intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế - định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm tổng quan về tăng trưởng xanh, vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng xanh cũng như nêu bật các kinh nghiệm quốc tế từ Đức và Trung Quốc về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế - định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế- định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam Lê Ngọc Lâm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngày nhận: 21/09/2023 Ngày nhận bản sửa: 15/01/2024 Ngày duyệt đăng: 15/01/2024 Tóm tắt: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng do những hoạt động kinh tế của con người, tăng trưởng xanh gần đây đã trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Những năm vừa qua, Chính phủ đã chủ động đưa ra nhiều cơ chế, chính sách văn bản pháp lý nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu theo cam kết tại Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) về giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng được đánh giá có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới một Banking with green growth: International experience- orientation for BIDV and suggestions for Vietnamese commercial banks in the future Abstract: In the context of climate change and environmental pollution becoming increasingly serious due to human economic activities, green growth has recently become a topic that has received a lot of attention from both policymakers and scientists. In recent years, the Government has proactively introduced many policies and legal documents aimed at applying climate change according to commitments in the 2021 United Nations Framework Convention on Climate Change (COP26) on reducing net emissions to zero by 2050, reducing greenhouse gas emissions by 30% by 2030. In particular, the banking sector is considered to have an extremely important role in promoting green growth, towards a sustainable and environmentally friendly economy. This paper presents the theoretical basis of green growth and the role of the banking system in green growth as well as highlights international experiences from Germany and China on green growth in the banking sector. On that basis, this paper proposes some orientations for the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) in particular and commercial banks in Vietnam in general to contribute to promoting green growth and sustainable finance in Vietnam. Keywords: Green growth, Commercial bank, Sustainable finance Doi: 10.59276/TCKHDT.2024.1.2.2592 Le, Ngoc Lam Email: lamln@bidv.com.vn Bank for investment and Development of Vietnam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 260+261- Tháng 1&2. 2024 36 ISSN 1859 - 011X
  2. LÊ NGỌC LÂM nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm tổng quan về tăng trưởng xanh, vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng xanh cũng như nêu bật các kinh nghiệm quốc tế từ Đức và Trung Quốc về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó đề xuất một số định hướng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng và ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và tài chính bền vững tại Việt Nam. Từ khóa: Tăng trưởng xanh, Ngân hàng, Tài chính bền vững 1. Giới thiệu hiếm tài nguyên thiên nhiên và những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng đã Bắt nguồn từ khu vực Châu Á Thái Bình thúc đẩy các quốc gia phải chuyển hướng Dương, thuật ngữ “tăng trưởng xanh” xuất sang phát triển kinh tế bền vững thay vì hiện lần đầu tiên vào năm 2005 tại Hội tăng trưởng kinh tế truyền thống sử dụng nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển nhiều tài nguyên. Trong đó, sự phát triển (MCED) lần thứ 5 tại Seoul, Hàn Quốc, của khu vực tài chính, chủ yếu được thể nơi Mạng lưới Sáng kiến ​​ Seoul về Tăng hiện qua sự phát triển của ngành ngân hàng, trưởng xanh được thành lập. Khái niệm đóng một vai trò then chốt trong sự phát “tăng trưởng xanh” (Green Growth) cũng triển kinh tế của một quốc gia (Li và cộng nổi lên như một chủ đề trọng tâm tại Hội sự, 2022; Zhou và cộng sự, 2022). Vì vậy, nghị Thượng đỉnh Rio+20 về Phát triển bền mức độ quan tâm của các nhà hoạch định vững và được nêu bật trong tài liệu nghiên chính sách đối với khu vực tài chính, đặc cứu “The World We Want” của Liên Hợp biệt là lĩnh vực ngân hàng, đã tăng lên đáng quốc vào năm 2012 trong việc kêu gọi tăng kể trong những năm vừa qua nhằm nghiên trưởng kinh tế bền vững đi kèm với đó là cứu đưa ra các chính sách, định hướng góp thúc đẩy một nền kinh tế xanh toàn cầu. Kể phần thúc đẩy nền kinh tế hướng tới mục từ đó, tăng trưởng xanh đã trở thành vấn đề tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. được thảo luận sôi nổi trước những cảnh Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu báo ngày càng nghiêm trọng về biến đổi khí tình huống tại hai quốc gia là Đức và Trung hậu và suy thoái sinh thái (Dale và cộng sự, Quốc nhằm mục tiêu hệ thống hóa các cơ 2016). Bên cạnh đó, khái niệm tăng trưởng sở lý luận liên quan đến tăng trưởng xanh xanh không chỉ tập trung vào việc cải thiện cũng như kinh nghiệm quốc tế về tăng môi trường mà còn đòi hỏi phải đạt được trưởng xanh trong lĩnh vực ngân hàng. Từ sự phát triển kinh tế bền vững thông qua đó, đề xuất một số định hướng cho Ngân việc sử dụng hiệu quả vốn và tài nguyên hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát thiên nhiên. Khái niệm này có thể được triển Việt Nam (BIDV)- một trong những sử dụng để thể hiện kế hoạch tăng trưởng ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước kinh tế một cách nhất quán của bất kỳ quốc hàng đầu và được coi là đóng một vai trò gia nào. Ủng hộ những lập luận trên, Li và quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Liao (2020) và Ullah và cộng sự (2021) Nam, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho rằng trong thời đại hiện nay, việc khan xanh và tài chính bền vững. Bài viết được Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 37
  3. Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế - định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam kết cấu thành bốn phần chính cụ thể như ít carbon và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sau: Sau phần giới thiệu, trong phần 2, tác nguyên thiên nhiên. UNEP còn khẳng định giả sẽ tiến hành giới thiệu tổng quan về rằng trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng thu ngân hàng với tăng trưởng xanh. Phần 3 sẽ nhập và việc làm phải được thúc đẩy bởi trình bày kinh nghiệm của Đức và Trung đầu tư công và tư nhân nhằm giảm lượng Quốc trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh khí thải carbon và ô nhiễm, nâng cao hiệu trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó, phần 4 quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, đồng sẽ đề xuất một số gợi ý cho BIDV và các thời ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và các NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới. điều kiện về hệ sinh thái (UNEP, 2011). Tổng quát lại, mặc dù còn nhiều khái niệm 2. Tổng quan về ngân hàng với tăng khác nhau, nhưng về cơ bản, tăng trưởng trưởng xanh xanh là một khái niệm được sử dụng để chỉ một mô hình phát triển kinh tế bền vững, 2.1. Khái niệm tăng trưởng xanh trong đó tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên. Tăng Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm thống nhất trưởng xanh nhấn mạnh sự phát triển kinh tế giữa các tổ chức và các nhà nghiên cứu về không chỉ dựa trên việc tăng cường sản xuất tăng trưởng xanh, trong đó, ba khái niệm và tiêu thụ, mà còn đảm bảo sự cân đối giữa “tăng trưởng xanh” được biết đến rộng rãi mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. nhất là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB) 2.2. Vai trò của tăng trưởng xanh và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Theo OECD (2011), tăng trưởng Vai trò của tăng trưởng xanh được đánh giá xanh là quá trình thúc đẩy tăng trưởng và là quan trọng và đa chiều, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nhưng đồng thời vẫn phải nhiều khía cạnh của xã hội, môi trường và đảm bảo rằng các tài nguyên thiên nhiên kinh tế. có thể duy trì và tái phục hồi nhằm tiếp tục Thứ nhất, tăng trưởng xanh đặt môi trường cung cấp các điều kiện cần thiết cho sự thịnh làm trung tâm và đảm bảo rằng các hoạt vượng của con người. Tăng trưởng xanh động kinh tế không gây hại đến môi trường cũng thúc đẩy hoạt động đầu tư và đổi mới và tài nguyên tự nhiên. Với tình trạng suy để củng cố tăng trưởng bền vững và tạo ra thoái môi trường hiện nay, tăng trưởng các cơ hội kinh tế mới. World Bank (2012) xanh giúp giảm ô nhiễm không khí, nước định nghĩa tăng trưởng xanh là tăng trưởng và đất đai, bảo vệ đa dạng sinh học và duy kinh tế trong đó sử dụng hiệu quả tài nguyên trì sự cân bằng sinh thái. Nó khuyến khích thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và những sử dụng tài nguyên tái tạo và tiết kiệm, hạn tác động tiêu cực tới môi trường, đồng thời chế sử dụng tài nguyên không tái tạo và tính đến các mối nguy hiểm tự nhiên cũng đẩy mạnh công nghệ sạch và hiệu quả. như nâng cao vai trò của quản lý môi trường Thứ hai, tăng trưởng xanh không chỉ bảo trong việc ngăn ngừa thảm họa vật chất. vệ môi trường, mà còn tạo ra cơ hội phát UNEP (2011) cho rằng tăng trưởng xanh là triển kinh tế bền vững. Bằng cách tập trung quá trình nền kinh tế cải thiện phúc lợi con vào các ngành công nghiệp và dịch vụ có người và công bằng xã hội, đồng thời giảm liên quan đến môi trường, như năng lượng đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh tái tạo, quản lý chất thải, công nghệ xanh thái, trong đó nền kinh tế xanh là nền kinh tế và du lịch bền vững, tăng trưởng xanh tạo 38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  4. LÊ NGỌC LÂM ra việc làm mới và mở rộng cơ sở hạ tầng Với vai trò là trung gian chính của nền xanh. Nó tạo ra cơ hội đầu tư và thúc đẩy kinh tế, ngân hàng không chỉ đóng vai trò sự sáng tạo trong các lĩnh vực mới liên là tổ chức tài chính cung cấp vốn cho các quan đến môi trường và tiếp thu công nghệ dự án tăng trưởng xanh, mà còn có thể xanh, góp phần vào sự đổi mới và sự cạnh ảnh hưởng tới các khía cạnh khác của tăng tranh của nền kinh tế. trưởng xanh như quản lý rủi ro môi trường, Thứ ba, tăng trưởng xanh hướng đến việc khuyến khích đổi mới công nghệ và xây cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát dựng hệ thống tài chính xanh. triển xã hội. Nó không chỉ tạo ra thu nhập Theo đó, một trong những vai trò quan và việc làm, mà còn cải thiện chất lượng trọng nhất của ngân hàng đối với tăng cuộc sống của người dân thông qua việc trưởng xanh là cung cấp tài trợ và vốn cung cấp dịch vụ công cộng tốt hơn. Ví dụ, đầu tư (Taghizadeh-Hesary và Yoshino, tăng trưởng xanh đảm bảo tiếp cận với giáo 2020). Ngân hàng có thể cung cấp vốn dục chất lượng, y tế, nước sạch, giao thông cho các dự án năng lượng tái tạo, quản lý công cộng và hạ tầng xanh. Nó cũng tạo chất thải, hạ tầng xanh và các hoạt động ra cơ hội bình đẳng và phát triển bền vững môi trường khác. Bằng cách đầu tư vào cho cộng đồng địa phương và đảm bảo sự các dự án này, ngân hàng không chỉ tạo ra công bằng xã hội, đặc biệt đối với những cơ hội kinh doanh và lợi nhuận cho mình, nhóm dân cư yếu thế. mà còn đóng góp vào việc thúc đẩy tăng Thứ tư, tăng trưởng xanh là một hướng đi trưởng xanh và bảo vệ môi trường. Ngân phù hợp với thách thức toàn cầu như biến hàng còn đóng vai trò quan trọng trong đổi khí hậu, suy thoái môi trường và cạn việc xây dựng chuỗi cung ứng tài chính kiệt tài nguyên. Bằng cách tiếp cận tăng xanh (Zhang và cộng sự, 2021). Điều này trưởng xanh, chúng ta có thể đảm bảo sự bao gồm việc phát triển các sản phẩm và phát triển kinh tế trong bối cảnh thay đổi khí dịch vụ tài chính phù hợp với tăng trưởng hậu và bảo vệ tài nguyên cho thế hệ tương xanh như các khoản vay có điều kiện ưu lai. Tăng trưởng xanh cũng khuyến khích đãi cho các doanh nghiệp và cá nhân hoạt việc sử dụng năng lượng tái tạo và giảm sự động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, đồng công nghệ xanh. Ngân hàng cũng góp phần thời đẩy mạnh công nghệ sạch và hiệu quả phát triển các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư cũng như thúc đẩy sự chuyển đổi sang hình xanh để khuyến khích khách hàng đầu tư thức vận chuyển và giao thông xanh, như vào các dự án tăng trưởng xanh (Ganbat và xe điện và giao thông công cộng, giúp giảm cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, ngân hàng có ô nhiễm không khí. nhiều nguồn lực để tiến hành đánh giá rủi Tóm lại, vai trò của tăng trưởng xanh là tạo ro môi trường và xã hội của các dự án và ra sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế, bảo hoạt động kinh doanh thông qua việc thực vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc hiện quy trình đánh giá chi tiết về tiềm sống và ứng phó với thách thức toàn cầu. năng tác động môi trường và xã hội của Tăng trưởng xanh còn đóng vai trò quan các dự án và hoạt động kinh doanh mà họ trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế đề xuất tài trợ. Đánh giá này bao gồm việc bền vững và tạo ra lợi ích cho xã hội và môi xem xét các yếu tố như quản lý môi trường, trường, cả hiện tại và trong tương lai. tác động đến nguồn nước, rừng, đất đai, sự an toàn lao động, quyền lao động và quyền 2.3. Ngân hàng với tăng trưởng xanh con người. Bằng cách phát hành các báo Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 39
  5. Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế - định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam cáo, tài liệu đánh giá các yếu tố môi trường đang ngày càng được chú trọng. Trong nỗ lực và xã hội, ngân hàng có khả năng đảm bảo này, nhiều quốc gia đã nhìn nhận vai trò quan rằng các khoản vay và đầu tư của họ không trọng của hệ thống ngân hàng và tài chính gây hại cho môi trường và cộng đồng. Điều trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bằng này cũng giúp họ quản lý rủi ro và tạo ra cách kết hợp giữa lĩnh vực tài chính- ngân các tiêu chuẩn bền vững cho việc cung cấp hàng và môi trường, các quốc gia đã tạo ra sự tín dụng xanh. Không chỉ vậy, các ngân tương tác tích cực giữa hai lĩnh vực này, góp hàng cũng tích cực tham gia vào các đối tác phần thúc đẩy phát triển một nền kinh tế bền và hợp tác với các tổ chức và cơ quan liên vững và thân thiện với môi trường. quan để thúc đẩy tăng trưởng xanh, bao gồm hợp tác với chính phủ để phát triển Kinh nghiệm tăng trưởng xanh trong lĩnh chính sách và quy định hỗ trợ tăng trưởng vực ngân hàng tại Đức xanh, cũng như hợp tác với các tổ chức Đức đã trở thành một trong những quốc phi chính phủ và xã hội dân sự để thúc đẩy gia tiên phong trên thế giới trong việc bảo các giải pháp và dự án tăng trưởng xanh. vệ môi trường và thích ứng với biến đổi Cuối cùng, vai trò của ngân hàng trong khí hậu. Với một sự cam kết mạnh mẽ và tăng trưởng xanh không chỉ dừng lại ở việc những biện pháp quyết liệt và hiệu quả, cung cấp tài trợ, mà còn khuyến khích sự Đức đã đạt được nhiều thành tựu đáng đổi mới và nghiên cứu phát triển trong lĩnh kể trong lĩnh vực này. Đầu tiên có thể kể vực tăng trưởng xanh. Ngân hàng có thể tài đến việc thành lập một ngân hàng xanh trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát (green bank) chuyên biệt là Kreditanstalt triển công nghệ xanh, đồng thời hỗ trợ việc für Wiederaufbau (KfW). Ngân hàng xanh chuyển giao công nghệ và áp dụng các giải ngụ ý rằng các ngân hàng phải xem xét tác pháp tiên tiến vào các ngành kinh tế. Bằng động môi trường của mọi dịch vụ tài chính cách khuyến khích sự đổi mới và nghiên cũng như đảm bảo rằng nguồn vốn của cứu phát triển, ngân hàng góp phần tạo ra họ được sử dụng vào các dự án thân thiện các giải pháp tăng trưởng xanh sáng tạo và với môi trường và các hoạt động sản xuất hiệu quả hơn. xanh (Lv và cộng sự 2021). Theo đó, KfW Nhìn chung, vai trò của ngân hàng đối với không phải là một NHTM thông thường, tăng trưởng xanh là rất đa dạng và quan mà là một ngân hàng xanh có mục tiêu trọng. Qua việc cung cấp tài trợ, xây dựng chính là hỗ trợ phát triển bền vững và xã chuỗi cung ứng tài chính xanh, đánh giá rủi hội trong nước và quốc tế. Ngân hàng này ro môi trường và xã hội, xây dựng đối tác cung cấp các dự án tài trợ cho các lĩnh vực và hợp tác, cũng như khuyến khích sự đổi như hạ tầng, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi mới và nghiên cứu phát triển, ngân hàng trường, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác. có thể đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tăng trưởng xanh và xây dựng một nền kinh KfW là hỗ trợ Chính phủ Đức trong việc tế bền vững hơn. thực hiện các chính sách và mục tiêu liên quan đến tài chính xanh và bền vững. Ngân 3. Kinh nghiệm quốc tế về tăng trưởng hàng này cũng đóng một vai trò quan trọng xanh trong lĩnh vực ngân hàng trong việc cung cấp tài trợ và hỗ trợ tài chính cho các dự án và doanh nghiệp xanh, Hiện nay, nhận thức về tầm quan trọng của đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  6. LÊ NGỌC LÂM Chính phủ và Bộ Tài chính Đức cũng áp chóng. Nhận thức được vấn đề trên, Trung dụng nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng Quốc đã đưa ra những chính sách và biện xanh như Cơ chế Feed-in Tariff (FIT), phát pháp đột phá nhằm thúc đẩy tài chính xanh hành trái phiếu xanh, hay thông qua Chiến và phát triển bền vững, trong đó trọng tâm lược tài chính bền vững vào năm 2021. là các chính sách trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, đáng chú ý nhất là cơ chế FIT Theo đó, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra vào năm 2012. Cơ chế FIT được áp dụng một loạt các chính sách hỗ trợ và khuyến từ năm 2012 là một chính sách quan trọng khích để thúc đẩy tài chính xanh bao gồm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là việc cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu năng lượng gió và mặt trời. FIT là một hình đãi cho các dự án tăng trưởng xanh và hỗ trợ thức khuyến khích sản xuất năng lượng tái tài chính cho các ngân hàng tham gia vào tạo, trong đó nhà sản xuất năng lượng tái hoạt động tài chính xanh. Thậm chí, vấn đề tạo được đảm bảo một mức giá mua điện này đã được Đảng Cộng sản và Chính phủ ổn định và hấp dẫn trong một khoảng thời Trung Quốc đưa vào các văn bản, quy định gian dài. Cơ chế này đảm bảo rằng các nhà như: (i) Kế hoạch cải cách tích hợp để thúc sản xuất năng lượng tái tạo như nguồn điện đẩy tiến bộ sinh thái năm 2015; (ii) Hướng gió và mặt trời sẽ nhận được một giá mua dẫn về Xây dựng Hệ thống Tài chính xanh điện ổn định và đảm bảo trong một khoảng năm 2016; cùng với đó là sự ra đời của Ủy thời gian thường là từ 20 đến 25 năm. Mức ban Tài chính xanh của Hiệp hội Tài chính giá mua điện được thiết lập trước và không và Ngân hàng Trung Quốc (GFC). Đặc thay đổi theo thị trường, điều này giúp tạo biệt, vào cuối năm 2015, Ngân hàng Nhân ra một môi trường đầu tư ổn định và hấp dân Trung Hoa (PBOC) đã công bố Thông dẫn cho các nhà đầu tư năng lượng tái tạo. báo công khai số 39 về việc phát hành trái FIT cho phép các nhà sản xuất năng lượng phiếu tài chính xanh trên thị trường trái tái tạo nhận được lợi nhuận đảm bảo từ việc phiếu liên ngân hàng nhằm tạo ra một kênh sản xuất và bán điện. Mức giá mua điện tài chính hỗ trợ các dự án công nghiệp được thiết lập cao hơn giá bán điện truyền xanh. Cũng vào năm nay, GFC đã công bố thống để đảm bảo rằng các nhà sản xuất có Danh mục Dự án Hỗ trợ Trái phiếu xanh thể thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp (phiên bản 2015) để cung cấp cho các tổ lý. Hơn nữa, FIT khuyến khích đa dạng hóa chức phát hành các tiêu chuẩn định nghĩa nguồn năng lượng bằng cách tạo điều kiện dự án xanh. Các chính sách này đã tạo ra thuận lợi cho việc phát triển các dự án năng một môi trường thuận lợi để các ngân hàng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và mặt và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt trời. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào động tài chính xanh. Ngược lại, các dự án năng lượng hóa thạch và thúc đẩy sự phát hoặc doanh nghiệp không đáp ứng các yêu triển bền vững trong ngành năng lượng. cầu về môi trường hoặc vi phạm luật bảo vệ môi trường sẽ bị cấm cấp tín dụng và Kinh nghiệm tăng trưởng xanh trong lĩnh thu hồi lại các khoản tín dụng đã cấp. Sau vực ngân hàng tại Trung Quốc hơn 07 năm thực hiện các chính sách này, Sau một thời gian phát triển kinh tế mạnh Trung Quốc đã trở thành một trong những mẽ, trong những năm gần đây, Trung Quốc quốc gia dẫn đầu trong việc phát triển tài đã đối mặt với nhiều vấn đề môi trường chính xanh cũng như tăng trưởng tín dụng nghiêm trọng do quá trình công nghiệp xanh và trái phiếu xanh. Theo dữ liệu từ hóa và đô thị hóa diễn ra một cách nhanh Climate Bonds Initiative được S&P Global Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
  7. Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế - định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam Market Intelligence thu thập, vào năm việc thúc đẩy tài chính xanh. Trung Quốc 2022, Trung Quốc là quốc gia phát hành số còn khuyến khích các ngân hàng chuyển lượng trái phiếu xanh nhiều nhất toàn cầu dịch dần sang thành các ngân hàng xanh. với tổng trị giá 76,25 tỷ USD và dự báo con Theo đó, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc số này sẽ đạt mức từ 90 tỷ đến 100 tỷ USD (China Development Bank- CDB) là một vào năm 2023. trong những ngân hàng xanh hàng đầu tại Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường Trung Quốc. CDB đã xây dựng cam kết và quản lý rủi ro môi trường trong lĩnh vực chiến lược rõ ràng đối với tài chính xanh và ngân hàng thông qua việc yêu cầu các ngân phát triển bền vững. Ngân hàng này đã đặt hàng đánh giá rủi ro môi trường của các dự mục tiêu cụ thể và cam kết tài trợ cho các dự án đầu tư và áp dụng các biện pháp phòng án xanh có tác động tích cực đến môi trường ngừa và giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng Trung và xã hội. Điều này giúp tạo ra một hướng ương Trung Quốc (PBOC) và Uỷ ban quản dẫn rõ ràng cho hoạt động của CDB và thúc lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) sẽ đóng đẩy các quyết định đúng đắn về tài chính vai trò là các cơ quan giám sát các ngân xanh. CDB cũng xem xét toàn diện chuỗi hàng trong việc thực thi chính sách tín dụng cung ứng của các dự án và xác định các tiêu xanh. Không chỉ vậy, Chính phủ Trung chuẩn và yêu cầu xanh cho tất cả các bên Quốc còn đầu tư mạnh vào việc xây dựng liên quan, bao gồm các nhà đầu tư, nhà thầu, cơ sở dữ liệu môi trường chi tiết và đáng tin và nhà sản xuất, giúp đảm bảo rằng các dự cậy. Theo đó, Bộ Môi trường Trung Quốc án được tài trợ bởi CDB tuân thủ các tiêu (MEP) sẽ thu thập và cung cấp các thông chuẩn và quy định xanh, từ giai đoạn lập kế tin về hoạt động môi trường của các doanh hoạch, triển khai, cho đến vận hành. Bên nghiệp cho PBOC, CBRC và các ngân cạnh đó, CDB đã thể hiện sự minh bạch và hàng trong hệ thống. Bộ dữ liệu này sẽ liên báo cáo công khai về hoạt động tài chính tục cập nhật tình trạng tiêu thụ nhiều năng xanh và phát triển bền vững, như đăng tải lượng, mức độ gây ô nhiễm và rủi ro môi báo cáo thường niên và báo cáo tiến trình về trường của các doanh nghiệp. Thông qua tài chính xanh, cung cấp thông tin chi tiết về việc thu thập và phân tích dữ liệu về môi các dự án và tác động môi trường và xã hội, trường, các ngân hàng có thể đánh giá rủi giúp tạo ra sự tin cậy và đánh giá từ công ro môi trường và đưa ra quyết định cấp tín chúng và các bên liên quan. dụng xanh chính xác và hiệu quả hơn. Các cơ sở dữ liệu này cũng giúp quản lý và theo 4. Một số gợi ý cho BIDV và các ngân dõi các dự án tăng trưởng xanh, đảm bảo hàng thương mại Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường cũng như kịp thời xử lý các vi phạm. Trong thời gian qua, Chính phủ đã triển Trung Quốc đã tham gia vào các hợp tác khai nhiều nội dung tập trung vào vấn đề quốc tế về tài chính xanh, qua đó, Trung môi trường, tăng trưởng xanh, chống biến Quốc chia sẻ kinh nghiệm của mình và học đổi khí hậu như: Ban hành Quyết định số hỏi từ các quốc gia khác về việc thúc đẩy 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tăng trưởng xanh thông qua hệ thống ngân tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến hàng. Hợp tác quốc tế này giúp Trung Quốc lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn nắm bắt được các tiêu chuẩn quốc tế và tạo 2021- 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các 896/QĐ-TTg ngày 26/07/2022 của Thủ doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế trong tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  8. LÊ NGỌC LÂM lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn dựng các nội dung thúc đẩy tín dụng xanh, đến năm 2050; Ký Thỏa thuận Paris tại Hội quản trị rủi ro môi trường và xã hội, hướng nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của tới phát triển mô hình Ngân hàng xanh. Liên hợp quốc (COP) năm 2015 nhằm thể Với xu hướng phát triển của thế giới, hiện trách nhiệm trong ứng phó với biến đổi chiến lược phát triển quốc gia của Chính khí hậu. Tuyên bố cam kết giảm phát thải phủ, định hướng chỉ đạo của NHNN đặt ra 30% khí metan vào năm 2030 và đạt mức vấn đề cho các NHTM cần có định hướng phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050 để chuyển đổi hoạt động nhằm thúc đẩy tăng góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu trưởng xanh trong thời gian tới. tại COP26 năm 2021. Ngoài ra, Chính phủ Trong thời gian vừa qua, với vai trò là đã ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP ngày NHTM Nhà nước, BIDV đã luôn tiên phong 25/09/2020 về Phát triển bền vững, trong thực thi các chủ trương, chỉ đạo của Chính đó: (i) Xác định các mục tiêu phát triển bền phủ, NHNN trong việc thúc đẩy phát triển vững của Việt Nam đến năm 2030 gồm 17 tín dụng xanh, ngân hàng xanh, sẵn sàng mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, Development Goals- SDGs); (ii) Đối với góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi riêng ngành ngân hàng, định hướng tập xanh Quốc gia; BIDV là một trong những trung vào việc tăng khả năng tiếp cận dịch ngân hàng tích cực trong việc triển khai vụ của khách hàng và cung ứng tín dụng các định hướng, giải pháp về tài trợ tăng xanh, ngân hàng xanh. trưởng xanh như: (i) Là ngân hàng trong Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nước đầu tiên ban hành Hệ thống quản lý cũng đã ban hành nhiều chương trình, rủi ro Môi trường và Xã hội (ESMS) từ văn bản có tính chất định hướng cho hoạt năm 2018; (ii) Là ngân hàng Việt Nam đầu động ngân hàng, trong đó ban hành Đề án tiên công bố Khung khoản vay bền vững để phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm khoản vay xanh, xã theo Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày hội, liên kết bền vững cho các khách hàng 07/8/2018 (Đề án 1604) nhằm định hướng doanh nghiệp trong nước; xây dựng Khung các Tổ chức tín dụng (TCTD) phát triển phát hành trái phiếu xanh theo chuẩn Quốc hoạt động ngân hàng xanh hướng đến bảo tế để hướng đến là ngân hàng phát hành vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, thành công trái phiếu xanh trên thị trường góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và quốc tế; (iii) Là Định chế tài chính trong phát triển bền vững; ban hành Thông tư số nước đầu tiên hợp tác với Bộ Tài nguyên 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện và Môi trường xây dựng các giải pháp và quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động hành động cụ thể nhằm hướng đến thực cấp tín dụng của TCTD; ban hành Quyết hiện các mục tiêu chiến lược về bảo vệ môi định 1408/QĐ-NHNN ngày 26/7/2023 trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc về Kế hoạch hành động của Ngành Ngân đẩy phát triển tài chính xanh bền vững tại hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng Việt Nam; (iv) Tích cực hợp tác với các tổ trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030 và Đề án chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết vững để huy động, hỗ trợ triển khai nguồn quả Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham vốn xanh và bền vững tại Việt Nam, qua đó gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc góp phần thúc đẩy tài chính bền vững, tiết về biến đổi khí hậu, trong đó yêu cầu các kiệm năng lượng và chuyển đổi năng lượng NHTM nghiên cứu, tổ chức triển khai xây sạch. Tuy nhiên, để thúc đẩy, phát triển Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 43
  9. Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế - định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động ngân hàng một cách toàn diện và rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động bền vững trong bối cảnh môi trường kinh cấp tín dụng xanh. Chính sách và quy trình doanh thay đổi và cạnh tranh không ngừng, này nên bao gồm các quy định về đánh BIDV cũng như các NHTM Việt Nam cần giá và xử lý rủi ro môi trường và xã hội, nghiên cứu và có định hướng phát triển gắn quy trình phê duyệt dự án, quyền và trách liền với tăng trưởng xanh. nhiệm của các bộ phận liên quan, và cơ chế Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chiến giám sát và báo cáo. Bên cạnh đó, cần tăng lược phát triển quốc gia và các định hướng, cường công tác tổ chức các chương trình chỉ đạo của NHNN cũng như thực tiễn triển đào tạo cho nhân viên về quản lý rủi ro môi khai trong thời gian qua, bài viết đề xuất trường và xã hội. Hoạt động đào tạo này một số định hướng cho BIDV và gợi ý triển giúp nhân viên hiểu và áp dụng chính sách khai với các NHTM nhằm góp phần thúc và quy trình quản lý rủi ro môi trường và đẩy tăng trưởng xanh và tài chính bền vững xã hội, đồng thời nắm vững các khía cạnh trong thời gian tới: liên quan đến tài chính xanh và bảo vệ Thứ nhất, BIDV cũng như các NHTM cần môi trường. Ngân hàng cũng cần báo cáo xây dựng Chiến lược phát triển bền vững công khai về quản lý rủi ro môi trường và (Environmental, Social, and Governance- xã hội trong hoạt động cấp tín dụng xanh. ESG), trong đó xác định mục tiêu cụ thể Báo cáo này nên cung cấp thông tin về các cho chiến lược của mình và cam kết đối biện pháp đã được thực hiện để giảm thiểu với việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, tăng rủi ro môi trường và xã hội, tác động tích trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. cực của các hoạt động cấp tín dụng xanh, Mục tiêu có thể bao gồm tăng cường tài kết quả đạt được trong việc thúc đẩy tăng trợ cho các ngành công nghiệp xanh, giảm trưởng xanh cũng như tạo ra sự minh bạch lượng phát thải carbon, đảm bảo tuân thủ và đánh giá từ các bên liên quan và khách các tiêu chuẩn quản lý rủi ro môi trường và hàng. Riêng với BIDV cũng cần liên tục xã hội, và phát triển các dịch vụ tài chính rà soát và cập nhật Hệ thống quản lý rủi xanh; tăng cường thực hành mô hình ngân ro Môi trường và Xã hội (ESMS) đã được hàng xanh trong quản trị nội bộ, hoạt động xây dựng từ năm 2018 nhằm đảm bảo hoạt vận hành của ngân hàng. Việc xác định động hiệu quả nhất. mục tiêu cụ thể cho chiến lược tăng trưởng Thứ ba, BIDV và các NHTM cần đẩy xanh là rất quan trọng nhằm giúp BIDV và mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ trong các NHTM tối ưu hóa được các nguồn lực hoạt động quản trị nội bộ cũng như tạo để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Bên dựng các thói quen có tác động tích cực cạnh đó, có thể xây dựng các chương trình đến môi trường cho khách hàng. Việc đầu hành động, thành lập các đơn vị chuyên tư đẩy mạnh các hệ thống kênh giao dịch trách nhằm thực hiện chiến lược một cách điện tử giúp khách hàng có thể trải nghiệm đồng bộ và hiệu quả. các dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động Thứ hai, BIDV và các NHTM cần tiếp tục thông minh, máy tính sẽ giúp hạn chế di hoàn thiện quy định nội bộ về quản lý rủi chuyển đến các địa điểm giao dịch, tiết ro môi trường và xã hội trong hoạt động kiệm các chi phí như in ấn chứng từ, lưu trữ cấp tín dụng, từ đó hướng tới việc gia tăng vật lý, di chuyển,… từ đó giảm thiểu tiêu hoạt động cấp tín dụng xanh. Theo đó, cần thụ các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. xây dựng chính sách và quy trình cụ thể để Đồng thời, để khuyến khích khách hàng đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý tăng cường sử dụng các sản phẩm dịch vụ 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  10. LÊ NGỌC LÂM số của ngân hàng thì BIDV và các ngân tại Việt Nam nói chung, trên các khía cạnh hàng cũng cần nghiên cứu, triển khai nhiều gồm (1) xây dựng chiến lược ESG; (2) hơn các cơ chế, chính sách ưu đãi, tiện ích hoàn thiện quy định nội bộ về quản lý rủi hỗ trợ đối với các khách hàng sử dụng sản ro môi trường và xã hội trong hoạt động phẩm dịch vụ trên kênh số. cấp tín dụng nhằm gia tăng hoạt động cấp tín dụng xanh; và (3) ứng dụng công nghệ 5. Kết luận trong hoạt động quản trị nội bộ... Các đề xuất này nhằm góp phần thúc đẩy tăng Tại nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống lại trưởng xanh và tài chính bền vững tại Việt cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh, vai trò Nam trong thời gian tới. của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng Trong các nghiên cứu tiếp theo, việc đưa xanh cũng như nêu bật các kinh nghiệm ra các đánh giá định lượng cụ thể của các quốc tế từ Đức và Trung Quốc về tăng nhân tố tác động đến tăng trưởng xanh sẽ là trưởng xanh trong lĩnh vực ngân hàng. Từ cần thiết để các NHTM cũng như cơ quan đó đề xuất một số định hướng cho BIDV quản lý trong việc đưa ra các định hướng, nói riêng và gợi ý việc triển khai tại NHTM chính sách phù hợp. ■ Tài liệu tham khảo Dale, G., Mathai, M. V., & de Oliveira, J. A. P. (Eds.). (2016). Green growth: ideology, political economy and the alternatives. Bloomsbury Publishing. Ganbat, K., Popova, I., & Potravnyy, I. (2016). Impact investment of project financing: opportunity for banks to participate in supporting green economy. Baltic Journal of Real Estate Economics and Construction Management, 4(1), 69-83. DOI:10.1515/bjreecm-2016-0006 Li, J., Dong, X., & Dong, K. (2022). Is China’s green growth possible? The roles of green trade and green energy. Economic research-Ekonomska istraživanja, 35(1), 7084-7108. https://doi.org/10.1080/1331677X.2022.2058978 Li, T., & Liao, G. (2020). The heterogeneous impact of financial development on green total factor productivity. Frontiers in Energy Research, 8, 29. DOI:10.3389/fenrg.2020.00029 Lv, C., Shao, C., & Lee, C. C. (2021). Green technology innovation and financial development: Do environmental regulation and innovation output matter?. Energy Economics, 98, 105237. https://doi.org/10.1016/j.eneco.2021.105237 OECD. (2011). Towards green growth: A summary for policy makers (Issue May 2011). S&P Global Market Intelligence (2023). China to keep lead in green bond market amid alignment with global standards. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023, tại: https://www.spglobal.com/marketintelligence/en/news-insights/latest- news-headlines/china-to-keep-lead-in-green-bond-market-amid-alignment-with-global-standards-74039783 Taghizadeh-Hesary, F., & Yoshino, N. (2020). Sustainable solutions for green financing and investment in renewable energy projects. Energies, 13(4), 788. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Thủ tướng Chỉnh phủ (2021). Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định số 896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Ullah, S., Ozturk, I., Majeed, M. T., & Ahmad, W. (2021). Do technological innovations have symmetric or asymmetric effects on environmental quality? Evidence from Pakistan. Journal of cleaner production, 316, 128239. DOI:10.1016/j.jclepro.2021.128239 UNEP (2011). Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication. World Bank (2012). Inclusive green growth: the Pathway to sustainable development. Washington, DC: World Bank. Zhang, X., Xiu, G., Shahzad, F., & Duan, Y. (2021). Optimal financing strategy in a capital-constrained supply chain with retailer green marketing efforts. Sustainability, 13(3), 1357, DOI: 10.3390/su13031357 Zhou, G., Zhu, J., & Luo, S. (2022). The impact of fintech innovation on green growth in China: Mediating effect of green finance. Ecological Economics, 193, https://doi.org/10.1016/j.ecolecon.2021.107308. Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2