu tư trực tiếp nưốc ngoài có thể tác động đến việc làm và thu nhập của người lao động nưốc chủ nhà dưới ba dạng sau đây: Một là, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm tăng việc làm trực tiếp cho người lao động thông qua thu hút vào làm việc tại các doanh nghiệp của họ hoặc tăng việc làm gián tiếp thông qua các mốỉ quan hệ ngược (công ty FDI mua các yếu tố đầu vào từ các công ty trong nước) hoặc xuôi (các công ty FDI bán các yếu tô' đầu vào cho các công ty trong nưốc) với các công ty trong nưốc, qua đó giúp các công ty trong nưốc này phát triển. Hai là, các công ty có vốh đầu tư nưốc ngoài duy trì sô' việc làm như cũ (không làm tăng cũng không làm giảm lao động) nếu như công ty nước ngoài mua lại công ty trong nước và không thay đổi công nghệ sản xuất). Ba là, đầu tư nưốc ngoài có thể dẫn đến giảm sô' việc làm nếu công ty nước ngoài mua lại công ty trong nưốc những thay đổi công nghệ hiện đại hđn, cần ít lao động hơn hoặc khi các công ty này thoái vô'n, đóng cửa. ĐỐì vối Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, FDI đã giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài đã đào tạo tay nghề cho công nhân trước khi sử dụng, làm việc cho các doanh nghiệp FDI, công nhân Việt Nam cũng có cơ hội tiếp xúc học hỏi công nghệ cao hơn cũng như kinh nghiệm quản lý của họ. Hơn nữa số việc làm do khu vực 107
  15. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra tăng nhanh hơn so vối các khu vực kinh tế trong nưôc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thốhg kê thì từ năm 2000 đến năm 2011, sô" việc làm do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra đã tăng 4,7 lần, tương đương với 14,2%/năm trong khi đó số việc làm do khu vực kinh tế nhà nước tạo ra chỉ tăng 1,2 lần (hay 1,7%/năm), sô" việc làm do khu vực kinh tê" ngoài nhà nước tạo ra tăng 1,3 lần (hay trung bình 2,7%/năm). Bảng 2.8. Lao động phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Nghìn người Chia ra Năm Tổng số Khu vực Khu vực Khu vực Nhà nước ngoài Nhà nước có vốn đáu tư nước ngoài 2000 37.075,3 4.358,2 32.358,6 358,5 2001 38.180,1 4.474,4 33.356,6 349,1 2002 39.275,9 4.633,5 34.216,5 425.9 2003 40.403,9 4.919,1 34.731,5 753.3 2004 41.578,8 5.031,0 35.633,0 914.8 2005 42.774,9 4.967,4 36.694,7 1.112,8 2006 43.980,3 4.916,0 37.742,3 1.322,0 2007 45.208,0 4.988,4 38.657,4 1.562,2 2008 46.460,8 5.059,3 39.707,1 1.694,4 2009 47.743,6 5.040,6 41.178,4 1.524,6 2010 49.048,5 5.107,4 42.214,6 1.726,5 2011 50.352,0 5.250,6 43.401,3 1.700,1 Nguồn: Tổng cục thống kê. 108
  16. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào tôh độ tăng số việc làm thì dường như chúng ta đã đánh giá quá cao khu vực đầu tư nưốc ngoài, bởi tốc độ cao như vậy là dựa trên cơ sở số lượng rất ít so với lực lượng lao động nói chung. Theo số liệu thống kê, số lượng việc làm do khu vực đầu tư nước ngoài tạo ra là không lốn lắm. Đến năm 2011, mối chỉ có 1,7 triệu trên tổng số 50,4 triệu lao động (chiếm 3,4% sô" lao động có việc làm ở Việt Nam) lao động trực tiếp làm việc trong khu vực kinh tế này. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì con sô" này cao hơn nhưng cũng chỉ đạt mức 2 triệu lao động làm việc trực tiếp và 3-4 triệu lao động gián tiếp. Điều này một phần lý giải bởi công nghệ các doanh nghiệp FDI sử dụng thường cao hơn nên cần ít lao động hơn các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng vốn như ôtô, ximăng, thép,... Theo sô" liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có chưa tới 20% sô" doanh nghiệp có vô"n đầu tư nước ngoài tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Chính điều này khiến khả năng thu hút lao động sẽ bị hạn chê". Tuy nhiên, đóng góp của khu vực đầu tư nưốc ngoài vào việc tạo công ăn việc làm có lẽ sẽ lớn hơn nếu tính cả sô" việc làm gián tiếp mà khu vực này tạo ra. Việc làm có thể được tạo ra trong các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung ứng đầu vào, nhà phân phối sản phẩm hoặc các doanh nghiệp phụ trỢ cho các doanh nghiệp đầu tư 109
  17. nưốc ngoài. Do vậy, khi đánh giá vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốh đầu tư nưóc ngoài trong tạo việc làm thì cần đánh giá cả số lao động làm việc trực tiếp và số việc làm được tạo ra gián tiếp. Rất tiếc đến nay chưa có một con số thống kê chính thức nào về số lao động gián tiếp do khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nưốc ngoài tạo ra, nhưng trong nhiều nghiên cứu, người ta cho rằng sô" lượng này có thể gấp 1,5-2 lần sô' lao động trực tiếp. Như vậy, nếu tính cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thì đến cuối năm 2012, khu vực đầu tư nưóc ngoài tạo ra khoảng 5-6 triệu chỗ làm việc cho người lao động. v ể đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nưốc ngoài đối với thu nhập của người lao động, Lipsey cho rằng, ở mỗi quốc gia các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước với các lý do sau; (i) Luật lao động của nước sở tại thường quy định mức lương tối thiểu cho các doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài cao hơn mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp trong nước; (ii) Người lao động thường nhìn nhận làm việc cho các doanh nghiệp nưốc ngoài sẽ rủi ro hơn các doanh nghiệp trong nưốc do họ có yêu cầu kỷ luật lao động cao hơn, khác biệt về văn hóa và bất đồng ngôn ngữ, do vậy các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường phải trả lương cao hơn để bù đắp phần rủi r o ' này để lôi kéo người lao động; (iii) Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trả lương cao hơn để 110
  18. giữ chân người lao động, hạn chế sự di chuyển lao động từ doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài sang doanh nghiệp trong nưốc để ngăn chặn việc rò rỉ công nghệ ra bên ngoài; (iv) Các doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài có trình độ công nghệ cao hơn, đòi hỏi tay nghề công nhân cao hơn nên đương nhiên họ phải trả lương cao hơnị (v) Các doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài trả lương cao hơn do họ thiếu thông tin, ít hiểu biết thị trường lao động hơn các doanh nghiệp bản địa. Điều này cũng được thực tế ỏ Việt Nam khẳng định. Nhìn chung mức lương do các doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài trả cho người lao động cao hơn nhiều so vối mức lương tôl thiểu theo quy định của pháp luật lao động và cũng cao hơn mức trung bình của các doanh nghiệp tư nhân trong nưóc. Bảng 2.9. Thu nhập của các loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2011 Doanh nghiệp 1 .0 7 2 1 .1 5 7 1 .3 0 9 1 .6 1 7 1 .6 9 3 2 .1 4 0 2 .6 3 3 2 .9 5 0 3 .1 5 0 4 .4 1 0 nhà nước Doanh nghiệp 1 .7 6 7 1 .6 7 3 1 .8 9 7 1 .7 7 4 1 .7 8 0 1 .9 4 5 2 .1 7 5 2 .2 4 0 2 .7 5 0 3 .8 8 0 FDI Doanh nghiệp 7 37 803 916 1 .0 4 6 1 .1 3 5 1 .3 0 3 1 .4 8 8 1 .9 3 0 1 .9 9 0 3 .3 2 0 tư nhãn Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước mã số ĐT ĐI 2007. G/50 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 111
  19. Bảng 2.9 cho thấy, cho đến năm 2004, thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp có vốh đầu tư nước ngoài luôn dẫn đầu cả nưốc, cao hơn cả mức lương của các doanh nghiệp nhà nưốc và doanh nghiệp tư nhân. Chỉ từ năm 2005 trở lại đây, thu nhập của người lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước mới vươn lên dẫn đầu và doanh nghiệp đầu tư nưốc ngoài đứng ở vị trí thứ hai. 6. Đóng góp của FDI vào ngân sách nhà nước Một trong những kết quả cụ thể mà khu vực đầu tư nước ngoài có đóng góp đáng kể là thu ngân sách và các cân đốỉ vĩ mô. Trong những năm qua, khu vực có vốh đầu tư nưốc ngoài đã đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nưốc, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005. Giai đoạn 2001-2005, nộp ngân sách 3,6 tỷ USD, tăng gấp 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con sô' trên đạt 1,3 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000, năm 2007 nộp ngân sách 1,57 tỷ USD, năm 2008 là 1,98 tỷ USD và năm 2009 là 2,47 tỷ USD. Trong 5 năm 2006 - 2010, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt hơn 10,5 tỷ USD, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong năm 2011, thu nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể thu từ dầu thô) đạt 3,5 tỷ USD. 7. Một số đóng góp khác của FDI Bên cạnh những yếu tô' có thể lượng hóa được nêu 112
  20. trên, vai trò của đầu tư nưốc ngoài còn thể hiện thông qua những yếu tố không lượng hóa được. Đó là, đầu tư nước ngoài đã đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đòi sông kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại. Cùng với các nhân tô" khác, đầu tư nưốc ngoài đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốíc tế. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp trong nưốc. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài đã mỏ rộng quy mô thị trường trong nưốc, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực dịch vụ cũng như sản phẩm mối. Đồng thời, đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giối thiệu, đưa các sản phẩm hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam vào thị trường quốc tế; tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam; đẩy nhanh tốc độ mỏ cửa thương mại; tăng khả năng ổn định cán cân thương mại của đất nước. Đầu tư nưốc ngoài cũng mang đến một phương thức đầu tư kinh doanh mối, từ đó có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước. Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nưốc, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2