intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghi tục nhảy lửa trong lễ cúng ma của người Tu Dí ở Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Tu Dí ở Lào Cai là một nhánh của tộc người Bố Y ở Việt Nam. Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí ở Lào Cai không phải là một lễ riêng mà là một phần trong lễ cúng ma của họ. Nghi tục này có những nét đặc sắc so với nghi tục cùng loại của một số tộc người khác ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghi tục nhảy lửa trong lễ cúng ma của người Tu Dí ở Lào Cai

  1. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU NGHI TỤC NHẢY LỬA TRONG LỄ CÚNG MA CỦA NGƯỜI TU DÍ Ở LÀO CAI TRẦN QUỐC VIỆT Tóm tắt Người Tu Dí ở Lào Cai là một nhánh của tộc người Bố Y ở Việt Nam. Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí ở Lào Cai không phải là một lễ riêng mà là một phần trong lễ cúng ma của họ. Nghi tục này có những nét đặc sắc so với nghi tục cùng loại của một số tộc người khác ở Việt Nam. Ngoài ý nghĩa chính là dùng lửa để tẩy rửa linh hồn cho người quá cố trước khi về nhập với tổ tiên, nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí còn mang ý nghĩa giải đen, giải hạn hoặc đem lại may mắn cho những người tham gia. Những con người ở trạng thái bình thường dám bước đi trên than hồng, nhảy qua chảo lửa cũng là nét đặc biệt của nghi tục này. Những điều đó góp phần cho thấy người Tu Dí vẫn còn giữ được ít nhiều bản sắc dân tộc cho tới ngày nay. Từ khóa: Nghi tục, nhảy lửa, Tu Dí, cúng ma Abstract The Tu Di in Lao Cai province is a branch of Bo Y ethnic group in Vietnam. Their fire dance ritual is a not separate one but is a part of their ghost worshipping. It has some special characteristics compare to the common rituals of some other ethnic groups in Vietnam. In addition to the main meaning that using fire to cleanse the soul for the deceased before following their ancestors, it also has meaning that using the fire to release their troubles or bring lucky to the attendance. Normal people who dare to walk on the hot red charcoal, jump over the fire are also characteristics of this ritual. Those contribute to the fact that Tu Di people still retain some of their traditional identity up to present. Keywords: Ritual, fire dance, the Tu Di, ghost worshipping Đặt vấn đề Khi điền dã thâm nhập vào đời sống người N ói đến nghi tục nhảy lửa, nhiều Tu Dí, chúng tôi được nghe một số người ở các người thường nghĩ ngay đến tộc lân cận như Nùng, Pa Dí, H’mông, Kinh... kể người Tu Dí có lễ nhảy lửa rất kỳ bí nhưng người Pà Thẻn ở Hà Giang, bởi họ chỉ có thể kể sơ lược bởi nghi tục này luôn nghi tục nhảy lửa của tộc người này đã khá nổi được người Tu Dí thực hiện vào đêm khuya ở tiếng, được các nhà nghiên cứu văn hóa và các trên núi cao - trong phần cuối của một lễ cúng phương tiện thông tin đại chúng quảng bá. Tuy ma, nên ít người các tộc khác được chứng kiến nhiên, ở Việt Nam không chỉ người Pà Thẻn mà trọn vẹn. Điều đó khiến chúng tôi tò mò, quan một số tộc người khác như Tày, Dao, Chăm... tâm và muốn tìm hiểu. Chúng tôi trình bày cũng có nghi tục nhảy lửa. Nhóm người Tu Dí nguyện vọng của mình xin tham dự khi có lễ ở Lào Cai - một bộ phận của tộc người Bố Y, đó diễn ra với các thầy cúng Tu Dí mà chúng cũng có nghi tục nhảy lửa nhưng nghi tục này tôi quen biết và được họ đồng ý. của họ còn chưa được nhiều người biết đến, 1. Sơ lược về người Tu Dí ở Việt Nam cũng chưa được đề cập chi tiết trong các tài Theo các tài liệu đã được công bố, Tu Dí là liệu đã công bố về văn hóa người Tu Dí. một bộ phận thuộc tộc người Bố Y ở Việt Nam 52 Số 25 - Tháng 9 - 2018
  2. VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ (trong các văn bản của tỉnh Lào Cai hiện nay Ngoài ra, người Tu Dí còn chia lễ cúng ma ra đều gọi họ là người Bố Y nhưng người dân vẫn làm hai loại: lễ cúng ma ướt và lễ cúng ma khô. tự xưng tộc danh là người Tu Dí). Theo gia phả - Lễ cúng ma ướt là lễ cúng ma cho người của dòng họ Lồ (chiếm đa số trong các dòng mới chết. Thi thể có trong lễ cúng ma, sau lễ họ người Tu Dí) và lời kể của những cụ già, cúng thì mới đem đi chôn. người Tu Dí di cư từ phủ Đô Vân, tỉnh Quý Châu, - Lễ cúng ma khô là lễ cúng ma cho người Trung Quốc sang Việt Nam vào khoảng những chết đã được đem đi chôn trước đó. Do vậy, thi năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Thời gian thể không có trong lễ cúng ma. đó, người Tu Dí tham gia vào một cuộc khởi Một gia đình có người chết làm lễ cúng ma nghĩa chống nhà Thanh nên bị đàn áp, truy ướt hay ma khô là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh đuổi gắt gao. Họ buộc phải chạy trốn từ Quý tế của họ. Chi phí để tổ chức một lễ cúng ma Châu xuống Vân Nam, trà trộn vào cộng đồng khá nhiều nên chỉ những gia đình khá giả mới người Hán ở đó một thời gian. Nhà Thanh tiếp làm ma ướt. Các gia đình nghèo thường làm tục truy đuổi tới Vân Nam nên một số dòng họ ma khô. Thời điểm làm ma khô thường diễn ra chạy tiếp tới Lào Cai, Việt Nam, hình thành nên khi gia đình đó đã chuẩn bị đủ về điều kiện vật tộc người Tu Dí ở Việt Nam. chất, tiền của và có sự thúc ép bởi những bất Do hoàn cảnh lịch sử như vậy, người Tu Dí an trong cuộc sống như ốm đau, làm ăn không đã dùng tiếng Hán thay tiếng mẹ đẻ và một thuận… Bởi họ tin rằng: nếu hồn chưa được số tục lệ đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn cúng ma, còn lang thang, không nhập được hoá Hán. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được những với tổ tiên thì hồn có thể quay trở về quấy nét sinh hoạt cổ truyền, trong đó có nghi tục nhiễu cuộc sống con cháu. nhảy lửa. Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí là Người Tu Dí luôn làm lễ cúng ma khô vào một phần của lễ cúng ma và là một sinh hoạt mùa đông, tầm cuối tháng 10, đầu tháng 11 văn hóa lễ tục mang màu sắc tín ngưỡng dân âm lịch, vì lúc này ruộng nương đã thu hoạch gian đặc sắc của tộc người này. xong, sẽ có mặt bằng để làm các nghi tục tang 2. Lễ cúng ma của người Tu Dí ma và mọi người cũng rảnh rỗi để có thể đến Người Tu Dí quan niệm có hai trường hợp dự lễ cúng ma đông đủ. chết: chết trong nhà và chết ngoài nhà. Như vậy, phần lễ cúng ma của các trường - Chết trong nhà là những trường hợp chết hợp chết trong hoặc ngoài nhà, ma ướt hay ở trong ngôi nhà của gia đình mình đang ở. ma khô đều như nhau; phần nghi tục nhảy lửa Chết như vậy được coi là chết bình thường, chỉ có trong lễ cúng ma cho người chết ngoài linh hồn sạch sẽ, có thể cúng ma cho linh hồn nhà mà thôi; dù cúng ma ướt hay ma khô cho vào nhập với tổ tiên mà không cần phải làm người chết ngoài nhà thì nghi tục nhảy lửa nghi tục nhảy lửa. cũng vẫn làm như nhau. - Chết ngoài nhà không chỉ có nghĩa là chết Nghi lễ chính của lễ cúng ma gồm các bước ở ngoài trời mà là tất cả các trường hợp chết tiến hành như sau: ở ngoài ngôi nhà của gia đình mình đang ở Lễ cúng ma cổ truyền của người Tu Dí diễn bao gồm cả chết trong bệnh viện, nhà trọ, nhà ra trong ba ngày ba đêm. người khác… Chết ngoài nhà được coi là chết - Ngày thứ nhất, là ngày cúng gọi hồn. Địa không sạch, linh hồn lang thang ở bên ngoài và điểm người qua đời ở chỗ nào thì phải tới chỗ lễ cúng ma bắt buộc phải có nghi tục nhảy lửa. đó làm lễ để cúng gọi hồn về. Trong trường Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 53
  3. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU Ảnh 1, 2. Rãnh than hồng và chảo lửa trong nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí (Ảnh: Tác giả) hợp không xác định được chính xác chỗ người - Ngày thứ ba, các thầy cúng chủ yếu cầu đó chết hoặc tang gia ở quá xa không có điều các vị bồ tát xá tội cho hồn. Ngoài ra các thầy kiện đến tận nơi để gọi hồn, thầy cúng phải đi cúng còn đọc những bài kinh kể về con đường theo hướng khi người đó ra khỏi nhà trước khi đi lấy kinh của Đường Tăng, những lời của tổ chết cho đến khi gặp ngã ba/ngã tư đầu tiên tiên răn dạy về lễ nghĩa sống ở đời cho con thì sẽ dừng lại và cúng gọi hồn tại đó. Bởi từ cháu. Khi trời xẩm tối, tang gia sẽ chuyển bàn chỗ này, người ta không biết người chết rẽ đi thờ ở ngoài sân ra nơi bãi đất trống đã được theo hướng nào nữa. chuẩn bị để thực hiện phần nghi tục nhảy lửa - Ngày thứ hai là ngày các thầy cúng viết rồi đưa hồn lên nhập vào bàn thờ với tổ tiên. rất nhiều các loại sớ bằng chữ Hán, nội dung 3. Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí cầu xin các vị bồ tát ở các phương hướng mở Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí là phần lễ đường cho hồn đi về nhà. Gia chủ dựng bốn diễn ra vào đêm cuối của ngày thứ ba trong lễ bàn thờ để đón hồn về: cúng ma. Chuẩn bị cho lễ nhảy lửa, tang gia đã * Bàn thờ thứ nhất đặt liền trước bàn thờ chọn một bãi đất trống (là mặt bằng của một tổ tiên của tang gia để các vị bồ tát khắp nơi ruộng lúa đã thu hoạch xong). Họ đào một hố tọa lạc. đất rộng khoảng 0,6m, dài 5m và sâu 0,4m. Hố * Bàn thờ thứ hai đặt ở giữa nhà. Bàn thờ được đổ đầy than củi - loại than cục. Một số này có hai mặt: một mặt đối diện với bàn thờ thanh niên nhóm lửa cho than cháy và dùng thứ nhất (mặt trong), mặt còn lại quay ra cửa ra những chiếc mẹt lớn quạt cho than nóng đỏ vào (mặt ngoài) là nơi ngự của Phật tổ. rực lên. Phía đầu trên của hố than, có một * Bàn thờ thứ ba đặt ở sát tường, phía bên bàn thờ để thầy cúng thỉnh thần linh và làm trái bàn thờ thứ nhất, là chỗ cắm cây tre gai phép cho lễ nhảy lửa. Cách phần cuối hố than làm đường lên trời cho hồn. khoảng 1m, người ta đào một hố nhỏ, dưới * Bàn thờ thứ tư đặt ở ngoài nhà, phía trước hố đặt chiếc chảo đổ đầy dầu mỡ ăn và đốt cửa ra vào. Đây là chỗ cho hồn dừng chân nghỉ dầu cháy bùng lên. Một người cầm chai rượu trước khi vào trong nhà. mạnh đứng gần chảo và mỗi khi có người sắp 54 Số 25 - Tháng 9 - 2018
  4. VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ảnh 4. Người Tu Dí nhảy lửa (Ảnh: Tác giả) Nho vào không trung hoặc dùng chân viết chữ vô hình trên mặt đất. Trong khi thầy cúng múa Ảnh 3. Thầy cúng người Tu Dí làm phép, các học trò gõ chiêng liên tục. Thầy làm lễ trong nghi tục nhảy lửa (Ảnh: Tác giả) cúng trình lên với thần linh danh sách những nhảy qua chảo thì phun rượu vào làm ngọn lửa người sẽ nhảy lửa. Sau khi thần linh đã chứng, trong chảo bùng lên cao. thầy cúng vừa cúng vừa lấy thẻ xem quẻ ở Những người sẽ đi trên than hồng và nhảy hai đầu và hai bên khoảng giữa hố than. Ông qua chảo lửa (không phân biệt già - trẻ, nam ngậm nước trong một cái bát phun vào hố - nữ) bao gồm gia chủ và những người đến than ở mỗi chỗ xem quẻ một lần. Vậy là xong tham dự lễ cúng ma đã đăng ký nhờ thầy cúng phần cúng. xin phép thần linh cho nhảy lửa. Những người Tiếp đến phần chuẩn bị nhảy lửa, một thầy này phải kiêng kỵ một số điều sau: phụ cúng tay xách một cặp gà, vịt đi dọc mép - Nếu là nam đã có vợ hoặc bạn gái thì hai bên hố than, đưa gà vịt lướt đi trên mặt than người vợ hoặc bạn gái đó phải đang không có hồng và qua chảo lửa cầu cho gia súc, gia cầm mang. Nếu vi phạm mà vẫn cố tình nhảy lửa không bệnh tật, sinh sôi nảy nở thật nhiều. thì hoặc sẽ bị bỏng hoặc người vợ hay bạn gái sẽ bị sảy thai. Đến phần đi trên than hồng và nhảy qua chảo lửa, người ta mang đến một chậu nước - Nếu là nữ đang có mang thì không được lã. Những người nhảy lửa phải rửa chân sạch nhảy lửa vì sẽ bị bỏng hoặc sảy thai. trước khi đi trên than hồng và nhảy qua chảo Lễ nhảy lửa bắt đầu từ khoảng 19h kéo dài lửa. Mỗi người nhảy lửa ba lần nhưng chỉ rửa đến 24h. Thầy cúng dùng một nhạc khí thiêng chân một lần đầu trước khi nhảy. Thầy cúng đặc biệt - chiếc tù và làm bằng một cái rễ cây bị sét đánh chết, hướng lên trời và thổi một hồi. rửa chân và làm đầu tiên. Những người phụ Tiếp đó, ông một tay cầm quyền trượng, tay việc đứng dọc hai bên hố than dùng những kia cầm một nhạc khí thiêng khác - tiếng Tu chiếc quạt lớn luôn tay quạt cho than đỏ hồng Dí gọi là Shư tao, vừa cúng vừa lắc Shư tao và lên. Khi thầy cúng đi chân trần trên than hồng nhảy múa. Các động tác múa có những điểm và nhảy qua ngọn lửa bùng cao ở chảo cuối đặc biệt như động tác dùng tay viết các chữ hố than, các học trò cùng nhau khua chiêng, Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 55
  5. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU chũm chọe dồn dập trong tiếng reo hò của xong, mọi người vui vẻ ăn cơm, uống rượu với những người đứng xem hai bên. Sau khi nhảy nhau rồi chia tay gia chủ, kết thúc lễ cúng. lửa ba lần, thầy cúng đứng ở phía cuối hố than 4. Những nét đặc sắc trong nghi tục nhảy hồng chống chiếc phương trượng xuống chặn lửa của người Tu Dí ngang hố than, trong khi phía đầu kia của hố, Để thấy được những nét đặc sắc trong nghi một học trò của ông xướng to tên các thành tục nhảy lửa của người Tu Dí ở Lào Cai, chúng viên của gia chủ sẽ nhảy lửa để báo cho thần tôi đã so sánh nghi tục này với một số nghi tục linh biết. Tiếp đó, thầy cúng nhấc chiếc phương nhảy lửa của các tộc người khác ở Việt Nam và trượng chặn cuối đường hố than ra, lập tức rút ra những nhận xét sau: người chủ tang gia hai tay rước bài vị của - Nếu như các tộc người khác như Dao, người chết phải bước chân trần vào hố than, Chăm, Tày, Pà Thẻn dùng lễ nhảy lửa để vui đi trên than hồng và nhảy xuyên qua ngọn lửa chơi, tiễn mùa, giải xui hoặc chế ngự thiên lớn bùng lên từ chảo lửa. Tiếp sau chủ tang gia, nhiên thì người Tu Dí không chỉ dùng để giải các thành viên khác trong gia đình chủ tang xui mà ý nghĩa chính là tẩy rửa tội lỗi, làm nối tiếp nhau làm theo. Mỗi người làm như trong sạch linh hồn. vậy ba lần trong tiếng reo hò, tiếng chiêng và - Trong khi nghi tục của người Tày chỉ đi chũm chọe tạo nên một không khí vừa kỳ bí trên than hồng, người Dao bốc than hồng vừa sôi nổi. tung vào người, người Chăm múa, đạp dập Sau khi gia chủ đã nhảy lửa xong, những tắt đống lửa, người Pà Thẻn nhảy vào lăn lộn người đã đăng ký và được thần linh cho phép dập tắt lửa, thì nghi tục nhảy lửa của người Tu sẽ rửa chân và lần lượt đi qua than hồng, nhảy Dí mang tính tổng hợp: vừa đi trên than hồng qua chảo lửa ba lần. Hai bên người xem vừa hò vừa nhảy xuyên qua ngọn lửa mà không dập reo, vừa quạt cho than hồng, thổi cho chảo lửa tắt lửa. bùng lên thật to. Không khí lúc này vừa linh - Trong khi các tộc người khác rất hạn chế thiêng vừa có phần hào hứng, sôi nổi như của thành phần trực tiếp tham gia nhảy lửa như: một ngày hội. chỉ thầy cúng (người Chăm), chỉ nam thanh niên (người Pà Thẻn) hoặc chỉ thanh niên Khi tất cả mọi người đều đã nhảy lửa xong, trong họ (người Dao)... mới được phép tham các thầy cúng tập trung vào một bên ở khoảng gia nhảy lửa, thì thành phần trực tiếp nhảy lửa giữa hố than cúng bài cúng tạ ơn thần linh và của người Tu Dí phong phú hơn rất nhiều: bao đốt tất cả bài vị, sớ, vàng mã, cành tre gai ngay gồm cả tang gia và khách tham dự, cả nam và trên hố than. Lễ nhảy lửa sẽ phải kết thúc trước nữ các lứa tuổi khác nhau. 24h một lúc để mọi người còn kịp trở về nhà - Sự kỳ bí, đặc sắc khiến người dân trong gia chủ làm nốt lễ cuối cùng đưa hồn lên bàn khu vực thán phục ở nghi tục này chính là việc thờ nhập với tổ tiên vào đúng 24h. những người Tu Dí hành lễ là những người dân Khi làm lễ đưa hồn nhập với tổ tiên, thầy bình thường, không phải chỉ là những người cúng chỉ làm lễ cúng ở bàn thờ của gia chủ. đặc biệt như thầy cúng trong nghi tục nhảy Các bàn thờ khác đều được dọn đi. Bát hương lửa của người Chăm; khi đi chân trần trên than thờ người chết ở ngoài cửa được mang vào đặt hồng và nhảy qua chảo lửa, họ cũng hoàn toàn lên bàn thờ tổ tiên. Các thầy cúng đọc các bài tỉnh táo, không bị nhập hoặc thôi miên, như cúng cầu chúc cho hồn siêu thoát, cầu hồn phù các thanh niên trong nghi tục nhảy lửa của hộ con cháu những điều tốt đẹp. Sau khi cúng người Dao và Pà Thẻn. 56 Số 25 - Tháng 9 - 2018
  6. VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ - Các tộc người ở miền núi coi những thầy thể không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cúng có khả năng tổ chức lễ nhảy lửa là cao cuộc sống của người dân nơi đây một cách tích tay. Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí cho thấy cực, mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá di quyền năng đáng chú ý của một số thầy cúng sản văn hóa đặc sắc của một trong những tộc Tu Dí sánh ngang với các thầy cúng cao tay ở người thiểu số vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. tộc người khác. Điều đó góp phần khẳng định T.Q.V vị thế tương xứng của văn hóa Tu Dí với văn (TS., Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) hóa các tộc người lân cận, gìn giữ lòng tự hào về truyền thống văn hóa cổ truyền của người Tài liệu tham khảo dân Tu Dí. 1. Trần Trung Hiếu (2007), Tín ngưỡng và lễ hội - Những nét đặc sắc trong nghi tục nhảy nhảy lửa của người Pà Thẻn (xã Tân Bắc - huyện lửa của người Tu Dí góp phần khẳng định họ Bắc Quang - tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ Văn vẫn giữ được ít nhiều bản sắc văn hóa riêng hoá học, Viện Nghiên cứu Văn hóa. của mình. Điều này trái với nhận xét của một 2. Nguyễn Thị Thanh Nga (2005), Những tương số nhà nghiên cứu văn hóa trước đây cho rằng đồng và khác biệt giữa người Bố Y và người Tu Dí người Tu Dí đã hoàn toàn bị Hán hóa. (thuộc tộc người Bố Y) ở Lào Cai, Tài liệu đánh máy. Kết luận 3. Trần Hữu Sơn (2013), Văn hóa dân gian người Tuy không phải là một hiện tượng văn hóa Bố Y ở Lào Cai, Tập I, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. cá biệt, nhưng nghi tục nhảy lửa chỉ có ở một 4. Trần Hữu Sơn (2015), Văn hóa dân gian số ít tộc người. Mỗi tộc người lại có những người Bố Y ở Lào Cai, Tập II, Nxb. ĐHQG Hà Nội, nét văn hoá riêng hết sức độc đáo. Nghi tục Hà Nội. nhảy lửa của người Tu Dí về cách thức hành lễ 5. Viện Dân tộc học (1987), Các dân tộc ít có tính tổng hợp, phong phú hơn so với nghi người ở Việt Nam (các tỉnh phía bắc), Nxb. Khoa tục nhảy lửa của một số tộc người khác. Tuy học xã hội, Hà Nội. mục đích chính là dùng lửa để tẩy rửa linh hồn, 6. Trần Quốc Việt (2015), Âm nhạc dân gian nhưng nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí cũng của người Bố Y ở Việt Nam và những vấn đề văn ít nhiều bao gồm cả ý nghĩa giải hạn, vượt qua hóa liên quan, Nxb. Thế giới, Hà Nội. thử thách chế ngự thiên nhiên và còn là lễ hội Ngày nhận bài: 9 - 7 - 2018 vui chơi giải trí… Những nét đặc sắc trong nghi tục này của họ cho thấy bản sắc văn hóa Ngày phản biện, đánh giá: 12 - 9 - 2018 của tộc người vẫn còn được gìn giữ cho tới Ngày chấp nhận đăng: 25 - 9 - 2018 ngày nay. Do vậy, chúng tôi nhận thấy nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí hàm chứa một giá trị văn hoá độc đáo, cần được nghiên cứu sâu và quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế. Sự độc đáo của nghi tục nhảy lửa Tu Dí có thể thu hút du khách tham quan tương tự như nghi tục nhảy lửa của người Pà Thẻn. Vì vậy, nếu nghi tục này được khai thác tốt trong các loại hình du lịch khám phá văn hóa ở Lào Cai, nó có Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1