intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng câu hỏi và bài tập môn Lý thuyết thống kê

Chia sẻ: Cao Anh Hoang Son | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:97

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Ngân hàng câu hỏi và bài tập môn Lý thuyết thống kê được biên soạn nhằm góp phần phục vụ cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng thực hành của học sinh – sinh viên trong trường cũng như ngoài trường, giúp học sinh – sinh viên thực hành để hiểu biết sâu hơn các phương pháp thống kê đã học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng câu hỏi và bài tập môn Lý thuyết thống kê

  1. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với việc biên soạn cuốn Giáo trình Lý thuyết thống kê, khoa KT­ CNTT tiếp tục biên soạn cuốn “Ngân hàng câu hỏi và bài tập môn Lý Thuyết   Thống Kê”  để  góp phần phục vụ  cho quá trình nghiên cứu và  ứng dụng thực  hành của học sinh – sinh viên trong trường cũng như ngoài trường, giúp học sinh  – sinh viên thực hành để hiểu biết sâu hơn các phương pháp thống kê đã học. Cuốn sách gồm 2 nội dung chính: Nội dung I: Câu hỏi và bài tập A. Phần tự luận B. Phần trắc nghiệm I. Các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích? II.Chọn đáp án đúng nhất C.Phần bài tập Nội dung II: Đáp án Mặc dù trong quá trình biên soạn, tác giả đã hết sức cố gắng để cuốn sách  đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tiễn Việt nam, song   do trình độ có hạn, hơn nữa đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình này nên chắc  chắn không thể  tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả  rất mong   nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc để có những chỉnh lý,  sửa đổi trong lần tái bản sau.
  2. Tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm
  3. MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU                                                                                                                                     .................................................................................................................................      1  MỤC LỤC                                                                                                                                            ........................................................................................................................................      3  NỘI DUNG I: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP                                                                                              ..........................................................................................      5  PHẦN I: MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ THỐNG KÊ HỌC                                                                    ................................................................      5  A.Phần tự luận                                                                                                                                ............................................................................................................................      5  B. Phần trắc nghiệm                                                                                                                        ....................................................................................................................      5  I. Các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?                                                                              ..........................................................................      5  II. Chọn câu trả lời đúng nhất:                                                                                                       ...................................................................................................      7  PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH                                                                       ...................................................................       11   NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ                                                                                                            ........................................................................................................       11  A.Phần tự luận                                                                                                                              ..........................................................................................................................       11  B.Phần trắc nghiệm                                                                                                                       ...................................................................................................................       12  I. Các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?                                                                            ........................................................................       12  II. Chọn câu trả lời đúng nhất:                                                                                                     .................................................................................................       13  C.Phần bài tập                                                                                                                               ...........................................................................................................................       16  PHẦN III: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ PHÂN TỔ THỐNG KÊ                                                    ................................................       19  A.Phần tự luận:                                                                                                                             .........................................................................................................................       19  B.Phần trắc nghiệm:                                                                                                                     .................................................................................................................       19  I.Các câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích                                                                               ...........................................................................       19  II.Chọn đáp án đúng nhất                                                                                                             .........................................................................................................       20  C. Phần bài tập                                                                                                                              ..........................................................................................................................       24  PHẦN IV: MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ CÁC MỨC ĐỘ                                                ............................................       33  CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ ­ XàHỘI                                                                                      ..................................................................................       33  A.Phần tự luận                                                                                                                              ..........................................................................................................................       33  B.Phần trắc nghiệm                                                                                                                       ...................................................................................................................       33  I.Các câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích?                                                                              ..........................................................................       33  II.Chọn đáp án đúng nhất                                                                                                             .........................................................................................................       35  C.Phần bài tập                                                                                                                               ...........................................................................................................................       37
  4. PHẦN 5: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ ­ Xà  HỘI                                                                                                                                                     .................................................................................................................................................       55  A.Phần tự luận                                                                                                                              ..........................................................................................................................       55  B.Phần trắc nghiệm                                                                                                                       ...................................................................................................................       56  I.Các câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích?                                                                              ..........................................................................       56  II.Chọn đáp án đúng nhất                                                                                                             .........................................................................................................       58  C.Phần bài tập                                                                                                                               ...........................................................................................................................       63  NỘI DUNG II: ĐÁP ÁN                                                                                                                    ...............................................................................................................       78
  5. NỘI DUNG I: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN I: MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ THỐNG KÊ HỌC A. Phần tự luận 1. Hãy giải thích ngắn gọn tại sao nói: “Thống kê học là 1 môn khoa học xã   hội, nó nghiên cứu mặt lượng trong sự  liên hệ  chặt chẽ  với mặt chất của các  hiện tượng kinh tế ­ xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể”. 2. Thế nào là thống kê? 3. Thế nào là tổng thể thống kê? Đơn vị tổng thể thống kê? 4. Thế nào là chỉ tiêu thống kê? 5. Phân biệt 2 khái niệm: Tiêu thức và chỉ tiêu thống kê? 6. Phân biệt tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính, mỗi loại cho 3 ví dụ 7. Có mấy phương pháp trình bày số  liệu thống kê? Hãy trình bày cách thức  trình bày số liệu thống kê bằng bảng thống kê? B. Phần trắc nghiệm I. Các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích? 1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học chỉ là các hiện tượng về quá trình  tái sản xuất xã hội. 2. Thống kê học chỉ nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên kỹ thuật. 3. Hiện tượng kinh tế  xã hội số  lớn là đối tượng nghiên cứu của thống kê   học. 4. Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế  ­ xã hội, thống kê học luôn phải  đặt chúng trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
  6. 5. Thống kê học xem xét ảnh hưởng của yếu tố  tự nhiên, kỹ  thuật tới hiện   tượng kinh tế ­ xã hội. 6. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là môn khoa học kỹ thuật nghiên   cứu mặt lượng của các hiện tượng và quá trình kinh tế  trong 1 điều kiện thời   gian và địa điểm cụ thể. 7. Có nhận định cho rằng : “Trường CĐ nghề cơ điện và xây dựng BN” là 1  tổng thể thống kê? 8. Tiêu thức thống kê là 1 bộ phận của tổng thể thống kê 9. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê là nêu ra những chỉ tiêu thống kê để  phân tích 10.Hệ  thống chỉ  tiêu phản ánh các khía cạnh quan trọng nhất của tổng thể  chung 11. Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế ­ xã hội số lớn gồm những đơn vị  hoặc phần tử hiện tượng cá biệt cần được quan sát và nghiên cứu 12.Tập thể  thầy cô giảng dạy trong trường Cao đẳng Nghề  cơ  điện và xây   dựng Bắc Ninh là tổng thể tiềm ẩn 13.Tiêu thức có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị  tổng thể  là  tiêu thức thay phiên. 14.Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện quy mô của tổng thể. 15.Thống kê học chỉ nghiên cứu các hiện tượng cá biệt. 16.Một sự vật có thể có nhiều tổng thể. 17.Tổng thể thống kê là chỉ về một đối tượng nghiên cứu cụ thể thuộc hiện   tượng kinh tế ­ xã hội. 18.Mỗi người dân Việt Nam là một đơn vị  tổng thể  hợp thành tổng dân số  nước Việt Nam.
  7. 19.Tổng thể dân số nước Việt Nam bao gồm những người dân có cùng quốc  tịch Việt Nam là tổng thể không đồng chất. 20.Thống kê học có mối quan hệ với môn triết học và môn toán học. 21.Tiêu thức là đặc tính của đơn vị tổng thể. 22.Công tác điều tra thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích gọi là công tác   thống kê. II. Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào là chỉ tiêu khối lượng: a. Năng suất lao động bình quân 1 công nhân b. Số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp  c. Giá bán 1 đơn vị sản phẩm 2. Trong các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào là chỉ tiêu chất lượng: a. Số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp b. Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong doanh nghiệp c. Tổng số nguyên liệu đã tiêu hao cho sản xuất doanh nghiệp d. Năng suất lao động bình quân 1 công nhân 3. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê phản ánh: a. Các mặt quan trọng của đơn vị tổng thể b. Kết cấu tổng thể c. Là các con số chỉ mặt lượng gắn với mặt chất của hiện tượng kinh   tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể
  8. d. Các đặc điểm quan trọng nhất của tổng thể 4. Đối tượng nghiên cứu của khoa học thống kê là: a. Mặt lượng của các hiện tượng và các quá trình kinh tế xã hội trong  điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể b. Mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng kinh  tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể c. Mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng kinh  tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể 5. Thế nào là 1 tổng thể thống kê: a. Là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn  b. Là hiện tượng kinh tế xã hội gồm những đơn vị (hoặc phần tử hiện  tượng) cá biệt cần được quan sát và nghiên cứu c. Là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn gồm những đơn vị (hoặc phần  tử hiện tượng) cá biệt cần được quan sát và nghiên cứu d. Là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn gồm những đơn vị (hoặc phần  tử hiện tượng) cá biệt cần được quan sát và nghiên cứu mặt lượng của chúng 6. Tổng thể nào dưới đây là tổng thể tiềm ẩn: a. Tổng thể học sinh lớp bạn đang học b. Tổng thể những thầy cô giảng dạy trong trường Cao đẳng Nghề cơ  điện và Xây dựng Bắc Ninh. c. Tổng thể những người say mê bóng đá d. Tổng thể số nhân khẩu của 1 địa phương 7. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là: a. Các hiện tượng kinh tế ­ xã hội
  9. b. Các hiện tượng kinh tế ­ xã hội diễn ra trong quá trình tái sản xuất  của cải vật chất và dịch vụ trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. c. Mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng  và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. d. Các hiện tượng tự nhiên. 8. Thống kê học: a. Chỉ nghiên cứu các hiện tượng kinh tế ­ xã hội b. Chỉ nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên c. Chỉ nghiên cứu các hiện tượng kỹ thuật d. Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế ­ xã hội đồng thời nghiên cứu cả  ảnh hưởng của hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật đối với sự phát triển của sản xuất   và điều kiện sinh hoạt xã hội. 9. Thống kê học là một môn khoa học xã hội độc lập vì: a. Nó không liên quan đến các môn khoa học khác. b. Có đối tượng nghiên cứu riêng c. Có phương pháp nghiên cứu riêng d. Cả b và c đúng. 10. Thế nào là một tổng thể thống kê? a. Trường Cao đẳng Nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh. b. Tập thể lớp các bạn đang học c. Là hiện tượng kinh tế xã hội số  lớn gồm những đơn vị  và phần tử  cá biệt cần được quan sát và phân tích mặt lượng của chúng. d. Không điều nào trong các điều trên là đúng. 11. Tiêu thức thống kê bao gồm:  a. Tiêu thức thuộc tính
  10. b. Tiêu thức số lượng c. Tiêu thức thay phiên d. Cả a, b, c đúng. 12. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh: a. Các khía cạnh quan trọng nhất của tổng thể chung b. Các khía cạnh quan trọng nhất của đơn vị tổng thể c. Mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan d. Đáp án a và c đúng. 13. Tiêu thức nào dưới đây thuộc thang đo định danh: a. Nghề nông: 1, nghề trí thức: 2 b. Huân chương: 1, 2, 3 c. Tiền lương công nhân d. Bậc lương: 2,34 ; 3,0 14. Năng suất lúa đóng vai trò là: a. Một tiêu thức b. Một chỉ tiêu c. Vừa là tiêu thức, vừa là chỉ tiêu d. Một hệ thống chỉ tiêu
  11. PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH  NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ A. Phần tự luận 1. Từ đối tượng nghiên cứu của thống kê học, hãy giải thích tại sao quá trình   nghiên cứu thống kê gồm 3 giai đoạn: Điều tra thống kê, tổng hợp thống kê và  phân tích thống kê. 2. Nêu các phương pháp cơ  bản được sử  dụng trong quá trình nghiên cứu  thống kê 3. Phân tích những vấn đề  chung của điều tra thống kê: Khái niệm, vai trò,  hình thức tổ chức? 4. Khi điều tra thống kê, phải đảm bảo những yêu cầu gì? Tại sao? 5. Phân biệt các loại điều tra thống kê. Cho ví dụ minh họa 6. Trình bày các sai số trong điều tra thống kê và các biện pháp khắc phục 7. Phân tích những vấn đề chung của tổng hợp thống kê 8. Phân tích những vấn đề chung của Phân tích và dự báo thống kê 9. Hãy lập phiếu điều tra thích hợp cho 1 cuộc điều tra lấy ý kiến khách  hàng về mức độ hài lòng 1 loại dịch vụ (sản phẩm) nào đó (tự chọn). 10.Cho ví dụ về các mẫu bảng thống kê đơn giản, phân tổ và kết hợp. Tương  ứng với số  liệu của mỗi bảng, vẽ  các đồ  thị  để  nêu bật đặc trưng của hiện  tượng đó với độ thẩm mỹ theo bạn là cao nhất. 11. Xác định và giải thích các cuộc điều tra thống kê sau thuộc về hình thức tổ  chức điều tra thống kê nào? Loại và phương pháp điều tra? a. Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc ngày 01/04/1999
  12. b. Điều tra tình hình giá cả 1 số loại hàng trên thị trường. B.Phần trắc nghiệm I. Các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích? 1. Yêu cầu của điều tra thống kê chỉ là đầy đủ về nội dung và số lượng của  đơn vị điều tra. 2. Phân tích thống kê là dựa vào mức độ  của hiện tượng trong quá khứ  nêu  lên được bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện tượng 3. Điều tra chọn mẫu là chỉ  tiến hành điều tra ở  bộ  phận chủ yếu nhất của   tổng thể chung. 4. Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu  được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp trực tiếp giữa nhân viên điều tra và   người cung cấp thông tin. 5. Điều tra chuyên môn là hình thức điều tra thường xuyên được tiến hành  theo 1 kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. 6. Tài liệu điều tra thống kê đúng đắn là căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình  thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế ­ văn hóa – xã hội. 7. Mục đích của điều tra không toàn bộ là để có các tài liệu làm căn cứ nhận   định, hoặc tính toán suy rộng ra các đặc điểm của tổng thể chung. 8. Trong các loại điều tra không toàn bộ, điều tra chọn mẫu được sử  dụng  phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. 9. Điều tra toàn bộ  là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ  nhất cho nghiên cứu   thống kê.
  13. 10.Giai đoạn ghi chép thu thập tài liệu thống kê bao gồm số liệu và thông tin   tình hình về  hiện tượng kinh tế  ­ xã hội cần nghiên cứu được gọi là giai đoạn  phân tích, tổng hợp và giải thích kết quả. 11.Tổng điều tra dân số thuộc loại điều tra không toàn bộ. 12.Thời điểm điều tra là độ dài thời gian diễn ra cuộc điều tra. 13.Phân tích số liệu thống kê khác với phân tích kinh tế, phân tích tài chính và  phân tích kinh doanh là phải dựa trên số liệu thống kê (mặt lượng). 14.Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên đề là 2 hình thức chủ yếu của   điều tra thống kê. 15. Trong một số trường hợp, tổng thể các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu   vừa là đối tượng điều tra đồng thời vừa là đơn vị điều tra. II. Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Muốn tổ chức điều tra tốt, cần phải xác định: a. Mục đích điều tra b. Đối tượng và đơn vị điều tra c. Nội dung điều tra và biểu điều tra d. Thời gian điều tra e. Tất cả các điều trên. 2. Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê: a. Chính xác và đầy đủ b. Chính xác và kịp thời c. Kịp thời và đầy đủ d. Chính xác, kịp thời và đầy đủ. 3. Điều tra thống kê là:
  14. a. Kiểm tra kết quả tài liệu thu thập được b. Ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện tương c. Tính toán, so sánh mặt lượng của hiện tượng 4. Căn cứ vào phạm vi điều tra, điều tra thống kê được chia ra: a. Thường xuyên và không thường xuyên b. Toàn bộ và không toàn bộ c. Chuyên môn và báo cáo thống kê định kỳ d. Cả a, b, c đều đúng. 5. Trong các loại điều tra không toàn bộ sau đây, loại nào sử dụng phổ biến   nhất hiện nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới: a. Điều tra trọng điểm b. Điều tra chọn mẫu c. Điều tra chuyên đề d. Điều tra chuyên môn. 6. Thời kỳ điều tra là: a. Độ dài thời gian nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu b. Độ dài thời gian diễn ra cuộc điều tra c. Độ  dài thời gian có sự  tích lũy về  mặt lượng của hiện tượng đang  điều tra d. Cả a, b, c đều đúng. 7. Tổng điều tra dân số là loại điều tra: a. Toàn bộ b. Không toàn bộ c. Thường xuyên
  15. d. Không thường xuyên e. Đáp án a và d đúng f. Đáp án b và c đúng 8. Phân tích thống kê là: a. Xử lý tài liệu thu thập được b. Tính toán mức độ của hiện tượng trong tương lai c. Nêu lên 1 cách tổng hợp bản chất của hiện tượng trong điều kiện   thời gian và không gian cụ thể. d. Thông qua các biểu hiện bằng số  lượng, nêu lên 1 cách tổng hợp  bản chất và tính quy luật của hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian  cụ thể. 9. Trong khi tiến hành điều tra chọn mẫu, những loại sai số nào dưới dây có  khả năng xảy ra: a. Sai số do tính đại diện b. Sai số do đăng ký c. Sai số ngẫu nhiên d. Tất cả các loại sai số nói trên. 10. Sai số do tính đại diện là: a. Sai số do không khách quan khi chọn các đơn vị  vào mẫu không đủ  đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ tổng thể. b. Sai số thường xảy ra do chủ định của người điều tra, người trả lời  c. Sai số  phát sinh 1 cách tình cờ, không có chủ  định hay bất kỳ  1 sự  sắp đặt trước nào của người điều tra d. Sai số xảy ra do việc đăng ký số liệu ban đầu không chính xác 11. Những căn cứ để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê bao gồm:
  16. a. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu b. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu c. Căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực d. Tất cả các căn cứ trên. 12. Điều tra tình hình học tập của sinh viên thì đối tượng điều tra là: a. Sinh viên đi học b. Sinh viên bỏ học c. Sinh viên d. Cả a, b, c đúng. C.Phần bài tập Bài 1 : Một cơ quan bảo vệ môi trường lấy các mẫu nước từ  12 sông và   suối khác nhau, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm để xác định tỷ lệ ô nhiễm cho  từng mẫu nước. Kết quả xét nghiệm như sau: Mẫu Tỷ lệ ô  Mẫ Tỷ lệ ô  nhiễm (%) u nhiễm (%) 1 35,4 7 41,2 2 45,3 8 50,7 3 67,3 9 60,8 4 57,4 10 47,3 5 52,9 11 38,6 6 32,1 12 46,2
  17. Yêu cầu: a. Sắp xếp số liệu theo thứ tự giảm dần b. Xác định số mẫu nước có tỷ lệ nhiễm bẩn trong khoảng 30 – 40, 40 – 50, 50 –   60, 60 – 70 c. Nếu theo các nhà khoa học tỷ lệ nhiễm bẩn 45% trở lên là quá mức thì có bao   nhiêu mẫu rơi vào trường hợp này.  Bài  2    Hãy xây dựng một phương án điều tra tình hình sử sụng thời gian của sinh   viên trong trường với ý định là xác định xem trung bình sinh viên nội trú đã dành   bao nhiêu thời gian cho các khâu lên lớp, tự học, tham gia thể dục thể thao, nghỉ  ngơi và các công việc khác để  có kế  hoạch chỉ  đạo sinh viên sử  dụng thời gian   hợp lý hơn. Tài liệu điều tra cần chi tiết theo độ  tuổi, giới tính, theo các khoa,   các khóa. Bài 3 Từ biểu điều tra ở bài tập 1, căn cứ vào mục đích và nội dung điều tra, hãy   xây dựng các bảng thống kê sau đây: 1­ Bảng phân tổ theo độ tuổi theo 4 loại:  ≤ 20, 21 ­ 25, 26 ­ 30, > 30. 2­ Bảng phân tổ theo giới tính.
  18. 3­ Bảng phân tổ theo khoá. 4­ Bảng phân tổ theo Khoa. 5­ Bảng phân tổ kết hợp giữa khóa và giới tính
  19. PHẦN III: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ PHÂN TỔ THỐNG KÊ A.Phần tự luận: 1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê. 2. Khái niệm tiêu thức phân tổ và các yêu cầu về lựa chọn tiêu thức phân  tổ. 3. Việc xác định số tổ cần thiết phụ thuộc vào yếu tố (căn cứ) nào? B.Phần trắc nghiệm: I.Các câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích 1. Khi phân tổ  theo tiêu thức thuộc tính, cứ  mỗi loại biểu hiện luôn   luôn hình thành nên 1 tổ 2. Phân tổ  theo tiêu thức số  lượng, luôn luôn dùng phân tổ  có khoảng   cách tổ 3. Phân tổ  thống kê giúp cho việc nghiên cứu cái chung, cái riêng 1   cách kết hợp 4. Phân tổ thống kê chỉ nghiên cứu mối quan hệ của 1 tiêu thức nguyên  nhân và 1 tiêu thức kết quả 5. Phân   tổ   có   khoảng   cách   tổ   chỉ   được   áp   dụng   trong   trường   hợp  lượng biến tiêu thức biến thiên liên tục 6. Phương pháp xác định số  tổ phụ thuộc tính chất của tiêu thức phân  tổ. 7. Phương   pháp   cơ   bản   sử   dụng   để   tổng   hợp   tài   liệu   điều   tra   là  phương pháp phân tổ thống kê.
  20. 8. Năng suất lúa tính bằng tạ trên 1 ha là lượng biến không liên tục 9. Số công nhân của các xí nghiệp là lượng biến liên tục 10. Trong thống kê, kí hiệu (...) biểu hiện hiện tượng không có số liệu 11. Tiêu thức thống kê là căn cứ để thực hiện phân tổ thống kê 12. Tiêu thức kết quả còn gọi là tiêu thức phụ thuộc 13. Phân tổ  thống kê  vừa  nghiên  cứu  mối  quan hệ   giữa 1  tiêu thức  nguyên nhân với 1 tiêu thức kết quả & vừa nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiều  tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả. 14. Phân tổ  có khoảng cách tổ  không chỉ  được áp dụng trong trường   hợp lượng biến tiêu thức biến thiên liên tục 15. Sau khi phân tổ thống kê, các đơn vị cá biệt có đặc điểm giống nhau  theo tiêu thức phân tổ  được đưa vào 1 tổ, có đặc điểm khác nhau theo tiêu thức  phân tổ được đưa vào các tổ khác nhau & các tổ có tính chất khác nhau 16. Nhiệm vụ  của phân tổ  thống kê là phân chia loại hình kinh tế  xã   hội, biểu hiện mối liên hệ và kết cấu của tổng thể. 17. Phân tổ  thống kê là phương pháp quan trọng trong điều tra và phân  tích thống kê. Nó giúp cho việc nghiên cứu cái chung và cái riêng 1 cách kết hợp II.Chọn đáp án đúng nhất 1. Khi nghiên cứu biến động của các hiện tượng phức tạp, cần   tiến hành phân tổ thống kê vì: a. Phân tổ cho phép thấy được biến động của toàn bộ hiện tượng qua  thời gian và cho thấy tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể b. Chia các số liệu thống kê thành các tổ (tiểu tổ) c. Phân tổ chính là một phương pháp nghiên cứu mối liên hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2