intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghèo đói và môi trường: Nhìn từ khía cạnh của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường – nguồn lợi hải sản ven bờ tới tình trạng nghèo của ngư dân thông qua khung lý thuyết về nghèo và mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghèo đói và môi trường: Nhìn từ khía cạnh của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br /> THÔNG BÁO KHOA HỌC<br /> <br /> NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG: NHÌN TỪ KHÍA CẠNH CỦA NGƯ DÂN<br /> NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ<br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nguyễn Văn Luân, 2Phạm Hồng Mạnh<br /> Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh<br /> 2<br /> Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường – nguồn lợi hải<br /> sản ven bờ tới tình trạng nghèo của ngư dân thông qua khung lý thuyết về nghèo và mối quan hệ<br /> giữa nghèo đói và môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 yếu tố được xác định chỉ có 2<br /> yếu tố tác động có ý nghĩa đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân, bao gồm: sự suy thoái môi<br /> trường biển ven bờ và sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối<br /> với chính sách về môi trường biển và tình trạng nghèo của ngư dân hiện nay.<br /> Từ khóa: môi trường, ngư dân, nghèo<br /> ABSTRACT<br /> The study aims to analyze the influence of environmental marine and fishery resource factors<br /> to the poor condition of the fishermen through the theoretical framework on poverty and the<br /> relationship between poverty and environment. Research results show that the three factors identified<br /> in which two factors significantly affect the poverty situation of households and fishermen, including<br /> the environmental degradation of coastal and fishery resource depletion simultaneously propose<br /> some recommendations for policies on the marine environment and poverty today's fishers.<br /> Keys word: environment, fishermen, poverty<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Vấn đề xoá đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập người dân là một chủ trương lớn, là sự<br /> quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua. Đây là vấn đề luôn được coi là<br /> mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong bối<br /> cảnh Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào tháng 9 năm<br /> 2000. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã trở thành nước có mức thu nhập bình quân đầu người<br /> xếp ở nhóm nước có mức trung bình của thế giới thì bản chất của nghèo đói ở nước ta đã có<br /> những thay đổi nhanh chóng, không chỉ thể hiện ở lượng và còn đòi hỏi cả về chất.<br /> Đối với thủy sản là ngành sản xuất có tính chất đặc thù, hoạt động sản xuất thủy sản phụ<br /> thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên nguồn lợi. Nghề khai thác hải sản ven bờ này<br /> đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, như: đói nghèo và những vấn đề về suy giảm nguồn lợi<br /> hải sản và ô nhiễm môi trường [3], [4], [15].<br /> <br /> 21<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br /> <br /> Để thành công trong bất cứ chính sách về môi trường và nghèo đói, những người làm chính sách cần<br /> biết và hiểu rõ về những đặc điểm của đối tượng nghèo, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập<br /> của họ. Nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để giải thích về tác động<br /> của quyền tài nguyên sở hữu chung, sự thay đổi khí hậu/ thời tiết, môi trường đến đời sống của hộ như:<br /> nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn [1], Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình<br /> phát triển Liên Hợp Quốc [2], Bộ Thủy sản, Ngân hàng thế giới [3], [4], Gordon [14], Nguyễn Quang,<br /> Howard Stewart [8], hay Nhóm tác chiến bản đồ đói nghèo liên Bộ [6]…Hầu hết những nghiên cứu này<br /> đã khái quát về cơ sở lý thuyết giữa môi trường, nguồn lợi hải sản và nghèo đói; một số nghiên cứu đã<br /> phân tích định tính, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê để phân tích mối quan hệ giữa nghèo đói và<br /> môi trường. Tuy vậy, việc phân tích mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường để nhận diện những yếu<br /> tố về môi trường – nguồn lợi hải sản ảnh hưởng ở mức độ nào tới tình trạng nghèo của ngư dân vẫn còn là<br /> vấn đề chưa được đề cập trong các nghiên cứu này.<br /> Xuất phát từ những vấn đề bức thiết nêu trên, nghiên cứu này tiếp tục kế thừa những nghiên cứu<br /> trước, đồng thời sử dụng phương pháp đo lường gián tiếp trong việc phân tích mối quan hệ giữa tình trạng<br /> nghèo của hộ gia đình ngư dân với môi trường, nguồn lợi hải sản ven bờ trong cộng đồng ngư dân tại một<br /> số địa phương ven biển của 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.<br /> II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Theo Ngân hàng thế giới [16] nghèo là tình trạng không có khả năng có mức sống tối thiểu. Đối<br /> với Việt Nam đã thừa nhận khái niệm nghèo do Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình<br /> Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993 đưa ra, đó là nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có<br /> khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ<br /> phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa<br /> nhận [7]. Nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra tiêu chí để xác định ngưỡng nghèo như dựa vào thu nhập hoặc<br /> chi tiêu của hộ gia đình [16]. Tuy nhiên, việc điều tra trực tiếp về thu nhập hoặc chi tiêu tại một số quốc<br /> gia đang phát triển thường thiếu chính xác do người dân không muốn khai đúng thu nhập hoặc chi tiêu<br /> của mình. Do vậy, việc đo lường khái niệm nghèo theo thu nhập của hộ gia đình bằng phương pháp gián<br /> tiếp sẽ phản ánh sát thực hơn về điều kiện sinh hoạt của người nghèo.<br /> Về mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường có hai quan điểm khác nhau chủ yếu, đó là (i)<br /> nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường và (ii) nghèo đói không phải là nguyên<br /> nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trường [1], [5]. Tuy vậy, một điều dễ nhận ra rằng việc cải thiện<br /> nghèo đói sẽ có tác động tích cực đến chất lượng môi trường [1].<br /> Theo ngân hàng thế giới [16], các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói bao gồm có 4<br /> nhóm nhân tố chủ yếu, bao gồm: (i) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của vùng: sự cách biệt về địa<br /> lý/xã hội do thiếu hạ tầng cơ sở; hạn chế trong việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ xã hội,<br /> nguồn lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai, điều kiện tự nhiên (thời tiết…), quản lý nhà nước và<br /> bất bình đẳng, (ii) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của cộng đồng: hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường<br /> giao thông…), phân bổ đất đai, khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công (y tế, giáo dục), (iii)<br /> nhóm nhân tố liên quan đến những đặc điểm của hộ gia đình: quy mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc (phần<br /> <br /> 22<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br /> <br /> trăm số người trưởng thành không có hoạt động tạo thu nhập), giới tính của chủ hộ, tài sản của hộ gia<br /> đình: đất đai, phương tiện sản xuất, nhà cửa…, tỷ lệ có việc làm của những thành viên trưởng thành trong<br /> hộ, loại việc làm chính, tự làm hay làm thuê…và theo nguồn thu nhập nhập chính của hộ…, trình độ học<br /> vấn trung bình của hộ và (iv) những đặc điểm của chủ hộ: tuổi, giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao<br /> nhất), việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc), dân tộc (có hay không có thuộc nhóm dân tộc thiểu<br /> số).<br /> Trong bài viết này tác giả chỉ tập trung phân tích mối quan hệ giữa việc suy giảm nguồn lợi hải<br /> sản do ô nhiễm môi trường biển và hoạt động khai thác hải sản của ngư dân với vấn đề nghèo đói trong<br /> cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ thông qua việc đo lường gián tiếp các biến số để nhận<br /> diện mối quan hệ giữa tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân với môi trường và nguồn lợi hải sản.<br /> Nghiên cứu đã đưa vào các yếu tố cụ thể phản ánh khía cạnh môi trường và nguồn lợi hải sản bao gồm: sự<br /> biến đổi khí hậu/ thời tiết, suy thoái môi trường biển và sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ.<br /> Trong đó:<br /> Sự biến đổi khí hậu – thời tiết là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những<br /> ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và<br /> được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con<br /> người.<br /> Suy thoái môi trường biển là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường biển<br /> ảnh hưởng tiêu cực đối với con người và hệ sinh thái biển.<br /> Sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ được biểu hiện là sự suy giảm về tài nguyên sinh vật biển.<br /> Tình trạng nghèo của hộ: là tình trạng mà hộ ngư dân không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ<br /> bản của con người như: ăn, mặc ở…<br /> <br /> 1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết<br /> Trên cơ sở của lý thuyết về nghèo đói và mối quan hệ giữa nghèo đói - môi trường, mô hình<br /> nghiên cứu về các yếu tố môi trường và nguồn lợi hải sản ven bờ ảnh hưởng tới tình trạng nghèo<br /> trong cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ được đề xuất như sơ đồ 1.<br /> Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br /> <br /> Khí hậu/ thời<br /> tiết<br /> <br /> Môi trường biển<br /> ven bờ<br /> <br /> Nguồn lợi hải<br /> sản ven bờ<br /> <br /> H1<br /> H2<br /> <br /> Nghèo<br /> <br /> H3<br /> <br /> 23<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br /> <br /> Các giả thuyết được đề nghị để kiểm định trong nghiên cứu này như sau:<br /> (H1): Sự biến đổi của yếu tố khí hậu/ thời tiết có tác động tiêu cực đối với tình trạng nghèo của<br /> hộ ngư dân.<br /> (H2): Sự suy thoái môi trường biển ven bờ có tác động ngược chiều đến tình trạng nghèo của hộ<br /> gia đình ngư dân.<br /> (H3): Sự suy giảm nguồn lợi hải sản có tác động ngược chiều với tình trạng nghèo của hộ gia<br /> đình ngư dân.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp trong nghiên cứu này gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.<br /> Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp thảo luận nhóm để hiệu chỉnh mô hình và thiết kế bảng câu hỏi.<br /> Nghiên cứu chính thức dùng bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh trong quá trình nghiên cứu sơ bộ để thu<br /> thập và phân tích số liệu nhằm kiểm định các giả thuyết. Toàn bộ dữ liệu nghiên cứu sẽ được phân tích<br /> nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và Amos.<br /> Thang đo<br /> Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1: hoàn<br /> toàn không đồng ý cho đến 5 là hoàn toàn đồng ý cho 25 biến quan sát.<br /> Sự suy thoái môi trường biển ven bờ được đo lường bằng 6 biến quan sát, bao gồm: tình trạng<br /> <br /> rác thải trên vùng biển ven bờ, tình trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chưa<br /> qua xử lý đổ ra biển, sự giảm sút của các rạn san hô và hệ sinh thái biển, tình trạng về dầu loang<br /> trên vùng biển, sự xuất hiện của phù sa tại vùng biển ven bờ hiện nay.<br /> Sự biến đổi của Khí hậu/ thời tiết đo lường bằng 7 biến quan sát, bao gồm: yếu tố nắng và nóng<br /> của thời tiết, tình trạng hạn hán, tình trạng mưa, sự thay đổi lên xuống của thủy triều, vấn đề mưa<br /> bão, lũ lụt của địa phương hàng năm và sự thay đổi thất thường của thời tiết hiện nay.<br /> Sự suy thoái nguồn lợi hải sản ven bờ được đo lường bằng 7 biến quan sát, bao gồm: sản lượng<br /> đánh bắt trên một mẻ lưới, sản lượng khai thác được cho 1 chuyến đánh bắt, số lượng loài khai<br /> thác của 1 chuyến đánh bắt, kích cỡ loài hải sản được khai thác, thời gian cho 1 chuyến đánh bắt,<br /> đánh giá về trữ lượng hải sản tại khu vực ven bờ, và đánh giá chung của hộ khai thác về tình<br /> trạng nguồn lợi hải sản ven bờ hiện nay.<br /> Biến nghèo đối với hộ gia đình ngư dân được đo lường bằng 5 biến quan sát bao gồm: tình trạng<br /> thu nhập của hộ (từ hoạt động khai thác) đáp ứng nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, thu<br /> nhập của gia đình đủ trang trải các khoản chi phí, vấn đề tiết kiệm từ thu nhập của hộ, thu nhập<br /> của hộ để mua sắm các vật dụng sinh hoạt (xe máy, ti vi, điện thoại..) và sự đánh giá chung của<br /> hộ gia đình về thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản đối với cuộc sống của gia đình mình.<br /> Mẫu nghiên cứu<br /> Theo Bentler & Chou [10] số lượng mẫu tối thiểu cho một tham số ước lượng là 5 mẫu. Trong<br /> nghiên cứu này tác giả đã thu thập 257 mẫu và sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện trong các hộ<br /> 24<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br /> <br /> gia đình ngư dân ven biển tại các huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa (Khánh Hòa) và Sông Cầu, Tuy An<br /> (tỉnh Phú Yên). Các mẫu quan sát được điều tra trực tiếp với các đối tượng là chủ hộ gia đình ngư<br /> dân.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu<br /> Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn chủ hộ hoạt động trong nghề khai thác ven bờ tập trung ở<br /> vào những loại tàu thuyền có công suất nhỏ. Số chủ hộ có tàu thuyền dưới 20 CV chiếm trên 82,0%<br /> trong tổng số hộ gia đình được điều tra, trong đó tập trung chủ yếu vào các nghề lưới vây và nghề<br /> lưới kéo.<br /> Hầu hết chủ hộ trong nghề đều có trình độ văn hóa thấp. Số chủ hộ đã học hết cấp 1 đã chiếm<br /> trên 45,3%; số chủ hộ được đào tạo về chuyên môn cũng rất thấp, với 96,1% tổng số hộ gia đình<br /> được điều tra.<br /> Bên cạnh đó, mức thu nhập của hộ gia đình cũng ở mức thấp. Số hộ gia đình có mức thu nhập và<br /> chi tiêu dưới 750 nghìn đồng/ tháng (Tương đương với chuẩn nghèo hiện nay) chiếm lần lượt là<br /> 42,4% và 44,5% trong tổng số hộ gia đình được điều tra.<br /> Kết quả điều tra cũng cho thấy, mẫu nghiên cứu là tương đối đáng tin cậy và phù hợp với những<br /> đối tượng ngư dân hiện nay.<br /> 3.2. Kết quả kiểm định thang đo<br /> Thang đo được đánh giá thông qua các phương pháp: đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám<br /> phá và phân tích nhân tố khẳng định.<br /> Việc kiểm định thang đo thông qua việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức<br /> tương quan giữa các mục hỏi (biến quan sát). Nếu biến quan sát nào có mức tương quan so với biển<br /> tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại, đồng thời đảm bảo hệ số tin cậy lớn hơn 0,6. Trong kết quả kiểm định độ<br /> tin cậy của biến quan sát cho thấy, hệ số tương quan của biến sự xuất hiện phù sa tại vùng biển ven<br /> bờ trong biến môi trường ven biển là 0,1952 và sự thay đổi thất thường của thời tiết trong biến khí<br /> hậu/thời tiết là 2,941 đều nhỏ hơn 0,3 nên bị loại. Như vậy, sau khi loại các biến quan sát không đạt<br /> yêu cầu, số biến quan sát còn lại là 22 và các biến thành phần trong nghiên cứu đều có hệ số tin cậy<br /> cao. Hệ số Conbach Alpha của biến sự biến đổi của khí hậu/ thời tiết là 0,8620; của sự suy thoái môi<br /> trường biển ven bờ là 0,8596; của sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ là 0,7811; của biến tình trạng<br /> nghèo của hộ là 0,8374.<br /> 3.3. Kết quả phân tích khám phá<br /> Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để kiểm định giá trị các khái niệm của thang đo.<br /> Những biến quan sát nào có trọng số tải nhân tố nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại [11]. Trong nghiên cứu này,<br /> phương pháp trích hệ số thành phần chính (Principal components) được sử dụng với phép xoay nhân<br /> tố là Varimax và chỉ số đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố lớn hơn 1<br /> (Eigenvalue >1) [9]. Giá trị tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 0,5 sẽ được chấp nhận [12],<br /> [13].<br /> <br /> 25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2