intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghĩ về đào tạo bậc đại học ngành Tài nguyên và Môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghĩ về đào tạo bậc đại học ngành Tài nguyên và Môi trường đưa ra những bình luận và đề xuất một số định hướng đào tạo bậc đại học ngành tài nguyên và môi trường nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại khoa học công nghệ hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghĩ về đào tạo bậc đại học ngành Tài nguyên và Môi trường

  1. NGHĨ VỀ ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Đặng Hùng Võ1, Vũ Lệ Hà2 1 Hội Trắc địa, Bản đồ và Viễn thám Việt Nam 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao là điều kiện duy nhất để tạo ra được động lực mới cho phát triển kinh tế, nhất là để thoát “bẫy thu nhập trung bình” trở thành quốc gia có thu nhập cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao, phải trông chờ vào đổi mới của hệ thống đào tạo đại học ở nước ta. Đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống đào tạo đại học hiện nay đã là tâm điểm của Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị 8 khóa XI). Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập từ năm 2010 trên cơ sở trường Cao đẳng chuyên ngành, đến nay vừa tròn 12 năm tổ chức đào tạo ở bậc đại học. Kinh nghiệm từ đào tạo cũng chưa nhiều, vậy nên khó có thể bình luận về phương pháp đào tạo, chỉ có thể nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và hoàn cảnh thực ở Việt Nam để đưa ra những nhận xét và từ đó có thể từng bước rút ra những kết luận để thực hiện những đổi mới cần thiết. Bài viết này đưa ra những bình luận và đề xuất một số định hướng đào tạo bậc đại học ngành tài nguyên và môi trường nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại khoa học công nghệ hiện đại. Từ khoá: Đào tạo nhân lực; Nhân lực ngành tài nguyên và môi trường; Đổi mới của hệ thống đào tạo đại học. Abstract Thinking about university training in natural resources and environmental sector High - quality human resources associated with high technology are considered as the only condition that can help create new motivations for economic development, especially to escape the “middle income trap” to become a high - income country. In order to have high - quality human resources associated with high technology, we must rely on the innovation of the university training system in our country. A comprehensive and radical renovation of the university training system was the focal issue of the Communist Party Central Committee Resolution No 29-NQ/TW (Conference 8, Term XI). Hanoi University of Natural Resources and Environment was created based on upgrading a professional college. Until now, it has been 12 years since the time of the University creation. With its short history, the University is not expected to have much experiences in training, therefore, it is difficult to comments on its training methodology. In this context, it is possible only to make comments based on the international experiences and actual situations of Vietnam. Accordance with these comments, some conclusions can be drawn, step by step, to implement necessary innovations. This article is to give comments on existing training program and then to propose a number of training orientations for the natural resources and environment to catch up with the developed trend of the era of modern science and technology. Keywords: Human resource training; Human resources in the field of environmental resources: Innovation of the university training system. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, các ngành chuyên môn thường được sắp xếp theo cấu trúc của bộ máy hành chính. Có thể ví dụ cụ thể ngay trong ngành tài nguyên môi trường, trước đây bao gồm rất nhiều 340 Hội thảo Quốc gia 2022
  2. ngành học tại các trường đại học chuyên ngành. Chi tiết hơn, có thể thấy ngành tài nguyên, môi trường hiện giờ bao gồm khá nhiều ngành học theo phân loại quốc tế như quản lý đất đai, địa chất học, quản lý khoáng sản, đại dương học, khí tượng học, thủy văn học, bảo vệ môi trường, tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu,... Nói chung, các ngành này đã được quốc tế phân loại có một nhóm thuộc các ngành về khoa học trái đất (Các ngành khoa học có gốc Geo) như trắc địa và bản đồ (Geodesia), địa chất học (Geologia), đại dương học (Oceanography), khí tượng học (Meteorology), thủy văn học (Hydrology); một nhóm ngành về quản lý các tài nguyên thiên nhiên như quản lý đất đai (Land management), quản lý tài nguyên thiên nhiên (Natural resources management) và một nhóm ngành về môi trường học (Environment), tai biến thiên nhiên (Natural disaster), biến đổi khí hậu (Climate changes),... Trên thực tế phát triển, có nhiều nước đã tách môi trường và quản lý thành hai cơ quan quản lý nhà nước khác biệt vì khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường là hai đối tượng quản lý có tính ngược chiều nhau. Khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp làm hủy hoại môi trường, còn để bảo vệ môi trường cần giảm khai thác tài nguyên và phát triển các công nghiệp thân thiện môi trường. Các ngành khoa học đều không thuộc hệ thống quản lý của Nhà nước mà được thành lập riêng các viện nghiên cứu của Nhà nước. Như vậy, trong một thời gian tới, liệu có xảy ra việc cấu trúc lại hệ thống quản lý của Chính phủ ở Việt Nam hay không? và liệu hệ thống đào tạo đại học có thay đổi theo hay không? Như kinh nghiệm của nhiều nước khác, để tạo dựng được một trường đại học có thương hiệu, người ta phải tính đến đơn vị thời gian “trăm năm”. Việc thay đổi các trường đại học nhiều sẽ làm cho hệ thống giáo dục thiếu ổn định. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được nâng cấp thành trường Đại học từ năm 2010 trên cơ sở là Trường Cao đẳng, đến nay vừa được tròn 12 năm trường tổ chức đào tạo ở bậc đại học. Kinh nghiệm từ đào tạo cũng chưa nhiều, vậy nên khó có thể bình luận về phương pháp đào tạo, chỉ có thể nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và hoàn cảnh thực ở Việt Nam để đưa ra những nhận xét để thử nghiệm và từ đó có thể từng bước rút ra những kết luận để thực hiện những đổi mới cần thiết. Quá trình phát triển còn cần thêm thời gian để tiếp tục rút ra các kinh nghiệm. 2. Định hướng phương thức đào tạo liên ngành Lĩnh vực tài nguyên và môi trường cũng là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, cần thiết một ngành đào tạo đại học riêng không phải thay đổi gì trong tương lai. Mặt khác, việc đào tạo môi trường và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là yếu tố mới, đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có trình độ cao hơn trước sự thay đổi nhận thức của con người về phát triển. Chúng ta đều biết rằng vào năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về vấn đề môi trường và phát triển bền vững đã được tổ chức tại Rio De Janeiro (Brasil). Tại đây, nguyên thủ các nước đều có tiếng nói và đồng thuận với nhau rằng loài người cần phải thay đổi các biện pháp phát triển sao cho vẫn phát triển mạnh nhưng phải bảo vệ được hành tinh của loài người. Từ Hội nghị này, hàng loạt vấn đề mới được đặt ra trước loài người như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, phát triển không phát thải, bảo vệ môi trường, phát triển xanh và hàng loạt yếu tố mới (môn học mới) được xem xét đưa vào đào tạo trong những ngành học cũ. Mặt khác, Việt Nam là một nước có diện tích và dân số ngang với các quốc gia được coi là cỡ trung bình trên thế giới. Ở mức độ này, cầu về nguồn nhân lực cho phát triển không phải là quá Hội thảo Quốc gia 2022 341
  3. cao, nhưng cũng không phải là quá thấp. Với các đất nước cỡ tương đương như Việt Nam, người ta thường không lựa chọn mô hình đào tạo thật chuyên sâu, vì như vậy sẽ khó sử dụng có hiệu quả đầu ra của các trường đại học. Người ta thường lựa chọn mô hình đào tạo rộng để có thể sử dụng vào nhiều vị trí khác nhau trên thực tế. Trên thực tế phát triển hiện nay, các ngành học đã mở rộng đến mức nhìn rõ phần giao nhau giữa các ngành. Tác giả Đặng Hùng Võ của báo cáo này được mọi người biết đến với ý tưởng về sự thành công dễ gặt hái trên ranh giới giữa các ngành khoa học (bài trả lời phỏng vấn Báo Nhân dân cách đây 20 năm). Hiện nay, nhiều trường đại học lớn đã mở các ngành đào tạo liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngành liên ngành là một tư duy khác của việc khai thác miền ranh giới giữa các khoa học. Cách đào tạo này phù hợp với các nước có diện tích và dân số cỡ trung bình như Việt Nam. Người được đào tạo ra có thể tiếp nhận công việc ở nhiều nơi, hơn nữa dễ tạo ra các sáng tạo khi các kiến thức của ngành này có thể giúp tìm ra giải pháp cho ngành khác. Nếu đứng trên hệ quy chiếu của một ngành, cũng có thể xem xét việc đưa thêm kiến thức của các ngành khác vào các môn do sinh viên lựa chọn hoặc các buổi nghe thuyết giảng (seminar) bổ sung. Nói chung, khai thác phần ranh giới của các ngành là “miền đất hứa” cho sản xuất nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy câu hỏi được đặt ra là những liên ngành nào có thể được xem xét trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường? Theo những suy nghĩ đầu tiên, nhóm tác giả cho rằng có thể đặt vấn đề về đào tạo các ngành học chuyên ngành dưới đây: (1). Phát triển bền vững Đây là một khoa học liên ngành được xuất hiện sau Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về môi trường vào năm 1992. Khoa học này tập trung vào việc nghiên cứu bền vững xã hội và bền vững môi trường trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và phát triển kỷ nguyên thông tin hậu công nghiệp. Các vấn đề được xem xét gồm cả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, phải bảo đảm việc đánh giá được các tác động xã hội và tác động môi trường của đầu tư phát triển. Rộng hơn, nội dung phát triển bền vững cũng bao gồm lý thuyết phát triển xanh và phát triển thông minh. (2). Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là một hiện tượng đã được chỉ ra từ 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững. Đến nay, các nghiên cứu chi tiết đã có nhiều nhưng từ thực tế cho thấy “biến đổi khí hậu” đã đến nhanh hơn dự kiến của con người. Biến đổi khí hậu không chỉ làm thay đổi các quy luật khí hậu thông thường, mà còn tạo ra những tai biến thiên nhiên ngày càng bất thường và tác động mạnh mẽ hơn. Rõ ràng, “biến đổi khí hậu” là hệ quả của việc con người tàn phá thiên nhiên quá nhiều phục vụ đầu tư phát triển. Đến giờ, con người phải nhận lại những hậu quả khôn lường. Nội dung đào tạo của biến đổi khí hậu chỉ có phần nhỏ là lý thuyết về khí hậu học và các tác động gây ra biến đổi khí hậu, còn lại là các nghiên cứu về thiên tai và “nhân tai”, đều do con người làm ra hoặc có tác động lớn tạo ra. Cuối cùng trong ngành học này là các biện pháp đánh giá biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó. (3). Quy hoạch phát triển Đầu tư phát triển là nhu cầu chính đáng của con người, những đầu tư như thế nào để không phát sinh ô nhiễm môi trường, tạo ra biến đổi khí hậu, gây thiếu bền vững,... Tất cả những vấn đề đặt ra đều là những yêu cầu của quy hoạch phát triển và quy hoạch các không gian dân cư. Những yếu tố mới xuất hiện đã tạo nên luồng tư duy mới cho công tác quy hoạch. Trước đây, quy hoạch chỉ đơn thuần dựa vào các yếu tố gắn với các yếu tố địa lý như địa kinh tế, địa nhân văn, tiềm năng 342 Hội thảo Quốc gia 2022
  4. tài chính,… để xem xét kịch bản phát triển. Hiện nay, bài toán quy hoạch còn phải quan tâm đến tất cả các yếu tố mới xuất hiện như ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, đất đai và tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Tất nhiên, có hai loại quy hoạch là quy hoạch phân vùng và quy hoạch điểm dân cư (quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn). Ngoài những ví dụ nêu trên, chúng ta có thể suy nghĩ sâu để tìm ra và dự báo những liên ngành sẽ được hình thành trong quá trình phát triển. 3. Đào tạo theo dự báo xu thế phát triển Trong suốt gần chục năm gần đây, người ta hay nói về thời đại 4.0, được cụ thể hóa bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) và mạng kết nối vạn vật (IoT - Internet of Things). Đây là một cách dự báo phát triển theo các giai đoạn phát triển công nghệ của diễn đàn kinh tế thế giới. Nếu nói là sai thì chưa chính xác, nhưng có thể nói rằng đó là thiếu hợp lý vì công nghệ không thể tự thân phát triển được mà công nghệ phát triển dựa vào trí tuệ của con người sao cho công nghệ phục vụ mọi nhu cầu do con người đặt ra. Chúng ta lưu ý trong thời gian từ trước 1970 cho tới 1990, nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffer đã xuất bản 3 cuốn sách về dự báo cho kỷ nguyên hậu công nghiệp, đó là các cuốn sách (1) Cú sốc tương lai (Future Shock - 1970); (2) Làn sóng thứ ba (The Third Wave - 1980) và (3) Thăng trầm quyền lực (Power Shift - 1990). Ba cuốn sách này nói rằng loài người đã trải qua một thời kỳ khá dài phát triển dựa vào kinh tế nông nghiệp, con người phát triển bằng lao động chân tay. Từng bước, con người đã phát minh ra các máy móc cơ khí để thay thế lao động chân tay bằng máy móc. Đây là quá trình thực hiện công nghiệp hóa để tạo ra các sản phẩm công nghiệp có giá trị cao hơn các sản phẩm nông nghiệp. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, các sản phẩm nông nghiệp cũng có giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với cùng các nông sản ấy được sản xuất trong thời kỳ nông nghiệp. Từ đó, Alvin Toffler đã dự đoán rằng hết thời kỳ công nghiệp, máy móc thông tin sẽ trợ giúp lao động trí óc của con người và hình thành thời kỳ thông tin, tạo nên giá trị gia tăng cao hơn cho cả sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Hiện nay, yêu cầu phát triển thời kỳ thông tin được đặt ra vấn đề máy móc thông tin phải đóng vai trợ giúp phần lớn lao động trí óc của con người. Chính vì vậy mà người ta gọi là quá trình chuyển đổi số để phát triển thông minh (Smart development). Lúc đó, mọi thứ trong không gian con người đang sinh sống đều được dựng thành mô hình số, kể cả mọi hoạt động của con người, để các máy móc xử lý thông tin sẽ giúp con người quy hoạch phát triển và ra các quyết định. Tất nhiên, bên cạnh triết lý phát triển thông minh, con người vẫn phải giữ nguyên triết lý phát triển xanh để bảo vệ hành tinh Trái đất. Đến nay, dự báo phát triển của loài người như nói trên đã được thế giới công nhận là đúng. Ở Việt Nam, tiến trình phát triển có chậm hơn các nước công nghiệp trên thế giới. Việt Nam mới đang thực hiện quá trình chuyển đổi số và quảng bá các triết lý phát triển xanh và phát triển thông minh để đi đúng hướng. Trong quá trình phát triển, các nước công nghiệp mới (Công nghiệp hóa thành công) đã rút ra kinh nghiệm rằng quá trình công nghiệp hóa chỉ có thể thành công khi biết dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ, không thể dựa vào sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên. Điều này đã thấy rõ công nghiệp hóa đã thành công tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông,… là những nơi hầu như không có tài nguyên thiên nhiên. Những thực tế phát triển này hoàn toàn phù hợp với dự báo của Alvin Toffer. Hội thảo Quốc gia 2022 343
  5. Như vậy, quá trình công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia đều phải dựa vào chất lượng sản phẩm đào tạo ra của hệ thống các trường đại học. Nói cách khác, các trường đại học phải đổi mới phương thức đào tạo để con người mình đào tạo ra là phù hợp với xu hướng phát triển đang và sẽ cần trên thực tế. Nói cụ thể hơn, nội dung đào tạo phải luôn mới, gắn với sự đòi hỏi của thực tế phát triển hiện nay và ngày mai. Nói cụ thể hơn, nội dung đào tạo của khá nhiều ngành tại các trường đại học chuyên ngành, trong đó có Đại học Tài nguyên và Môi trường bổ sung nhanh các nội dung học về kỷ nguyên thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, mạng kết nối vạn vật, phát triển thông minh. Đây là cách thức duy nhất để cơ sở đào tạo đứng vững trên thị trường nhờ đầu ra của mình hữu dụng trong quá trình phát triển. Trên thế giới hiện nay, không có trường đại học nào được đứng yên vì đứng yên sẽ bị quá trình phát triển loại bỏ. Trong các trường đại học, hình thức phát triển tốt nhất là định hướng phát triển thông qua các seminar khoa học, từ đó có thể thay nhiều môn học đã cũ bằng các môn học mới. 4. Hình thức đào tạo gắn với sự phát triển hàng ngày Về thực chất, trình độ đại học chỉ yêu cầu có kiến thức nền tảng thật tốt để biết tìm nguồn sách vở viết về một vấn đề thực tế đang quan tâm. Người tốt nghiệp trình độ đại học chưa yêu cầu những nghiên cứu sâu, chỉ cần biết kết nối những kiến thức mình thu nhận ở trường với thực tế cuộc sống. Như vậy, việc đào tạo ở trường không được phát triển theo hướng nhồi nhét kiến thức cho người học mà người đó không biết cuộc sống bên ngoài đang diễn ra như thế nào. Đây không phải là những vấn đề mới mà đã trở thành nguyên tắc đào tạo đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều trường đại học vẫn rơi vào tình trạng dạy sinh viên những gì giáo viên biết, chứ không phải giáo viên dạy sinh viên những gì sinh viên cần phải biết. Mặt khác, hoạt động của các trường đại học không thể tự mình đóng kín, cần kết nối chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo đại học với nhu cầu thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo viên cũng phải từng bước trao cho sinh viên tính chủ động giải quyết nhiều vấn đề thực tế. 5. Kết luận Theo các Nghị quyết của Đảng, hơn 20 năm tới Việt Nam phải trở thành nước công nghiệp có thu nhập cao. Điều này có nghĩa là Việt Nam phải vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” càng sớm càng tốt. Thế giới vẫn cho rằng “vượt bẫy thu nhập trung bình” không hề dễ dàng, cần phải tạo ra được những động lực mới để có được những sản phẩm mới mang đặc thù riêng. Nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao là điều kiện duy nhất để tạo ra được động lực mới. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao, phải trông chờ vào đổi mới của hệ thống đào tạo đại học ở nước ta. Chúng ta cần đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống đào tạo đại học nước ta. BBT nhận bài: 30/6/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022 344 Hội thảo Quốc gia 2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2