intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nền kinh tế số và những vấn đề lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:372

18
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Kỷ yếu hội thảo - Nền kinh tế số: Những vấn đề lý luận và thực tiễn" tiếp tục trình bày nội dung của các bài viết trong phần này phản ánh các vấn đề có liên quan đến nền kinh tế số và chuyển đổi số, đánh giá các mặt ứng dụng của công nghệ trong quá trình chuyển đổi số các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, ngân hàng tài chính, marketing… Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nền kinh tế số và những vấn đề lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2

  1. 260 PHẦN 3 - ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI SỐ
  2. 261
  3. 262 ĐIỀU TRA THÓI QUEN SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐIỆN TỬ TRONG THANH TOÁN CỦA NGƯỜI VIỆT TS. Trần Quang Yên, Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Trần Nho Cương, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Sinh viên: Phùng Thị Hà, Ngô Thị Ngọc Ánh, Lê Ngọc Hưng, Mai Thanh Loan, Dương Thế Phương, Phạm Nguyễn Hoàng Phương, Hoàng Tuấn Thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Trong thời đại bùng nổ về công nghệ như giai đoạn hiện nay, việc dần chuyển đổi từ hình thức thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua ứng dụng thương mại điện tử là một bước tiến mới vô cùng quan trọng và cần thiết. Bài viết đề cập đến một số ứng dụng thanh toán điện tử hiện đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là các ứng dụng có sử dụng mã thanh toán nhanh QR Code, bên cạnh đó đưa ra những điểm tiên tiến, hiện đại trong các ứng dụng thanh toán online đang rất thịnh hành và phát triển trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Qua việc điều tra và khảo sát hơn 200 người Việt về hình thức thanh toán mà họ thường xuyên sử dụng, bài viết đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về việc sử dụng các ứng dụng thanh toán thương mại điện tử trong thói quan tiêu dùng của người Việt. Qua đó, đưa ra định hướng phát triển và rút ra được những bài học, kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc phát triển các ứng dụng thanh toán thương mại điện tử tại Việt Nam. Từ khóa: thanh toán, ứng dụng, thương mại điện tử, mã thanh toán nhanh,… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào cuối thế kỉ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kĩ thuật số đã được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử. Số hóa và mạng hóa là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới. Việc mua bán hang hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là thương mại điện tử và thanh toán thương mại điện tử. Ngày nay, thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến với người tiêu dung và các doanh nghiệp. Đó là nhu cầu không thể thiếu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay và cũng bởi lợi ích mà nó mang lại cho khách hang trong giao dịch. Thương mại điện tử là một khái niệm phức tạp. Bên trong các giao dịch thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải có quan hệ quen biết từ trước. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ trực tiếp để đàm phán, thỏa thuận và kí kết các hợp đồng. Giao được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như
  4. 263 chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo… Việc sử dụng phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống thường chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác trong cùng một giao dịch. Từ khi xuất hiện mạng máy tính toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin trong các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng tham gia ngày càng đông đảo. Người tham gia là cá nhân hoặc các doanh nghiệp, có thể đã hoặc chưa biết đến nhau bao giờ. Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới, hay nói cách khác thương mại điện tử được thực hiên trên thị trường thống nhất toàn cầu. Trong nền kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu trữ trong các máy tính và truyền qua mạng với tốc độ cao. Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi những thói quen tiêu dung và mua bán của con người mà trong đó, người bán và người mua hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất cứ đâu trên thế giới. Thương mại điện tử cho phép người tham gia, từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu. Nếu như trong thương mại truyền thống, biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thì trong thương mại điện tử, biên giới quốc gia không còn ý nghĩa quá lớn[1]. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột. Thương mại điện tử là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là nhân tố chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một nước nghèo nhất, một vùng xa xôi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng lớn thông qua mạng Internet. Đối với Việt Nam, song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát, VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30%. Về quy mô, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô
  5. 264 thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020, theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm (Compound Average Growth Rate - CAGR) của giai đoạn 2015 - 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD). Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định như vậy, kết hợp với xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng có thể khẳng định thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp[4]. Trong bối cảnh mạng Internet, 4G cũng như các thiết bị di động, điện thoại thông minh (smartphone) phát triển như hiện nay, một cuộc "cách mạng" về thanh toán di động, đặc biệt thanh toán nhanh qua mã QR đang có xu hướng bùng nổ tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới việc thanh toán này ngày càng trở nên phổ biến và góp phần quan trọng trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt. Ứng dụng vào thanh toán điện tử, QR code ngoài việc cung cấp những thông tin cơ bản (tên sản phẩm, doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ liên hệ...) còn giúp người tiêu dùng có thể mua hàng qua mạng hoặc trực tiếp tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, thậm chí là mua bán, thanh toán nhỏ lẻ,… 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ SỬ DỤNG MÃ THANH TOÁN NHANH QR CODE TRONG CÁC GIAO DỊCH 2.1. Giới thiệu chung Mã QR với hình ảnh những ô vuông rằn ri đã xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng 10 năm trước với chức năng liên kết đến những trang quảng cáo của các thương hiệu lớn. Trong một vài năm trở lại đây, chức năng của mã QR tại Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng sang vai trò hỗ trợ thanh toán trong hoạt động tiêu dùng theo sự thay đổi thói quen mua bán của giới trẻ hiện đại. Không nằm ngoài xu thế trên thế giới, luồng dịch chuyển của xu hướng thanh toán tại Việt Nam được kỳ vọng diễn ra từ thanh toán tiền mặt đến thanh toán thẻ, từ thanh toán thẻ chuyển dần đến thanh toán di động. Thanh toán bằng mã QR chính là một trong những hình thức thanh toán di động nhanh chóng, tiện lợi và an toàn nhất cho cả 3 phía: - Với người mua hàng: Thanh toán bằng mã QR mang tính bảo mật cao khi không yêu cầu khách hàng phải nhập thông tin cá nhân vào các thiết bị khác.
  6. 265 - Với người bán hàng: giúp tiết kiệm các chi phí đầu tư cho hoạt động thu ngân, kiểm tiền hay chi phí lắp đặt máy POS. - Với ngân hàng: QRPay giúp ngân hàng tiết giảm chi phí đầu tư cho ATM, POS và mở rộng mạng lưới sử dụng dịch vụ thanh toán của mình. 2.2. Một số ứng dụng thương mại điện tử có sử dụng mã QR để thanh toán giao dịch a) Mobile Banking ❖ BIDV Smart Banking Các cá nhân, đơn vị kinh doanh đăng ký gói QR BIDV được hưởng nhiều lợi ích. Cụ thể, mã QR BIDV chấp nhận thanh toán đối với khách hàng tại hơn 50 ngân hàng và trung gian thanh toán như Vietcombank, Argibank, Vietinbank, MBBank, MSB… Sau khi đăng ký gói, khách hàng không cần chờ đợi để lắp đặt và kết nối kỹ thuật mà có thể triển khai ngay. Ngoài ra, ngay sau khi người mua quét mã QR và trả tiền trên ứng dụng ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được khoản thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Mọi thông tin giao dịch đều được lưu trữ, xác thực và quản lý tự động bởi hệ thống ngân hàng. Ứng dụng còn cung cấp thông tin giao dịch giúp khách hàng tra cứu online dễ dàng. QR BIDV có phí giao dịch qua hệ thống thấp, tối đa 0,55% trên doanh số giao dịch. ❖ Viettinbank iPay Mobile Nắm bắt được xu thế vận động của thị trường ngân hàng điện tử và nhu cầu thực hiện những giao dịch tài chính, thanh toán các hóa loại hóa đơn thuận tiện, tiết kiệm chi phí, mới đây VietinBank triển khai thêm tính năng QR Pay trên dịch vụ VietinBank iPay Mobile Ứng dụng dành cho khách hàng. Với QR Pay, khách hàng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh chóng các giao dịch. ❖ Agribank E-Mobile Banking Agribank đã ra đời Agribank E-Mobile Banking hợp tác thanh toán thông qua mã QR. Bằng cách đăng nhập vào ứng dụng thanh toán di động của ngân hàng, chọn QR Pay, camera điện thoại của khách hàng sẽ quét mã QR để xác nhận giao dịch, cho phép khách hàng thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, vé xem phim, mua sắm.. một cách nhanh chóng và an toàn mà không cần phải đến quầy giao dịch. Giao dịch hoàn tất trong khoảng thời gian vài giây. Thông qua dịch vụ này, Agribank mong muốn mang đến cho khách hàng phương thức thanh toán an toàn, bảo mật, tiện lợi, nhanh chóng qua việc đưa QR Pay ra thị trường và liên tục mở rộng các tính năng, đơn vị chấp nhận thanh toán. "Khách hàng không phải mang theo tiền mặt hay nhiều thẻ, không còn lo lộ thông tin thẻ tại các điểm thanh toán".
  7. 266 ❖ VCB-Mobile B@nking (Vietcombank) Luôn đón đầu xu hướng về công nghệ, Vietcombank cũng đã tích hợp hình thức thanh toán bằng mã QR vào ứng dụng ngân hàng di động là VCB-Mobile B@nking, có khả năng thanh toán bằng mã QR và có thể liên kết với nhiều chức năng thú vị khác. ❖ ABBANKmobile Đến với ABBANKmobile - phiên bản Công nghệ & Bảo mật- Chạm là mê sẽ giúp khách hàng giải quyết mọi lo âu về tiền mặt với 2 nhóm chức năng tài chính và phi tài chính. Đặc biệt nổi bật với hình thức thanh toán với QR Pay, khách hàng chỉ cần 5 giây để quét mã QR và hoàn tất giao dịch thanh toán hóa đơn vui chơi, giải trí, mua sắm chỉ trong một cái “nháy mắt”. Ngoài ra còn rất nhiều ngân hàng đã tích hợp mã QR thanh toán trong nhanh trong ứng dụng Mobile banking của mình. b) Ví điện tử có tích hợp mã thanh toán nhanh Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng như một chiếc ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh toán và giao dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên Internet mà có liên kết và cho phép thanh toán bằng ví điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền của bạn và thông qua kết nối này, ngân hàng sẽ giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng bởi các giao dịch này sẽ do nhà cung cấp ví điện tử quản lý. Thanh toán bằng ví điện tử sẽ làm giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát... ❖ Ví MoMo Sử dụng mã QR Code của ví Momo để thanh toán hoá đơn là cách hình thức thanh toán vô cùng tiện ích, không cần phải mang nhiều tiền mặt, không cần phải thực hiện nhiều bước thanh toán như thông thường, chỉ cần đưa mã cho thu ngân quét là bạn đã có thể thanh toán ngay lập tức. Đặc biệt, ví MoMo liên kết với 25 ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ACB, TPBank, VPBank, Eximbank, OCB, VIB, Shinhan Bank, SCB, Thẻ nội địa Sacombank, VRB, BAOVIET Bank, ABBANK, OceanBank, MBBank, PVcomBank, VietCapital Bank, Nam Á Bank, SHB, Bac A Bank, HDBank, SAIGONBANK. ❖ Ví Airpay Người dùng có thể dễ dàng thanh toán tại cửa hàng qua ví điện tử AirPay bằng hình thức quét mã QR để thanh toán. Chỉ với 03 thao tác đơn giản là mở ví AirPay, quét mã và
  8. 267 thanh toán, ta sẽ dễ dàng thanh toán hóa đơn hơn khi đi ăn uống, mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ tại các điểm thanh toán và thêm rất nhiều ưu đãi tiết kiệm hấp dẫn khác. Tại các quầy thanh toán hơn 5700 hệ thống cửa hàng, nhà hàng, quán ăn và dịch vụ trên toàn quốc, cửa hàng sẽ cung cấp 01 mã QR. Bạn sẽ mở ví điện tử AirPay và chọn “ Quét mã”. Sau khi quét mã của thu ngân, khách hàng nhập số tiền cần thanh toán, kiểm tra thông tin người nhận đúng với thông tin cửa hàng và bấm “Trả ngay” để thanh toán. ❖ Ví Việt Từ tháng 3/2019, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện thanh toán bằng tính năng quét mã QR trên ứng dụng ví Việt của LienVietPostBank khi đi mua sắm, ăn uống tại hệ thống các nhà hàng, cửa hàng thời trang, thanh toán taxi… Cụ thể, các nhà hàng bao gồm (King BBQ, ThaiExpress, Hotpot Story…); siêu thị thực phẩm (Shop& Go, Sói Biển, Klever Fruits…); cửa hàng thời trang (Canifa, Elise, Aristino…); siêu thị điện máy (MediaMart, DigiCity); taxi (Taxi G7, Taxi ABC, VinaTaxi…) ❖ ZaloPay Ví Zalo Pay hiện nay là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trên các trang báo đài hay các nơi có các dịch vụ thanh toán online. Zalo Pay là công cụ thanh toán trực tuyến bằng di động được phát triển bởi Công ty Cổ phần Zion, thuộc tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam là VinaGame (VNG), được Ngân hàng Nhà nước cấp phép ngày 18/01/2016. ZaloPay được đánh giá là ứng dụng thanh toán di động tin cậy với rất nhiều các tính năng độc đáo như chuyển tiền rất nhanh chỉ sau 2s, trả tiền bằng cách quét mã QR code, hỗ trợ rút tiền từ các thẻ ATM có liên kết với Zalo Pay, gửi tặng tiền lì xì cho một/nhiều người cùng một lúc hay là nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn mạng Internet, hóa đơn điện, nước,… một cách đơn giản và nhanh chóng. ZaloPay hiện liên kết với khá nhiều các ngân hàng khác nhau giúp người sử dụng có thể được hưởng nhiều các chương trình khuyến mãi, giảm giá khi thanh toán, và một số ưu đãi nhất đinh khi thanh toán bằng ví điện tử ngày khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Lotte, CGV… ❖ VNPay Kể từ khi ra mắt, việc sử dụng Mobile Banking để thanh toán hóa đơn qua VNPAY- QR đã được rất nhiều khách hàng và địa điểm kinh doanh sử dụng bởi vì tính tiện lợi và nhanh chóng. Hiện nay, hầu hết tất cả ngân hàng như: VietinBank, Vietcombank, Agribank, SCB, BIDV, Eximbank… đều cho phép khách hàng thực hiện thanh toán qua tính năng này. Chỉ cần có tài khoản ngân hàng và ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại là bạn có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi
  9. 268 Đối với những đơn vị kinh doanh, việc thanh toán qua VNPAY-QR sẽ giúp người bán hàng phát triển thêm một kênh bán hàng mới hiệu quả, bằng việc tích hợp tính năng quét mã QR lên website, fanpage, bao bì sản phẩm, catalogue, tờ quảng cáo… Khi khách hàng thấy được sản phẩm trên những kênh quảng cáo đó, ngay lập tức họ có thể quét mã QR sản phẩm để tiến hành mua hàng và thanh toán nhanh chóng mà không cần phải đến cửa hàng. Hơn thế nữa, với phương thức thanh toán an toàn này, người bán hàng sẽ không sợ bị sai sót hay thất thu tiền khi nhận tiền mặt từ tay khách hàng. ❖ ViettelPay Theo tập đoàn Viettel, thì ViettelPay là hệ sinh thái thanh toán điện tử hay còn được gọi là ngân hàng số được phát triển bởi Viettel, trong đó sản phẩm chính là ứng dụng thanh toán di động có thể sử dụng trên mọi loại điện thoại, bao gồm cả điện thoại di động phổ thông và điện thoại di động thông minh smartphone, giúp cho các thuê bao khi đăng ký dịch vụ có thể thực hiện nạp tiền, chuyển tiền, thanh toán tiền điện nước, đặt vé máy bay… một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Mặc dù Viettel gọi nó là ngân hàng số nhưng xét trên nhiều khía cạnh thì nó giống ví điện tử hơn. Ưu thế của ViettelPay là có một mạng lưới các điểm giao dịch phủ rộng khắp nước, kể cả vùng nông thôn. Bạn có thể nhận tiền mặt của một ai đó gửi cho bạn trong vòng 24h và hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng khi sử dụng ViettelPay. 3. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC 3.1. Thực trạng trong nước: Thanh toán thương mại điện tử là một phương thức tất yếu trong xu hướng phát triển kinh tế để thúc đẩy quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát triển nhanh theo cơ chế thị trường. Nghiệp vụ thanh toán đã, đang và sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho cả thế giới và trực tiếp là ở Việt Nam. Thực tế thị trường này đã và đang thu hút ngày càng nhiều công ty công nghệ tài chính (Fintech - Financial Technology) ở nước ta. Hiện có đến 80 công ty Fintech đang hoạt động tại Việt Nam và 47% trong số đó là công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, các công ty Fintech ở Việt Nam hiện nay có quy mô còn nhỏ, các chính sách của Chính phủ quy định dành cho những công ty này cũng còn hạn hẹp về đối tượng áp dụng và hạn chế về nghiệp vụ và độ phủ sóng do chi phí ban đầu cho hạ tầng công nghệ còn quá cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán các giao dịch qua ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là quét mã thanh toán nhanh, nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã đưa ra những đánh giá, nhìn nhận và đề xuất giải pháp phục vụ cho việc phát triển hoạt động này.
  10. 269 Đầu tiên, có thể đề cập đến bài nghiên cứu “Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động” của Thạc sĩ Nguyễn Thu Hằng- thuộc Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015. Bài viết tiếp cận việc đề xuất ứng dụng ví điện tử trên thiết bị di động tại Việt Nam, mang lại lợi ích và sự thuận tiện cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch và sử dụng các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, an toàn tại mọi thời gian, không gian, địa điểm. Thanh toán trên thiết bị di động và chuyển tiền từ người này sang người khác được dự báo sẽ trở thành một trong những ứng dụng điện thoại di động sử dụng nhiều nhất trong những năm tới. Việc thao dõi sự tăng trưởng này sẽ là cơ hội kết nối tất cả các mạng di động khác nhau, nói cách khác sẽ có một “ hệ sinh thái” mới ra đời, các ngân hang cùng các dịch vụ ví điện tử trên di động cho phép các đối tác làm việc cùng nhau trên toàn hệ thống, vượt qua mọi biên giới[2]. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục ngân hàng tại Việt Nam” của ông Nguyễn Minh Sáng -Khoa Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngân hàng TP. HCM phân tích những ứng dụng công nghệ ngân hàng của các tổ chức tín dụng đã áp dụng giúp đơn giản hóa thủ tục ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại giúp đơn giản hóa thủ tục ngân hàng trong thời gian sắp tới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ngành ngân hàng và gia tăng tỷ lệ người dân, doanh nghiệp được tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Hầu hết các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã triển khai hình thức QR Pay thông qua ứng dụng mobile banking. Để sử dụng QR Pay khách hàng chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản: (i) đăng nhập ứng dụng mobile banking và chọn tính năng QR Pay; (ii) quét mã QR của cửa hàng, nhập số tiền và xác minh để hoàn tất giao dịch. Thủ tục QR Pay đơn giản đến nỗi khách hàng không cần ký xác nhận thanh toán trên hóa đơn như thanh toán các thẻ truyền thống thông thường đồng thời gia tăng mức độ bảo mật khi hạn chế được tối đa tình trạng lộ thông tin thẻ tín dụng của khách hàng[3]. Chưa dừng ở đó, việc các tổ chức tín dụng Việt Nam kết hợp với các công ty fintech khiến việc thanh toán qua di động khiến thủ tục thanh toán còn đơn giản hơn rất nhiều. Chẳng hạn trường hợp của Samsung Pay, thủ tục ngân hàng đã được tiết giảm đến mức tối thiểu khi thanh toán khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác duy nhất là chạm thiết bị di động Samsung có ứng dụng Samsung Pay vào máy POS. Tính đến thời điểm cuối tháng 10 năm 2018, Samsung Pay đã có kết nối với 11 tổ chức tín dụng ở trong nước thông qua cổng thanh toán của Visa, Master và công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – NAPAS (Samsung, 2018)[9]. 3.2. Thực trạng tại nước ngoài (Trung Quốc) Trong quá trình phát triển, Trung Quốc nổi lên là thị trường thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán di động lớn nhất thế giới. Theo Công ty nghiên cứu eMarketer, 76% người dùng điện thoại thông minh tại Trung Quốc thực hiện mua hàng trên thiết bị di động trong năm
  11. 270 2017, cao hơn rất nhiều so với Mỹ (chiếm 25%). Tổng cộng có tới 61,8% các giao dịch điện tử trên toàn cầu là từ Trung Quốc. Trong lượng giao dịch khổng lồ đó, hơn 90% giao dịch thanh toán di động của Trung Quốc là thông qua ứng dụng Alipay và WeChat Pay. Đây là các nền tảng thanh toán di động được hỗ trợ bởi hai tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và Tencent Holdings (Chủ sở hữu của WeChat - ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng). Tính đến tháng 6 năm 2017, số lượng người dùng Internet ở Trung Quốc đạt 751 triệu người. Là một phái sinh của nền kinh tế Internet, Alipay không chỉ là một công cụ thanh toán mà còn là cầu nối giữa nền kinh tế Internet và nền kinh tế thực ngoại tuyến. WeChat sử dụng mạng xã hội tần số cao làm nền tảng để định hình cổng thông tin, liên kết mọi thứ và cấy ghép liền mạch mọi thứ mà người dùng cần. Khi WeChat Pay ra mắt, nó đã tạo được danh tiếng tốt trong lòng người dùng. Một xu hướng phát triển quan trọng trong thời đại Internet hiện nay là tích hợp mạng xã hội và thanh toán. Việc chiếm lĩnh thêm thị trường thanh toán di động bằng cách thay đổi thuộc tính đơn lẻ là lý do chính để Alipay phát triển mạng xã hội và WeChat để phát triển thanh toán. Với sự phát triển của các công cụ thanh toán của bên thứ ba, khả năng cạnh tranh của thanh toán di động đã dần chuyển từ đổi mới công nghệ phần mềm sang cung và cầu của người dùng. Việc xây dựng kịch bản đã tạo môi trường phát triển thanh toán di động, đây là chìa khóa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng; xã hội hóa đã làm tăng lượng người sử dụng các công cụ thanh toán di động và là yếu tố quan trọng trong việc mở rộng phạm vi thị trường thanh toán di động. Bảng 1: So sánh các đặc tính của Alipay và Wechatpay Alipay Wechatpay Tốc độ chuyển tiền 2 phút 21 giây Thao tác chuyển Chuyển tiền ngay lập tức mà Người nhận tiền phải nhấn nút nhận khoản không phải thực hiện thêm bất tiền, nếu không nhấn nút này thì tiền sẽ kỳ thao tác nào tự động hoàn lại trong vòng 24 tiếng Người dùng Chủ yếu đến từ các sàn giao Chủ yếu đến từ mạng xã hội Wechat dịch điện tử như Taobao hay Tmall Tính năng an toàn Đã mua bảo hiểm an toàn, nếu Hiện chưa có bảo hiểm an toàn mà chỉ bị mất thì có thể yêu cầu bồi có trung tâm bảo mật tài khoản, không thường có trung tâm bảo mật thanh toán Nguồn: [6,8] Cuộc chiến giữa WeChat Pay và ví Alipay là cuộc chiến giữa lưu lượng truy cập và chứng khoán. Dòng chảy ở đây đề cập đến dòng tiền để người dùng thực hiện các giao dịch và cổ phiếu đề cập đến các quỹ chứng khoán được người dùng gửi vào tài khoản trong các
  12. 271 giao dịch, quản lý tài chính và các hoạt động khác. Tồn kho và lưu lượng truy cập chắc chắn có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng trọng tâm nhập hàng lại khác nhau, điều này sẽ gây ra sự khác biệt rất lớn trong trải nghiệm sản phẩm[6]. Có thể thấy rằng, quét một mã QR để thực hiện thanh toán tại Trung Quốc sẽ sớm trở thành câu chuyện của quá khứ, bởi các ông lớn công nghệ như Tencent hiện đang nghiên cứu sử dụng nhận dạng khuôn mặt và vân tay vào các mục đích tương tự. WeChat Pay (Tencent) đã giới thiệu hệ thống "Frog Pro" nhằm cho phép khách hàng thực hiện thanh toán mà chỉ cần quét khuôn mặt – thậm chí không cần đến điện thoại di động của họ nữa. Công nghệ này hiện đang được thử nghiệm tại nhiều chuỗi bán lẻ trên toàn Trung Quốc và xuất hiện sau khi Alipay tung ra hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt của riêng mình, "Dragonfly" vào năm ngoái. Trước khi nhận dạng khuôn mặt và vân tay trở nên phổ biến hơn nữa ở Trung Quốc, điều này là vô cùng hiện đại và hết sức mới mẻ đối với việc thanh toán giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam. Cũng có thể nói rằng đây là mục tiêu mà nền kinh tế thị trường Việt Nam hướng đến trong những năm tới[6,8]. 4. THẢO LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 4.1. Thảo luận Trước sự bùng nổ của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thị trường thẻ tín dụng Việt Nam cũng đang trở nên cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng trong và ngoài nước cũng như các công ty tài chính đang thực hiện các chương trình hoàn lại tiền và sử dụng miễn phí trong năm đầu tiên, đồng thời có các cơ chế để các nhà hàng, khách sạn và đại lý du lịch giảm giá cho người thụ hưởng nếu sử dụng phương thức thanh toán online. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu chi nhánh các tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên lĩnh vực y tế, giáo dục. Đặc biệt, các trường học, bệnh viện... sẽ phải lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ, thanh toán ứng dụng QR, cho phép phụ huynh, sinh viên, người bệnh... sử dụng thiết bị di động, thẻ ngân hàng để thanh toán tương tự như việc mua hàng trong siêu thị. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện nay Việt Nam đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động. Số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho thấy thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực khi mà các giao dịch qua Internet, điện thoại di động tăng tới 238% về giá trị. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế, tới gần 80% giao dịch, tức là tỷ lệ thanh toán qua các ứng dụng thương mại điện tử mới chỉ chiếm khoảng hơn 20%, thấp so với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là đến năm 2020 này, tỷ lệ phải chiếm hơn 30% trên tổng
  13. 272 giá trị thanh toán thương mại trong tiêu dùng tại Việt Nam.Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay mới có khoảng 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 70% số người chưa có tài khoản tập trung ở các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa. Đây là vấn đề rất nan giải cần giải quyết, vì có tài khoản ngân hàng thì mới có thể sử dụng được phương thức thanh toán online. Ngay cả đối với không ít người ở thành phố dù đã có tài khoản tại ngân hàng nhưng trong trao đổi, người ta chỉ order (đặt mua) hàng bằng thẻ tín dụng, đến khi thanh toán thì đa số lại thanh toán bằng tiền mặt rút ra từ ngân hàng. Đó vẫn là hình thức thanh toán phổ biến nhất với online shopping tại Việt Nam hiện nay. Như vậy, trong thanh toán hàng online, việc thanh toán trước bằng thẻ tín dụng chỉ chiếm phần nhỏ, còn phần lớn khi nhận hàng người ta mới thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho bên giao hàng. Lý do chính là độ tin cậy vào chất lượng, số lượng hàng hóa chưa cao. Chỉ khi nhận hàng và thấy thực chất hàng đó như thế nào thì mới trả tiền mặt. Chính sách pháp luật thiếu tính đồng bộ là một nguyên nhân quan trọng cho các trở ngại này. Bảo vệ thông tin cá nhân có tầm quan trọng đặc biệt đối với thương mại điện tử. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã có các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định về Thương mại điện tử, Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Tuy nhiên, tình trạng thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân vẫn diễn ra phổ biến. Rõ ràng, nguy cơ bị thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân là một trong những nguyên nhân làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng với thương mại điện tử. Người tiêu dùng đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ việc thực thi Luật An ninh mạng đối với các vấn đề nhức nhối này[4,5,7]. 4.2. Đề xuất giải pháp a) Mở rộng hệ thống thanh toán bằng ứng dụng thương mại điện tử: • Đối với cơ quan quản lý Nhà nước - NHNN Việt Nam cần tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đảm bảo tiện ích, an toàn, bảo mật và với chi phí hợp lý nhất, tiếp tục giảm phí cho việc sử dụng các tiện ích TTKDTM qua ngân hàng. - Xem xét, nghiên cứu cho ra đời loại tiền điện tử duy nhất do NHNN phát hành và làm chủ ví. Theo đó chỉ có NHNN mới có thể là trung gian giữa các NHTM, các khách hàng đầy đủ. Khi đó, khách hàng là NHTM, người dân, công ty thanh toán và doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản và thanh toán với nhau một cách miễn phí qua chủ ví. Khi đó mọi
  14. 273 khách hàng sẽ chuyển tiền gửi thanh toán từ tài khoản của mình tại các NHTM hoặc tiền mặt vào tài khoản số của mình mở tại ví điện tử do NHNN thống nhất quản lý. • Đối với hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức thanh toán - Các NHTM cần tăng cường các hoạt động marketing hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua các phương tiện điện tử với mọi khách hàng, nhất là khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán; phối hợp với các đơn vị thanh toán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ để kết nối, tích hợp hệ thống công nghệ thông tin của các đơn vị này với hệ thống thanh toán thống nhất của ngành Ngân hàng; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán online. • Đối với các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ - Tăng cường liên kết với nhau, với trung tâm thanh toán của ngành ngân hàng trong việc kết nối giao dịch qua tiền ghi sổ, ví điện tử để người mua hàng có thể thanh toán qua ngân hàng. - Nâng cấp, số hóa và mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng ra toàn quốc từ việc chi tiêu Chính phủ, dịch vụ hành chính công như thuế, điện nước, học phí và thanh toán viện phí trong khám, chữa bệnh... đều áp dụng hình thức TTKDTM[9,10]. b) Định hướng phát triển ứng dụng thanh toán thương mại điện tử ở Việt Nam Với tỷ lệ sử dụng Internet qua di động và thương mại điện tử cao, hình thức thanh toán bằng công nghệ ở Trung Quốc đang giúp nền kinh tế quốc gia này tăng sức cạnh tranh. Từ thực trạng phát triển thanh toán qua công nghệ tại Trung Quốc có thể sẽ gợi mở một số kinh nghiệm cho Việt Nam. WeChat Pay và Alipay đã làm được điều không tưởng: thay thế hoàn toàn thanh toán tiền mặt trong một bộ phận lớn dân số, bất kể giai cấp. Đặc biệt hơn, họ còn làm được điều đó ở Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới. Vậy bí mật cho thành công của WeChat là gì? Câu trả lời nằm ở một chức năng mà WeChat gọi là "Hồng Bao". Hồng bao là chức năng cho phép người sử dụng gửi một số tiền đến bạn bè thông qua WeChat, nhưng điểm hấp dẫn là người nhận sẽ không biết được mình được nhận bao nhiêu tiền cho đến khi họ đăng ký sử dụng WeChat Pay. Với Hồng Bao là bàn đạp, WeChat Pay dần trở thành một sản phẩm thân thuộc với người dân Trung Quốc. Chỉ trong vòng một tháng sau khi Hồng Bao ra mắt, số lượng người sử dụng WeChat Pay đã tăng gấp 3 lần, từ 30 triệu người lên 100 triệu người. Và tới 2017 thì con số đó đã lên đến gần 1 tỷ người. Điều này hoàn toàn
  15. 274 có thể áp dụng và phát triển tại Việt Nam để tăng số lượng người sử dụng thanh toán thương mại điện tử. Tuy nhiên, thanh toán di động đang phát triển nhanh ở Trung Quốc đến mức người nước ngoài cũng cảm thấy khó khăn với các thanh toán cơ bản. Chẳng hạn, khi người nước ngoài dùng bữa tại một cửa hàng McDonald’s ở Bắc Kinh, các hình thức thanh toán được chấp nhận là thẻ tín dụng Union Pay của Trung Quốc, Ứng dụngle Pay, WeChat Pay và Alipay. Như vậy, nếu không có tài khoản ngân hàng hay mã định danh QR ở Trung Quốc, người nước ngoài hay khách du lịch sẽ rất khó sử dụng các ứng dụng này. Không giống như tiền điện tử, hệ thống thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc hoàn toàn được xây dựng dựa trên các ngân hàng của nước này, với giao dịch thực hiện bằng đồng Nhân dân tệ. Điều này cũng đồng nghĩa, những tài khoản tham gia giao dịch vẫn nằm trong hệ thống của các ngân hàng Trung Quốc, thay vì độc lập như Bitcoin hay các loại tiền điện tử khác. Do đó, các ứng dụng thương mại điện tử cần giải quyết và tìm cách phát triển việc thực hiện các giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (được thực hiện giữa hai loại tiền tệ khác nhau bởi hai bên giao dịch mà không chuyển sang USD) với nước sở tại[6,8]. 5. KẾT LUẬN Nền kinh tế hiện đại đang hướng đến sự tối giản, tiện nghi với những hình thức trao đổi, thanh toán thông minh nhất. Không cần phải mang theo chiếc ví dày cộm tiền mặt hay hàng tá những chiếc thẻ ngân hàng, giờ đây, việc thanh toán đã trở nên nhanh chóng và gọn nhẹ chỉ bằng một vài thao tác trên chiếc smartphone. Phương thức sử dụng cách thanh toán này được đánh giá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, bảo mật và thân thiện cho người tiêu dùng. Theo đó, các khách hàng không cần tải thêm ứng dụng để sử dụng dịch vụ, tính năng QR Pay được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của các ngân hàng. Tính năng QR trên ứng dụng đó cho phép người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Với một lần quét, chỉ sau vài giây, khách hàng sẽ thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng, taxi, các website thương mại điện tử... hay trên bất cứ sản phẩm nào có mã QR mà không cần sử dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin thẻ tại các điểm thanh toán. Kết hợp nhiều ưu điểm của phương thức thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt, chỉ sử dụng duy nhất thiết bị di động cùng với tính bảo mật an toàn cao, thời gian qua, thanh toán QR Pay rất được lòng những người dùng trẻ trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. QR Pay ra đời trong bối cảnh hội tụ của sự phát triển công nghệ cũng như thay đổi lối sống, hướng đến sự hiệu quả, đơn giản, phong cách, thay đổi trong tư duy mua sắm và thanh toán của con người trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.
  16. 275 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Thương mại điện tử - Wikipedia (OL), https://vi.wikipedia.org/, sửa đổi 20/08/2020. [2]. Nguyễn Thu Hằng (2015), Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động (J), Đại học quốc gia Hà Nội. [3]. Nguyễn Minh Sáng, Ứng ụng công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục ngân hang tại Việt Nam (J), Đại học Ngân hang TP.HCM [4]. Nguyễn Việt Liên Hương, Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: Tiềm năng và Kiến nghị (OL), Tạp chí tài chính- Cơ quan Thông tin của Bộ Tài chính, 06:22, 04/08/2019 [5]. Trần Thị Kim Phượng, Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam (OL), Industry and Trade Magazine, 14/06/2018. [6]. Nghiên cứu so sánh về các mô hình hành vi người dùng của Alipay và WeChat Pay 2018-07-01 22:07 Nguồn: www.xdsyzzs.com, Phát hành: Modern Business, Đọc: Times Liu Qiqi Pan Xiaoting Shen Yujie Xue Qiuyi - Đại học Đông Nam [7]. Hoàng Lâm, Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019: “Tăng trưởng toàn diện đạt trên 30%” (OL), Đại học Andrews, 02/07/2019. [8] Mary, Nghiên cứu về cải thiện lưu thông sản phẩm nông nghiệp trên Internet Kỷ nguyên dữ liệu lớn thay thế bằng Qinhuangdao [J]. Kinh tế Nông nghiệp, 2015 (3). [9]. Nguyễn Đại Lai, Thực trạng, xu hướng và đề xuất phát triển phương thức không dung tiền mặt (OL), Financial Monetary Market Review,26/03/2020. [10]. Vũ Văn Điệp, Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam và một số kiến nghị (OL), Industry and Trade Magazine, 03/12/2017.
  17. 276 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: TRƯỜNG HỢP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ThS. Trần Thị Mỹ Diệp, TS. Nguyễn Trung Tuấn, TS. Trần Thị Thu Hà Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, ĐH KTQD TÓM TẮT Chuyển đổi số là quá trình tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học – nơi cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao không thể đứng ngoài hay chậm trễ. Bài viết của nhóm tác giả sẽ khái lược những vấn đề cơ bản nhất của chuyển đổi số, đi từ những khái niệm cơ bản nhất đến những những vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Bài viết cũng đề cập đến quá trình, đặc trưng chuyển đối số trong giáo dục đại học thông qua phân tích tình hình ứng dụng CNTT vào vận hành trường đại học. Bên cạnh đó, một góc nhìn khác của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam trongCOVID-19 cũng được các tác giả mô tả và phân tích. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích một cách tổng quan điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội hiện trạng chuyển đổi số tại trường Đại học Kinh tế quốc dân,nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp thực hiện quá trình chuyển đổi số trong nhà trường để hướng đến một mô hình đại học tốt hơn đó là mô hình trường đại học thông minh. Keywords: chuyển đổi số, giáo dục đại học, đại học thông minh. 1. CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, người ta thường nhắc đến những thuật ngữ được coi là những thành phần tạo nên của cuộc cách mạng này như chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, v.v… Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation, thường viết tắt là DT hoặc DX). Theo Wikipedia, chuyển đổi số được định nghĩa theo cách chung nhất: “Đó là các thay đổi do áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào mọi mặt của đời sống xã hội”. Theo tổ chức i-SCOOP, chuyển đổi số là sự biến đổi sâu sắc của các hoạt động về tổ chức và nghiệp vụ, các quy trình, các năng lực và các mô hình để tận dụng các thay đổi và cơ hội của công nghệ kỹ thuật số và tác động gia tăng của chúng trên toàn xã hội một cách có chiến lược theo thứ tự ưu tiên. Nói cách khác chuyển đổi số có thể được định nghĩa là sự tăng tốc các hoạt động kinh doanh, quy trình, năng lực và mô hình nhằm tận dụng tối đa những thay đổi và cơ hội của công nghệ cùng các tác động của chúng phải
  18. 277 được ưu tiên theo một cách có chiến lược. Chuyển đổi số mô tả sự thay đổi từ việc tạo ra và phân phối giá trị cho khách hàng truyền thống (thường là vật lý), bao gồm các quy trình hoạt động liên quan đến việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số nhằm tăng cường hoặc thay thế các sản phẩm hoặc dịch vụ truyền thống (Sandkuhl & Lehmann, 2017) . Có thể hiểu về chuyển đổi số qua định nghĩa súc tích sau: “Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, cách làm việc, và phương thức sản xuất với các công nghệ số” (Bảo, 2020). Chuyển đổi số là một quá trình gian truân và cần một chiến lược chuyển đổi để để đạt hiệu quả cao nhất. Trong chiến lược chuyển đổi số thì xây dựng cầu nối có liên quan với thông tin, dữ liệu, quy trình, công nghệ, khía cạnh con người là nhiệm vụ cần thiết và hết sức quan trọng. Ngoài ra, chuyển đổi số trong từng lĩnh vực có những đặc trưng riêng biệt, chúng ta cần nhận diện được các đặc trưng này để có những bước đi, các hành động phù hợp. 1.2 Một số nghiên cứu về chuyển đổi số trên thế giới Chuyển đổi số là vấn đề được nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm. Có rất nhiều nghiên cứu về chuyển đổi số, dưới đây là một số tổng hợp tiêu biểu: The (Loch, 2016), một công nghệ không thể biến đổi một ngành trừ khi một mô hình kinh doanh có thể liên kết với một nhu cầu thị trường mới nổi. Do đó, bằng cách giới thiệu sáu chìa khóa cho khung thành công, Kavadia và cộng sự đã xác định sáu yếu tố mà mô hình kinh doanh nên có để chuyển đổi số thành công một doanh nghiệp. Sáu chìa khóa được sử dụng trong việc liên kết công nghệ với thị trường là: (1)cung cấp sản phẩm/dịch vụ được cá nhân hóa hơn, (2) quy trình khép kín, (3) chia sẻ tài nguyên, (4) định giá dựa trên mức độ sử dụng, (5)một hệ sinh thái hợp tác hơn, (6) một tổ chức nhanh nhẹn và thích ứng. Các khía cạnh cho một chuyển đổi kỹ thuật số thành công đã được lập luận thêm bởi Berman, Korsten và Marshall (2016). Các tác giả cho rằng để đạt được thành công chuyển đổi kỹ thuật số, thì điều quan trọng là một tổ chức phải đồng hành với một trọng tâm chiến lược mới, xây dựng chuyên môn và thiết lập các cách làm việc mới. Thêm vào đó, các tác giả nhấn mạnh rằng để đạt được sự chuyển đổi thành công, điều cần thiết là phải tuân theo sự tái tạo chiến lược, hoạt động và công nghệ từ dưới lên. Từ đó, các tác giả đề xuất Khung Sáng chế Kỹ thuật số thêm phương pháp tiếp cận "trải nghiệm đầu tiên" tập trung vào việc kết hợp nhiều công nghệ kỹ thuật số chẳng hạn như điện toán đám mây, nhận thức và phân tích, công nghệ di động, Blockchain, IoT, v.v...
  19. 278 Tương tự, chiến lược chuyển đổi số do Nylén và Holmström (Nylén & Holmström, 2015) đề xuất nhấn mạnh thực tế rằng các tổ chức cần có một cái nhìn tổng thể 3600 về chuyển đổi số trong việc tìm cách quản lý các đổi mới kỹ thuật số trong một tổ chức. Các tác giả nêu bật năm lĩnh vực chính cần khám phá là: (1) trải nghiệm người dùng, (2) đề xuất giá trị, (3) tiến hóa kỹ thuật số quét, (4) kỹ năng và (5) ứng biến. Năm lĩnh vực chính này được tiếp tục phân loại theo ba khía cạnh chính là các sản phẩm của công ty, môi trường kỹ thuật số và các thuộc tính của tổ chức. Ngoài các nghiên cứu đã đề cập ở trên, Chanias và cộng sự (Chanias & Hess, 2016) tuyên bố rằng một doanh nghiệp có thể được chuyển đổi kỹ thuật số theo bốn khía cạnh chính sau: (1) sử dụng công nghệ, (2) thay đổi trong việc tạo ra giá trị, (3) thay đổi cấu trúc và (4) quy mô tài chính. Mặt khác, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi MIT Center for Digital Business và Capgemini Consulting vào năm 2011 đã nhấn mạnh ba chiều hướng kinh doanh chính có thể được chuyển đổi kỹ thuật số là: (1) trải nghiệm khách hàng, (2) quy trình hoạt động và (3) mô hình kinh doanh. Trong sách trắng Code Halo và cuốn sách do Cognizant Technology Solutions Corver xuất bản, nói rằng chuyển đổi số thường bắt đầu với khách hàng. Nó là một phần chính của bất kỳ số hóa nào để bắt đầu bằng việc hiểu rõ hơn về khách hàng, cải thiện các cấp độ dịch vụ và số hóa trải nghiệm của khách hàng. Bằng cách ấy quá trình chuyển đổi số mở rộng sang ba khía cạnh khác như (1) số hóa hoạt động, (2) sản phẩm và dịch vụ và (3) tổ chức (Udovita, 2020) Khung chuyển đổi số là một khuôn khổ khác, nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến động lực của chuyển đổi kỹ thuật số trong một tổ chức. Trong khuôn khổ này Matt và cộng sự, (2015) lập luận rằng có bốn khía cạnh cần thiết cho một chiến lược chuyển đổi số là sử dụng công nghệ thay đổi trong việc tạo ra giá trị, thay đổi cấu trúc và tài chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cốt lõi của bất kỳ chiến lược kỹ thuật số nào phải là khía cạnh tài chính vì trong bất kỳ tổ chức nào chiến lược tập trung chủ yếu vào tăng trưởng bền vững và lợi nhuận lâu dài (Matt, Hess, & Benlian, 2015). Patrick Turchi (2018) đã xây dựng kim tự tháp chuyển đổi số dựa trên 3 cấp độ tiếp cận và 5 khối xây dựng như sau: Có 3 cấp độ mà Chuyển đổi số cần được tiếp cận trong các doanh nghiệp là Chiến lược (Strategy), Thực thi (Execution) và Công nghệ (Technology). Mỗi cấp độ này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các yếu tố khác của khung kim tự tháp. Trên thực tế, một chương trình Chuyển đổi kỹ thuật số thành công đòi hỏi một cách tiếp cận “hệ thống” để nắm bắt một sáng kiến thực sự mang tính chuyển đổi. Chỉ riêng chiến lược, thực thi hoặc công nghệ không thể chuyển đổi một công ty mà cần có đánh giá
  20. 279 tổng hợp ít nhất hai trong số ba yếu tố mới có thể chuyển đổi công ty. Các khối xây dựng của Kim tự tháp chuyển đổi kỹ thuật số bao gồm: – Mô hình kinh doanh (Business Model)/Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) – Mô hình vận hành (Operating Model) – Hoạt động vận hành (Operations) – Thâm nhập thị trường (Go-to Market) – Công nghệ (Technology) Trên thực tế, các công nghệ tác động đến Mô hình kinh doanh và vận hành của một công ty, cũng như hỗ trợ sự phát triển của việc thâm nhập thị trường (ví dụ: thông qua cách tiếp cận kênh mới hoặc thông qua việc xem xét danh mục sản phẩm hoặc các tính năng của sản phẩm). Tương tự, việc triển khai Mô hình Kinh doanh yêu cầu định nghĩa của các Mô hình vận hành cụ thể, Hoạt động vận hành và Phương pháp tiếp cận Thị trường. 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2.1 Ứng dụng Công nghệ trong giáo dục đại học Các thành tựu của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng liên tục và không ngừng được áp dụng vào trong giáo dục đại học. Kết quả là giáo dục đại học đã, đang thực hiện quá trình số hóa, bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số. Quá trình số hóa trong trường đại học được thực hiện trên nhiều nội dung như: quản trị nhà trường; hệ thống học liệu; phương thức giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả, v.v… Đồng thời, phương pháp giáo dục đại học cũng đã thay đổi so với truyền thống, hình thành nên các phương thức tổ chức lớp học đạt hiệu quả cao hơn đối với người học như lớp học lấy người học làm trung tâm, lớp học cộng tác, lớp học đảo ngược (flipped learning). Các hình thức tổ chức đào tạo cũng phong phú hơn, thay vì người học chỉ được học trực tiếp trên lớp, ngày nay người học có thể được học tập thông qua hình thức học kết hợp (blended learning), học trực tuyến có tương tác (online learning)… Quá trình số hóa được triển khai trên quy mô toàn bộ trường đại học qua việc ứng dụng công nghệ vào trong lớp học, trong phương pháp dạy học và trong vận hành, tổ chức được mô tả như hình sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2