intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nền kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

55
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới chất lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt tích cực và hạn chế). Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của vùng để phát triển, hướng tới sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nền kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao phía Bắc Việt Nam

Dương Quỳnh Phương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 87(11): 101 - 106<br /> <br /> NỀN KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN<br /> TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG<br /> VÙNG CAO PHÍA BẮC VIỆT NAM<br /> Dương Quỳnh Phương*<br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân<br /> tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò chủ đạo. Các<br /> yếu tố tự nhiên vùng cao là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn phát triển<br /> kinh tế và tổ chức sinh hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân tạo nên những biến đổi của<br /> các yếu tố tự nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới<br /> chất lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt tích<br /> cực và hạn chế). Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của<br /> vùng để phát triển, hướng tới sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền núi trong sự nghiệp<br /> công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br /> Từ khóa: Kinh tế tài nguyên, Môi trường tự nhiên, nông nghiệp bền vững, canh tác, tộc người.<br /> <br /> <br /> Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống<br /> của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó<br /> có dân tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng<br /> rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò<br /> chủ đạo. Các yếu tố tự nhiên vùng cao là địa<br /> bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã<br /> hội, còn phát triển kinh tế và tổ chức sinh<br /> hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân<br /> tạo nên những biến đổi của các yếu tố tự<br /> nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm<br /> tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới chất<br /> lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh<br /> hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt<br /> tích cực và hạn chế). Do vậy, cần có những<br /> giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy<br /> thế mạnh của vùng để phát triển, hướng tới<br /> sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền<br /> núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại<br /> hoá đất nước.<br /> Trong cộng đồng các dân tộc vùng cao phía<br /> Bắc Việt Nam, dân tộc Mông nổi bật với<br /> nhiều nét văn hóa đặc thù, trước hết là văn<br /> hóa sản xuất nông nghiệp. Nền văn hóa này<br /> đã đem lại cho đồng bào một nguồn sống vật<br /> chất cũng như các giá trị tinh thần phong phú<br /> <br /> <br /> Tel: 0983 022774<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> và độc đáo. Tuy nhiên, cùng với thời gian, do<br /> số dân tăng lên, tài nguyên cạn kiệt, chất<br /> lượng môi trường suy giảm, đời sống ngày<br /> càng khó khăn. Vấn đề đặt ra là, ngoài hỗ trợ<br /> trực tiếp xóa đói giảm nghèo tại các vùng dân<br /> tộc đặc biệt khó khăn, theo chúng tôi, cần<br /> nghiên cứu sâu để làm rõ các cơ sở khoa học<br /> kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến<br /> môi trường tự nhiên trong sản xuất nông<br /> nghiệp của đồng bào. Trên quan điểm địa lí<br /> tộc người, đây là vấn đề nhạy cảm và phức<br /> tạp, do vậy, chúng tôi giới hạn nghiên cứu<br /> mối quan hệ qua lại giữa kinh tế tài nguyên và<br /> môi trường thiên nhiên trong hoạt động sản<br /> xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao<br /> phía Bắc theo một trình tự sau đây : (1) Hoạt<br /> động khai thác tài nguyên và sự thích ứng tích<br /> cực với môi trường trong sản xuất nông<br /> nghiệp của dân tộc Mông vùng cao; (2) Ảnh<br /> hưởng tiêu cực biểu hiện trong sự cạn kiệt tài<br /> nguyên và và suy thoái môi trường ; (3) Định<br /> hướng phát huy các thế mạnh kinh tế tài<br /> nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát<br /> triển nông nghiệp bền vững.<br /> HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ<br /> SỰ THÍCH ỨNG TÍCH CỰC VỚI MÔI<br /> TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG<br /> NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG VÙNG CAO<br /> 101<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Dương Quỳnh Phương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Sinh kế chủ yếu của người Mông trong nền<br /> kinh tế tài nguyên là nông nghiệp với phương<br /> thức canh tác nương rẫy trên các sườn dốc<br /> của địa hình. Ở vùng đất người Mông cư trú,<br /> buổi đầu là những vùng rừng núi bạt ngàn,<br /> chưa có dấu chân của con người. Khi di cư<br /> đến đây, người Mông bằng những kinh<br /> nghiệm sẵn có đã phát rừng, đốt rừng tạo nên<br /> truyền thống canh tác riêng của dân tộc mình.<br /> Lao động của đồng bào là sức người và dựa<br /> trên những công cụ làm việc thô sơ, tự tạo.<br /> Đó là con dao quắm, chiếc cày, bừa gỗ dùng<br /> sức kéo của gia súc, cuốc bướm, cuốc bàn, ...<br /> Đồng bào Mông biết tận dụng mọi dạng địa<br /> hình cùng với khả năng thích nghi cao độ.<br /> Tương ứng với từng dạng địa hình đó là từng<br /> dạng nương rẫy phù hợp và những công cụ<br /> lao động tương thích. Nhưng dù là loại nương<br /> rẫy nào, bà con cũng có một phương thức<br /> canh tác là phát đốt, làm đất, gieo trồng, chăm<br /> sóc và thu hoạch. Trên nương, đồng bào phát<br /> hết các cây cỏ và dọn sạch sẽ. Sau khi đốt<br /> nương đất, được cày ải để phơi một thời gian<br /> sau đó được đánh tơi xốp để gieo hạt. Công<br /> cụ làm đất sắc bén đã làm cho đất được tơi<br /> xốp hơn, cây trồng có thể nhanh chóng thích<br /> nghi và phát triển. Cây trồng được xen canh<br /> gối vụ bằng một khả năng thâm canh cao.<br /> Thường là ngô trồng cùng gốc với rau đậu, bí<br /> hoặc dưa, bí lan trên mặt đất, đậu leo quanh<br /> thân ngô, ở giữa các hốc ngô là đậu hà lan hay<br /> đậu tương. Xung quanh nương trồng một dải<br /> cây ý dĩ vừa tạo thêm nguồn thực phẩm vừa<br /> làm hàng rào bảo vệ cây trồng, chống xói mòn.<br /> Cư trú lâu đời ở vùng miền núi cao phía Bắc,<br /> đồng bào Mông đã ứng xử hợp lý với môi<br /> trường tự nhiên thông qua việc tạo lập một số<br /> mô hình canh tác nông nghiệp phù hợp với<br /> khí hậu khắc nghiệt của vùng cao. Đó là mô<br /> hình trồng ngô trên hốc đá và mô hình canh<br /> tác nương rẫy trên đất đốc.<br /> Mô hình trồng ngô trên hốc đá còn được bà<br /> con gọi là mô hình thổ canh hốc đá. Đó là một<br /> sáng tạo của cư dân vùng cao, phổ biến ở<br /> những nơi có độ dốc lớn, địa hình chủ yếu là<br /> núi đá. Trên mặt địa hình có ít hoặc rất ít đất<br /> nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề<br /> mặt đá. Tận dụng những phần đất sẵn có<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 87(11): 101 - 106<br /> <br /> trong các khe đá, bà con đã đưa các giống cây<br /> lương thực của mình vào trồng. Có hai loại<br /> nương hốc đá mà bà con gọi là "Xùa tế" và<br /> "Dầu tế". Phương thức thổ canh hốc đá như<br /> một minh chứng tuyệt vời cho khả năng thích<br /> ứng của đồng bào Mông trong hoàn cảnh môi<br /> trường không thuận lợi cho sản xuất nông<br /> nghiệp. Đó là sự thích ứng văn hóa để tồn tại.<br /> Mô hình canh tác nương rẫy trên nương dốc<br /> là loại nương phổ biến nhất của người Mông,<br /> là các nương được bà con phát đốt trên sườn<br /> dốc của núi đá vôi, đất đai chủ yếu là loại đất<br /> được phong hóa từ đá vôi, tiềm năng nước<br /> không nhiều. Đối với nương bậc thang, bà<br /> con dùng cày và sức kéo của bò để cày<br /> nương, mỗi đường cày cách nhau khoảng<br /> 60cm, mỗi bậc thang có khoảng 3 đường cày.<br /> Khi đất đã được cày lật lên bà con tiến hành<br /> tra hạt, cách 70cm thì tra một hốc, giữa các<br /> hốc cũng trồng thêm rau bí, đậu các loại.<br /> Đồng thời bà con trồng gối vụ mạch sau vụ<br /> ngô. Tháng 9 thu hoạch ngô thì đến tháng 12<br /> thu mạch. Mạch cũng như ngô là một loại cây<br /> lương thực quan trọng được làm thành mèn<br /> mén - thức ăn chính của đồng bào Mông.<br /> Từng mô hình canh tác phù hợp với từng điều<br /> kiện của tự nhiên, cùng các phương pháp và<br /> kĩ thuật canh tác truyền thống, trình độ thâm<br /> canh cao, ... cho thấy đồng bào Mông là<br /> những cư dân nông nghiệp chuyên nghiệp<br /> trên đất dốc, trình độ thích ứng đặc biệt với<br /> điều kiện tự nhiên. Đó chính là một biểu hiện<br /> của sự thích ứng trong quá trình phát triển,<br /> minh chứng cho sức sống của đồng bào<br /> Mông, dù trong hoàn cảnh nào thì con<br /> người cũng tìm ra được các phương thức<br /> ứng xử phù hợp với tự nhiên, với môi<br /> trường mà họ sinh sống.<br /> Người Mông còn áp dụng kĩ thuật xen canh<br /> gối vụ : Trồng ngô vào tháng 2, giữa các hốc<br /> ngô trồng xen vào ba khóm đậu. Hết vụ ngô<br /> vào tháng 7, đồng bào lại tra hạt đậu Hà Lan<br /> và đậu răng ngựa. Ngô, rau, đậu gối xen canh,<br /> tạo điều kiện cho rễ các loại họ đậu làm tăng<br /> độ phì của đất, tăng năng suất của ngô. Đặc<br /> biệt ở các loại nương, ở các vùng thượng<br /> huyện Bắc Hà – Lào Cai người Mông có kĩ<br /> thuật gieo hạt xen canh: 4 khóm ngô trồng<br /> 102<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Dương Quỳnh Phương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> xung quanh, ở giữa trồng đậu hoặc rau cải.<br /> Mạch trồng xen canh với ngô, với tỷ lệ một<br /> ống ngô giống trộn xen với hạt mạch. Đồng<br /> bào còn dùng kĩ thuật xen canh cây trồng<br /> ngay cùng một thời gian gieo trồng. Còn loại<br /> đậu xen canh được tra thành hốc ở khoảng<br /> trống giữa các hốc ngô. Các loại rau, bầu bí,<br /> dưa chuột thì tra cùng một hốc với ngô. Việc<br /> trồng cây xen canh như vậy thì rễ của các loại<br /> cây đậu giúp tăng độ phì của đất, dưa trồng<br /> cùng gốc ngô có tác dụng leo quanh thân ngô<br /> làm cho cây được vững vàng. Kĩ thuật xen<br /> canh hợp lí có tác dụng tận dụng hết chất màu<br /> của nương và góp phần phủ thảm thực vật kín<br /> đất, làm giảm nguy cơ xói mòn, rửa trôi.<br /> Người Mông còn áp dụng việc dùng phân hữu<br /> cơ chăm bón cây trồng. Mỗi gia đình có hố ủ<br /> phân bò, trâu, ngựa với tro bếp. Phân gia súc<br /> phơi khô và đem ủ một thời gian với tro bếp<br /> đến khi phân chuyển thành mầu trắng trộn với<br /> hạt ngô bón lót. Sau một thời gian làm cỏ lại<br /> bón thúc một lượng phân nhỏ cho ngô.<br /> Trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho<br /> việc trồng cây lương thực, dân tộc Mông đã<br /> áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật tổng hợp để<br /> kéo dài tuổi thọ của nương rẫy. Đó là các biện<br /> pháp làm đất thích hợp với từng dạng địa<br /> hình, các biện pháp thâm - xen canh kết hợp<br /> với chống xói mòn để bảo vệ đất. Khi chăm<br /> sóc cây trồng đồng thời cũng là chăm sóc đô<br /> phì cho đất, mỗi gia đình đều có một hố ủ<br /> phân hữu cơ để bón lót và bón thúc cho cây<br /> trồng. Nhờ vậy, nương của người Mông được<br /> khai thác triệt để và có thời gian canh tác kéo<br /> dài cho 2, 3 thế hệ.<br /> Nhờ hệ thống công cụ làm đất độc đáo và thích<br /> hợp với địa hình vùng cao nên đảm bảo giữ<br /> được độ phì cho đất, làm ải đất, có điều kiện<br /> thâm canh cao. Trong kĩ thuật canh tác nương<br /> rẫy người Mông lựa chọn một tập đoàn cây<br /> lương thực thích hợp với từng loại đất, hoặc<br /> từng thời gian trên cùng một mảnh nương: "Đất<br /> mới khai phá trồng ngô khoảng 3 vụ - Vụ thứ tư<br /> trồng lúa nương - Vụ thứ năm trồng sèo hoặc ý<br /> dĩ - Đất bạc mầu trồng đậu tương".<br /> ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC BIỂU HIỆN<br /> TRONG SỰ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ<br /> VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 87(11): 101 - 106<br /> <br /> Do sống ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở,<br /> điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, việc sản<br /> xuất, trồng trọt lại phụ thuộc hoàn toàn vào<br /> thiên nhiên nên lối sống du canh du cư trở<br /> nên phổ biến ở người Mông. Phương thức sản<br /> xuất lạc hậu, phổ biến vẫn là phát, đốt rừng<br /> làm nương rẫy. Sau vài năm trồng tỉa cây<br /> lương thực, đất đai bị bạc màu, năng suất<br /> thấp, người dân lại kéo đi nơi khác, tiếp tục<br /> phá rừng, đốt nương làm rẫy mới. Tình trạng<br /> ấy diễn ra từ bao đời nay dẫn đến nguồn nước<br /> bị cạn kiệt, rừng đầu nguồn bị tàn phá không<br /> đủ sức ngăn những cơn mưa lớn; những trận<br /> lũ quét làm cho đất đai bạc màu.<br /> Dù hình thái du canh du cư hoàn toàn hay<br /> định cư du canh thì địa bàn sản xuất và hoạt<br /> động kinh tế của đồng bào đều gắn bó chặt<br /> chẽ với rừng hoặc đất quy hoạch lâm nghiệp.<br /> Phương thức canh tác truyền thống của người<br /> Mông ở một góc độ nào đó đã làm cho tài<br /> nguyên đất, nước bị giảm sút chất lượng. Một<br /> mặt các chất dinh dưỡng NPK bị thẩm thấu,<br /> dưới ảnh hưởng của trọng lực các chất dinh<br /> dưỡng bị đẩy xuống những lớp đất sâu nhất là<br /> các chất dễ tan. Ngược lại, các chất độc hại<br /> như sắt, nhôm lại trồi từ dưới lên làm cho độ<br /> phì của đất giảm. Mặt khác, các chất mùn của<br /> tầng mặt bị cuốn theo nước chảy tràn làm cho<br /> phần canh tác ngày càng mỏng và bị cạn kiệt.<br /> Phương thức canh tác này chỉ thích hợp khi<br /> rừng còn bạt ngàn như cuối thế kỷ XIX đầu<br /> thế kỷ XX.<br /> Tập quán canh tác của đồng bào chủ yếu là<br /> làm nương rẫy quảng canh; sau một thời gian<br /> định cư, rừng bị phá, nguồn nước cạn kiệt,<br /> thiếu nước sinh hoạt, môi trường trở nên khắc<br /> nghiệt, lại thường xuyên bị thiên tai đe doạ<br /> làm cho sản xuất bấp bênh, năng suất cây<br /> trồng thấp. Sự di cư của người Mông đã làm<br /> cho nạn phá rừng đốt rẫy làm nương gia tăng,<br /> ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng<br /> và môi trường. Hình thức du canh của các dân<br /> tộc thiểu số đã biến hàng triệu ha rừng trước<br /> đây thành đất trống đồi núi trọc. Ước tính mỗi<br /> năm bình quân một hộ người Mông có thể<br /> chặt phá, đốt hơn 1 ha rừng mới để làm<br /> nương rẫy. Đất hẹp người đông làm rút ngắn<br /> giai đoạn bỏ hóa. Trước đây thời kì bỏ hóa<br /> 103<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Dương Quỳnh Phương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> từ 10-15 năm, nay rút ngắn lại chỉ còn<br /> khoảng 2-3 năm.<br /> Nền nông nghiệp du canh truyền thống ở<br /> miền núi không giữ nguyên bản chất mà đã bị<br /> phá vỡ trong điều kiện dân số ngày một tăng.<br /> Nền nông nghiệp du canh truyền thống được<br /> coi là bền vững với điều kiện mật độ dân cư<br /> thấp chỉ 10 - 20 người/km2. Với chế độ hưu<br /> canh 10 - 15 năm hoặc lâu hơn nữa, trong<br /> điều kiện môi trường rừng có đủ điều kiện<br /> cho đất phục hồi độ phì nhiêu. Nhưng với sự<br /> gia tăng dân số nhanh như hiện nay thời gian<br /> bỏ hóa của đất quá ngắn, giảm độ phì nhiêu,<br /> năng suất nông nghiệp thấp. Cường độ sử<br /> dụng đất mạnh hơn làm bạc màu và trở thành<br /> đất trống đồi trọc. Bởi vậy, chế độ canh tác<br /> nương rẫy với tập quán du canh du cư trong<br /> điều kiện dân số cao như hiện nay đã là<br /> nguy cơ tấn công vào rừng, làm giảm vốn<br /> rừng, đồng thời hủy hoại tài nguyên đất đai<br /> và các nguồn tài nguyên khác trên phạm vi<br /> ngày càng rộng.<br /> Cùng với phát triển kinh tế, môi trường tự<br /> nhiên ở miền núi đang đứng trước sự suy<br /> thoái nghiêm trọng. Địa hình miền núi với<br /> nền canh tác trên đất dốc rất khó khăn trong<br /> việc giải quyết vấn đề thủy lợi, phân bón, giữ<br /> được độ phì của đất, ... Những yếu tố này hạn<br /> chế khả năng thâm canh tăng năng suất cây<br /> trồng và rất khó giải quyết mối quan hệ giữa<br /> sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với vấn đề<br /> bảo vệ môi trường. Tỉ suất đầu tư các công<br /> trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông,<br /> điện, thủy lợi quá cao so với vùng khác.<br /> Các yếu tố của môi trường không chỉ tác động<br /> vào quá trình xây dựng công trình với khối<br /> lượng lớn, giá thành cao mà còn tác động<br /> trong cả quá trình quản lý, bồi dưỡng, khai<br /> thác công trình với những chi phí cao hơn.<br /> Nhiều sự cố do môi trường tạo ra làm hư<br /> hỏng và cũng hủy hoại các công trình. Đầu tư<br /> vào các công trình hạ tầng ở miền núi dưới<br /> tác động của điều kiện môi trường, nếu chỉ<br /> xét về kinh tế thuần túy thì hiệu quả rất kém,<br /> mà phải lấy mục tiêu đầu tư để đạt hiệu quả<br /> tổng hợp về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc<br /> phòng và đoàn kết các dân tộc. Dưới tác động<br /> của môi trường, đồng bào các dân tộc chỉ có<br /> thể sinh sống ở những nơi có đất canh tác và<br /> có điều kiện sản xuất, có nước sinh hoạt, ít khó<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 87(11): 101 - 106<br /> <br /> khăn về giao thông, do đó dân cư sống ở các<br /> vùng dân tộc miền núi phân tán là một trở lực<br /> lớn cho việc tăng cường cơ sở hạ tầng, phát<br /> triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.<br /> Để đảm bảo cái ăn, ngoài việc phá rừng để<br /> làm nương rẫy, người dân di cư tự do còn<br /> khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên<br /> động, thực vật vốn rất phong phú trong đó có<br /> nhiều loài quí hiếm đã được ghi trong Sách<br /> Đỏ hoặc cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hậu<br /> quả của việc khai thác bừa bãi này là làm cho<br /> một số loài cây, loài con quý hiếm bị tuyệt<br /> chủng, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.<br /> Hầu hết các hộ gia đình người Mông đều có<br /> súng tự chế để săn bắn chim, thú rừng; ước<br /> tính thu nhập từ khai thác tài nguyên thiên<br /> nhiên chiếm 20% tổng thu nhập của người di<br /> dân tự do (Hoàng Hữu Bình - 1997). Việc làm<br /> này không những hủy hoại môi trường tự<br /> nhiên mà ảnh hưởng nặng nề đến môi trường<br /> xã hội. Đồng bào Mông cùng với một số dân<br /> tộc khác ở vùng núi cao phía Bắc canh tác<br /> theo kiểu phát đốt, chọc tỉa trên đất dốc làm<br /> cho đất bị rửa trôi mạnh và nhanh chóng trở<br /> nên cằn cỗi. Với phương thức quảng canh,<br /> sau vài năm canh tác, khi thấy đất cằn cỗi, họ<br /> lại tiếp tục khai phá vùng đất mới và cái vòng<br /> luẩn quẩn đó cứ diễn ra vào năm này qua năm<br /> khác, làm cho diện tích đất cằn cỗi tăng dần.<br /> Trong thực tiễn, ảnh hưởng của môi trường<br /> đối với sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi<br /> là hết sức phức tạp. Có những tác động mà<br /> chúng ta có thể nhận thấy được, có thể đo<br /> đếm được, song có những tác động không<br /> thấy và cũng rất khó định lượng, có những tác<br /> động ảnh hưởng ngay, ảnh hưởng trực tiếp<br /> đến sự sống kinh tế - xã hội của vùng, song<br /> cũng có những tác động gián tiếp, tác động<br /> âm ỷ và lâu dài về sau. Từ thế mạnh kinh tế,<br /> các yếu tố môi trường đất, nước, thời tiết,<br /> khí hậu của miền núi những năm gần đây<br /> thực sự là trở thành thế yếu, ảnh hưởng xấu<br /> đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống<br /> của các dân tộc vùng cao nói chung, trong đó<br /> có dân tộc Mông.<br /> ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY CÁC THẾ<br /> MẠNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO<br /> VỆ MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT<br /> TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG<br /> 104<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Dương Quỳnh Phương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - Quan điểm chung là phát triển kinh tế tài<br /> nguyên miền núi không phải chỉ vì miền núi<br /> và cho miền núi mà vì cả nước trên tất cả các<br /> phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội<br /> và môi trường. Đó chính là địa bàn phòng hộ<br /> trọng yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát<br /> triển bền vững của cả nước. Nhân dân miền<br /> núi nói chung và đồng bào Mông nói riêng đã<br /> hàng ngàn năm sống phụ thuộc vào thiên<br /> nhiên. Họ là những người đầu tiên biết bảo vệ<br /> thiên nhiên và khai thác thiên nhiên một cách<br /> bền vững. Trước những tác động mạnh mẽ<br /> của phát triển kinh tế tới môi trường tự nhiên<br /> cần phải có những giải pháp mang tính chất<br /> tổng thể cả về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa.<br /> Cần coi trọng các biện pháp thâm canh truyền<br /> thống của người Mông kết hợp với kĩ thuật<br /> thâm canh hiện đại nhằm sử dụng hợp lý tài<br /> nguyên đất, bảo vệ được tài nguyên rừng, mở<br /> rộng các mô hình canh tác ruộng bậc thang ở<br /> những nơi có nguồn nước, đảm bảo ổn định<br /> cuộc sống.<br /> - Ở những vùng quĩ đất trống, đồi núi trọc<br /> còn nhiều cần có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà<br /> nước nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu<br /> kinh tế của nhân dân, từ phá rừng để sản xuất<br /> ngô, lúa sang trồng rừng. Ở những vùng có<br /> điều kiện phát triển cây thế mạnh nên có<br /> chính sách khuyến khích người dân chuyển<br /> dịch cơ cấu kinh tế với sản xuất lương thực là<br /> chủ yếu sang trồng cây ăn quả là chính, trồng<br /> lương thực là phụ. Ở những nơi có điều kiện<br /> sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công<br /> nghiệp ngắn ngày cần phải ra sức xây dựng<br /> ruộng bậc thang, đi vào thâm canh tăng vụ,<br /> đảm bảo sản xuất và năng suất ổn định còn<br /> đối với những nơi khả năng sản xuất bị hạn<br /> chế thì phải phát triển cây công nghiệp lâu<br /> năm, trồng cây ăn quả, cây làm thuốc, chăn<br /> nuôi, làm nghề rừng.<br /> ─ Đi đôi với việc xác định phương hướng<br /> sản xuất là các biện pháp kĩ thuật canh tác<br /> cho từng vùng căn cứ vào đặc điểm nổi bật<br /> của vùng núi là đất dốc, tính chất tiểu khí hậu<br /> của vùng là khắc nghiệt, do đó kĩ thuật trồng<br /> trọt cũng phải sát với từng vùng khí hậu, từng<br /> loại đất. Bên cạnh đó, cần tổng kết và phát<br /> huy những kinh nghiệm kiến thức tốt sẵn có<br /> của đồng bào vừa tích cực phổ biến những<br /> kinh nghiệm tiên tiến.<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 87(11): 101 - 106<br /> <br /> - Hỗ trợ đồng bào trong các dự án điều<br /> chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện<br /> đất đai, khí hậu theo hướng sản xuất các sản<br /> phẩm có giá trị hàng hóa. Cần đặc biệt chú ý<br /> chính sách hỗ trợ công tác khuyến nông hoặc<br /> khuyến lâm; xây dựng các mô hình trình diễn<br /> sản xuất; hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kĩ thuật<br /> về giống cây trồng, vật nuôi. Có chính sách<br /> hỗ trợ kinh phí thỏa đáng cho cán bộ cấp cơ<br /> sở, khuyến khích họ hướng dẫn đồng bào<br /> cách tổ chức sản xuất, cách tổ chức cuộc sống<br /> mới, thu thập, phản ánh các nguyện vọng, các<br /> đề nghị của dân và giải quyết tốt các chính<br /> sách Nhà nước đã ban hành. Trong các<br /> chương trình, dự án cần bố trí và cân đối kinh<br /> phí hỗ trợ cho họ tham gia vào việc thực hiện<br /> các hoạt động của dự án và xây dựng kế<br /> hoạch đào tạo họ, nhất là cho cán bộ tại chỗ ở<br /> thôn, bản, xã.<br /> - Có kế hoạch hướng dẫn và trợ giúp đồng<br /> bào từng bước chuyển hướng sản xuất sang<br /> làm cây công nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả,<br /> phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển nghề<br /> rừng, sản xuất nông - lâm kết hợp với chế<br /> biến tạo nguồn sản phẩm hàng hoá để trao đổi<br /> lấy lương thực ở thị trường chung, vì sau khi<br /> thực hiện cơ chế mới thực tế cho thấy nguồn<br /> lương thực hàng hoá không thiếu. Việc tổ<br /> chức hướng dẫn sản xuất phải kết hợp với<br /> việc tạo ra thị trường, khơi luồng tiêu thụ sản<br /> phẩm. Từ đó từng bước giải quyết cơ bản vấn<br /> đề lương thực, không những để khỏi thiếu đói<br /> mà có cơ sở vững chắc để phát triển các cây,<br /> con, ngành nghề theo hướng kinh tế hàng hoá,<br /> làm giàu cho nhân dân miền núi và đồng bào<br /> các dân tộc thiểu số.<br /> ─ Cần nâng giá các sản phẩm hàng hóa và<br /> giảm giá lúa gạo ở các bản Mông. Tình trạng<br /> không có giá hoặc giá quá thấp của nhiều loại<br /> sản phẩm nông lâm nghiệp ở các bản Mông là<br /> nguyên nhân chính cản trở hoạt động sản xuất<br /> hàng hóa, cản trở các mối liên kết cộng đồng<br /> và hoạt động cho quản lí tài nguyên. Đảm bảo<br /> nhu cầu lương thực đang được đặt ra như<br /> nhiệm vụ quan trọng nhất với mọi gia đình<br /> người Mông. Trong tình trạng hiện tại, nó<br /> định hướng hoạt động sản xuất của họ vào<br /> phát triển nương rẫy và cũng là yếu tố quyết<br /> định vấn đề du canh, du cư mỗi khi đất đai bị<br /> 105<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2