intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nền kinh tế của sự cảm nhận

Chia sẻ: Pham Van Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

100
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khách hàng không nhận ra sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn và các công ty cạnh tranh khác? Chi phí cho sản phẩm ngày càng lớn mà thu nhập thì càng giảm? Khách hàng chỉ chú ý đến giá cả? Vẫn chưa tới đường cùng! Hình như bạn đã quên “gói” sản phẩm của công ty bằng sự cảm nhận. Đó là khẳng định của B. Joseph Pine, James Gilmore và Joseph Pine II 3 tác giả của cuốn sách đã gây được nhiều sự chú ý “ Experience Economy”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nền kinh tế của sự cảm nhận

  1. Nền kinh tế của sự cảm nhận Khách hàng không nhận ra sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn và  các công ty cạnh tranh khác? Chi phí cho sản phẩm ngày càng lớn  mà thu nhập thì càng giảm?  Khách hàng chỉ chú ý đến giá cả? Vẫn chưa tới đường cùng! Hình như  bạn đã quên “gói” sản phẩm của công ty bằng sự cảm nhận. Đó là  khẳng định của B. Joseph Pine, James Gilmore và Joseph Pine II ­ 3  tác giả của cuốn sách đã gây được nhiều sự chú ý ­ “Experience  Economy”.  Hãy lấy cà phê làm một ví dụ điển hình. Càphê nếu mua tận gốc, giá của nó khoảng từ 1 đến 2 cent/một ly. Sau khi chế biến và gói gém cẩn  thận, được bầy bán tại các siêu thị, giá một ly khoảng từ 5 đến 25 cent, tuỳ theo bao bì, thương hiệu hay nguồn gốc. Một ly càphê được pha từ  máy pha tự động tại các tiệm ăn nhanh, trạm xăng hay những nơi công cộng khác bắt đầu mang tính chất dịch vụ ­ giá từ 50 cent đến 1 đôla.  Nếu cũng loại càphê ấy được pha trong một tiệm càphê sang trọng ­ nội thất trang trí rất quý tộc, có người phục vụ, nhạc nền, khách hàng  thường sẵn sàng trả cho mỗi tách cà phê từ 1,6 đến 5 đôla.  Công ty có thể dùng cà phê như một thứ vật liệu vô chi vô giác, hàng hoá, dịch vụ hoặc sự cảm nhận. Cũng từ một mặt hàng nhưng môi trường  đã tạo ra những nhiệm vụ, giá trị và sự cảm nhận riêng.  Sự cảm nhận (Experiences) suất hiện khi công ty dùng các dịch vụ như một khung cảnh biết diễn đạt còn sản phẩm là những diễn viên tàI ba.  Hai yếu tố đó hoà quyện vào nhau giúp khách hàng tập chung để cảm nhận rồi tận hưởng những cảm giác khác lạ mà môi trường do công ty tạo  dựng nên mang lại.  Tác giả cuốn sách nhấn mạnh rằng, sự cảm nhận luôn luôn ở quanh ta, nhưng đã từ lâu khách hàng, các công ty và ngay cả những nhà kinh tế  lại nhìn nhận nó như một thứ dịch vụ rẻ tiền, do vậy họ đã không ngần ngại xem thường, dẫn đến việc hiểu không đúng nghĩa.  Giữa dịch vụ và sự cảm nhận thoạt đầu tưởng không khác nhau là bao, nhưng khi phân tích tỉ mỉ và nhìn từ nhiều khía cạnh thì mới thấy khoảng  cách chia rẽ hai danh từ này là quá lớn. Khi khách hàng mua dịch vụ, họ trả tiền cho “cái lười” ­ thuê người khác làm hộ mình một số thứ mà  mình không muốn làm hoặc không có đIều kiện. Nhưng khi khách hàng trả tiền để được cảm nhận, họ trả tiền cho thời gian được sống trong  một không gian đặc biệt nào đó. Trả tiền cho công ty đã mất công dựng cảnh, viết kịch bản, đạo diễn để đổi lấy những khoảng khắc in đậm  trong trí nhớ họ.  Có lẽ Walt Disney đã là nhà tiên phong trong cung cách dùng sự cảm nhận để xây dựng khu vui chơi Disney World của mình. Trong thế giới của  ông khách đến thăm được tha hồ ngụp lặn trong những trò chơi, chứng kiến khung cảnh như đang kể tiếp những câu truyện cổ tích của thế giới  huyền bí. Tận hưởng những khoảng khắc kỳ diệu với những nhân vật mình yêu quý. Tại nơI này ai cũng vận dụng triệt để các giác quan của  mình để thưởng thức. Disney World luôn mang lại tiếng cười cho con trẻ, sự mãn nguyện trên gương mặt cha mẹ và là những kỷ niệm thiên thần  trong suốt cuộc đời. Là “Miền đất hứa” có một không hai, do vậy cũng thật dễ hiểu khi nó đã trở thành ước mơ của hàng triệu trẻ em trên toàn  thế giới và luôn là đề tàI tranh luận của toàn gia đình.  Nhiều nhà chuyên môn và các nhà nghiên cứu thị trường khẳng định rằng, nền kinh tế của sự cảm nhận đang ở giai đoạn trưởng thành. Vậy  công ty có thể làm gì để tìm được chỗ đứng? Các tác giả của cuốc sách khuyên rằng, nếu công ty không có đủ điều kiện tạo dựng lên những  sân khấu riêng cho từng sản phẩm của mình, chỉ nên quan tâm trú trọng đến sự cảm nhận của khách hàng khi họ dùng sản phẩm của công ty.  Đáng tiếc những khái niệm Marketing đang được thông dụng sẽ không mấy giúp gì được các công ty trong nền kinh tế của sự cảm nhận. Để  đáp ứng nhu cầu cần thiết, Bernd H. Schmitt đã viết cuốn sách mang tên “Experiential Marketing”. Qua đó ông đã một phần nào giải đáp được  những thắc mắc như: Làm thế nào để giúp khách hàng cảm nhận, suy nghĩ, ghi nhớ và chung thuỷ với nhãn hiệu của công ty?  Ông nhận xét rằng Marketing hiện tại đã phát triển, trưởng thành và đáp ứng được những nhu cầu của kỷ nghuyên công nghiệp. Còn những gì ta  đang chứng kiến hôm nay – công nghệ thông tin, truyền thông, high­tech vv..vv.. phải có những khái niệm Marketing hoàn toàn mới mẻ khác  thay thế.  Cuộc sống hiện đại đã thay đổi hoàn toàn thị hiếu của người tiêu dùng. Việc trao đổi hàng hoá không còn “ảm đạm” như trước nữa. Qua sản 
  2. phẩm giờ đây hai bên trao cho nhau những suy nghĩ, sự cảm nhận và trạng tháI tinh thần trong một môI trường nhất định. Hình thức mà công ty  biết cách thoả mãn sự cảm nhận của khách hàng qua việc dùng những hệ thống thông tin, marketing tân tiến, cách truyền thông hữu hiệu, qua  giải trí hay bất cứ cung cách nào ­ sẽ quyết định hoàn toàn về sự thành công của công ty trên thị trường toàn cầu trong những năm tới. Bởi lẽ sự  cảm nhận sẽ giúp khách hàng nhận ra logo của công ty bạn trong một biển rộng bao la những thương hiệu.  Đã có rất nhiều công ty dùng yếu tố cảm nhận để gắn thêm vào sản phẩm như một giá trị kèm theo “giá trị nhất”. VIRGIN đã thành công trong  việc xây dựng lên những cảm nhận, giá trị vật chất, tinh thần hay cách sống riêng cho khách hàng trong tất cả những lĩnh vực hoạt động của  công ty. Từ megastores âm nhạc, hãng hàng không, các dịch vụ tàI chính, cho đến cung cách chọn hàng hoá qua Internet.  Hãng IKEA nỗi tiếng với bất cứ ai, không chỉ bán đồ ghỗ, nội thất, họ còn chọn cho khách hàng của mình phong cách sống và biểu lộ riêng biệt.  Mạng lưới các quán bia của Canađa Molson Canadian Beer đã thành công trong việc làm sống lại thương hiệu “Canadian” của mình. Hãng bia  đã tổ chức chiến dịch quảng cáo với slogan “TôI là người Canađa” đã là thông đIệp xanh khơI dậy tinh thần dân tộc và niềm hãnh diện về đất  nước của mình. Chiến dịch được các nhà chuyên môn quảng cáo đánh giá là rất thành công.  Tiệm ăn Planet Hollywood hay Hard Rock cafe đã là những nơi khách hàng có cảm tưởng rằng mình được sống gần các ngôI sao nhất. Môi  trường làm cho ai tới đây cũng lầm tưởng rằng mình là VIP thực thụ.  Công ty Standard Parking đã trang trí các bờ tường của ngôI nhà Parking cao tầng bằng những mầu cờ sắc áo của các câu lạc bộ thể thao. Mỗi  một tầng được dành riêng cho một câu lạc bộ được nhiều người hâm mộ, với nhạc điệu riêng – làm như vậy chủ nhân của chiếc xe bốn bánh sẽ  luôn nhớ mình để xe ở đâu. Việc đI gửi xe rất bình thường giờ đây luôn được ghi nhớ trong tâm trí mỗi người.  James Oglivey thường nói: “Hiện nay người tiêu dùng không hỏi: tôI muốn có gì? tôI đang thiếu những gì?, thay cho những câu hỏi đó là: tôI  muốn cảm nhận cáI gì? Còn những thứ gì tôI vẫn chưa được thưởng thức?”. Ông nhấn mạnh một đIều rằng, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra rất  nhiều tiền để qua các sản phẩm có thể cảm nhận được một cáI gì đó thật mới mẻ.  Ngày qua ngày người tiêu dùng được tận mắt chứng kiến sự xuống ngôI của ngành sản suất công nghiệp. Giờ đây đang là thời kỳ vinh quang  của những sản phẩm mang tính chất văn hoá và biết “diễn đạt”. Những cụm từ như – Nền kinh tế của sự cảm nhận”, “sự cảm nhận” đã được  nhắc tới nhiều hơn trong cuộc họp tại các công ty nhỡ, lớn hay tập đoàn quốc tế. Nhiều nhà chuyên môn đánh giá rằng, với cáI đà và hướng  phát triển như hiện nay, chỉ không lâu nũa nền kinh tế của sự cảm nhận sẽ là nền kinh tế mũi nhọn.  Sự hoàn mỹ trong quan hệ Cái quan trọng và quý giá nhất trong cuộc sống là tài đối nhân sử thế. Càng ở các nước hiện đại  ta càng cần đến nó. 85% của thành công đều nhờ vào sự tinh hoa trong giao tiếp với mọi người.  Biết sống hoà đồng và thuyết phục mọi người giúp mình đạt được những mục đích riêng tư.  Thiếu nó cũng có nghĩa là thất bại và là bao trở ngại ở bất cứ đâu. Theo một số đợt nghiên cứu,  tại Mỹ, 95% công nhân viên chức bị giảm biên chế sau 10 năm làm việc không phải vì thiếu năng  lực, tuổi cao mà chỉ vì họ không có đủ những tính cách cần thiết trong giao tiếp. Theo nhà tâm lý  học, Sydney Jourard thì cuộc sống có dễ chịu và hạnh phúc hay không đều phụ thuộc vào những  cuộc quan hệ với môi trường xung quanh. Cũng từ đó nảy sinh ra bao phiền muộn, chán nản rồi  tự giấu mình trong vỏ bọc tự ti, nhút nhát. Nắm được tầm quan trọng và sự đa dạng của giao tiếp,  đã có không biết bao nhiêu trang sách đề cập tới lĩnh vực này. Châu nào cũng có những triết lý,  cách sống và nhìn nhận riêng của mình. Để mà sơ lược hết những nét đẹp trong cung cách cư sử  thì thật là không thể, do vậy tôi cố gắng chọn những gì tinh hoa nhất để độc giả có dịp tham khảo.  Thế nào là một nhân cách tốt?  Đa số chúng ta, ai cũng muốn hay nghĩ rằng mình có nhân cách tốt. Từ trước đến nay có rất  nhiều định nghĩa về đề tài này. Nhiều người cho rằng người có phẩm chất tốt là người biết tìm cái 
  3. đẹp, cái tốt ở mỗi con người cũng như trong mỗi hoàn cảnh. Là người rộng lượng, có tấm lòng vị  tha. Không thù hận, không nuôi máu trả thù hay không oán trách những gì đã xảy ra. Cũng có  một số lại khẳng định rằng, người có nhân phẩm tốt là người biết cách sống với mọi loại người,  mọi tầng lớp của xã hội.  Giữa lòng kính trọng đối với bản thân và nhân phẩm tốt có một sự liên kết chặt chẽ. Bạn yêu quý  và kính trọng bản thân bao nhiêu, thì bạn làm tương tự như vậy với mọi người xung quanh bấy  nhiêu. Nếu bạn đánh giá mình cao, bạn cũng sẽ nhìn người khác bằng ánh mắt hâm mộ và thán  phục. Khi biết cách chấp nhận mình thì việc chấp nhận kẻ khác cũng không khó. Những ai đặt sự  kính trọng lên hàng đầu, người đó sẽ dễ sống hoà đồng trong tập thể. Lúc ấy mọi quan hệ đều trở  nên hạnh phúc và tốt đẹp.  Định luật phản ứng gián tiếp  Trong mọi tình huống, bạn có thể đạt được những gì mình muốn nếu làm theo định luật phản ứng  gián tiếp. Ví dụ, muốn làm cho ai đó kính nể mình, bạn kể về mọi mặt tốt của mình – thành quả,  tính cách, cách sống hay nhắc lại những lời khen của người khác về mình. Thường thường khi  dùng cách trực tiếp như vậy, người nghe có thể chỉ tin bạn một phần, một số sẽ nhìn bạn bằng  ánh mắt nghi ngờ và nghĩ rằng, bạn đang ‘nổ’.  Định luật phản ứng gián tiếp khuyên rằng, nếu bạn muốn người khác kính phục hay tôn trọng  mình, thì việc đầu tiên nên làm là hãy đối sử như vậy với người đó trước. Bạn muốn mọi người tin  mình, hãy tỏ ra bạn tin họ vô bờ bến. Đó là sự tương phản! Bạn gửi đi những gì thì sẽ nhận được  những thứ tương tự như thế. Bạn càng quan tâm, tìm tòi rồi thán phục tính cách hay những thành  quả của ai đó bao nhiêu, thì bạn càng có nhiều cơ hội và đất ‘dựng võ’ với người đó. Với hạnh  phúc cũng vậy, cách trực tiếp là làm tất cả những gì có thể đem lại cho bản thân cảm giác đó.  Nhưng hạnh phúc sẽ chỉ là nưả vời mà thôi, bởi bạn chỉ nghĩ đến mình. Nên làm việc đó gián tiếp  – hãy làm tất cả những gì có thể để mọi người xung quanh được hạnh phúc. Khi ấy bạn sẽ cảm  thấy mãn nguyện về bản thân và niềm hạnh phúc sẽ tăng lên gấp bội. Định luật phản ứng gián  tiếp sẽ là người làm vườn giầu kinh nghiệm, luôn chăm sóc cho nhân phẩm của bạn.  Mỗi một con người đều là một thế giới riêng. Ai cũng trưởng thành từ những ý nghĩ thấp hèn, vì lẽ  đó trong suốt cuộc đời ta cần những lời khen, sự động viên với sự thán phục từ môi trường. Những  thứ đó sẽ luôn xây đắp và làm vững chắc cái [Tôi] của mỗi người.  “Tôi thích bạn, bởi những lúc tôi ở bên bạn tôi cảm thấy tuyệt vời” – Những câu nói kiểu này là  chìa khoá vàng cho mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Người ta sẽ hạnh phúc nhất  nếu biết rằng ai đó luôn cảm thấy giá trị khi sống bên họ. Nếu bạn “tung tăng” trên đường đời,  giúp mọi người nhìn nhận ra mặt tốt của họ, bạn sẽ luôn được đón nhận và sự giúp đỡ của họ sẽ  nằm ngoài mong đợi và óc tưởng tượng của bạn. Hãy nhận lấy vai ‘người ban phát hạnh phúc’  trong vở kịch cuộc đời, bạn sẽ là người được tặng nhiều hoa nhất.  Vun đắp sự tôn trọng cho bản thân và mọi người. 
  4. Tác hại của lời chê trách nào cũng thiêu huỷ sự tôn trọng, làm tan vỡ bao mối quan hệ cũng như  tính cách con người. Tấn công vào điểm yếu nhất, đốt cháy mọi mong đợi, niềm tin, rồi từ đó sinh  ra căm ghét chính mình và mọi người. Người bị chê sẽ phản ứng lại ngay bằng sự nóng giận dẫn  đến những lời nói và cử chỉ bồng bột. Khó có thể lường trước được hậu quả, an toàn nhất là trở  thành người có ưu điểm chỉ nói những gì giúp mọi người vun đắp hạnh phúc.  Phê bình thường suất phát từ những lời nhận xét. Khi bạn nhận xét ai đó, lúc đấy cũng là lúc suất  hiện định luật trồng gì hái đó. Mọi người bắt đầu xoi mói bạn. Đó là sự tương phản! Đừng làm khổ  mọi người qua lời nói. Hãy giữ lấy lời nhận xét cho riêng mình, mặc dù người bạn định chê có làm  gì xấu đi chăng nữa. Hãy chơi trò chơi đi tìm những nguyên nhân để không bắt mình phải chê bai  bất kỳ ai. Tìm lời giải thích rồi cầu nguyện cho người đó gặp điều tốt lành. Nếu cần thiết, hãy tha  thứ và để cho người đó được yên.  Điều thứ 2 nên làm là ‘Đừng bao giờ than phiền, kêu ca’ ­ Henry Ford, ông tổ của xe hơi đã từng  nói như vậy. Bạn có biết rằng, khi bạn chăm chú vào một cái gì đó, điều đó sẽ phát triển theo thời  gian. Càng than phiền bao nhiêu, bạn sẽ có càng nhiều thứ để than phiền bấy nhiêu. Đương  nhiên bạn sẽ ‘mãn nguyện’ gặp được nhiều người có cùng sở thích.  Một con người can đảm không bao giờ than phiền. Khi gặp một trở ngại gì đó, họ không ngần  ngại tìm giải pháp rồi làm mọi thứ có thể để niềm tin mong manh nào đó giúp họ vượt qua được  trở ngại. Ai cũng có những khó khăn riêng của mình. Nhiều khi cái làm họ điên đầu còn quan  trọng hơn gấp nhiều lần so với vấn đề của bạn. Mọi người xung quanh sẽ chẳng đoái hoài gì đến  những nỗi khổ mà bạn đang phải gánh chịu. Có thể 80% sẽ không để vào đầu những gì bạn nói,  20% còn lại có thể đang xung sướng. Ambrose Bierce đã từng định nghĩa: "Hạnh phúc là gì?  Hạnh phúc là cảm giác khi ta đang chứng kiến sự đau khổ của kẻ khác". Thật là một mỉa mai của  sự tương phản!  7 chìa khoá cho những mối quan hệ tốt  Hãy tham khảo kỹ những cách đối sử được đề cập dưới đây, rồi đưa vào sử dụng trong giao tiếp.  Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi được nhiều người yêu mến hơn. Từ những tình cảm chân thành đó  cuộc sống sẽ trở nên êm đềm, dễ chịu. Còn bạn, bạn ‘tung tăng’ trên đường đời với ‘miệng huýt  sáo vang’.  1. Hãy tán thành  Mọi người đều thích sống cùng những ai hiểu mình. Khi người nói chia sẻ những cảm nhận riêng  tư, người nghe gật đầu, mỉm cười tán thành, ngay lập tức cuộc nói truyện trở nên thật dễ chịu và  đương nhiên, người nói có tự tin hơn, cảm thấy mình được tôn trọng và những gì anh ta nói rất có  giá trị.  Khi người nghe thay vì đồng tình mà tranh cãi với người nói, rồi quả quyết rằng những thứ vừa  được nói ra là vớ vẩn. Lúc ấy người này đã chạm tới lòng tự ái, kiến thức và ngay cả vào trí thông  minh của người kia. Hậu quả thật khó lường! 
  5. Tạo hoá đã sinh ra và trang bị cho con người một tính cách là không thích mình sai. Nên lấy nhu  hoà làm trọng. Hãy khắc ghi câu: "Hãy giải hoà với mọi người càng nhanh càng tốt, kể cả với địch  thủ của mình". Đừng bao giờ nghĩ rằng ai cũng phải làm mọi thứ để bảo vệ lẽ phải. Trước khi  muốn làm việc đó, hãy tự hỏi: "Có đáng không? ; Điều đó có thật sự quan trọng với mình không?".  Nếu không, thay vì gân cổ tranh cãi, nên nhu hoà.  Nhiều lúc bạn thấy mình phải có trách nhiệm đứng ta bảo vệ lẽ phải hay quyền lợi chung, thật  bình tĩnh và tế nhĩ gửi gắm những gì mình muốn nói vào miệng người thứ ba. Bạn có thể nói:  "Những gì anh nói có thể đúng, nhưng anh sẽ nghĩ gì khi có người cho rằng...", "Chị sẽ trả lời ra  sao, nếu có ai đó hỏi … ?" Làm như vậy bạn vẫn có thể thoải mái tranh cãi mà không sợ gây xích  mích.  2. Hãy chấp nhận  Mỗi chúng luôn luôn tìm kiếm sự ưng thuận ở mọi người. Từ tấm bé, ta đã thường nhìn vào mắt  cha mẹ để chắc chắn rằng mình là đứa con yêu quý, thông minh, ngoan ngoãn vv..vv. Khi trưởng  thành, ta luôn đi tìm điều đó ở mọi người, để chắc rằng tất cả những gì ta đã và đang làm là đúng.  Khi bạn gặp ai đó, lần đầu tiên hay lần thứ, việc đầu tiên bạn làm là để ý ánh mắt, nụ cười, nét  mặt, lời nói của cơ thể người đối diện, quan sát để biết xem mình có được ưng thuận không. Chắc  rằng sự suất hiện cũng như cá nhân mình không làm phiền ai. Khi đã xác định xong, lúc ấy bạn  mới được thoải mái.  Nhiều vấn đề phức tạp của xã hội đã suất phát từ sự ưng thuận bắt buộc của ai đó. Nếu bạn ưng  thuận một ai đó không điều kiện và chân thành, người khác sẽ luôn tôn trọng, cảm thấy thoải mái  và an toàn trong môi trường của bạn.  Nụ cười.  Bạn làm gì để tỏ ra sự ưng thuận? Dễ lắm, hãy cười. Nụ cười là công việc của 13 cơ bắp và 112  cái nhăn trên toàn mặt. Một nụ cười chân thật nói được rất nhiều điều: "Bạn là người như thế nào  thì tôi ưng thuận và chấp nhận bạn như thế, không điều kiện!". Khi bạn cười với ai đó, người nhận  sẽ thật hạnh phúc và nghĩ về bản thân tốt hơn. Nói một cách khác nụ cười sẽ làm người khác ‘nở  từng khúc ruột’. Còn bạn, bao nhiêu thứ đó chỉ phải trả có đúng một nụ cười, đừng tích kiệm nhé!  Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Ai không có nụ cười đừng nên buôn bán bất cứ cái gì." Nụ cười  như một cốc nước mát đối với người hấp hối trên xa mạc nóng bỏng; như ngọn lửa trong đêm  đông, sẽ làm ấm lòng tất cả những ai nhìn thấy nó. Willy Loman đã từng nói: "Điều quan trọng  nhất là được mọi người thích". Khi nào mọi người thích bạn, họ sẽ dễ chịu hơn khi làm việc chung.  Nếu muốn được như vậy, hãy thích họ trước. Cách tốt nhất để bầy tỏ tình cảm chân thành đó là  một nụ cười thật tươi. 
  6. Đương nhiên, thật là khó cười khi không có hứng thú. Bằng cách ‘giả vờ’ những cảm giác dễ chịu  sẽ giúp bạn xoa dịu bớt những căng thẳng hiện tại. Cố cười thật sảng khoái vài lần một trong vài  phút, ngay lập tức bạn như được tiếp thêm sinh lực và niềm tin để vượt qua khó khăn.  3. Biết ơn  Một trong những khát khao lớn nhất của loài người là được người khác biết ơn. Khi muốn tỏ lòng  thành, rất đơn giản, chỉ cần nói hai từ "Cám ơn". Đó là từ có sức mạnh huyền bí trong bất kỳ một  ngôn ngữ nào của nhân loại. Càng đi nhiều, giao tiếp rộng mới biết rằng sẽ chẳng ai đạt được gì  thiếu "Cám ơn".  Nếu bạn biết ơn và cám ơn người khác về những thứ lặt vặt, họ sẽ sẵn lòng làm cho bạn những  thứ to lớn. Cũng như nụ cười, đừng tiếc lời cám ơn. Hãy cám ơn thật chân thành những ai đã giúp  bạn, không cần biết việc đó to hay nhỏ. Hãy gửi những bức thiệp cùng với tấm lòng biết ơn. Cũng  có thể những lời lẽ đó rất ngắn ngủi nhưng người nhận sẽ nhớ và nhắc bạn trong một thời gian  dài.  Nên nhớ, bạn càng biết ơn mọi người và cám ơn họ bao nhiêu thì trong cuộc sống bạn càng có  thêm nhiều cơ hội để làm công việc đó bấy nhiêu. Đương nhiên, nếu ăn quả không nhớ kẻ trồng  cây, cuộc sống sẽ không rộng lượng với bạn thêm một lần nào nữa.  4. Những lời khen ngợi  Một sự phản ứng có tốc độ phi thường, tạo ra hạnh phúc, vui vẻ và sự mãn nguyện. Cách tốt nhất  giúp mọi người vun đắp sự tôn trọng cho bản thân. Ken Blanchard, tác giả cuốc sách "The One  Minute Manage" khuyên độc giả nên thưởng thức mỗi ngày "Một phút toàn lời khen". Ông cũng  bật mí rằng muốn được hâm mộ hãy "tóm" mọi người xung quanh vào chỗ mà họ mãn nguyện  nhất. Khi được khen về một cái gì đó, hãy chắc chắn rằng họ sẽ làm nhiều những cử chỉ tương tự  để lại được khen. Những đứa trẻ do học tập mệt nhọc, khi được thầy cô hay cha mẹ khen ngợi,  lập tức chúng như được tiếp thêm năng lực, ‘tỉnh như sáo’ rồi tiếp tục bắt tay vào công việc trau  dồi kiến thức.  Khen ngợi ai đó là một nghệ thuật. Sau đây là một số gợi ý nhỏ giúp những lời khen của bạn có  hiệu quả nhất. Nên khen ngay lập tức, lúc ấy người được khen sẽ cảm nhận được 100% sức  mạnh của liều ‘thuốc tiên’ cho tinh thần. Hãy khen một cách cụ thể. Ví dụ bạn có thể nói với các  cộng sự dưới cấp của mình rằng: “Anh làm tốt lắm”. Câu nói này rất chung chung, do vậy người  được khen không cảm thấy hưng phấn lắm. Thay vì nói như vậy, hãy nói: “Tôi rất hài lòng về bài  báo cáo trong buổi họp hôm thứ 6 của anh. Tuyệt lắm!” Mũi tên đã bắn chúng tâm! Cũng đừng  ngạc nhiên khi trong những cuộc họp tới các bài báo cáo của người được bạn khen sẽ suất sắc  hơn. Nếu có cơ hội hãy khen ai đó trước mặt mọi người. Ngược lại khi muốn góp ý hay phê bình  ai, hãy làm việc đó ‘trong 4 mắt’. Bạn có tin rằng, để được mọi người đánh giá tốt về mình, ai cũng  sẵn sàng ‘đi chân chần lên mảnh chai’? Thực ra mà nói, người lớn cũng không khác trẻ con là  bao! 
  7. 5. Sự thán phục, hâm mộ  Mọi nơi, mọi lúc có thể thán phục ai đó. Sẽ thật hạnh phúc nếu ai đó thán phục những thành quả  cũng như giá trị của công việc bạn đang làm, đặc điểm, tính cách và những gì thuộc quyền sở  hữu của bạn.  Đối với đàn ông chức vị nơi công sở là cả một thời gian phấn đấu dài. Họ mong được nhiều người  hâm mộ – thán phục cách sống và làm việc, những thành quả mang lại cho công ty, kiến thức và  kinh nghiệm sống… Thật ngạc nhiên nếu bạn khen chiếc kravat hay bộ comlê của anh ta ­ đàn  ông thường không chăm chút đến hình thức, nhưng khi bạn tỏ ra hâm mộ về cách chọn lựa quần  áo, anh ta sẽ rất hãnh diện và thích bạn hơn. Đối với nữ giới, người bạn đời là niềm hạnh phúc và  hãnh diện lớn lao nhất – hãy thán phục họ. Lòng hâm mộ và những lời khen sẽ không bao giờ  thừa cho cách ăn mặc, giao tiếp, cách sống để luôn thành công.  Hãy thán phục thật chân thành! Những câu nói nịnh bợ cũng như tính không chung thực người  khác có thể ‘nghe’ thấy nó từ rất xa.  6. "Phép mầu trắng"  Sự chú ý sẽ làm cho người đồng hành của bạn luôn cảm thấy dễ chịu và quan trọng. Cuộc sống  là nghệ thuật chú ý. Nó là tất cả những gì đang bao quanh bạn, vì ở đâu có sự chú ý, ở đó nảy  sinh ra suy nghĩ, ý tưởng, cảm giác và cuộc sống. Không để ý đến ai là một trong những nguyên  nhân nguy hiểm nhất dẫn đến cảm giác xấu. Sự thờ ơ từ phía sếp, bạn bè hay những người bồi  bàn trong các tiệm ăn đều khiến ta cảm thấy khó chịu và bị khinh rẻ.  Làm thế nào để bầy tỏ sự chú ý của mình? Biết lắng nghe. Chăm chú ‘nuốt’ từng lời người đang  nói. Chăm chú lắng nghe mang lại cho ta 3 ưu điểm. Từ lắng nghe phát sinh ra sự tin tưởng. ưu  điểm thứ hai là vun đắp lòng tự trọng cho bản thân và người đối diện. Cuối cùng, nó cho ta tính  kiên trì và tỉ mỉ. Khi nghe, tốt nhất nên đứng đối diện với người nói. Quan sát nét mặt, ánh mắt và  tiếng nói của cơ thể. Bằng cách ấy bạn thông báo với người nói rằng bạn đang tập chung cao độ.  Không nên ngắt lời người nói. Hãy nhẫn nại, nghe hết những gì họ cần thổ lộ. Khi người nói dừng,  hãy chờ ít nhất 5 giây trước khi cất giọng. Trong khoảng khắc này xảy ra 3 điều: Thứ nhất, bạn  hiểu rõ hơn những gì vừa được nghe. Thứ hai, tránh ngắt lời. Thứ ba, bạn chờ, có thể cho người  nói hiểu rằng bạn coi những gì vừa được bầy tỏ là rất quan trọng. Lúc này bạn đang suy nghĩ, tìm  những lời nói thích hợp nhất để miêu tả cảm nhận của mình.  Trong khi nghe, khi không hiểu điều gì hãy mạnh dạn hỏi thêm để hiểu rõ hơn. Bạn có thể hỏi –  “Bạn muốn nói gì qua đó?”, “Bạn thực sự đang nghĩ gì?”. Vận dụng những câu hỏi bắt đầu từ:  “Cái gì? Như thế nào? ở đâu? khi nào? Ai? Tại sao”  Người nói sẽ rất hãnh diện nếu người nghe trích hay dùng những từ ngữ của họ. Những sự nhắc  lại như vậy có phản ứng như một lời khen chân thành. Qua đó bạn đã thông báo cho người đối  diện rằng bạn đã ‘làm việc’ như một chiếc máy thu âm. 
  8. 7. Định luật Bumerrang  “Tất cả những tình cảm chân thành bạn ban tặng cho mọi người trong quan hệ, sớm hay muộn  cũng quay về với bạn.”. W. Szekspir đã từng viết “Hương sắc của bông hồng sẽ còn lại trên bàn  tay vừa vứt nó”. Những cử chỉ, lời nói tốt hay xấu đều quay về, như chiếc Bumerrang. Trước khi  hành động hay muốn nói điều gì đó hãy nghĩ xem mình có muốn được đối sử như vậy không?  Cố gắng làm theo và tin rằng những chìa khoá vàng trên sẽ giúp bạn có những quan hệ tốt với  bất cứ ai có cơ hội suất hiện trên đường đời của bạn. Hãy là người luôn ban phát tiếng cười và  hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Phần thưởng sẽ là tình yêu mến chân thành dành cho bạn  – lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được giá trị của hạnh phúc với đầy đủ ý nghĩa của hai từ đó.  Nghệ thuật trong đàm thoại  Tất cả những gì được đề cập ở trên đều được dùng đến nhiều nhất trong các cuộc đàm thoại.  Cũng chính lúc trao đổi cảm tưởng, thông tin và các ý tưởng con người mới bày tỏ rõ nhân cách  của mình. Sau đây là một số cách giúp bạn trở thành một nhà phát ngôn viên tế nhị, dí dỏm và  đáng yêu.  Nói về những gì mà người nghe và người nói cùng quan tâm. Lúc nói, nên chú ý thái độ và sự  chăm chú của người nghe. Khi đã có tín hiệu không mấy khả quan, ‘rút quân’ ngay để ‘bầy binh  bối trận’ cho đề tài khác. Hỏi những câu hỏi thăm dò, để tiện cho việc chọn đề tài. Quan tâm và tò  mò một chút về một lĩnh vực nào đó mà người đối diện có thể nói hàng giờ không chán. Hãy đặt  những câu hỏi bắt đầu từ: Cái gì? ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? Ai?  Cố gắng mở ra một cuộc hội thoại sôi nổi, thay cho những lời độc bạch. Nghĩ cho ‘chín’ trước khi  nói. Ông bà ta đã có câu "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Tỏ ra rằng quan điểm của người đối  diện cũng quan trọng không kém gì xo với quan điểm của cá nhân mình.  Nếu muốn cuộc đối thoại thoải mái hơn hãy dành một chút riêng tư cho mình và người đối diện.  Đừng tò mò một cách quá đáng cũng đừng cởi mở quá. Người đối diện sẽ rất dị ứng với kiểu 100  câu hỏi liền một lúc, họ sẽ rất khó chịu với kiểu tra khảo này.  Đừng bao giờ tâm sự quá nhiều về những đau khổ của mình. Tỏ ra là chia sẻ nhưng phần lớn  người nghe không sẵn lòng gánh vác cùng bạn. Nên nhớ rằng tất cả những gì bạn nói có thể bị sử  dụng như một công cụ chống lại bạn. Trước khi muốn chia sẻ cái gì đó hãy nhớ rằng miệng thiên  hạ rất lớn. Nhiều lúc cái không đáng nói thì lại nói, tệ hại hơn là người không nên nghe thì lại được  nghe. Hãy cẩn thận với những gì mình nói.  Cách nói, cử chỉ tự nhiên sẽ không thể thiếu được ở những nhà phát ngôn viên hoàn hảo. Hãy là  chính bạn. Hãy nói những gì mình muốn nói, những gì đã được chuyển bị kỹ lưỡng. Nói một cách  tự nhiên, hào hứng, lúc chầm lúc bổng, lúc hồ hởi lúc êm đềm. Tự tin trước đám đông, trước  những con mắt đang chăm chú nhìn mình. Là người lạc quan, yêu đời, hướng đến những điều tốt  đẹp, vì những ý nghĩ đó sẽ giúp bạn luôn thành công trong mọi cuộc đàm thoại. 
  9. Nghệ thuật đàm thoại sẽ là đất cho bạn dựng võ – phát triển mọi tài năng, tính cách, sự hiểu biết,  kinh nghiệm sống và phẩm chất của bản thân.  Một câu truyện nho nhỏ về ông Dale Garnegie. Ông được mời đến dự một buổi tiệc do một quý bà  tổ chức nhân dịp trở về từ Châu phi. Sau khi được người khác giới thiệu với chủ nhà, bà bắt tay  ông và nói: ‘Ôi, ông Dale. Tôi nghe nói ông là một trong những nhà phát ngôn viên tuyệt vời nhất  tại New York. Có thật vậy không?’. Dale G. bình tĩnh nói: ‘Rất cám ơn quý bà. Còn tôi lại nghe nói  bà vừa trở về từ Châu Phi’. Khi ông đã nghe xong nguyên nhân của chuyến đi, ông hỏi tiếp: ‘Thế  bà đi cùng ai?’ ‘Bà về khi nào?’ Bà đã làm những gì ở đó? ... Hai người nói truyện khoảng 20  phút, trong khi đó 95% là thời gian chủ nhà trả lời những câu hỏi của ông Dale G. Ngày hôm sau,  trong một tờ báo tại New York đã trích lời nhận xét của bà: ‘Ông Dale Garnegie thật sự là một  người phát ngôn viên có một không hai tại New York’. Nếu bạn muốn trở thành ông Dale G. thứ  hai, trước hết học cách lắng nghe, sau đó cách nói.  Bí mật cuối cùng trong giao tiếp ­ tuyên chuyền rằng bạn sẽ được mọi người hâm mộ, nếu làm  được hai điều sau: Thứ nhất, hãy ra khỏi thể xác của chính mình để thâm nhập vào cuộc sống  của kẻ khác. Quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ một cách chân thành, không điều kiện. Hãy vận  dụng định luật gieo và hái. Điều thứ hai – ‘chăm sóc cho bản thân’. Luôn hướng về phía trước,  không ngừng học hỏi để tự hoàn hảo. Làm như vậy bạn sẽ yêu mến bản thân hơn. Tình yêu càng  bao la, sự kính trọng càng lớn, bạn sẽ càng cảm thấy dễ chịu, vui vẻ hoà đồng với tập thể.  Những gì hữu hiệu nhất lại là đơn giản nhất. Đơn giản mà lại khó, khó với người này nhưng lại quá  dễ với kẻ khác. Tất cả đều phụ thuộc vào niềm tin và bản thân mỗi người.  Chúc các bạn thành công!  Tại sao không có nhiều người giầu? "Trong bất cứ cuộc chơi nào cũng có kẻ thắng người bại.  Thắng không có nghĩa là được tất cả, mà thua không phải là  mất hết.  Người ta quyết tâm chơi để dành thắng lợi khác xa với những ai  chơi để khỏi bị thua."  ở khắp mọi nơi, hàng nghìn người đang ở tuổi 25 bắt đầu bước chân vào con đường sự nghiệp của mình. Bạn cũng có thể là một trong số họ. Cần  bao nhiêu cơ hội và may mắn để đến năm 65 tuổi bạn sẽ trở thành tỉ phú? Theo các con số thống kê cho thấy, chỉ có 0,2%! Ta hãy thử tham khảo  qua số thu nhập hàng năm tính bình quân trên đầu người của dân Đức. 87,30% có số thu nhập dưới 50.000 mác, 10,40% từ 50.000 đến 100.000,  1,60% thu nhập từ 100.000 đến 200.000 mác, 0,50% từ 200.000 đến 500.000, 0,10% từ 500.000 đến 1.000.000 mác, và chỉ có 0,05% có số thu  nhập cao nhất ­ hơn 1.000.000 mác một năm. ở các nước kém phát triển khác thì sao?  Tại sao không có nhiều người giầu? Bởi vì cái nghèo trong giây lát có thể là người bạn tri kỷ với bất kỳ ai. Một ngày qua đi ta có thể dễ dàng trau  dồi kiến thức và hăng say làm việc. Lại càng dễ hơn khi chẳng làm gì cả. Hàng tháng tích kiệm 10% số thu nhập của mình và cũng không khó tiêu  pha hết cả một gia tài. Kiếm được số tiền lớn và ngày ngày bươn trải cật lực nhặt từng đồng bạc lẻ cũng là lẽ thường tình. 
  10. Tại sao có nhiều người nghèo hèn? Sau đây là một số lời giản đáp cho câu hỏi này.  Những người không có tiền, họ không hiểu rõ thực sự giầu sang là gì.  Sự giầu sang đối với bạn là những gì? Lúc này, trong trí óc bạn có con số nào tả hết được sự giầu sang, phú quý? Bạn nên nhớ rằng cuộc sống  như một công ty chuyên gửi đồ theo đơn đặt hàng. Bạn sẽ nhận được đúng những gì, bạn đã đặt trước.  Câu trả lời kiểu như: "Trong một lúc nào đó tôi muốn có thật nhiều tiền" ­ đó không phải là câu trả lời tỉ mỉ và chính xác. Bạn sẽ không gọi điện đến  bất cứ cửa hàng nào và yêu cầu: "Tôi muốn có một cái gì đó đẹp đẹp...". Nên suy nghĩ và định nghĩa đúng thế là là sự giầu sang. Càng sớm càng  tốt, lập ra cho mình những kế hoạch, có thể là ­ "Từ giờ cho đến năm 2010 tôi muốn có 100.000$" ...  Để có thể định nghĩa đúng hai từ "giầu sang" bạn phải làm 3 bước sau:  . biết rõ con số nói lên sự giầu sang,  . viết lên giấy rồi ghi nhớ, . chuyển tải con số đó sang hình ảnh Hãy nghĩ và hình dung mọi thứ theo kiểu các bức ảnh được chập lại với nhau, bởi tiềm thức chỉ "chấp nhận" các bức ảnh, nó không hiểu đúng  nghĩa của lời nói và con số. Việc cần làm bây giờ là chuyển sự khát vọng thành những bức ảnh thật rõ ràng. Càng nhiều và càng miêu tả tỉ mỉ ước  mơ của mình bao nhiêu, tiềm thức sẽ hiểu rõ bấy nhiêu. Sau đó nó sẽ vận dụng hình ảnh như chiếc bản đồ vạn năng, luôn giúp ta trong việc định  vị và chỉ ra con đường đi ngắn nhất tới đích.  Một công nhân bình thường đã dùng cách "nạp" hoài bão của mình vào tiềm thức và rồi đã thành công trên con đường danh vọng. Đầu tiên anh  làm nghề thủ công, ăn lương thấp nhất trong một công ty tầm cỡ. Sau sáu năm phấn đấu không mệt mỏi, anh được danh dự nhận chức tổng giám  đốc công ty mình. Anh tâm sự: "Tôi sưu tầm ảnh những người thu nhập hàng triệu USD trong công ty. Tôi thật sự muốn sống trong tầng lớp của họ.  Có cái ảnh tôi đã thay đầu mình vào đầu nhân vật. Sau đó gián những tấm ảnh đó lên góc bàn làm việc. Hàng ngày tôi quan sát vài ba lần, sau đó  nhắm mắt lại và tưởng tượng xem tôi sẽ sống như thế nào khi có một địa vị như họ ­ là một trong nhà tỉ phú kia. Họ sẽ bàn luận gì với tôi? tôi sẽ đi  du lịch ở đâu? tôi ăn gì, uống gì và dừng chân ở khách sạn nào? Sau một năm tưởng tượng như thế, tôi tự nhủ với mình rằng bằng mọi giá phải có  được một vị trí như vậy. Đó là con đường duy nhất, với bất cứ giá nào tôi cũng phải thành công. Khi đã quyết tâm, tôi cảm thấy trong cơ thể và ý  nghĩ của mình hình như có thêm năng lượng. Nhờ sự tiếp sức của tiềm thức tôi không còn nghĩ đến thất bại hay sợ hãi nữa.”  Những người không có tiền, họ không có những mục đích "động"  Khi ta nhìn cuộc sống bằng ánh mắt kẻ lạc quan yêu đời, ta luôn hướng tới những mục đích của mình. Làm việc không mệt mỏi với mong muốn  mình sẽ sở hữu những thứ đó trong nay mai. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn, việc đầu tiên ta nghĩ đến là cho rằng những hoài bão kia quá xa vời,  rằng ta hơi mơ mộng, vươn cao quá...  Bạn nên nhớ tiềm thức luôn "nhìn và nghe lời" những hoài bão, dự định có tính chất cố định. Do vậy không được phép thay đổi liên tục những đích  đến của mình. Mục đích càng to lớn, càng xa vời bao nhiêu, ta càng không phải thay đổi nó bấy nhiêu. Nhiều người lại cho rằng, thà có những mục  đích nhỏ mà đạt được trong nay mai, còn hơn là vạch ra cho mình những điều quá lớn mà chíng ta cũng không chắc có với tới được không. Làm thế  nào thì hơn? Sự thật thì các mục đích xa vời, to tát kia dễ với tới hơn các mục đích gần và nhỏ bé.  Thật khó tin, đúng không?!? Bạn hãy hình dung ra một mục đích nhỏ bé và gần. Chỉ cần có một cản trở hay khó khăn hiện ra trên con đường đi tới  đích, nó sẽ che kín mục đích của bạn. Khi ấy nó có đủ sức giữ chân bạn, làm bạn nản trí, sợ hãi và cảm thấy mất phương hướng.  Để tránh trường hợp không mấy khả ái này nhiều người đã tìm cho mình một mục đích động khác. Và cứ thế, họ sẽ có tầm nhìn mới, hướng đi mới  mỗi khi bị "tắc nghẽn". Mục đích động sẽ là nhiều ngả đường khác nhau, kiểu đi vòng vèo, nhưng đích đến vẫn là một.  Thay vì một công việc có thể là trong nay mai, bạn hãy vạch ra một mục đích vĩ đại nhất của cuộc đời mình. Cản trở có nhiều bao nhiêu, to lớn thế  nào cũng không che được mắt bạn. Ngày qua ngày bạn biết mình phải đi về hướng nào, làm những gì để đạt được mục đích một đời người kia.  Ted Turner ­ người sáng lập ra CNN ­ khi vẫn còn là một cậu bé, ông đã học được từ người cha một số quy luật cao quý của cuộc sống. Cha ông  thường nói: "Hãy vạch ra cho mình những mục đích, mà cả cuộc đời con không bao giờ với tới được."  Khi ấy, hoàn bão vĩ đại nhất của T. Turner là có một đài truyền hình tối tân hiện đại nhất thế giới. Đúng là một mục đích quá lớn, vượt xa tầm mong  đợi và niềm tin của mỗi con người. Ông tâm sự: "Tôi không cần biết có những cản trở nào đã suất hiện trên con đường dẫn đến vinh quang. Tôi  không để ý đến chúng, vì chúng quá nhỏ xo với mục đích của đời tôi. Bằng cách đó, suốt một chặng đường dài phấn đấu, tôi luôn luôn có trước 
  11. mắt hướng đi của mình. Như các bạn đã biết, tôi đã không bị lạc!"  Những người không có tiền, họ không cho rằng giầu sang là sự bắt buộc  Những người đã thành công và tên tuổi của họ được người đời nhắc đến với một sự thán phục, kính nể, họ luôn phải đối đầu với tình huống kiểu  như: "Tôi phải làm, dù bất cứ giá nào!". Họ thường quả quyết với người thân rằng: "Tôi sẽ quyết leo lên đỉnh núi kia. Cũng có thể bạn sẽ nhìn thấy  tôi vẫy bạn trên chỗ cao nhất, và không khéo bạn sẽ tìm thấy xác tôi dưới chân núi". Họ làm những gì họ phải làm, và làm một cách tốt nhất! Với họ  chỉ có địa ngục và thiên đường, không có khoảng không ở giữa!  Bạn sẽ là người quyết định cái gì là quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Bạn là người chọn cho mình những câu "Tôi nhất quyết phải  làm!". Bạn hãy mơ ước. Hãy mơ như chưa bao giờ được mơ, vì không ai có thể kiểm xoát được biên giới của chúng. Sự khát khao càng nhiều, sức  lực và niềm tin sẽ càng lớn, giúp bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến được thiên đường của riêng bạn.  Hãy hình dung chính mình trong những ước mơ tuyệt vời đó. Thử nghĩ xem, sẽ thật huyền diệu khi bạn đang sống với những gì bạn hằng mong  ước. Hãy "sống" như vậy thường xuyên, bởi đó là những liều thuốc tiên cho tiềm thức của bạn. Lúc ấy tiềm thức sẽ nói cho bạn rằng: "Bạn sẽ thật  đau khổ, đau khổ gấp 1000 lần, nếu không đạt được những gì bạn đang mơ ước. Vậy hãy làm tất cả để đấu tranh cho những gì thuộc về mình!"  Những ai không có tiền, là những người không có tính kiên trì  Vào một lần nọ Winston Churchill – thủ tướng chính phủ Anh từ năm 1940 cho đến khi chấm dứt cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II, là đối thủ của  Hitler trong những năm tháng tàn khốc nhất đối với nước Anh và Châu âu ­ được yêu cầu giảng một bài diễn thuyết về sự thành đạt của ông tại một  trường đại học gần nơi ông sinh ra. Ngày đó đã trở thành một sự kiện trọng đại. Từ khắp mọi nơi, dân tình thi nhau đổ về thành phố nhỏ bé này để  có dịp nghe và học hỏi từ người con vĩ đại nước Anh. Hàng nghìn người ngồi trong một hội trường to lớn, nguy nga lộng lẫy nhất của ngôi trường. Ai  cũng mong ông sẽ chuyển tải được hết những kinh nghiệm của mình qua lời nói. Thời gian đã đến, Winston Churchill từ từ đứng dậy, đi đến chỗ để  micrôphne và nói: "Các bạn đừng bao giờ bỏ cuộc, đừng bao giờ, đừng bao giờ và một lần nữa đừng bao giờ" Sau câu nói đó, ông thản nhiên bước  về chỗ ngồi của mình. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, bao ánh mắt như muốn thốt lên, tại sao lại như vậy... Đây có lẽ là bài diễn thuyết ngắn nhất  và lạ lùng nhất!  Không bỏ cuộc ­ đó là chân lý sống của một đời người vĩ đại, Winston Churchill. Một câu khuyên nhủ thật ngắn ngủi, nhưng tại sao tác giả lập đi  lập lại những 4 lần "đừng bao giờ"?  Winston Churchill hiểu quá rõ về tâm lý con người. Mỗi chúng ta, ai cũng có tài vạch ra cho mình những giới hạn. Trong cuộc sống ta có thể tìm  thấy dễ dàng những nguyên nhân, sự chắc trở để rồi từ bỏ một cái gì đó.  Khi hàng loạt các máy bay đức thả bom xuống thành phố Londyn, một số người đã khuyên Winston Churchill nên ngồi lại và thương lượng, bởi theo  họ sớm hay muộn phát xít đức cũng thắng cuộc. Cũng thật may cho toàn châu Âu, cũng có thể là toàn nhân loại, khi nghe xong những lời khuyên  cuả mọi người, ông đã giơ nắm đấm cao lên bầu trời đầy máy bay và qoát: "Chúng mày sẽ không thắng được tao! Tao sẽ không bao giờ đầu hàng,  không bao giờ, không bao giờ..."  Trước khi bạn "dính" mình vào một mục đích nào đó ­ dính như dính tem thư vào phong bì ­ bạn phải trả lời thẳng thắn, bạn có thật sự muốn đạt  được mục đích đó không? Cũng có thể xảy ra rằng, khi đã có những gì mình hằng mong đợi, thay vì hạnh phúc, bạn ngồi ôm đầu thất vọng, rồi tự  nhủ rằng: "Đây không phải là những gì tôi muốn!". Nhiều người khi còn ở trong căn hộ trong blok gần trung tâm, hằng mơ có một ngôi nhà Dom,  cùng vườn tược cây cối. Do may mắn và tu trí làm ăn họ đã toại nguyện. Sống trong căn nhà ước mơ mà họ không được hạnh phúc lắm, khi luôn  điên đầu với thảm cỏ trước nhà hay phải cắt, cây nhiều do vậy có muỗi dĩn, phải dọn dẹp, quét lá thường xuyên. Nhà xa trung tâm, đi lại khó khăn,  bất tiện khi mua bán, con cái phải chuyển trường, xa bạn bè cũ và gia đình luôn sợ bị nhiều kẻ xấu nhòm ngó. Lúc đấy chủ nhà mới ôm đầu và lại  mơ chỉ cần có một căn hộ rộng trong blok mới gần trung tâm mà thôi.  Đừng để phí thời gian và công sức của mình chỉ vì mình chưa chắc chắn! Trước khi bắt tay vào công việc hãy chắc như đinh đóng cột, khi ấy lòng  tin sẽ cho bạn thêm sức mạnh để phấn đấu đạt được những gì vinh quang nhất.  Để khỏi bị thất vọng, hãy kiểm tra mục đích của mình ngay bây giờ. Bạn hãy viết ước mơ to lớn nhất của mình ra một tờ giấy (cũng có thể là nhà  lầu xe hơi, cô vợ vừa đẹp vừa đảm, công việc tốt, lương tháng cao, địa vị trong xã hội, cuộc sống an nhàn hạnh phúc ...) Bạn hãy miêu tả ước mơ  của bạn thật tỉ mỉ, đừng bỏ xót một chi tiết nào. Xong việc hãy nhắm mắt lại, và tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đã sở hữu được  những gì mình muốn. Hãy hình dung một ngày bình thường của bạn. Bạn sẽ hạnh phúc? Những công việc nào quan trọng? Khi ấy bạn sẽ gặp  những trở ngại, phiền muộn gì? Để có kết quả chính xác hãy vô tư đánh giá sự việc. Sau một thời gian ngắn "sống trong ước mơ" bạn sẽ biết được  giá trị thật sự. Khi tất cả đều "trôi như cháo chảy", "đẹp đúng như trong mơ", thì công việc cuối cùng là phấn đấu không mệt mỏi và đừng bao giờ bỏ  cuộc… đừng bao giờ bỏ cuộc … đừng bao giờ bỏ cuộc… 
  12. Những người không muốn gánh vác lấy trách nhiệm  Đừng bao giờ mất nhiều thời gian với những câu hỏi như: "Tại sao ...?" Khi đặt những câu hỏi như vậy, sớm hay muộn ta cũng tìm ra được những lý  do chính đáng cho việc không làm gì của mình. Nên đặt ra những câu hỏi: "Làm như thế nào để ...?", ­ hỏi hướng tới vấn đề. Đặt đúng câu hỏi để  tìm ra con đường cho chính mình của hôm nay và những ngày sắp tới.  Tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời của bạn, người phải gánh lấy trách nhiệm chính là bạn. Không nên đổ tội cho bất cứ một ai. Không được  phép để cho những người giúp mình ­ bác sĩ, luật sư, cộng tác viên, cố vấn trong công ty ­ gánh thêm phần trách nhiệm của mình. Họ sẵn sàng  giúp đỡ, còn bạn, bạn phải quyết định và có trách nhiệm với lời nói cũng như hành động của mình.  Những người chưa sẵn sàng làm mọi việc với 110% năng suất  Những ai tìm những lời biện hộ cho mình chắc chắn sẽ tìm thấy! Đây sẽ là 2 kiểu biện họ nguy hiểm nhất:  . Những gì tôi có bây giờ, tôi cũng sẽ hài lòng trong tương lai  . Nếu tôi làm mọi thứ bằng cả sức lực của mình, tôi sẽ là người giỏi nhất  Đằng sau những lời nói này là sự dối trá chính mình, sự sợ hãi và thiếu niềm tin vào bản thân.  Sự thoả mãn là một mục đích cao quý. Chúng ta vì thế mới làm tất cả để sống một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Cái gì làm cho ta hạnh phúc?  Sống để mà phát triển, phấn đấu để không dậm chân tại chỗ. Luôn tìm tòi, sáng tạo tìm ra những điều mới mẻ. Để rồi được tiếp thêm sức lực từ sự  thoả mãn về thành quả của mình và hướng tiếp về phía trước.  "Sụ biết ơn và hài lòng cho những gì ta đang có hiện nay là cái không thể thiếu. Nhưng sự thoả mãn những gì ta có hôm nay trong tương lai thì thật  không đúng với cách sống của con người. Cách thoả mãn như thế bắt bạn dừng lại và dần dần chìm xuống đáy dòng sông thời gian đang chảy xiết.  Bạn sẽ bị lãng quên!"  Chỉ khi nào bạn làm việc với 110% khả năng của mình, lúc đấy bạn mới hoàn toàn có trách nhiệm với cuộc sống cũng như bản thân. Bạn không  cần tự biện hộ cho mình khi việc gì đó không được như mong muốn. Làm việc "quá năng suất" nghe có vẻ hơi tàn bạo nhưng đó là cách duy nhất  để đạt những gì mình đã dự định. Bạn sẽ thành công! Tăng năng suất của mình lên 110% cũng có nghĩa là đi con đường ngắn nhất đến đích.  Chẳng hạn như bây giờ bạn muốn tập cho cơ bắp của mình dắn chắc, bạn quyết định nâng tạ mỗi ngày 10 lần. Trong 10 lần nâng tạ đó, lần nào  quan trọng nhất? Lần nào cơ bắp phải làm việc nặng nhất để nâng quả tạ kia? Các vận động viên cử tạ Bungari, những người đạt nhiều huy  chương vàng nhất trong môn thể thao này sẽ nói: Lần thứ 11!  Nhiều người đã vận dụng 100% năng lực của mình để làm việc, nhưng kết quả họ chỉ vận dụng có 80% công suất của mình. Khi bạn quyết định  vượt quá khả năng của mình ­ 110%, lúc ấy bạn sẽ vận dụng 100% toàn sức lực.  Những ai không có tiền, họ thiếu người đỡ đầu!  Một người không thể thiếu được trên con đường dẫn đến vinh hoa phú quý đó là một cố vấn tin cậy ­ một người đã thành công trên con đường công  danh và đã làm được những gì bạn đang mơ. Người đó sẽ dậy dỗ bạn, giúp bạn khi khó khăn và không ngừng thúc đẩy bạn làm việc.  99,9% số người đã thành đạt sẽ không làm nên trò chống gì nếu thiếu sự giúp đỡ và dậy dỗ của những ông thầy thông thái. Chỉ có họ mới là người  biết dùng tài năng của học trò một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.  Bạn không cần phải rút ra bài học quý từ những lần vấp ngã. Bạn có thể tham khảo và học tập qua kiến thức và kinh nghiệm của người nâng đỡ  mình.  Bây giờ bạn thử hình dung, bạn vừa tốt nghiệp khoa kiểm lâm và được gửi đi công tác tại Canada. Bạn được phân cho cai quản 5000 hectac rừng.  Đây là môi trường mới, do vậy bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Bạn chưa biết rõ tính cách của khu rừng, không nắm bắt được hết tất cả số thú  sinh sống ở đây, thực vật bao nhiêu loại bạn cũng không hay... Bây giờ hãy hình dung, khi cấp trên phân chia danh giới rừng có giới thiệu thêm cho  bạn một ông già 65 tuổi sống trong địa phận rừng bạn được cai quản. Khác với bạn, có thể nói ông ta là thổ địa của vùng đất này. Ông biết rõ từng  gốc cây, muông thú, ở đâu có nhiều hang rắn và ở khu vực nào, mùa nào trong năm có nhiều cơn lốc xoáy... Bạn có muốn học hỏi và tôn ông già  này làm sư phụ không? Nếu có được một người như vậy, ông ta sẽ chuyền kinh nghiệm, cách làm việc trong suốt cuộc đời của ông cho bạn chỉ  gỏn gọn trong 6 tháng. Đúng là một cách bồi dưỡng kinh nghiệm và kiến thức kỳ diệu!  Người thầy sẽ động viên học trò làm việc với 110% khả năng của mình và luôn để mắt tới sự tiến bộ của anh ta. Ngược lại học trò biết rõ tấm lòng 
  13. của thầy, thừa biết rằng nếu anh ta không là tốt một cái gì đó, anh ta không chỉ thất vọng với bản thân mà làm chính thầy mình phải phiền lòng. Khi  hiểu được một chân lý đơn giản như vậy, học trò đều cố gắng hết sức để cho thầy biết rằng, ông ta không phí thời gian và công sức.  Người thầy mong đợi ở bạn nhiều hơn bạn mong đợi vào chính bản thân mình. Sự mong đợi như là người quản thúc, giúp bạn cố gắng hơn và bằng  mọi giá phải hoàn thành suất sắc những công việc của mình.  Nên nhớ chọn được một người thầy thông thái rất khó, mà biết cách thuyết phục ông ta giúp mình lại càng khó hơn. Đừng nản lòng nếu ông ta tỏ ra  khinh bỉ bạn, làm khó dễ bạn…Tất cả những trở ngại chỉ để thử bạn mà thôi. Bởi lẽ ông ta sẽ không bao giờ chịu mất thời gian quý hiếm của mình  cho những tên ăn hại nhiều lời. Hãy làm tất cả để chứng minh rằng một người thầy giỏi bao giờ cũng có quanh mình những học trò suất sắc.  Đừng quá coi trọng các yếu điểm của mình!  Bạn sẽ trở thành giầu có nếu biết vận dụng đúng những ưu điểm của mình. Steffi Graft đã bao năm là vận động viên tennis số 1 thế giới. Cô rất nổi  tiếng với lối đánh forhend của mình và luôn dùng cách đánh đó nếu có cơ hội. Thay vì luyện tập cho tốt hơn kiểu đánh bekhend, Graff hay phải  chạy nhiều hơn, để rồi xoay mình đỡ bóng bên tay phải. Các đối thủ đã vận dụng triệt để điểm yếu của cô ta vì họ biết đây là cách duy nhất có thể  đánh bại cây vật này. Không còn cách nào khác S. Graff bắt đầu tập bekhend, và cũng từ giây phút đó tennis không đem lại cho cô nhiều niềm vui  như trước nữa. Cô luôn nghĩ đến điểm yếu của mình, để rồi tập chung vào cách đánh để khỏi bị thua, thay vì đánh để thắng đối thủ.  Đã có không ít người luôn quá phiền lòng về những yếu điểm của mình. Họ đã đánh mất đi sự lạc quan và niềm tin vào bản thân. Lời khuyên cho  tất cả mọi người: Không được phép quá coi trọng những điểm yếu của mình, nhưng cũng không nên bỏ qua hoàn toàn chúng. Hãy tìm ra một giản  pháp hữu hiệu nhất cho các "gót chân Alchiles" của mình. Không bao giờ được phép để những ưu điểm và các năng khiếu của mình cho sự ngẫu  nhiên. Hãy nắm bắt lấy mặt tốt của mình, không ngừng học hỏi để phát triển. Nhờ chúng bạn mới thành công!  Một năm nghỉ ngơi  Trong xã hội Do Thái, mọi người thường có tục lệ làm việc không mệt mỏi suất 9 năm và dành chọn năm thứ 10 cho việc nghỉ ngơi. Trong thời gian  đó họ có thể nhìn lại cuộc đời của mình từ các tầm nhìn khác nhau. Chăm sóc cho sức khoẻ cũng như tâm lý được khoẻ mạnh, vững vàng hơn. Họ  có thể thanh thản mà kiểm tra lại xem cuộc sống của họ có đi đúng hướng như ý muốn không? Có thời gian để nhìn lại suốt chặng đường của mình  đã đi, học hỏi, rút ra kinh nghiêm quý báu, trau dồi những kiến thức cần thiết và cuối cùng lập ra các dự định mới cho 9 năm tới.  Nếu có cơ hội làm việc và nghỉ ngơi theo kiểu người Do Thái, bạn nên trả lời đúng đắn 3 câu hỏi sau: Tôi là ai? Tôi làm gì trong thế giới này? ý  nghĩa của cuộc sống là gì?  Một năm nghỉ ngơi sẽ cho bạn sự bình yên và một cái nhìn đầy mới mẻ tới mọi công việc. Một sự bắt đầu mới đầy lạc quan với mọi dự án đã được  xuy nghĩ và cân nhắc kỹ.  Cái giá của sự giầu sang phú quý  Nhiều người cho rằng cái giá phải trả cho sự giầu sang quá đắt ­ bỏ mặc gia đình, người thân, làm hại đến sức khoẻ rồi luôn bị cuốn hút vào các  cuộc đua tàn khốc và đích đến của nó là tiền, thật nhiều tiền.  Không hẳn là như vậy! Cái gì trong cuộc sống đều có một cái giá của nó! Gía của sự giầu sang là thời gian và kiến thức. Bạn cần có nhiều thời  gian, trước hết là học tập, trau dồi thật nhiều kiến thức để sau đó đưa vào sử dụng. Ngoài thời gian làm việc, thời gian nghiên cứu thêm hàng ngày  những thứ mới, đang xảy ra chung quanh ta cũng không kém phần quan trọng. Học không bao giờ là quá muộn và không biết bao nhiêu cho vừa.  Học cũng không có nghĩa là phải từ bỏ hết tất cả. Hãy dùng cả môi trường xung quanh là nơi thu thập kiến thức. Mỗi chúng ta sẽ phải học hỏi suốt  đời nếu muốn làm nên một cái gì đó. Cái giá có đắt, có tàn khốc? Tất cả đều phụ thuộc vào cách suy nghĩ của mỗi người!  Hãy là một người phụ nữ tự tin Khi những người phụ nữ được hỏi rằng điều gì làm cho họ hạnh phúc thì họ đã trả lời thế nào?  Thật lạ là hạnh phúc đối với phụ nữ không chỉ là được đi mua sắm nhiều hay có một vóc dáng  mảnh khảnh, mà chính là sự tự tin. Tự tin chính là khả năng làm được những gì tốt nhất trong khả  năng của bạn. Khi bạn cảm thấy mình là một người có năng lực bạn sẽ có một sự động viên lớn,  để rồi sau đó bạn sẽ làm được những điều bạn mong muốn. Và cho đến khi điều đó được hoàn  thành thì bạn sẽ thấy mình là người hạnh phúc. 
  14. Điều đáng mừng là bạn có thể tạo ra sự tự tin cho bản thân bằng cách thực hiện những lời khuyên  sau:  1. Hãy thở sâu Khi phải làm việc gì đó khiến bạn lo lắng thì sự tự tin của bạn sẽ bị dao động. Hãy chấm dứt việc  này bằng cách hít thở thật sâu. Điều này sẽ giúp bạn giữ được thăng bằng và bình tĩnh trở lại. Khi  đã cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn sẽ có thêm sức mạnh và lòng tin.  2. Hãy biết thực hiện những điều mới lạ Mỗi khi bắt tay vào những công việc mới mẻ bạn cũng có thêm lòng tự tin đấy! Vì sao vậy? Bởi  khi thấy mình có khả năng làm được những điều hoàn toàn mới lạ, bạn sẽ thấy rằng khả năng của  mình cũng không đến nỗI tồi. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều niềm tin trong cuộc sống khi  phải đối diện với những thách thức. Hãy cố gắng thực hiện được ít nhất là một điều gì đó mớI mẻ  trong một tháng nhé.  3. Quần áo cũng quan trọng đấy Mặc một bộ quần áo thật phù hợp cũng khiến bạn có thêm tự tin. Bạn không nhất thiết phải lựa  chọn những bộ quần áo mốt nhất. Điều quan trọng là những bộ quần áo đó phải hợp vớI bạn. Hơn  nữa, nếu ăn mặc phù hợp, căng thẳng của bạn sẽ giảm rõ rệt; bạn sẽ có khả năng tự tin hơn rất  nhiều.  4. Tôi có thể làm được Luôn luôn nói, hay nghĩ rằng bạn có khả năng giải quyết mọi việc. Nếu trước khó khăn mà bạn cứ  nghĩ rằng mình không có khả năng làm được thì quả thật bạn sẽ khó thực hiện được điều đó. Hãy  biết tin tưởng vào khả năng của mình. Phân tích tình huống và tìm ra cách giải quyết tốt nhất.  5. Giữ vững lập trường Hãy biết “Phớt­ăng­lê” trước những lời trêu ghẹo, đàm tiếu. Hãy chắc chắn rằng việc mình đang  làm là hoàn toàn đúng, bởi không ai có thể làm một việc hoàn hảo đến mức không bị ai phản đốI  cả.  6. Sẵn sàng đón nhận những rủi ro Đặc tính của con ngườI là luôn cảm thấy lo lắng khi thiếu tự tin vào khả năng của bản thân. Nhớ  rằng sự tự ti bắt nguồn từ sự sợ thất bại. Bạn hãy nghĩ đến chiến thắng. Và nếu có thất bạI thì  cũng đâu có sao, “ai nên khôn mà chẳng dạI đôi lần”. Vả lại “mỗi lần vấp ngã là một lần bớt dạI”  mà.  Tự tin là một đức tính tốt cần phát huy, song chúng ta nên tránh nhầm lẫn giữa tự tin và tự phụ. Tự  tin quá sẽ dẫn đến tự kiêu. Hãy cố gắng tránh điều này bạn nhé!  Tương lai Tương lai sẽ đi về đâu? Con người sẽ 
  15. sống ra sao khi chỉ có trí óc tưởng tượng  bị giới hạn? Mọi thứ không ngừng thay  đổi. Thời gian trôi đi một cách chóng mặt  và nhân loại như đang chạy đua với nó.  Kẻ nào sẽ là người chiến thắng trong  cuộc đua vô hình này?  Để hiểu rõ hơn về sự hình thành của  Tương Lai, sau đây là một số xu hướng sẽ  tạo nên và có ảnh hưởng trực tiếp đến  những ngày tháng đang ở phiá trước.  1. Thông tin trực tuyến  Nhân loại đã tìm ra đủ mọi cách lưu giữ thông tin và tuyên truyền đại chúng dưới mọi hình thức. Sự phong phú của thông tin đã làm thay đổi toàn  bộ cách nhìn trong kinh tế, cách thức làm việc, giáo dục, văn hoá xã hội và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mái nhà thân yêu nay đã trở  thành nơi trao dồi kiến thức, chỗ làm việc và nghỉ ngơi.  Khả năng hiểu biết là một trong những yếu tố quan trọng nhất của loài người. Phần lớn các nhà bác học đều cho rằng, thế giới của chúng ta có  từ 4,5 tỉ năm. Con người nguyên thuỷ có từ 2 triệu năm, còn con người tân tiến có từ 35­50 nghìn năm. Cách viết đầu tiên các ông tổ ta đã nghĩ  ra vào khoảng 6 nghìn năm về trước. Phải cần thêm 2 nghìn năm nữa bảng chữ cái lating đầu tiên mới ra đời ­ đây là một thành quả kiệt tác của  nhân loại. Với 26 chữ cái, con người đã lưu giữ lại được những kiến thức sống quý báu của mình. Nhưng phải chờ đến thế kỷ XI người Trung  quốc mới in được cuấn sách đầu tiên cho nhân loại. Tại Châu âu cuốn sách đầu tiên được in vào năm 1455 bởi nhà phát minh ra máy in người  đức, ông Johann Gutenberg. Trước bước tiến của khoa học này, toàn Châu âu chỉ có gần 30 000 cuốn sách viết tay. Đến năm 1500 hơn 9 triệu  cuốn sách đã được in và phổ biến rộng rãi. Từ năm 1872, số sách in mới tăng một cách đáng kể, khi máy đánh chữ được bán rộng rãi. Tiếp đó  loài người phát phát minh ra điện thoại vào năm 1876, tìm ra linotyp năm 1884. Phim không tiếng vào năm 1894, sau đó là đài phát thanh năm  1895 và phim có tiếng năm 1922. Năm 1926 ta đã có những chiếc vô tuyến đầu tiên và tiếp đó là máy tính cá nhân cùng các vật dụng điện tử  khác vào những thập niên 70 của thế kỷ XX.  Thế giới trở thành một hội trợ thông tin khổng lồ. Hiện tại nhân loại mỗi năm in ra 800 000 các loại sách. Nếu ta đọc mỗi ngày một quyển, thì  phải cần ít nhất 2000 năm để đọc hết số sách đó. Trong khi đó hiện tại bạn có thể chọn thông tin cần thiết từ các nguồn thông tin đại chúng  khác nhau. Có thể chuyển tải hay thu giữ chúng dưới mọi hình thức... Những năm cuối thế kỷ XX là những giây phút ban đầu nhưng thật huy  hoàng cho ngành công nghệ cao, Internet, máy vi tính cá nhân... Sự thay đổi của nền kinh tế mới được tính trong từng giây. Những thứ gì thuộc  về hôm qua đã là đồ cổ. Nhiều người cho rằng nếu các sản phẩm như ôtô, hay đồ dùng gia đình, cũng phát triển như ngành thông tin hay vi tính  cá nhân thì chung bình một chiếc ôtô sẽ được bán ra với giá 27 $ còn đồ dân dụng được miễn phí. Cũng có thể tính rằng ngày mai tất cả những  gì đựng trong túi áo của ta, là những gì ngày hôm nay ta phải dùng một văn phòng làm việc thật to để chứa nó. Hiện tại giá thành sản suất ra  một đĩa Compact CD là 1 $ tại Mỹ, và gần 0.5$ tại Trung quốc, như vậy chỉ cần 50 cent có thể mua được 50 chiếc. Sắp tới với giá tiền như vậy  ta có thể mua được hàng nghìn cuốn sách điện tử được chứa trong những đĩa CD đó.  2. Kinh tế không có giào cảo  Tất cả đang hướng về nơi, khi kinh tế, thương mại cũng sẽ huyền riệu và rộng lớn như Internet. Một trong những giự định chắc chắn nhất cho  tương lai sẽ là toàn cầu hoá và hai từ "Thị trường" sẽ được hiểu theo nghĩa toàn cầu. Sắp tới sẽ có nhiều khó khăn và cản trở để đạt được ý  tưởng này, nhưng những gì từng ngày đang xảy ra trong hiện tại là những điểm báo cho một nền kinh tế toàn cầu không có rào cản trong tương  lai. Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển mình của nhân loại. Sắp tới các nước sẽ chỉ chia cắt nhau bởi một biên giới địa phận. Sẽ không còn  tồn tại hàng trong nước, công nghệ trong nước hay các nền công nghiệp riêng. Trong tương lai sẽ không có dào cản, hơn bao giờ hết chưa bao  giờ con người trở thành tự do, độc lập và có một sức mạnh vô hình như hiện nay và trong tương lai.  3. Bốn bước dẫn đến nền kinh tế toàn cầu  1.  Tầm quan trọng của cường quốc Hoa Kỳ. Một nước đã phát minh và gần như sử dụng triệt để những gì nền kinh tế công nghệ cao, thương mại  điện tử và Internet mang lại.  2. Sự lột xác của Châu âu. Mở đầu là khối Liên Minh Châu âu, cho đến đồng tiền Euro, kết nối nhiều thị trường thành một "hội trợ buôn bán" khổng  lồ. 
  16. 3. Sự chuyển mình của những con Rồng Châu á  4. Trung quốc – nước khổng lồ đang ngủ vùi. Đất nước có số dân đông nhất.  Bước 1. Tại Mỹ, tương lai nhìn thấy rõ nhất vẫn là ở California, tại Silicon Valley (Thung lũng Silicon). Thập niên 50, nơi đây là những nông  trường, người dân sống bằng nghề trồng chọt và chăn nuôi gia súc. Sau này trên mảnh đất mầu mỡ này đã mọc lên hơn 240 công ty có tầm cỡ  thế giới trong số hàng nghìn công ty(họ đều có mặt trên thị trường chứng khoán tại Mỹ và thế giới). Thị trường buôn bán là ngành công nghệ  cao, vi tính, máy tính và thương mại điện tử. Doanh thu chung của Thung lũng Silicon chiếm trên 500 tỉ $. Tại đây các công ty thuê tới 377 000  nhân viên và có hơn 4000 công ty tư nhân đang hoạt động. Nước Mỹ luôn đi đầu trong cung cách buôn bán, khi họ nắm bắt được su hướng của  khách hàng, hướng đi của thị trường. Là nước đã vận dùng tài nguyên của thông tin và các vật dụng tân tiến nhất trong thương mại điện tử. Khi  nói đến buôn bán, cách kiếm lợi nhuận cao thì những ý tưởng của họ không có giới hạn.  Bước 2. Hướng tới nền kinh tế toàn cầu là Liên Minh Châu âu. Với 15 nước thành viên, có số dân chung là 370 triệu. Đồng tiền Euro sắp tới sẽ  quy về một mối 11 thị trường lớn nhỏ khác nhau. Mặc dù nạn thất nghiệp đang có xu hướng tăng, nhưng các công ty viễn thông, thông tin hay  phần mềm vẫn là nơi tạo công ăn việc làm cho bao người.  Bước 3. Sự chuyển mình của những con Rồng Châu á hướng về toàn cầu hoá trong kinh tế. Điển hình là nước Singapor. 40 năm trước còn là  một nước nghèo khó. Do có đường lối đi đúng đắn, hợp thời của chính phủ và nhà nước, Singapor đã trở thành một trong những con Rồng hùng  mạnh của Châu á. Nơi đây đang là vùng đất mầu mỡ cho những nhà đầu tư, buôn bán nước ngoài... Mới đây nhà nước đã đầu tư hàng trăm triệu  USD vào việc phổ biến máy tính cá nhân và Internet đến từng hộ gia đình. Thật là một sự đầu tư tốn kém, nhưng nó sẽ không phụ lòng những  người có tầm nhìn xa trông rộng.  Taiwan ­ 20 năm trước tại Tajpej có duy nhất một hệ thống đèn giao thông, và chỉ hoạt động khi có đoàn nước ngoài đến thăm thành phố. Hiện  nay với 21 triệu dân, tại đây đã có hơn 14 000 công ty điện lực và thông tin các loại hoạt động, với tổng số doanh thu 100 tỉ USD hàng năm.  Trong tổng số, các cơ quan, xí nghiệp của nhà nước chiếm một con số rất nhỏ, với 120 công ty chuyên về ngành công nghệ cao. Tajwan là một  trong những "nhà máy" khổng lồ sản suất máy tính cá nhân, vật dân dụng điện tử. Với nhu cầu càng ngày càng cao của thị trường thế giới,  ngành giáo dục nước này mỗi năm cho ra trường hơn 10 000 kỹ sư và thợ điện cá loại.  Bước 4. Một nước khổng lồ đang ngủ vùi. Trung Quốc có một thứ vũ khí cực lợi hại và bí mật. Hiện tại có tới 51 triệu dân TQ định cư và làm ăn  dải rác khắp các nơi trên toàn cầu. Giờ đây nước này đã đi theo vết bánh xe của chủ nghĩa tư bản. Đây là miền đất chưa khai phá hết dành cho  các nhà đầu tư phương tây.  Người TQ dù sống ở đâu, nhưng họ luôn giữ được bản sắc dân tộc và tự hào về nòi giống của mình. Họ thành đạt trên đất khách quê người  nhưng luôn hướng về quê hương, mong sao một ngày nào đó trở về xây dựng đất nước. Một gương mặt điển hình của tinh thần dân tộc và con  người Trung Hoa là ông Richard Li. Một người có học vị cao và tên ông luôn được nhắc tới trong những tờ báo kinh tế Mỹ. Là người con thứ hai  của Li Ka­Shing, người giầu có nhất Hongkong. Vào những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX R. Li đã bán hệ thống ăng ten vệ tinh Star TV  của mình cho ông Ruper Murdochow với giá 950 triệu USD. Hiện tại ông muốn dùng số tiền đó để đầu tư vào hệ thống nối mạng qua tivi cho  dân Trung Quốc và các nước Châu á khác. ở phương Đông chỉ có 3% dân số dùng điện thoại, nhưng có tới 65% dân số có vô tuyến. Richard Li  thành lập công ty Joint­venture cùng tập đoàn đồ sộ Intel với mục đích là làm sao có những dịch vụ và phụ tùng nối mạng rẻ nhất cho mọi tầng  lớp. Hiện tại dân số Trung Quốc là 1,3 tỉ dân. Mỗi một gia đình chỉ được sinh một con, do vậy thế hệ tương lai của TQ sẽ được học hành, rèn  luyện và trao rồi kiến thức trong những điều kiện tối tân hiện đại nhất. Với những hướng đi như vậy người ta dự tính rằng, vào những năm 30 của  thế kỷ mới người Trung Hoa sẽ làm chủ toàn cầu!  4. Buôn bán qua Internet  Đầu năm 1997 công ty máy tính đồ sộ Dell hàng ngày đã bán máy tính cá nhân tương đương với số tiền là 1 triệu USD. Con số đó đã tăng lên  tới 18 triệu USD hàng ngày vào những tháng đầu năm 1999. Bình quân khách hàng đã trả 18 tỉ USD cho PC mỗi năm. Đa số họ mua các bộ  phân riêng rồi về tự lắp ráp theo sự chỉ dẫn tận tình của những dịch vụ lắp máy tính on­line. Sau khi đã ký song hợp đồng mua bán on­line, công  ty máy tính Dell gửi ngay hàng đặt đến công ty vận chuyển Federal Express, và như vậy khách hàng sẽ nhận những gì mình đã đặt mua vào  ngay ngày hôm sau. Đúng là chỉ thế kỷ XXI mới có những dịch vụ như vậy!  Internet đã làm thay đổi toàn bộ cách nghĩ và nhìn nhận về buôn bán và thương mại. Hiệu sách khổng lồ on­line Amazon.com đã nối đến 610  triệu khách hàng trên toàn cầu. Mỗi người trong số họ có thể tìm sách trong một kho tàng khổng lồ – với 2,5 triệu đầu sách. Công ty Amazon  không có cửa hàng sách trong thế giới thực, cách kinh doanh chính của họ là qua Internet. Với cách buôn bán đúng đắn, hợp thời cơ và luôn đi  theo thi yếu của khách, năm 1998 công ty đã thu về 610 triệu USD tiền lợi nhuận. Có thể nói Amazon.com là hiệu sách khổng lồ và thành công  nhất on­line.  Nếu bạn cập nhập vào trang www.ImagineRadio.com bạn có thể chọn những bản nhạc và các ca sĩ mình yêu thích. Sau đó ImagineRadio sẽ  tạo cho ta một tần sóng đài riêng, hợp theo sở thích của bạn. Bạn có thể nghe nó qua Internet. Chương trình bạn chọn sẽ được cập nhập thường 
  17. xuyên với những bản nhạc mới hay tin tức có liên quan đến các ca sĩ của bạn. Vào trang www.Cdnow.com bạn có thể chọn những bài hát mình  thích. ở đây có tới 375 nghìn bài hát các loại. Bạn có thể “bơi lội” trong biển nhạc mênh mông, chọn nhạc rồi mua đĩa CD đã được thu những bài  hát do chính tay mình chọn lọc. Người ta tính rằng cho đến năm 2002 tổng số buôn bán qua mạng sẽ lên tới 327 tỉ USD. Con số này đã có  những ảnh hưởng đáng kể đến việc buôn bán, cách phân tích, nhận định cho tương lai, và nhất là vấn đề học tập. Tương lai luôn đi về phía  trước, càng ngày càng hiện đại, do vậy để không bị tụt hậu con người phải học hành và trau rồi kiến thức đúng theo hướng nhân loại đang  hướng tới. Chỉ một từ “Internet” thôi đã làm đảo lộn một thế giới vốn đã quá hỗn độn này!  5. Một xã hội với các dịch vụ mới  Theo các nhà dự đoán cho biết, trong tương lai nền kinh tế mũi nhọn sẽ là các loại dịch vụ. Nền công nghiệp sẽ dần bị lãng quên trong những  ngày tháng tới. Vào những năm 50 thế kỷ XX nước Mỹ có tới 65% là nhân dân lao động. Hiện tại con số đó đã giảm xuống 13% và vẫn còn giảm  nữa trong tương lai. Mặc dù số công nhân lao động chân tay ngày càng “hiếm” nhưng chúng ta không hề sản suất ít hơn. Trong các phân xưởng,  nhà máy lớn, hình bóng công nhân đã vắng dần, thay vào đó là các cánh tay rôbốt, hệ thống máy tính điều khiển. Sự tự động hoá đã cướp đi  miếng cơm, manh áo của những công nhân không có trình độ cao.  Cũng có thể cho rằng, tiến tới ở những nước có nền kinh tế phát triển chỉ có 10% là công nhân lao động, 2% vẫn làm nghề nông chuyền thống,  vậy 88% số người còn lại sẽ làm gì? Nhiều người đã gọi tương lai là “Nền kinh tế của các dịch vụ mới”, nhưng những từ như “sự sản suất” và  “dịch vụ” đã trở thành quá cũ. Bởi lẽ sản suất càng ngày càng gắn liền với các dịch vụ, khi ta phục vụ theo đơn đặt hàng của khách. Ví dụ điển  hình là các công ty buôn bán máy tính cá nhân qua mạng. Bán riêng các phần cứng của máy tính là những công việc trong giây lát, nhưng có rất  nhiều các dịch vụ được mở ra theo những thứ đó: có thể là phần mềm tuỳ theo sở thích và yêu cầu của khách hàng, cách lắp ráp, bảo quản, cập  nhập phần mềm mới qua mạng ... Các dịch vụ sẽ ngày một phong phú hơn, và trong cuộc cách mạng này người được lợi nhiều nhất vẫn là  khách hàng. Thâth đúng với câu " Khách hàng là Thượng đế!.  6. Công ty lớn và bé  Trong thế giới thực thì các công ty đồ sộ luôn chiến thắng. Họ như những cây cổ thụ lâu năm trong khu rừng rậm – quá cao và xum xuê đã che  hết ánh nắng mặt trời. Công ty General Motors, Ford hay Chrysler đã hoàn toàn chi phối được thị trường ô tô trên toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ  qua. IBM luôn là tập đoàn đứng đầu trong việc sản suất máy tính cá nhân, siêu máy tính hay các ngành công nghệ cao khác.  Thời buổi đã thay đổi, và lúc này có lẽ là những ngày tháng vàng son cho các công ty nhỏ. Ai cũng có quyền lợi và cơ hội như nhau, không kể  lớn nhỏ, mới hay cũ, gần hay xa. Các cơ cấu làm ăn đã thay đổi một cách rõ rệt. Hiện nay để thuận lợi, các tập đoàn khổng lồ đã chia ra thành  nhiều chi nhánh, tập thể hay các đội nhỏ với công việc khác nhau. Ví dụ điển hình là tập đoàn ABB (Asea Brown Boveri) có trụ sở lại Zurych là  một trong những tập đoàn lớn nhất và thành công nhất tại Châu âu, với tổng số doanh thu năm 1995 là 33 tỉ USD. Do sự biến hoá và phát triển  của tương lai tập đoàn đã được chia thành 36 các công ty độc lập khách nhau, với hàng trăm các trụ điểm trên toàn cầu. Phần lớn các công ty  nhỏ kia được chia tiếp ra ra thành các đội có từ 5 đến 10 người. Mỗi nhóm có một cung cách làm việc, quản lý và mục đích riêng.  Công ty ôtô Toyota đã là một hệ thống sản suất “đúng thời gian” nhất trong thị trường ôtô. Họ đã mua lại các phụ tùng ôtô từ hàng trăm các công  ty nhỏ khác nhau. Khi có đơn đặt hàng, ngay lập tức mọi thứ cần thiết được đưa đến đúng thời gian. Làm như vậy công ty tích kiệm được kho  tàng, bến bãi, tiền bảo quản hay tiền tồn kho. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng, vào đầu thế kỷ XXI này 50% của kinh doanh bán lẻ sẽ thuộc về  các công ty Franchising ( các chi nhánh làm ăn nhỏ có liên quan đến các tập đoàn buôn bán lớn) Tại USA các công ty Franchising buôn bán và  có lợi nhuận thu về hàng năm là 250 tỉ USD. Một trong những ví dụ điển hình của Franchising là cty Subway Sandwiches, với 7000 các điểm  bán hàng trên toàn cầu. Phần lớn trong số 23000 điểm dịch vụ của McDonald’s thuộc về các cặp vợ chồng. Hơn 20 triệu dân Mỹ buôn bán trong  các công ty được thành lập trong gara để xe ôtô của nhà mình.  Trong tương lai chính các chi nhánh làm ăn nhỏ sẽ là nơi tạo công ăn việc làm nhiều nhất. Đó là tất cả những gì mà nền kinh tế tương lai đem  lại. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về nó, hãy quan sát và tìm hiểu kỹ hơn những công ty mới đang phát triển. Họ phát triển và tồn tại trên một quy  luật làm ăn mới, do vậy công ty luôn đòi hỏi ở nhân viên một cung cách suy nghĩ, kiểu làm mới hay cách quan sát sự chuyển mình của thị  trường.  7. Cách làm việc mới  Kinh tế ngày một đòi hỏi những thứ mới, do vậy các nhà chuyên môn nhận định những năm sắp tới con số người được biên chế làm trong thời  gian dài sẽ giảm một cách đáng kể. Thông tin tăng lên theo từng giây phút của cuộc sống. Khoa học không ngừng phát triển, do vậy cách làm  việc của công nhân viên chức bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Đây là một cuộc chạy đua khắc nghiệt giữa trí thông minh giả, công nghiệp hoá,  hiện đại hoá và con người. Trong cung cách làm việc mới, số nhân viên sẽ được chia ra thành nhiều nhóm với từng công việc khác nhau.  Nhóm 1. Làm việc tập thể. Một nhóm người làm cùng nhau, thường thì thời gian làm việc rất ngắn, tuỳ thuộc vào công việc hay đồ án. Với nền giáo dục như hiện nay thì  con số người làm trong nhóm này sẽ không nhiều, khi họ có trình độ học vấn cao, có tầm nhìn xa trông rộng, biết nắm bắt hướng đi của thị  trường và thị yếu của người tiêu dùng. Họ là những con người độc lập, không làm lâu hay phụ thuộc bởi bất kỳ một công ty nào. Đây là những 
  18. thiên tài và luôn bị “săn lùng” bởi các tập đoàn làm ăn lớn.  Nhóm 2. Công nhân viên làm việc theo quý, trong thời gian ngắn hạn. Ví dụ có thể là công nhân viên làm việc 2 hoặc 3 tuần trong các siêu thị, làm thêm trong những ngày nghỉ hay làm việc cho các văn phòng du  lịch vào mùa hè. Đây sẽ là cơ hội cho những ai không có bằng cấp cao, chịu trả lương thấp và chỗ làm không ổn địng.  Nhóm 3. Nhân viên làm tự lập, hoặc làm trong công ty riêng. Họ thường làm những gì họ thích. Khi đã có Internet với mọi công cụ thông tin, họ có thể ngồi nhà và cập nhập thông tin cần thiết từ mọi miền  vào bất cứ lúc nào. ở nhóm này thời gian làm việc hay chỗ làm không được quy định rõ ràng.  8. Phụ nữ vào cuộc  Vào những năm 80 phụ nữ đã chiếm 2/3 trong số 22 triệu chỗ làm mới tại Mỹ. Từ nhiều nguồn tin cho thấy, hiện tại phụ nữ chiếm khoảng 40%  toàn số người điều hành trong các công ty lớn. Trong số đó có 30% phụ nữ chuyên về ngành vi tính, số còn lại giữ chức vụ kế toán, kiểm tra sổ  sách, thư ký hoặc nhân viên văn phòng. Càng ngày càng có nhiều các luật sự, bác sĩ thuộc phái nữ. Tại các trường đại học y, kinh tế số phụ nữ  chiếm đến 50% toàn sinh viên năm thứ nhất. Khi đã có bằng cấp và kinh nghiệm, phụ nữ lập công ty riêng nhanh gấp hai lần xo với các đấng  mày râu. Người ta cho rằng nơi nào có nền kinh tế mạnh, nơi ấy có nhiều phụ nữ có mặt tại công sở. Tại Nhật số phụ nữ làm kinh tế chiếm một  con số không nhỏ. ở Singapor số phụ nữ lên làm "sếp" tăng rõ rệt. Trong nhiều lĩnh vực của thương mại phụ nữ tỏ ra nhạy bén hơn phái nam.  Thiên nhiên đã ban tặng cho họ một vũ khí lợi hại, khi đàn ông luôn biết lắng nghe và biết thông cảm cho phái đẹp. Phụ nữ là những nhà tâm lý  học tài ba, có quyền sở hữu các giác quan nhạy bén và linh tính tốt luôn là người bạn đồng hày của họ trong mọi công việc.  9. Hiểu rõ hơn và biết trân trọng bộ óc của con người  Thập niên 70 là thời gian loài người chinh phục vũ trụ. Thập niêm 80 là thời kỳ vàng son của lòng tham. Những năm cuối của thế kỷ cũ sẽ là thời  gian cho con người nhìn lại chính mình. Đã đến lúc phải nghiên cứu và tìm tòi sự huyền bí của từ {ego} bí ẩn. Đây cũng là thời gian để ta khám  phá chiếc máy tính hiện đại nhất, rắc rối nhất và bí ẩn nhất ­ bộ não của mỗi chúng ta. Khám phá để học cách tận dụng triệt để hết tiềm năng  của bộ não. Người ta đã bỏ ra hàng nghìn giờ để học toán, học tính logic. Nghiên cứu lịch sử, văn học trong nước và thế giới. Hàng nghìn giờ ta  đầu tư vào những môn học như: Địa lý, Sinh học, Vật lý, hoá học ... Bạn đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để học về cách làm việc của bộ não của  bạn? Bao nhiêu thời gian nghiên cứu xem mắt làm việc như thế nào, tim đập ra sao, sự tuân hoàn máu trong cơ thể chạy như thế nào? Bao  nhiêu câu hỏi như vậy nhưng chỉ có một câu trả lời: Không có một tý thời gian nào! Hoặc nói một cách khác, cách giáo dục ta hiện có bây giờ  không dạy ta cách dùng cái đầu của mình như thế nào để có hiệu quả nhất. Bộ não của chúng ta như một anh chàng khổng lồ đang ngủ. Ta có  trong tay cả một vũ trụ bao la mà ta không biết. Một tiềm năng không bao giờ cạn mà không ai thèm khai thác. Theo các nhà khoa học thì mọi  thứ đang ở chung quanh ta. Ta không nhìn thấy gì cả bởi ta chưa mở hết những tầm nhìn cho bộ óc của mình.  10. Văn hoá  Nhân loại càng hướng đến gần sự toàn cầu hoá, thì mỗi một cá nhân đều làm tất cả để giữ lấy bản sắc dân tộc của mình. Làm sao khi 5 châu 4  biển đã hoà thành một khối, các nước vẫn có những cái rất riêng của nước mình. Đừng bao giờ để mình hoà vào đám đông bạn nhé! Hãy là bạn,  dù xã hội và mọi người chung quanh có thay đổi. Bạn phải cố giữ lại thứ tiếng mẹ đẻ của mình, giữ lại gốc dễ, cội nguồn và bản sắc dân tộc.  Nhiều nhà xã hội học cho rằng, khi Châu âu đã trở thành một khối thì người Đức và người Pháp sẽ làm tất cả để giữ lại bản sắc dân tộc của  mình. Gìơ đây khi khoa học hiện đại đã ở khắp mọi nơi thì sự khác biệt về văn hoá ta có thể thấy rõ nét nhất vẫn là trong âm nhạc, các điệu  nhảy, nghệ thuật và lịch sử. Đây cũng là lúc mỗi một cá nhân sẽ biết trân trọng gốc dễ của mình và hết mình bảo vệ những gì thuộc về "chính  mình".  11. Phân chia giai cấp  Không xa những thành phố lớn, các trung tâm buôn bán sầm uất ở các thành phố Mỹ, như New York, Chicago, Philadelphia hay Los Angeles,  hàng ngày cuộc sống của tầng lớp nghèo khổ vẫn tiếp tục chôi theo một quy luật riêng của nó. Phần lớn họ là những người thất nghiệp, không  bằng cấp, nạn nhân của màu da và là những đứa trẻ không mấy thành công trong trường học. Kinh tế càng phát triển thì sự phân chia gian cấp  càng rõ rệt. Đây có thể gọi là cú sốc của tương lai. Cú sốc này kéo theo một loạt các hậu quả khó lường khác, như sự tan vỡ của gia đình: con  số gia đình tan vỡ tăng lên chóng mặt, bởi cách sống mới. Càng ngày càng ít đi những gia đình có hai thế hệ. Một khi gia đình đã tan vỡ, cuộc  sống tàn khốc đã viết sẵn cho những đứa con xấu số kia một kịch bản không mấy khả ái. Vậy làm thế nào để thoát khỏi cạm bẫy này? Phương  thuốc vàng vẫn là học vấn. Do vậy tại những nước phát triển khi giai cấp được phân biệt rõ ràng, nhà nước và chính phủ phải quan tâm đến các  tầng lớp dân nghèo. Nên tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện học nghề cho những ai không có hành trang vào đời, động viên con cái học hành  hay có những trợ giúp về tinh thần tại các trường học. Xã hội như một vật thể sống. Nếu một trong các bộ phận không làm việc tốt thì cơ thể  không thể nào hoạt động hiệu quả được. Nên nhớ, các tầng lớp thấp nhất của xã hội mới là quan trọng, nguy hiểm và cần nhiều sự giúp đỡ nhất.  12. Công ty là của chung  Tại Mỹ hầu hết các công ty trong số 100 các công ty phát triển và thành đạt nhất đã khích lệ công nhân viên tham gia vào việc làm ăn, buôn bán 
  19. của công ty. Mỗi thành viên có thể có khổ phần, tham gia vào các việc buôn bán của công ty, ngoài ra còn có cơ hội học tập thêm để nâng cao  trình độ. Làm như vậy người làm công ăn lương cảm thấy mình không còn là một người làm thuê nữa, do vậy họ bắt đầu thay đổi cách xuy nghĩ  và cung cách làm việc. Ví dụ điển hình cho thấy, tại công ty phần mềm Microsoft, 3000 trong số 17 800 thành viên đã trở thành các triệu phú khi  được khuyến khích mua khổ phần của công ty.  Trong những tập đoàn làm ăn với cấu trúc mới nhân viên sẽ không được nhận vào làm nếu không muốn mua khổ phần. Nếu nhân viên không có  tiền, công ty sẽ cho vay không lấy lãi. Với số tiền đó bạn có thể đầu tư vào chính công ty bạn, tham gia trực tiếp, góp công của nhỏ bé của mình  vào việc làm ăn chung của tập đoàn. Ngoài việc “góp vốn làm ăn chung” công ty còn chăm sóc tới cuộc sống của gia đình bạn, nhận chăm sóc  con cái bạn, sẽ đầu tư cho bạn đi học thêm nhằm mục đích nâng cao trình độ để góp sức cho công ty. Bạn sẽ có bảo hiểm lao động cũng như  lương hưu. Công sở sẽ trở thành ngôi nhà thân yêu của bạn, khi tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào nhau, gắn bó và tương trợ lẫn nhau.  Cuộc sống luôn hướng về phía trước. Nhân loại như bị một sức mạnh nâm châm vô hình hút vào cuộc chạy đua tàng hình thật tàn khốc. Con  người sẽ sống ra sao trong một không gian mới, khi mọi thứ trở nên quá rễ ràng và thuận tiện. Phải chăng sau những vinh quang đều có những  giọt nước mắt mặn chát. Liệu trong tương lai mỗi chúng ta sẽ tìm được cho mình một góc trời bình yên, bỏ xa sự ồn ào của sự tiên tiến mang lại?  Ta sẽ hạnh phúc hơn hiện tại? được nhiều hơn hay mất nhiều hơn? Hãy để cho tương lai trả lời câu hỏi này!  Tuyển chọn nhân viên Nhân viên là tiềm lực, tài nguyên kiến thức vô hạn của  công ty. Luôn là người chia ngọt sẻ bùi, chung thuyền  cùng các nhà quản lý chèo chống trên thương trường  đầy sóng gió đổi thay. Công ty sẽ thành công hay thất  bại, luôn có những hướng đi chiến lược hay chịu là kẻ  theo sau, phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên.  Những người tuyển chọn nhân viên có hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình hay không là cả một vấn đề nan giải. Họ thường mắc  phải những sai lầm gì trong quá trình "đãi cát tìm vàng” cho công ty?  Ấn tượng ban đầu  Đó là một cảm giác mạnh, khó tả bắt chúng ta làm nô lệ ngay từ những giây phút ban đầu. Nó để lại dấu ấn trong suốt quá trình tiếp  xúc và đánh giá.  Ấn tượng ban đầu được hình thành: . khi đọc qua sơ yếu lý lịch của thí sinh . từ tổng số điểm thí sinh đạt được qua các đợt thi . trong vài phút đầu tiên tiếp xúc  Các cuộc thí nghiệm cho ta thấy 85% các quyết định tuyển chọn hay không là kết quả của bản sơ yếu lý lịch và những khoảng khắc  ngắn ngủi ban đầu của buổi phỏng vấn mang lại.  Phân tích cụ thể chức vụ  Đó là một trách nhiệm không nhỏ đối với những người đại diện công ty đứng ra tuyển chọn nhân viên. Nếu không có sự chuyển bị kỹ  càng từ trước người tuyển chọn sẽ đánh giá sai nhân lực và chọn sai người. Để tránh trường hợp này xảy ra, nên tự đặt ra những câu  hỏi sau: chức vụ gì? công việc sẽ như thế nào? có những khó khăn, cản trở gì? tính cách nào phù hợp? trình độ cao hay thấp?  Công ty đòi hỏi những gì từ nhân viên mới?  Khi sở hữu được kiến thức cũng như hình dung được toàn bộ công việc nhân viên sẽ làm ở mỗi cương vị cuộc phỏng vấn sẽ mang  tính chất chuyên nghiệp hơn. Bản sơ yếu lý lịch giờ đây chỉ là nền móng còn những câu trả lời và cách giải quyết vấn đề trong cuộc  phỏng vấn mới quyết định tất cả.  Tuyển chọn với áp lực  Nếu công ty phải tuyển chọn 500 nhân viên trong thời gian một tháng thì số thí sinh đó luôn được đánh giá cao hơn khi công ty chỉ 
  20. phải chọn 5 người trong cùng một thời gian. Kinh nghiệm những người đi trước đã cho thấy, các thí sinh có rất nhiều cơ hội được  nhận nếu công ty mới đi vào hoạt động. Quá trình tuyển chọn sẽ khắt khe hơn, lâu hơn khi công ty đã hoạt động được một thời gian  dài và số lượng nhân viên cần tuyển là rất ít.  Ai sau ai?  Thứ tự vào phỏng vấn của các thí sinh có ảnh hưởng lớn đến số điểm của mỗi người. Thường thì thí sinh vào trước không đủ tiêu  chuẩn bao nhiêu thì những người vào sau lại có nhiều cơ hội bấy nhiêu. Sự so sánh giúp người tuyển chọn nhận ra được nhiều thứ,  nhưng lại làm họ không nghĩ tới những phù hợp của mỗi người với công việc.  Tiếng nói của cơ thể  Nếu trong cuộc phỏng vấn thí sinh dùng ánh mắt, nụ cười, đôi tay để diễn tả một cách phù hợp, dùng giọng nói để thuyết phục, họ  sẽ được đánh giá rất cao. Nhiều đợt thí nghiệm đã cho thấy nếu thí sinh có chuyên môn chung bình nhưng sở hữu tiếng nói cơ thể  hoàn hảo sẽ thắng những ai có chuyên môn khá cao nhưng lại không biết sử dụng tiếng nói không lời. A. Merabian đã từng nói,  tiếng nói của cơ thể chiếm 55%, giọng nói chiếm 38%, còn nội dung của lời nói chỉ chiếm 7% trong giao tiếp. Những gì không được  nói mà được thể hiện không lời qua cử chỉ của cơ thể có ảnh hưởng đến 80% các quyết định nhận hay không nhận vào làm việc.  Hình thức bên ngoài  Hình thức, cách ăn mặc, giới tính luôn là những điểm yếu hay thế mạnh của mỗi người. Chúng ta ai cũng có thói quen nghĩ tốt cho  người có hình thức khả dĩ, mất cảm tình và nghĩ xấu về ai có diện mạo kém người. „Bộ cánh“ ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩ của  người tuyển chọn. Nếu cách ăn mặc không hợp với chức vụ hoặc dự đoán của người tuyển chọn thí sinh thường bị điểm thấp hay  không lấy được lòng họ ngay từ những giây phút ban đầu. ở khắp mọi nơi, mọi thời đại phái nữ thường bị đánh giá thấp hơn so với  nam giới, ngay cả khi chuyên môn của họ cao hơn. Với cách nghĩ cổ hủ đó phụ nữ luôn có những giào cản trước các chức vụ cao ­  trưởng phòng, giám đốc, hay chủ tịch các tập đoàn lớn.  Thời gian  Một trong những sai lầm thường mắc phải là quản lý thời gian không triệt để. Nhiều khi thí sinh nói quá nhiều về một đề tài nào đó,  do vậy người tuyển chọn không đủ thời gian để hỏi những câu hỏi quan trọng dính dánh trực tiếp tới công việc. Để cuộc phỏng vấn  thành công phải giữ được tỉ lệ 80:20 ­ 80% thời gian thí sinh trả lời câu hỏi, 20% thời gian người tuyển chọn hỏi hết những gì cần hỏi.  Trở lại quá khứ  Sai lầm tiếp theo trong quá trình tuyển chọn là “đào bới” những thông tin từ quá khứ. Trường hợp này thường xảy ra trước buổi  phỏng vấn khi người tuyển chọn nghe được một số điều không hay (dư luận xấu từ nơi làm việc hay các cộng sự cũ) về thí sinh.  Thường thì mỗi chúng ta ai cũng có thói quen nghĩ từ tốt đến xấu chứ không bao giờ ngược lại. Do vậy sẽ thật bất hạnh cho những  thí sinh nào bị nói xấu trước cuộc phỏng vấn. Không cần biết những tin đồn kia thật hay giả, thí sinh có trình độ cao hay thấp, thích  hợp với công việc hay không, người tuyển chọn luôn có thành kiến và không có ý định cho họ một cơ hội mới.  Đánh giá sai  Các thí sinh thường bị mất điểm chỉ vì một cử chỉ nhỏ không đáng kể nào đó. Người tuyển chọn thường dựa trên cơ sở cuộc nói  truyện mà đánh giá xai về cách sống hay tính cách của mỗi người.  Không mắc sai lầm ­ chắc có lẽ đó là điều không thể có trong quá trình tuyển chọn nhân viên. Do vậy nên hiểu rõ bản chất của vấn  đề để giảm đến mức tối đa giúp cho cuộc tuyển chọn nhân viên có kết quả cao nhất.  6 khả năng cần rèn luyện để trở thành doanh nghiệp Bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh, một tổng giám đốc, một chuyên gia đầu  ngành, một nhà thiết kế tài năng ... chúng tôi mời bạn cùng tìm kiếm và khám phá những bí quyết  đó. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2