intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TP - BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2006 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2007

Chia sẻ: Muay Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

120
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TP - BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2006 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2007 TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2006 Ngoài nước: Môi trường tăng trưởng của kinh tế thế giới vẫn thuận lợi trong năm 2006. Kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng cao 5,1% bất chấp giá dầu tăng đến mức kỷ lục, có lúc đạt gần 80USD/thùng. Trong lúc đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ chậm lại, đạt 3,4% năm 2006, thấp hơn 0,2% so với mức tăng 3,6% của năm 2005 và thấp hơn 0,8% so...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TP - BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2006 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2007

  1. NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 3 năm 2007 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2006 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2007 oTÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2006 i.TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2006 2. Ngoài nước: Môi trường tăng trưởng của kinh tế thế giới vẫn thuận lợi trong năm 2006. Kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng cao 5,1% bất chấp giá dầu tăng đến mức kỷ lục, có lúc đạt gần 80USD/thùng. Trong lúc đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ chậm lại, đạt 3,4% năm 2006, thấp hơn 0,2% so với mức tăng 3,6% của năm 2005 và thấp hơn 0,8% so với mức tăng 4,2% năm 2004. Cuối năm 2006, cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất đồng USD ở mức 5,25%. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng chậm và các chỉ số lạm phát cơ bản vẫn khá cao. Đồng USD trên đà suy yếu đã mất giá tới 9,5% so với đồng Euro và theo dự đoán, trong năm tới, đồng tiền nay có thể sẽ phải chịu sức ép giảm giá hơn nữa. Kinh tế Châu Á tăng trưởng ổn định tại mức 8,2%, các nước khu vực Đông Á đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,9%, riêng khu vực Đông Nam Á là 5,4% nhờ mức tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tăng. Trung Quốc vẫn tiếp tục là động lực cho kinh tế khu vực châu Á đạt mức tăng trưởng 10,5% (cao hơn mức 9,8% năm trước) nhờ các biện pháp bình ổn hóa kinh tế vĩ mô, thắt chặt ngân sách và thị trường chứng khoán hoạt động khá. Kinh tế Nhật Bản đang trên đà phục hồi vững chắc đưa GDP của Nhật Bản cả năm tăng trưởng hơn 2,8%, cao hơn 0,4% so với mức tăng 2,4% của năm 2005. Đầu tháng 12/2006, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tiếp tục tăng 0,25% lãi suất cơ bản của đồng Euro lên mức 3,5% là lần tăng thứ 5 chỉ trong vòng một năm. Nhiều khả năng lãi suất đồng Euro tiếp tục tăng năm 2007. Sau nhiều năm không mấy khởi sắc, kinh tế trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu tăng trưởng với tốc độ kỷ lục (2,6% - mức cao nhất kể từ năm 2000), kèm theo đó là tỷ lệ vay ngân hàng cũng gia tăng. 3. Trong nước: Năm 2006, Việt Nam đạt được tăng trưởng 8,2%, vượt mục tiêu 8% đề ra và cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng cả giai đoạn 2006-2010 là 7,5-8%. Trong năm, nền kinh tế duy trì được sự ổn định, đảm bảo các cân đối lớn. Tổng số vốn đầu tư xã hội đạt 390,5 ngàn tỷ đồng bằng 40% GDP, tăng 19,8% so với năm 2005. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong năm 2006 thuộc hàng cao so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. GDP bình quân đầu người đạt gần 11,6 triệu đồng Báo cáo tổng kết năm 2006 và kế hoạch 2007 Trang 1/12
  2. (khoảng 725 USD), tạo ra triển vọng sớm vượt qua ranh giới của các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tăng 6,6%, thấp hơn so với mức tăng trưởng kinh tế và thấp hơn nhiều so với mức 8,4% của năm 2005, 9,5% của năm 2004. Giá tiêu dùng tăng thấp cho thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát phục vụ tăng trưởng kinh tế là đúng đắn và đã thực hiện được. Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 10,2 tỷ USD, tăng 45% so với năm trước và vượt 32% kế hoạch cả năm đã làm cho năm 2006 trở thành năm đạt kỷ lục của thu hút vốn FDI của Việt Nam. Quy mô giá trị xuất khẩu đạt trên 39,6 tỷ USD. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đạt khoảng 65%, thuộc loại cao so với nhiều nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt 4,9% kế hoạch (22,1% so với 16,4%), tăng 22,1% so với năm 2005 và cao gấp 2,7 lần tốc độ tăng GDP và trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế chung. Giá vàng năm nay tiếp tục tăng, giảm thất thường. Tính chung cho cả năm đã tăng tới 27,2%, cao nhất so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vàng thế giới tăng cao. Giá USD ổn định do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do giá USD thị trường thế giới giảm mạnh, có nguyên nhân do nguồn USD chảy vào nước qua các kênh tăng mạnh. Năm 2006, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán (đạt gần 8% GDP) được đánh giá là một điểm sáng. Năm 2006 còn chứng kiến những thành công về mặt đối ngoại với những sự kiện như Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO, cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam 4,4 tỷ USD vốn ODA. Đây sẽ là những nền tảng vững chắc để Việt Nam bước vào năm 2007.  Hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước năm 2006. Trong năm, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tăng nhanh ngoài dự đoán. Dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN đã điều hành thắt chặt thị trường tiền tệ thông qua hai động thái sau: (a) giữ nguyên các mức lãi suất chủ đạo như tháng 12/2005 (lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm, lãi suất chiết khấu 4,5%, lãi suất cơ bản 8,25%); (b) Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền mặt cuối năm 2005. Do tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam trong năm 2006 thặng dư vào khoảng 1,2-1,5 tỷ USD. Sức ép thừa ngoại tệ này chủ yếu tập trung vào thời điểm cuối năm vì lượng kiều hối chuyển về ồ ạt, hệ quả là VND có tăng giá nhẹ so với USD trong 2 tuần cuối năm, nhưng tính chung cả năm VND mất giá khoảng 1% so với USD. oTÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006: 1.TÌNH HÌNH CHUNG 1. Nguồn vốn và TTS Hoạt động huy động vốn tăng trưởng mạnh trong năm 2006. Đến 31/12/2006, vốn huy động của ACB đạt 39.548 tỉ VNĐ, bằng 127,9 % kế hoạch cả năm 2006 và tăng 77,1% so với đầu năm, cao hơn mức tăng năm 2005 (60,7%). Trong đó tiền gửi thanh toán đạt 6.332 tỉ, gấp 1,25 lần kế hoạch cả năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng 108%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năm 2005 Báo cáo tổng kết năm 2006 và kế hoạch 2007 Trang 2/12
  3. (49,1%). Số dư huy động tiết kiệm là 26.649 tỉ, đạt 112,1% kế hoạch cả năm 2006 và tăng 62,9% so với đầu năm, trong khi năm 2005 tốc độ tăng chỉ là 55,2% . Tổng tài sản của ACB cũng tăng trưởng mạnh, tính đến 31/12/2006 tổng tài sản của ACB là 44.346 tỉ, đạt 134% kế hoạch năm 2006 và tăng 83% so với đầu năm, cao hơn mức tăng năm 2005 (56%). 2. Sử dụng vốn Hệ số Dư nợ cho vay/TTS tính đến 31/12/2006 là 38,1%, giảm nhẹ so với đầu năm (39,2%), và chiếm 43,3% vốn huy động (đầu năm: 42,8%). Nhờ hoạt động tín dụng tăng trưởng khá trong năm 2006 nên hệ số Dư nợ cho vay/Vốn huy động đang có xu hướng tốt lên. Tuy nhiên, mục tiêu tăng chỉ số Dư nợ cho vay/TTS lên 44% và Dư nợ cho vay/Vốn huy động lên 47% vào cuối năm 2006 vẫn chưa đạt được do TTS tăng nhanh hơn dư nợ cho vay. SÖÛ DUÏNG VOÁN CUÛA ACB 50.0% 46.9% 43.3% 42.8% 40.0% 43.9% 39.2% 38.1% 30.0% 20.0% 10.0% 0.0% 2005 2006 KH 2006 D ö n ô ï tín d u ïn g /TTS D ö n ô ï tín d u ïn g /v o án h u y ñ o än g Báo cáo tổng kết năm 2006 và kế hoạch 2007 Trang 3/12
  4. b.Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng tăng trưởng khá tốt trong năm 2006. Tính đến cuối năm 2006, dư nợ tín dụng đạt 17.116 tỉ đồng, tăng 79%, đạt 118% kế hoạch cả năm 2006 (14.500 tỉ) và cao hơn nhiều so với mức tăng 42% của năm 2005. c.Hoạt động trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ: Hoạt động trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ giúp ACB gia tăng thu nhập từ lãi đồng thời nâng cao khả năng thanh khoản của hệ thống. Tính đến ngày 31/12/2006 các khoản đầu tư vào TPCP và TP NHTM chiếm 10,7%, tiền gửi liên ngân hàng chiếm 41,6% tổng danh mục đầu tư và cho vay. Như vậy, danh mục đầu tư và cho vay của ACB có xu hướng chuyển từ TPCP và TP NHTM sang tiền gửi liên ngân hàng. d.Hoạt động đối ngoại: Trong năm 2006, ACB tiếp tục nhận thêm 2 giải thưởng cao quý trong ngành tài chính ngân hàng: - Giải thưởng “Ngân hàng Bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam năm 2006” do The Asian Banker trao tặng; và - Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2006” do EuroMoney trao tặng. 3. Kết quả kinh doanh ACB đang duy trì vị thế ngân hàng đứng đầu khối NHTMCP về mặt lợi nhuận, tổng tài sản, tổng huy động và dư nợ tín dụng. Lợi nhuận trước thuế của tập đoàn ACB tính đến 31/12/2006 là 687,2 tỉ trong đó từ chính ngân hàng là 658,8 tỉ. KE Á T QUAÛ KINH D OANH Tæ ñoà ng 1,000 809.6 775.2 800 658.8 555.0 519.1 600 385.1 400 4 6 .4 7 0 .3 14.6 151.0 141.0 104.7 200 0 2005 2006 KH 2006 L N t rö ô ù c t h u e á T N l aõ i ro ø n g T N ro ø n g t ö ø KD v aø n g v aø N/ Ho á i TN d òch v u ï 4. Kênh phân phối Trong năm 2006 ACB đã khai trương 20 chi nhánh/PGD, đưa tổng số chi nhánh/PGD lên 80. Trong quý III và IV năm 2006, ngân hàng đã lắp đặt 39 máy ATM. Trong năm 2007 sẽ có thêm khoảng 250 chiếc máy ATM được đưa vào sử dụng. 5. Hệ số an toàn vốn (CAR) Hệ số an toàn vốn của ACB tính đến ngày 31/12/2006 là 10,9%, thấp hơn so với mức cuối năm 2005 (12%). ACB sẽ vẫn có nhu cầu nâng vốn trong năm 2007 nhằm phục vụ kế
  5. hoạch kinh doanh trong những năm tới, đảm bảo cho ngân hàng duy trì được vị thế hiện tại đồng thời tận dụng được thời cơ, từng bước nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ACB trên thị trường. H EÄ SO Á A N TO A ØN V O ÁN 15% 1 1 .9 8 % 1 1 .6 0 % 12% 1 0 .8 8 % 9 .6 2 % 8 .9 2 % 9% 6% 2005 Q1 2 0 0 6 Q2 2 0 0 6 Q3 2 0 0 6 200 6 6. Quản lý rủi ro: a.Quản lý thanh khoản: Thanh khoản của ngân hàng được giám sát chặt chẽ và được quản lý thông qua các công cụ và hệ thống hạn mức. Cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của ACB có tính thanh khoản cao. Lượng tiền gửi của cư dân chiếm 75% tổng tài sản giúp ổn định nguồn vốn của ACB trong khi tài sản Có bao gồm các khoản tiền gửi liên ngân hàng (chiếm 36% tổng tài sản), trái phiếu của các ngân hàng thương mại (chiếm 3% tổng tài sản), trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc và công trái (chiếm 3,6% tổng tài sản) giúp đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống. Ngoài ra, ACB còn có nguồn dự phòng thanh khoản gồm 3.188 tỉ hạn mức tín dụng do các NHTM cấp (chiếm 7,1% tổng tài sản) cùng với lượng thanh khoản bằng tiền mặt và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước hơn 1.560 tỉ (chiếm 3,4% TTS). Bên cạnh đó, lượng tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng tăng trưởng trung bình 775 tỉ/tháng trong quý IV cũng góp phần ổn định thanh khoản của toàn hệ thống. b.Quản lý rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất được quản lý theo nguyên tắc tập trung và cẩn trọng. Ủy ban Quản lý tài sản nợ-có (ALCO) giám sát và quản lý rủi ro trên cơ sở các chính sách và hạn mức đã được duyệt. Ủy ban ALCO sử dụng các công cụ khác nhau để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất như biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá, hệ số nhạy cảm. c.Quản lý danh mục cho vay: Dư nợ tín dụng trong năm 2006 tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với năm 2005 (79% so với 42%). So với năm 2005, tình hình tăng dư nợ tín dụng của hai khối KHCN và KHDN đã có sự khác biệt. Nếu như năm 2005, cho vay KHDN tăng trưởng nhanh hơn cho
  6. vay KHCN (55,3% so với 30,3%) thì đến năm 2006 dư nợ tín dụng của khối KHCN tăng tới 77,9%, cao hơn 11,9% so với tốc độ tăng của khối KHDN. i.NHÂN SỰ Năm 2006 ACB đã tuyển dụng thêm 974 nhân viên mới phục vụ phát triển mạng lưới và tăng cường năng lực quản lý chung của Hội sở. Năng lực tuyển dụng và đào tạo của ACB đã được nâng lên đáng kể. Chế độ, nhất là lương thưởng, của nhân viên ACB đầu năm 2007 đã được tăng lên rõ rệt. Năm 2006 sau khi phát hành TPCĐ, lượng trái phiếu dư do một số cổ đông không mua và việc dự kiến dùng một phần lợi nhuận để lại năm 2007 để phát hành cổ phiếu thưởng cho đội ngũ điều hành sẽ là một động lực thúc đẩy nhân viên gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho ACB. ii.CÔNG TY CHỨNG KHÓAN ACB (ACBS) 7. Kết quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế cả năm 2006 đạt 84,09 tỉ VNĐ, bằng 2,5 lần so với năm 2005 và đạt 3,7 lần kế hoạch năm 2006. Trong đó chi nhánh ACBS Hà Nội đạt mức lãi trước thuế là 4,8 tỷ, chiếm khoảng 7% lợi nhuận trước thuế của toàn công ty. 8. Hoạt động đầu tư tự doanh: Hoạt động đầu tư tự doanh đem lại cho ACBS thu nhập là 31,5 tỉ đồng. 9. Hoạt động thu phí a.Môi giới Tính đến ngày 31/12/2006, ACBS có 9.369 tài khoản khách hàng, gần gấp 3 lần so với năm 2005. Trong năm, doanh số giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết là 11.025 tỷ VND, chiếm khoảng 14,8% doanh số toàn thị trường. Doanh số giao dịch trái phiếu đạt 4.925 tỷ VND, chiếm 4% doanh số thị trường. Phí môi giới cả năm thu được hơn 27 tỷ VND. b.REPO Số dư Repo đến ngày 31/12/2006 là 249 tỷ. Tổng thu phí Repo trong năm đạt 19,4 tỷ bằng hơn 2,4 lần kế hoạch năm. c.Tài chính doanh nghiệp Doanh thu cả năm 2006 của hoạt động tài chính doanh nghiệp đạt hơn 6 tỷ bằng 2,4 lần kế hoạch được giao. i.CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN ACB (ACBA) Thu nhập của ACBA năm 2006 là 5,97 tỉ VNĐ, trong đó thu từ phí ủy thác là 978,4 triệu VNĐ, thu từ lãi tiền gửi là 499 triệu VNĐ và thu từ đầu tư kinh doanh tài chính là 3.590 triệu. Lợi nhuận cả năm của ACBA đạt 4,6 tỉ đồng. Trong năm 2006, ACBA đã tiếp nhận nợ từ các đơn vị thuộc ACB tại TP. HCM tổng cộng 144 hồ sơ với tổng dư nợ là 19.524 triệu VNĐ. Tính đến thời điểm 31/12/2006, công ty đã thu được 21.281 triệu VNĐ nợ vốn và 3.662 triệu lãi. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, ACBA còn thanh lý được 141 hồ sơ trong đó có 63 hồ sơ phát sinh trong năm 2006 và 78 hồ sơ phát sinh trước 2006.
  7. Số lượng hồ sơ ACBA đang quản lý tính đến 31/12/2006 là 252 hồ sơ với tổng dư nợ là 54.096 triệu VNĐ. Tính đến 31/12/2006 vốn điều lệ của ACBA là 340 tỉ VNĐ.
  8. oKẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2007 1.Nhận định chung: Dự kiến tình hình chung trong năm 2007 sẽ có những nét chính như sau: 10. Ngoài nước: Theo dự báo của nhiều tổ chức kinh tế thế giới, năm 2007 sẽ là năm thứ 5 liên tiếp kinh tế toàn cầu tăng trưởng khả quan. Song, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại, có thể đạt 4,9%, giảm nhẹ so với năm 2006. Kinh tế châu Á trong năm 2007 sẽ thấp hơn năm 2006 do kinh tế chung toàn thế giới sụt giảm và do thị trường tài chính không ổn định, giá dầu tăng cao và căng thẳng chính trị của bán đảo Triều Tiên. Riêng Trung Quốc vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 10,7% năm 2007. Kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn những thách thức trong tiến trình phát triển, rủi ro bất ổn địa chính trị toàn cầu, sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới, nguy cơ bùng nổ trở lại của đại dịch cúm gia cầm, những căng thẳng chính trị tại Trung đông gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu, và cuối cùng là sự biến đổi của môi trường tự nhiên cùng các thiên tai sẽ gây ra những đảo lộn về kinh tế - xã hội. 11. Trong nước: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 8,5% là chỉ tiêu năm 2007 của Chính phủ Việt Nam đặt ra. Lạm phát năm 2007 được dự báo sẽ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng hoặc xấp xỉ như năm 2006. Xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục diễn ra bởi hàng loạt các yếu tố. Trước hết là chủ trương giảm bù lỗ đối với mặt hàng năng lượng. Xu hướng tăng giá vàng vẫn tiếp tục trên thị trường thế giới sẽ tác động tới thị trường trong nước. Với tình trạng mức lãi suất cơ bản của hầu hết các nền kinh tế phát triển tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2007 thì lãi suất tín dụng trong nước vẫn duy trì ở mức độ cao như hiện nay và thậm chí có thể tăng lên đôi chút do nhu cầu huy động vốn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. TTCK trong nước cũng đang tiềm ẩn các yếu tố gây nên sự bất ổn định. Sang năm 2007, xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp tục có một số yếu tố thuận lợi, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, hàng hóa Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử như trước, thị trường xuất khẩu mở rộng, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2007 sẽ đạt khoảng 46,8 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006.
  9. 2.Với chủ trương tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao chất lượng bền vững trong giai đoạn đến năm 2010, ACB đã xây dựng những định hướng sau cho năm 2007: 1. Tập trung phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu và có chính sách phục vụ tốt hơn đối với nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. 2. Áp dụng hệ thống bán hàng chủ động tại các chi nhánh, phòng giao dịch. Triển khai các dịch vụ mới và tăng cường hoạt động giao dịch tài khoản của khách hàng tại ACB để tăng nguồn thu từ dịch vụ. 3. Chú trọng tăng dư nợ cho vay trên cơ sở giữ vững nguyên tắc quản lý chặt chẽ rủi ro hoạt động tín dụng, cạnh tranh về giá phí. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bằng mô hình quản lý tập trung. 4. Triển khai các sản phẩm huy động mới để tăng huy động vốn, mở rộng thị phần huy động tiền gửi. 5. Phát triển nhanh hệ thống các kênh phân phối, mở thêm chi nhánh, lắp đặt 290 máy ATM vào cuối 2007 để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới. 6. Thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển năm 2007 và các năm tiếp theo. 7. Định hướng các hoạt động PR theo chiều sâu, chú trọng xây dựng hình ảnh của ngân hàng ACB với những đặc tính vững mạnh, an toàn, năng động có trách nhiệm với khách hàng, xã hội, nhân viên và cổ đông. 8. Xác định chiến lược vốn. Thực hiện phát hành TPCĐ và chào bán lần đầu để nâng vốn theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thông qua. 3.MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NĂM 2007: 1. Các chỉ tiêu kinh doanh chính: a) Lợi nhuận trước thuế của tập đoàn: 1.500 tỉ. b) Tổng tài sản tăng 45,09% đạt 65.000 tỉ vào cuối năm 2007. c) Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 53,3%, đạt 25.010 tỉ vào cuối năm. d) Trong đó: - Dư nợ tín dụng khối KHDN tăng 59,87% đạt 12.010 tỉ (chiếm 48% tổng dư nợ tín dụng). - Dư nợ tín dụng khối KHCN tăng 47,62% đạt 13.000 tỉ (chiếm 52% tổng dư nợ tín dụng). e) Huy động tiền gửi thanh toán: - Khối KHDN (bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi ký quỹ) tăng 42,97% từ 3.636 tỉ lên 5.200 tỉ. - Khối KHCN (không bao gồm tiền gửi ký quỹ) tăng 42,97% từ 2.696 tỉ lên 3.855 tỉ. f) Huy động tiền gửi ký quỹ của KHCN duy trì ở mức không thấp hơn 450 tỉ. g) Huy động tiền gửi TK tăng 55,99% lên 41.570 tỉ. h) Chi phí lương: 288 tỉ. i) Số lượng nhân viên tăng thêm (kể cả chi nhánh mới và phát triển tại chỗ): 900 * Trong đó: + Phát triển các chi nhánh mới: 310 + Phát triển tại chỗ: 590
  10. j) Khai trương 33 chi nhánh/PGD mới trong năm 2007. k) Mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản thực hiện với tổng số tiền dự kiến là 721 tỷ đồng để phục vụ việc mở rộng mạng lưới và quy mô họat động. Đầu tư có chọn lựa vào các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với mức đầu tư tối đa dự kiến 902 tỷ đồng. 2. Một số nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị: a. Khối Khách hàng Cá nhân: - Tổ chức Giám đốc sản phẩm tại Khối KHCN và người phụ trách khách hàng cá nhân tại các chi nhánh. - Triển khai Trung tâm tín dụng cá nhân. - Tổ chức và quản lý bán hàng cua kênh phân phối. - Xây dựng VIP Center và tái tổ chức Call Center. - Thực hiện chương trình thay đổi cơ cấu tiền gửi theo tư vấn của IFC. - Tập trung đẩy mạnh cho vay tín chấp và cho vay mua nhà. - Áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng KHCN. - Triển khai mô hình mới về ngân hàng điện tử. b. Khối Khách hàng Doanh nghiệp - Thiết kế sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói (phối hợp với các công ty kho bãi, giao nhận và tư vấn thủ tục hải quan...) - Bổ sung và hoàn thiện dịch vụ Cash Management hiện tại. - Tái cấu trúc Phòng TTQT Hội Sở. - Áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng KHDN. c. Khối Ngân quỹ: - Triển khai sàn giao dịch vàng. - Triển khai sản phẩm vàng miếng thương hiệu ACB. - Phát triển 3 nhóm sản phẩm mới. d.Khối Phát triển Kinh doanh: - Hoàn thiện công tác xây dựng hình ảnh ACB trên các phương tiện truyền thông. - Xây dựng đề án tái cấu trúc các kênh phân phối. - Tiếp tục phát triển mạng lưới, mục tiêu phát triển tối thiểu là khai trương 33 đơn vị. e.Khối Giám sát Điều hành Tập trung công tác vận hành và giám sát theo cơ cấu tổ chức mới. f.Khối quản trị nguồn lực f1. Phòng Nhân sự
  11. - Lập kế hoạch nhân sự năm 2007, trình duyệt và thông báo cho các đơn vị. - Ban hành các hướng dẫn công việc để cụ thể hóa Thủ tục Tuyển dụng. - Thực hiện video huấn luyện kỹ năng dịch vụ khách hàng. - Tổ chức các chương trình hội thảo nghề nghiệp cho nhân viên f2. Trung tâm Đào tạo - Triển khai hệ thống e-learning. - Tổ chức 25 khóa luyện thi TOEIC cho khoảng 500 nhân viên toàn hệ thống. - Triển khai công tác đào tạo tại chỗ. - Xây dựng kênh giải đáp thông tin nghiệp vụ - Xây dựng ngân hàng đề thi các nghiệp vụ. - Mở Trung tâm đào tạo khu vực miền Trung. g.Khối CNTT - Bảo trì, nâng cấp và bổ sung các modules mới của hệ thống TCBS. - Triển khai hệ thống nhận dạng nhân viên dùng smart card và vân tay. - Xây dựng chính sách an toàn hệ thống (Security policy). - Triển khai giai đoạn 2 hệ thống backup dữ liệu. h.Ban Kiểm tra và Kiểm soát Nội bộ (KTKSNB) - Thực hiện kiểm toán tập trung theo đoàn dựa trên quy mô hoạt động của các chi nhánh, nội dung kiểm tra chính trên các mặt: cơ cấu tổ chức nhân sự, hoạt động tín dụng, hoạt động giao dịch và ngân quỹ, nghiệp vụ kế toán, và việc lập các báo cáo theo quy định của NHNN và Cơ quan thuế. - Bộ phận Giám sát từ xa sẽ xây dựng thêm một số chỉ tiêu giám sát về nghiệp vụ tín dụng, giao dịch, ngân quỹ, kế toán, thanh toán quốc tế. i. Phòng Thẩm định Tài sản - Phấn đấu không để tỷ lệ hồ sơ thẩm định trễ hạn lớn hơn 1,5%. - Ứng dụng, triển khai toàn hệ thống phần mềm quản lý giá, thông tin quy hoạch của bất động sản, phần mềm quản lý quy trình thẩm định tài sản. - Ban hành phương pháp thẩm định phù hợp áp dụng đối với bất động sản là cao ốc văn phòng, nhà xưởng; quy định về thẩm định nhà liên kế bằng phương pháp chấm điểm. j. Ban Chất lượng - Duy trì việc áp dụng ISO trong toàn hệ thống: - Tiếp tục thực hiện chương trình Mystery Shopper (MS) tại các đơn vị cũ và triển khai thực hiện tại các đơn vị mới. - Tiếp tục lập trình và phát triển chương trình ISO Click. - Phát triển nguồn nhân lực nhằm bổ sung nhân sự đảm nhiệm chức danh Quản trị viên chất lượng tại các chi nhánh trên toàn hệ thống.
  12. k.Ban chiến lược - Hệ thống hóa quy trình, thông qua và phổ biến quy trình hoạch định chiến lược cho ngân hàng. - Điều phối việc xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược tổng thể 2006 – 2015. l. Ban chính sách và quản lý tín dụng - Xây dựng mô hình quản lý danh mục cho vay. - Soạn thảo Sổ tay tín dung. - Xây dựng hệ thống đánh giá tình hình dư nợ tín dụng và cảnh báo rủi ro danh mục dư nợ tín dụng tòan hệ thống. - Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của các đơn vị trong hệ thống về thực hiện chính sách tín dụng, các quy định, hướng dẫn về tín dụng của pháp luật, của ACB. m.Công ty Chứng khoán ACBS - Tổng lợi nhuận cả năm 2007 phấn đấu đạt 120 tỷ VNĐ, tăng 41% so với năm 2006. - Mở thêm 8 CN/ PGD và đại lý nhận lệnh. n.Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản ACBA - Trong năm 2007, phấn đấu thu nợ được 12.000 triệu đồng nợ vốn quá hạn (bao gồm cả nợ đã xử lý rủi ro tín dụng là 150 triệu đồng). - Hoàn thiện quy trình, quy chế hoạt động bán đấu giá tài sản của ACBA. Trên đây là báo cáo tổng kết hoạt động năm 2006 cùng với kế hoạch hoạt động năm 2007 của ngân hàng Á Châu. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám đốc Trần Mộng Hùng Lý Xuân Hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2