intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật kể chuyện trong Kitchen của Banana Yoshimoto

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

123
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Banana Yoshimoto là nữ văn sĩ Nhật bản đương đại có lối kể chuyện điềm đạm và sâu lắng. Kitchen thật nhẹ nhàng, nhưng qua lối kể của cô, cuộc sống cá nhân với những vấn đề mang tính thời đại được biểu hiện đầy tinh tế, chạm đến tâm hồn người đọc. Sự cô đơn, đứt gãy trong tâm hồn, vấn đề giới tính, những nỗ lực vượt thoát với các motip cổ mẫu lần lượt được tái hiện bằng lối kể tối giản với một chiều sâu đầy ẩn ý. Đọc Kitchen trên hệ quy chiếu nghệ thuật trần thuật, để thấy đóng góp của Banana cho văn chương đương đại Nhật cũng như thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật kể chuyện trong Kitchen của Banana Yoshimoto

JOURNAL OF SCIENCE<br /> Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 52-62<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0027<br /> <br /> NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG KITCHEN CỦA BANANA YOSHIMOTO<br /> <br /> Đào Thị Thu Hằng<br /> Phòng Tạp chí & TTKHCN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Banana Yoshimoto là nữ văn sĩ Nhật bản đương đại có lối kể chuyện điềm đạm và<br /> sâu lắng. Kitchen thật nhẹ nhàng, nhưng qua lối kể của cô, cuộc sống cá nhân với những vấn<br /> đề mang tính thời đại được biểu hiện đầy tinh tế, chạm đến tâm hồn người đọc. Sự cô đơn, đứt<br /> gãy trong tâm hồn, vấn đề giới tính, những nỗ lực vượt thoát với các motip cổ mẫu lần lượt<br /> được tái hiện bằng lối kể tối giản với một chiều sâu đầy ẩn ý. Đọc Kitchen trên hệ quy chiếu<br /> nghệ thuật trần thuật, để thấy đóng góp của Banana cho văn chương đương đại Nhật cũng như<br /> thế giới.<br /> Từ khóa: Banana Yoshimoto, Kitchen, nghệ thuật kể chuyện.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Nữ văn sĩ Nhật Bản Banana Yoshimoto tên thật là Mahoko Yoshimoto. Bút danh “Banana”<br /> xuất phát từ sở thích yêu hoa chuối của Yoshimoto. Cô sinh ngày 24/7/1964 tại Tokyo trong một<br /> gia đình trí thức. Cha cô Yoshimoto Takaaki là một trí thức đa tài. Ông là nhà phê bình và là triết<br /> gia Tân Cánh tả (New Left) có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhật Bản từ thập niên 1960. Xuất thân từ<br /> một gia đình có tinh thần dân chủ và truyền thống nhân ái, Banana mang tư tưởng tự do và đam<br /> mê sáng tạo văn chương.<br /> Cuốn tiểu thuyết được đặt tên là Bếp (Kitchen), được in chung với Bóng trăng trong ấn phẩm<br /> bằng tiếng Anh vào năm 1993, là thành công ngoài sức tưởng tưởng của một người mới bước vào<br /> làng văn. Không nhiều nghệ sĩ có được sự hưởng ứng từ phía độc giả ngay từ lần đầu ra mắt sách<br /> của mình như Banana. Bếp trở thành một hiện tượng văn học với hơn hơn 2,5 triệu bản sách được<br /> tiêu thụ và đã tái bản trên sáu mươi lần tại Nhật Bản.<br /> Thành công của Kitchen là động lực lớn để Banana sáng tác hàng loạt tiểu thuyết tiếp theo và<br /> khẳng định thêm nữa tài năng lẫn vị trí của mình trên văn đàn Nhật Bản đương đại. Tác phẩm của<br /> Banana tập trung vào những vấn đề giới trẻ Nhật phải đối mặt. Đấy là cuộc sống đô thị nhàm chán<br /> của thanh niên, nơi họ như bị nghẽn giữa thế giới tưởng tượng và thực tế. Thế giới nhân vật, biến<br /> tấu cốt truyện, cách bộc lộ cảm xúc của Banana mang phong cách hậu hiện đại và ít nhiều bị Mỹ<br /> hoá. Nhưng dẫu sao, căn tính Nhật vẫn hiện diện diện sâu đậm trong lối viết của cô. Bằng cách<br /> nào đó, Banana kéo độc giả tham dự vào mạch trần thuật, tham dự cuộc hội ngộ trong bếp, một<br /> cuộc bơi trên biển, một chuyến leo núi… thậm chí là chỉ để thưởng thức một mùi vị dễ chịu của<br /> thức ăn.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 9/1/2018. Ngày sửa bài: 20/23/2018. Ngày nhận đăng: 5/4/2018.<br /> Tác giả liên hệ: Đào Thị Thu Hằng. Địa chỉ e-mail: thuhangdao17@gmail.com<br /> <br /> 52<br /> <br /> Nghệ thuật kể chuyện trong Kitchen của Banana Yoshimoto<br /> <br /> Bếp, thức ăn và mơ là những chủ đề trở đi trở lại trong tiểu thuyết của Banana. Đấy là thế<br /> giới của cảm xúc và ước vọng. Banana muốn sống trong những giấc mơ. Giấc mơ đưa cô và thế<br /> giới nhân vật xâm nhập vào những nẻo khuất của cuộc đời, số phận để nói lên tiếng nói đậm nghĩa<br /> tình và day dứt dai dẳng về những đổi thay của cuộc đời.<br /> Yuji Oniki trong bài viết Kỷ nguyên thương hiệu mới của Banana Yoshimoto, đưa ra nhận xét<br /> thú vị: “Đọc truyện Yoshimoto giống như xem một chương trình quảng cáo truyền hình Nhật Bản.<br /> Sự giản dị hết mực của nó thật tuyệt vời nhưng sau đó bạn nhận ra mình chẳng hiểu gì về nó cả.<br /> Giống như quảng cáo, tất cả đều rất rõ ràng, hầu như tinh khiết. Cảm xúc được đo bằng một cái<br /> thìa lấy mẫu và nếm. Một liều u sầu, hơi cay đắng, khá bất ngờ, nhưng không có gì kéo dài quá<br /> lâu. Nhân vật thậm chí không có vẻ như tất cả những điều đó bị châm ngòi bởi những rối loạn cảm<br /> xúc như nói, mất trí nhớ” [1].<br /> Các nhà nghiên cứu thường so sánh Banana vơi Murakami Haruki bởi phong cách hậu hiện<br /> đại của họ. Murakami Fuminobu cũng có xu hướng tổng kết theo hướng đó. Ông viết: “Những tác<br /> phẩm ban đầu của ông [Murakami Haruki] cố gắng giữ sự tách rời khỏi những người khác, trong<br /> khi những tác phẩm sau này của Murakami thay đổi lập trường từ sự tách ly đến cam kết và trực<br /> tiếp đối mặt với khát vọng nhị phân bằng cách thỏa ước với tình yêu sâu sắc và khát vọng hành<br /> động bạo lực. Ngược lại, tác phẩm của Yoshimoto Banana cố gắng khám phá ra sự khác biệt trong<br /> tổng thể hoặc tính phổ biến trong cá biệt bằng cách thay đổi dạng thức khát vọng” [2;tr.59].<br /> Vốn là “nữ sĩ”, phong cách Banana dung dị, đơn giản và rất nữ tính. Cô chọn “thức ăn” hơn<br /> là “tình dục”, chọn những giấc mơ, nhưng lại không khai thác các yếu tố hoang đường mang tính<br /> tâm linh như ở nhà văn nổi tiếng cùng thời là Murakami Haruki. Với lối kể chuyện chậm rãi<br /> nhưng cuốn hút, những cảm xúc yêu thương, giận dữ, cô đơn, vượt thoát đầy tinh tế và sâu lắng<br /> mà Banana mang lại đã thấm đẫm hàng triệu trái tim người đọc.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> 2.1. Đứt gãy và “chuyển giới”<br /> Câu chuyện liên quan đến cái bếp, phải, đúng là bếp (kitchen), nhưng đấy không phải là tên<br /> nhân vật theo cách của Tony Morrison - Beloved (Người yêu dấu), mà là cách của riêng Banana.<br /> Vậy bạn đọc hẳn sẽ thắc mắc tại sao sách lại có cái nhan đề ấy?<br /> Người kể “tôi” – Mikage của thiên truyện vào đầu tập tức, “Tôi nghĩ rằng nơi tôi yêu thích<br /> nhất trên thế gian này là bếp” [3;tr.13]. Một sở thích rất nữ tính. Một dấu chỉ gợi sự đầm ấm, hạnh<br /> phúc… Nhưng rồi truyện lại không phát triển theo hướng ấy.<br /> Trong tâm thức của người phương đông, đặc biệt là người Việt, hẳn bếp là nơi chẳng thể thơ<br /> mộng gì lắm để lấy làm nền cho một câu chuyện lãng mạn. Chuyện được kể là lãng mạn, tôi quên<br /> chưa giới thiệu là chuyện của đôi trai gái đang phải lòng nhau hoặc suýt phải lòng nhau. Tóm tại<br /> họ có thể là những kẻ đang yêu hoặc có nguy cơ nảy sinh tình yêu rất cao. Họ cùng yêu bếp,<br /> không chỉ là bếp sạch mà bất cứ bếp nào cho dù không được sạch sẽ cho lắm miễn là nơi ấy có đủ<br /> các chức năng của bếp.<br /> Hai con người cô đơn, gặp nhau trong một cái bếp cô đơn. Ta gọi thế giới đó là cô đơn bởi<br /> đấy dường như là bản thể của người Nhật, một dân tộc mẫu mực về kỉ cương lao động, về thành<br /> tựu khoa học công nghệ,… nhưng đó đồng thời là dân tộc có lẽ sớm rơi vào vòng xoáy của cơn<br /> lốc vật chất mà đến nay, khi đã nhìn thấy được tác hại của nó thì đã có hàng triệu thanh thiếu niên<br /> chìm trong nỗi cô đơn vô bờ, đến mức họ nhìn cuộc sống như là chuỗi hư vô, cố níu kéo e chừng<br /> cũng chỉ là tuyệt vọng?<br /> Tôi gọi Kitchen là khúc bi ca diễm lệ cho nỗi cùng quẫn kiếp người. Quan niệm cái đẹp văn<br /> chương của Banana có nét gần gũi với Kawabata trong sự đúc kết Đẹp và buồn (tên tác phẩm của<br /> Kawabata) qua những dòng văn ngập đầy nữ tính: “Những kỉ niệm đẹp thực sự bao giờ cũng sống<br /> 53<br /> <br /> Đào Thị Thu Hằng<br /> <br /> và tỏa sáng một cách bền bỉ. Chúng sẽ cất lên những tiếng thở xót xa sau mỗi lần thời gian trôi<br /> chảy” [3;tr.170]. Tác phẩm được ghép từ hai câu chuyện, Kitchen (Bếp) và Moonlight Shadow<br /> (Bóng trăng). Hai câu chuyện này được viết ở hai thời điểm khác nhau, nội dung chẳng liên quan<br /> gì nhau, nhân vật, không gian, cốt truyện, hệ thống kí hiệu,… là những khuôn hình khác biệt, thế<br /> nhưng việc đặt bên nhau không hề làm giảm đi chút nào giá trị nghệ thuật, mà ngược lại, có lẽ<br /> chúng càng tôn thêm sức hấp dẫn về “nỗi buồn tái tê truyền kiếp” của nhau. Điểm kết nối giữa hai<br /> “kẻ” xa lạ đó chính là cái nhìn triết học về nỗi cô đơn và tuyệt vọng của con người trong một thế<br /> giới đầy ứ vật chất, hoang hoải công việc và shoping. Nơi đó, người người đều làm việc, lăn lưng<br /> ra làm, chỉ để tồn tại một cách phô trương, chỉnh trang sắc đẹp và mua sắm bất cứ thứ gì họ thích.<br /> Banana tái hiện đúng thực chất cuộc sống của con người hậu hiện đại, “tôi shoping, tôi tồn tại”,<br /> một lối nhại René Descartes qua nhân vật “mẹ” Yuichi. Người mẹ này tất bật suốt ngày ngoài cửa<br /> hàng, một cửa hàng dành cho người chuyển giới, kiếm tiền và mua sắm. Ngày qua ngày, năm lại<br /> năm, cuộc sống họ cứ tuân theo vòng quay sản xuất – tiêu dùng đó cho đến ngày cái chết ngẫu<br /> nhiên sẽ lấy đi của họ tất thảy.<br /> Không chỉ cấu trúc cốt truyện ghép mảnh, mà nhân vật cũng là những mảnh ghép. Bếp kể về<br /> một đôi trai gái được đặt “liền kề ngẫu nhiên” theo lối tư duy Siêu thực. Cô gái Sakurai Mikage,<br /> mồ côi sống cùng bà, cái mở đầu chẳng khác gì một thiên cổ tích? Bỗng nhiên, biến cố xảy ra,<br /> người bà qua đời. Mikage còn lại một mình trên đời. Mối thảm họa này, ngày xưa chỉ là cái cớ để<br /> thử thách nhân vật, thì nay hoàn toàn không phải thế. Banana lấy ngay cái khoảnh khắc bất hạnh<br /> đó để kể tiếp những trường đoạn bất hạnh khác mà nhân vật phải trải qua, tịnh chẳng phải là để<br /> thử thách nghị lực hay ý chí hay hướng tới cái kết là sự đổi đời nào đó nơi thực chất cuộc sống<br /> luôn là trò đùa của số phận, hầu như chẳng ai có thể biết cái ngày mai của cuộc đời sẽ ra sao. Cảm<br /> giác về nỗi buồn tê tái ngập giăng khắp truyện: “Tại sao con người lại không thể tự mình lựa chọn<br /> được điều gì cả? Giống hệt loài sâu bọ, bị đánh cho tơi bời, nhưng vẫn phải nấu cơm, vẫn phải ăn,<br /> và vẫn phải ngủ. Những người mình yêu rồi sẽ ra đi hết. Vậy mà vẫn phải sống” [3;tr.138].<br /> Kẻ mồ côi Mikage bơ vơ, không điểm tựa, không mục đích sống. Trong lúc mất phương<br /> hướng với khả năng cái chết cận kề, “hoàng tử” xuất hiện, đó là Yuichi. Câu chuyện có mạch tiếp<br /> diễn gần giống cổ tích. Yuichi quan tâm đến Mikage, hiểu được cảnh ngộ nên đã tìm đến mời<br /> Mikage đến ở nhà mình. Ngôi nhà đó đặc biệt không chỉ vì có “Kitchen” – nơi tác giả lấy làm bối<br /> cảnh chính của truyện mà còn có hàng loạt sự bất thường, gây sốc thực sự cho người đọc. “Mẹ”<br /> Eriko của Yuichi chính là người “bố” (hình như có tên là “Yuji hay sao đó”, theo lời kể của<br /> Yuichi) đã chuyển đổi giới tính. Việc chuyển giới này, đương nhiên người đọc khó biết lý do thực,<br /> tuy qua đối thoại giữa Yuichi và Mikage, ta có thể biết rằng người cha đó vì quá yêu vợ, không<br /> muốn có thêm người phụ nữ nào trong đời hoặc vì muốn đứa con mình được chăm sóc trọn tình<br /> yêu thương của người mẹ, nên ông ta đã tự nguyện biến mình thành phụ nữ. Hoặc giả, người đọc<br /> có thể nghĩ khác đi rằng người đàn ông đó tự thân muốn chuyển giới, muốn được sống cho con<br /> người thực của mình… Có thể có nhiều cách lý giải khác nhau về hành vi chuyển giới của người<br /> cha yêu con đó, nhưng tất cả sẽ có một điểm chung rằng, chuyện chuyển giới hiện nay không còn<br /> là vấn đề xa lạ nữa. Vậy chuyển giới sẽ có ích lợi gì cho cá nhân và cộng đồng?<br /> Văn chương nhân loại từ xưa đã viết về chuyện bất lực của đàn ông như một biểu hiện của sự<br /> nhập nhằng giới tính. Truyện hư cấu đồng tính hiện đại có thể được tính từ Carmilla (1871) cuốn<br /> tiểu thuyết Gothic của Sheridan Le Fanu. Tác phẩm đề cập đến quan hệ đồng tính nữ qua hình<br /> tượng nữ ma cà rồng có hành vi tính dục với người đồng giới. Tiếp theo, cuốn tiểu thuyết Bức<br /> tranh của Dorian Gray (The Picture of Dorian Gray, 1890) của Oscar Wilde cũng từng khiến độc<br /> giả sốc vì nhiều đoạn miêu tả tính dục đồng tính…<br /> Sang những thập niên cuối thế kỉ 20, sự bùng nổ văn chương đồng tính diễn ra với hàng loạt<br /> tiểu thuyết, Cobra (1972) của Severo Sarduy, Stone Butch Blues (1993) của Leslie Feinberg, Đàn<br /> ông đủ để là đàn bà (Man Enough to be a Woman, 1995) của Jayne County, Con nhóc: Nữ<br /> 54<br /> <br /> Nghệ thuật kể chuyện trong Kitchen của Banana Yoshimoto<br /> <br /> chuyển giới và tế thần tính nữ (Whipping Girl: A Transsexual Woman on Sexism and the<br /> Scapegoating of Femininity, 2007) của Julia Serano… Các tác phẩm văn học viết về đề tài đồng<br /> tính trên đa phần đứng vào nhóm “bestseller” (bán chạy nhất) theo khảo sát của tờ New York<br /> Times.<br /> Diện mạo văn chương trên phản ánh việc chuyển giới đang là vấn đề nóng trong khoảng vài<br /> thập niên gần đây. Chắc chắn “chuyển giới” có mối quan hệ mật thiết nào đó với phong trào nữ<br /> quyền. Khi các nhà đấu tranh nữ quyền xuất hiện thì cùng lúc việc đấu tranh cho giới thứ ba cũng<br /> song hành. Việc chuyển giới diễn ra hai chiều, nam thành nữ và nữ thành nam. Thực tế thì, đa số,<br /> nếu không nói là tất cả thì luôn là nam thành nữ. Dường như, chỉ đàn ông khao khát thành đàn bà<br /> còn đàn bà thì hiếm khi mang khao khát thành đàn ông. Vậy nên, từ “cha”, Yuji đã chuyển giới<br /> thành “mẹ”. Một “ca” điển hình chứ không là cá biệt. Các tác phẩm văn chương Việt khi viết về<br /> đồng tính cũng thường lấy đàn ông làm tâm điểm. Sông của Nguyễn Ngọc Tư, Một thế giới không<br /> có đàn bà của Bùi Anh Tấn, hay Nháp của Nguyễn Đình Tú,… đều có nhân vật kiểu này.<br /> Việc chuyển giới xét về mặt cá nhân thì có thể có ích, nhưng xét về mặt cộng đồng thì có<br /> phần nguy hại. Thử hình dung, nếu một ngày, toàn nhân loại đều chuyển giới thì liệu có còn con<br /> người trên trái đất này? Chuyển giới gắn với mất khả năng sinh sản, vậy nên chuyển giới cá biệt<br /> thì chẳng sao, nhưng nếu chuyển giới chuyển sang dạng tập thể, thì cộng đồng đó nhất định bị xóa<br /> sổ. Không biết việc chuyển giới này là bột phát mang tính cá nhân hay nhân loại đến một ngày<br /> nào đó, ai ai cũng không chắc về giới tính mình thì cái việc chuyển giới lại trở thành điều nan giải<br /> và tiềm ẩn mối nguy hại khôn cùng.<br /> Kitchen, tuy nói về việc người cha yêu thương con, nhưng thực chất là hướng đến việc cảnh<br /> báo một về nền công nghiệp tiêu dùng, một xã hội lao động, mê vật chất toàn tòng, thì sẽ sinh ra<br /> một thế hệ những người dị dạng, dễ đánh mất đi thiên tính người. Đam mê lao động luôn là phẩm<br /> chất cao đẹp của bất cứ giống người nào, nhưng lao động đến mức chỉ biết cắm đầu lao động để<br /> thỏa mãn nhu cầu vật chất thì thật bất thường. Banana có lẽ là một trong những nhà văn đầu tiên<br /> phát hiện cái sự phi lý trong tính nhân văn cao cả này của nhân loại. Một sự cảnh báo đau đớn, khi<br /> trong mạch truyện, người kể đã để cho mẹ Eriko đón nhận một cái chết bất đắc kỳ tử, vì bị gã trai<br /> cuồng si mình đâm chết. Vậy ra, ngay cả khi con người chuyển giới, với mục đích được sống bình<br /> yên, thì vẫn cứ bị khuấy động bởi người khác. Cái thế giới ấy đích thực là không bình yên, đầy<br /> bóng tối và cô đơn. “Đêm nay, cũng như mọi ngày, bóng tối công bằng đã bao trùm lên tất cả, và<br /> rồi sẽ lại qua đi. Chính vào lúc này đây, dưới đáy sâu của nỗi cô độc mà tôi chưa hề chạm tới, tôi<br /> thực sự chỉ có một mình” [3;tr.155].<br /> Như được tiên báo về sự đơn độc, Mikage và Yuichi, sau cái chết của “mẹ” Eriko bỗng trở<br /> thành hai kẻ côi cút trên đời. Bức thư người mẹ chuyển giới để lại khi linh cảm về cái chết ngẫu<br /> nhiên của mình giúp người đọc hiểu hơn về cuộc hôn nhân bất hạnh của cha mẹ Yuichi trong môi<br /> trường đậm tính Nhật truyền thống. Để lấy được mẹ Yuichi, người cha đó đã dám đương đầu với<br /> đằng nhà vợ để có được người mình yêu dấu. Rồi sau cái chết của người vợ, người cha đó quyết<br /> định chuyển giới triệt để, biến mình thành một phụ nữ xinh đẹp. Việc làm đó khiến nhà ngoại<br /> Yuichi không thể chấp nhận, nên Yuichi không được thừa nhận vì cha mình. Bất hạnh đối với<br /> “mẹ” Eriko chưa dừng ở đó, xuất hiện một gã lập dị, đem lòng yêu cái người đàn ông trong lốt<br /> đàn bà đó, trong phức cảm tuyệt vọng đã dùng dao đâm chết mẹ Yuichi. Theo lời nhắn nhủ của<br /> mẹ Yuichi, thì những bất trắc trên đời đó giống hệt như chúng ta phải nộp thuế hằng ngày, dẫu ai<br /> nào có muốn, nhưng thuế thì vẫn phải nộp, một lối so sánh đậm chất “hài hước đen” của Kafka.<br /> Con người càng nỗ lực khẳng định mình bao nhiêu thì càng đánh mất mình bấy nhiêu.<br /> Thể chất kép mẹ-cha đó đã chết tức tưởi sau khi đã nỗ lực suốt cả đời nuôi dạy con. Yuichi<br /> lớn lên trở thành một người dũng cảm, tình cảm, đầy cá tính. Cậu cảm thông với bà của Mikage.<br /> Một người già có sở thích về hoa đến mức mỗi tuần hai lần đến quầy hoa nơi Yuichi giúp việc để<br /> mua. Yuichi yêu quý và ngưỡng mộ bà. Qua bà, Yuichi mới biết đến Mikage, một cô gái xinh đẹp,<br /> 55<br /> <br /> Đào Thị Thu Hằng<br /> <br /> bản lĩnh. Giống Yuichi, họ là những người luôn tự chủ để được đứng lên bằng chính đôi chân của<br /> mình. Tự Yuichi, trong mối quan hệ tình cảm với người bà đã có ý thức chia sẻ trách nhiệm với<br /> Mikage.<br /> Trong cấu trúc bộ bốn nhân vật này, ta thấy mối quan hệ giữa họ thấm đẫm tình cảm nhưng<br /> vẫn có sự lỏng lẻo nào đó. Dường như mỗi người là một thành trì tự thân, rất khó công phá để đi<br /> đến tận nẻo khuất tâm hồn nhau. Nỗi cô đơn như là món nợ truyền kiếp mà tất cả họ đều mang.<br /> Mạch truyện không nối liền và phi mạch lạc đã khiến nó như là dấu chỉ của những chia lìa. Câu<br /> chuyện được bắt đầu từ sau vài ngày Mikage chuyển đến ở nhà Yuichi. Việc chuyển dịch đó đơn<br /> giản là vì lời mời chân thành của mẹ con Yuichi ngay sau khi bà Mikage mất. Cảm xúc của<br /> Mikage lúc đó là vô cùng trỗng rỗng. Cô không thiết và không biết phải làm gì. Ý nghĩ của cô vận<br /> hành theo hướng, thử hình dung, ngày nọ ai đó thức dậy để thấy xung quanh mình chẳng còn có<br /> lấy một người thân nào và đây là định nghĩa đầy cay đắng về hạnh phúc của cô: “Hạnh phúc,<br /> nghĩa là một cuộc đời không bao giờ phải cảm thấy rằng, thực ra ta chỉ có một mình” [3;tr.100].<br /> Thế giới xung quanh Mikage như đã tan loãng hết. Nhưng tại thời khắc gay go đó, một lời mời và<br /> một thái độ chân thành đã dứt Mikage ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Mikage đến nhà Yuichi,<br /> được đón chào như một thành viên không thể thiếu. Cuộc sống ấm áp trong khung cảnh yên bình<br /> đó đã giúp Mikage trụ vững.<br /> Nhưng trước đó, Mikage đã từng yêu và từng hạnh phúc. Chỉ có điều khi bà ốm nặng, cô mới<br /> nói lời từ biệt với người tình hào nhoáng nhưng rỗng tuếch mà cô từng nghĩ đó là người mình yêu.<br /> Dẫu sao thì cuộc tình đó vẫn hằn in những đau khổ nhất định. Tương tự, khi Mikage đến ở nhà<br /> Yuichi, người yêu của Yuichi đã nổi cơn ghen tuông và Yuichi cũng đã chia tay cô gái đó. Không<br /> phải vì Mikage mà chỉ vì cuộc tình đó tự thân đã chấm dứt. Với Mikage cũng vậy, người tình cũ<br /> Sotaro hẹn gặp Mikage, nhắc đến chuyện om sòm về Yuichi với bạn gái chứ không hề mang lại<br /> chút an ủi nào cho trái tim đau đớn, cô đơn của Mikage. Hành động đó càng khoét sâu thêm sự<br /> ngăn cách giữa hai người.<br /> Kitchen gồm hai phần. Phần một, Kitchen hiện diện ba nhân vật, đúng hơn là bốn nhân vật,<br /> tuy người bà đã mất, nhưng vẫn được nhắc đến qua những lời ngưỡng mộ, dấu yêu. Với cách vào<br /> truyện như thế, người kể Mikage cho thấy ngay dấu hiệu thảm họa của bản thân. Đặt biến cố lên<br /> đầu truyện, câu chuyện đã đưa người đọc vào bầu không khí sầu thương, bi kịch. Toàn bộ diễn<br /> biến tiếp theo, gần như là những tai ương nối tiếp, Mikage buộc phải đương đầu để trưởng thành.<br /> Phần hai của Kitchen là Trăng tròn. Phần này cũng xoay quanh chuyện của Yuichi và<br /> Mikage. Mở đầu cũng là một thông báo tai họa, cái chết của cô Eriko. Lúc này, Mikege đã vượt<br /> qua được nỗi đau mất mất, đã rời nhà Yuichi và đang sống một cuộc sống bình thường, thì đến<br /> lượt Yuichi nhận thảm họa. Người cha - mẹ nuôi nấng mình bấy lâu đã bị một gã cuồng tình đâm<br /> chết. Hai phần truyện được khởi đầu bằng hai cái chết. Dường như Banana đã cố tình tạo nên<br /> những tình huống bi kịch mang đậm bản sắc Nhật. Những cái chết bất đắc kỳ tử như là hậu quả<br /> của những trận động đất, sóng thần kinh hoàng, hoặc có khác đi thì lại là thảm họa của hai quả<br /> bom nguyên tử tàn phá tan tành hai thành phố của Nhật.<br /> Từ trong kí ức, các mô hình mẫu về môi sinh kia đã tác động một cách vô thức đến nhãn<br /> quan nghệ thuật của nghệ sĩ. Có thể khi sáng tác, Banana không ý thức về thảm họa kia, nhưng<br /> khi chọn đối tượng viết và cách triển khai, bất giác ngòi bút của nữ văn sĩ lại không thể cưỡng<br /> được sự cuốn hút của cõi chết chóc kia. Trong trường tư duy đó, “cô đơn” và “cái chết bất đắc kỳ<br /> tử” như là cổ mẫu mang đậm bản sắc Nhật. Điều này có thể được kiểm chứng qua sáng tác của<br /> hàng loạt các nhà văn nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào. Từ Ryūnosuke Akutagawa, Junichiro<br /> Tanizaki, Abe Kobo đến Mishima Yukio, Yasunary Kawabata, Haruki Murakami,… tất cả đều<br /> viết về thảm họa, những thảm họa bất ngờ, ngẫu nhiên, mà nguyên nhân rất khó nhận biết hoặc<br /> lường trước.<br /> Từ cổ mẫu văn hóa này, người đọc sẽ hiểu được phần nào dụng ý của Banana khi cô đặt hai<br /> 56<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2