intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm sinh trắc học lên chất lượng tinh trùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông, chỉ số khối cơ thể - BMI, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (VB/VM) và tỷ lệ vòng bụng/chiều cao (VB/CC) lên chất lượng tinh dịch đồ và chỉ số đứt gãy DNA tinh trùng (DFI).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm sinh trắc học lên chất lượng tinh trùng

  1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM SINH TRẮC HỌC LÊN CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG Trần Thị Như Quỳnh1, Lê Minh Tâm2 TÓM TẮT index - BMI, waist-to-hips ratio (WHR) and waist-to- Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng height ratio (WHtR) on semen analysis and sperm DNA của các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng fragmentation index (DFI). mông, chỉ số khối cơ thể - BMI, tỷ lệ vòng bụng/vòng Methods: A cross-sectional descriptive study was mông (VB/VM) và tỷ lệ vòng bụng/chiều cao (VB/CC) performed at Hue Center for Reproductive Endocrinol- lên chất lượng tinh dịch đồ và chỉ số đứt gãy DNA tinh ogy and Infertility - Hue University Hospital from Janu- trùng (DFI). ary 2018 to August 2020. All participants were examined Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên to collected the basic information about administration, cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Trung tâm Nội medical history, physical examination: measuring height, tiết sinh sản và vô sinh - Bệnh viện Trường Đại học Y weight, waist circumference, hips, semen analysis and Dược Huế từ tháng 01/2018 đến tháng 08/2020. Thu thập halosperm test. The relationship between anthropometry các thông tin cơ bản về hành chính, tiền sử bệnh lý liên and sperm quality including sperm parameters and DFI quan, thăm khám lâm sàng: đo chiều cao, cân nặng, vòng was analyzed. bụng, vòng mông, thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ và Results: In total of 518 male infertility cases who xét nghiệm đứt gãy DNA tinh trùng. Sau đó phân tích were included in the study group, abnormal semen analy- mối liên quan giữa các chỉ số cơ thể với chất lượng tinh sis accounted for 80.3%. There were 311 cases with DFI trùng. ≥ 16.6%, accounting for 61.2%. There was no significant Kết quả: Trong tổng số 518 trường hợp thỏa mãn effect of body’s index on semen analysis. This research tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào showed that waist circumference ≥ 83.5cm, WHR ≥ 0.87 mẫu nghiên cứu, bất thường tinh dịch đồ chiếm 80,3%, and WHtR ≥ 0.48 could be the predictive value of sperm có 311 trường hợp nam giới có DFI ≥ 16,6%, chiếm DNA fragmentation (AUC = 0.563, p = 0.017; AUC = 61,2%. Chưa tìm thấy ảnh hưởng của các chỉ số cơ thể 0.572, p = 0.006 and AUC = 0.558, p = 0.028 respec- lên bất thường phân tích tinh dịch. Vòng bụng ≥ 83,5cm, tively). There was no relationship between body mass VB/VM ≥ 0,87 và VB/CC ≥ 0,48 là những điểm cắt có index (BMI) and sperm quality (p
  2. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2021 vậy, các thông số tinh dịch không phản ánh hoàn toàn II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN chất lượng của tinh trùng bởi một số hạn chế như không CỨU đánh giá được khả năng sống của tinh trùng trong đường Đối tượng nghiên cứu sinh dục nữ, sự thu nhận các protein bề mặt tinh trùng Nam giới các cặp vợ chồng được chẩn đoán là vô cần thiết cho sự liên kết và xâm nhập màng zona hay khả sinh theo Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năng thụ tinh với noãn [20]. thỏa mãn các điều kiện sau: có đầy đủ thông tin hành Bên cạnh đó, trong hai thập kỷ qua, tổn thương DNA chính bao gồm: tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn; có tinh trùng là một trong những thông số được nghiên cứu đầy đủ xét nghiệm đánh giá chức năng tinh trùng bao rộng rãi với hy vọng có thể có giá trị lâm sàng. Báo cáo gồm: phân tích tinh dịch và đứt gãy DNA tinh trùng và của Osman và cộng sự vào năm 2015 đã chứng minh đồng ý tham gia nghiên cứu. Những trường hợp đang rằng tỷ lệ trẻ sinh sống tăng lên đáng kể ở những người mắc các bệnh lý toàn thân cấp/mãn tính hoặc các bệnh lý đàn ông có chỉ số đứt gãy DNA tinh trùng (DFI) thấp so ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh; không thể xuất tinh, với những người đàn ông có DFI cao (RR 1,17; 95% CI xuất tinh ngược dòng hay kết quả phân tích tinh dịch vô 1,07 – 1,28; p = 0,0005) [14]. Tác giả Budi Wiweko và tinh, bất thường tinh trùng rất nặng hoặc không có các Pramety Utami khi nghiên cứu về giá trị của DFI ở đối thông tin cần thiết sẽ bị loại khỏi mẫu nghiên cứu. tượng vô sinh đã kết luận rằng, DFI có thể phân biệt vô Phương pháp nghiên cứu sinh nam giới tại điểm cắt 26,1% với độ nhạy là 92,6%. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu DFI ≥ 26,1% có tỷ lệ lưu hành là 2,84 (95% CI, 1,86, nghiên cứu được tính toán theo công thức ước lượng một 4,33). Điều đó có nghĩa là một người đàn ông có DFI ≥ tỷ lệ 26,1% có nguy cơ vô sinh cao gấp 2,84 lần so với những Z12−α / 2 p (1 − p ) người đàn ông có DFI tinh trùng < 26,1% [21]. n= Béo phì được xác định làm ảnh hưởng đến khả năng ε2 sinh tinh của đàn ông do tạo ra các yếu tố chuyển hóa với n là cỡ mẫu nghiên cứu; Z1−α / 2 : hệ số giới hạn tin và nội tiết bất lợi như leptin, angiotensin, resistin, thông cậy Z, tương ứng với độ tin cậy 95% thì Z1−α / 2 = 1,96; qua đó làm giảm nồng độ testosterone và nồng độ SHBG p: tỷ lệ bất thường tinh dịch đồ ở nam giới vô sinh, theo trong máu ở nam giới. Điều này dẫn đến feedback ngược nghiên cứu của Karen Baker và cộng sự năm 2015 là lên trục hạ đồi - tuyến yên - sinh dục, làm giảm LH và 82,3% [1]; ε : khoảng sai số cho phép = 0,05. Sau khi FSH, tác động tiêu cực lên chức năng của tế bào Leydig, tính toán, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 224 trường do vậy, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh [18]. Béo hợp. phì cũng được chứng minh là làm mất cân bằng oxy hóa, Các trường hợp nghiên cứu sẽ được thăm khám tạo ra những stress oxy làm gia tăng quá trình chết của theo các bước như sau: khai thác thông tin hành chính; tế bào mầm, giảm tế bào sinh tinh và thay đổi áp lực của khai thác tiền sử bệnh lý có ảnh hưởng đến quá trình sinh dòng máu đến tinh hoàn. Đồng thời, sự tích tụ mỡ bên tinh như: quai bị, bệnh lý mãn tính, tiền sử phẫu thuật tiết trong đùi có thể làm gia tăng nhiệt độ tại bìu, tác động lên niệu - sinh dục; thăm khám lâm sàng: đo cân nặng, chiều sự sinh tinh [7]. cao, vòng bụng, vòng mông và thăm khám cận lâm sàng Chỉ số khối cơ thể - BMI là thước đo béo phì truyền bao gồm các xét nghiệm đánh giá chất lượng tinh trùng: thống được sử dụng rộng rãi nhất. Cách xác định BMI phân tích tinh dịch và đứt gãy DNA tinh trùng. tương đối đơn giản để các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, BMI không thể phân biệt giữa khối Xét nghiệm tinh dịch đồ lượng cơ và khối lượng mỡ, nó cũng không đánh giá Bệnh nhân cần kiêng quan hệ 3-5 ngày trước khi chính xác sự phân bố mỡ trên cơ thể. Do vậy, hiện nay làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Tinh dịch được lấy bằng tay ngoài BMI các chỉ số cơ thể khác bao gồm: cân nặng, như thủ dâm và xuất tinh trực tiếp vào lọ đựng mẫu. Sử vòng bụng, vòng mông, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông và dụng lọ vô trùng để lấy mẫu tinh dịch. Xét nghiệm khảo tỷ lệ vòng bụng/chiều cao đang được quan tâm để đánh sát thể tích, mật độ, độ di động, sức sống và hình thái tinh giá chính xác hơn mức độ béo phì. Trong đó, tính hữu trùng với các tiêu chuẩn để xác định bình thường hoặc dụng của tỷ lệ vòng bụng/chiều cao được cho là tốt hơn bất thường. Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới năm ở người châu Á [16]. 2010 của một mẫu có kết quả xét nghiệm bình thường Dựa vào những cơ sở trên, nghiên cứu này được thực bao gồm: thể tích tinh dịch ≥ 1,5ml; nồng độ tinh trùng hiện nhằm đánh giá mối liên quan giữa chỉ số sinh trắc ≥ 15 triệu/ml hoặc Tổng số tinh trùng ≥ 39 triệu; tỷ lệ di học và chất lượng tinh trùng đánh giá bằng tinh dịch đồ động tiến tới (PR) ≥ 32%; tỷ lệ sống ≥ 58% và hình dạng và mức độ đứt gãy DNA tinh trùng. tinh trùng bình thường ≥ 4% [22]. Xét nghiệm đứt gãy DNA tinh trùng (Halosperm test) 252 Số chuyên đề 2021 Website: tapchiyhcd.vn
  3. Bệnh nhân được hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm tương tự CC giữa các nhóm này để tìm sự khác biệt có ý nghĩa như với phân tích tinh dịch. Xét nghiệm khảo sát sự phân thống kê. tán chất nhiễm sắc của tinh trùng, biểu hiện là những Phân tích và xử lý số liệu quầng sáng Halo xung quanh đầu tinh trùng sau khi Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS nhuộm màu. DNA nguyên vẹn sẽ bắt màu thuốc nhuộm. 20.0 Inc., Chicago, IL, US. Kết quả các biến định lượng Những tế bào có DNA bị phân mảnh sẽ không tạo quầng được phân nhóm và trình bày theo tỷ lệ phần trăm, giá trị sáng hoặc không có quầng thuốc nhuộm. Halosperm trung bình, độ lệch chuẩn. Sử dụng T test để so sánh các test là phương pháp đánh giá đứt gãy DNA tinh trùng có trị số trung bình, test Chi bình phương (χ2) để khảo sát nhiều ưu điểm như tiện lợi, dễ áp dụng, giá thành rẻ và mối liên quan. Tìm điểm cắt giúp dự đoán mức độ đứt thao tác đơn giản. gãy DNA tinh trùng dựa vào các chỉ số cơ thể bằng đường Sau khi thu thập số liệu, tiến hành tính toán các chỉ cong ROC. Giá trị p < 0,05 được cho là có ý nghĩa thống số cơ thể như BMI, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (VB/ kê, p càng nhỏ, kết quả nghiên cứu càng có ý nghĩa. VM) và tỷ lệ vòng bụng/chiều cao (VB/CC). Sau đó, chia mẫu nghiên cứu thành các nhóm: nhóm có kết quả III. KẾT QUẢ tinh dịch đồ bình thường và nhóm bất thường, nhóm DFI Từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 08 năm 2020 có < 16,6% và nhóm DFI ≥ 16,6%, so sánh các yếu tố: tuổi, tổng số 518 trường hợp nam giới thỏa mãn yêu cầu được cân nặng, vòng bụng, vòng mông, BMI, VB/VM, VB/ đưa vào mẫu nghiên cứu. Bảng 1 - Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Đặc điểm Mean (SD) N % Tuổi 35,0 ± 6,3 518 100,0 < 35 271 52,3 ≥ 35 247 47,7 Địa dư 518 100,0 Thành thị 232 44,8 Nông thôn 286 55,2 Nghề nghiệp 518 100,0 Nhân viên văn phòng 169 32,6 Lao động chân tay 309 59,7 Lái xe 40 7,7 Phân loại vô sinh 518 100,0 Nguyên phát 336 64,9 Thứ phát 182 35,1 Thời gian vô sinh 4,0 ± 2,9 518 100,0 < 3 năm 202 39,0 ≥ 3 năm 316 61,0 Tinh dịch đồ 518 100,0 Bình thường 102 19,7 Bất thường 416 80,3 DFI 25,4 ± 17,9 508 100,0 < 16,6% 197 38,8 ≥ 16,6% 311 61,2 Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 35,0 ± 6,3, trong đó, dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm từ 35 tuổi trở lên (tỷ lệ lần lượt là 52,3% và 47,7%). Tỷ lệ nam giới có kết quả tinh dịch đồ bất thường cao, chiếm 80,3%. Số chuyên đề 2021 Website: tapchiyhcd.vn 253
  4. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2021 Chỉ số đứt gãy DNA tinh trùng trung bình là 25,4 ± 17,9, nhóm bất thường trung bình và nặng chiếm tỷ lệ cao là 61,2%. Bảng 2 - Ảnh hưởng của các chỉ số cơ thể lên chất lượng tinh dịch đồ Tinh dịch đồ Chỉ số cơ thể Tổng Bình thường Bất thường P N % N % Tuổi (Mean ± SD) 35,2 ± 5,8 35,0 ± 6,4 0,778 Cân nặng (Mean ± SD) 64,9 ± 9,2 66,2 ± 8,6 64,6 ± 9,3 0,127 Chiều cao (Mean ± SD) 167,1 ± 5,5 167,0 ± 5,8 167,2 ± 5,5 0,802 Vòng bụng (Mean ± SD) 83,2 ± 8,3 83,8 ± 7,7 83,0 ± 8,5 0,421 Vòng mông (Mean ± SD) 95,2 ± 6,4 95,8 ± 6,1 95,1 ± 6,5 0,362 BMI (Mean ± SD) 23,2 ± 2,9 23,7 ± 2,5 23,1 ± 3,0 0,045 VB/VM (Mean ± SD) 0,87 ± 0,06 0,87 ± 0,05 0,87 ± 0,07 0,811 VB/CC (Mean ± SD) 0,50 ± 0,05 0,50 ± 0,04 0,50 ± 0,05 0,373 Nhìn chung chưa tìm thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các chỉ số cơ thể bao gồm chiều cao, vòng bụng, vòng mông, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông và tỷ lệ vòng bụng/chiều cao lên chất lượng phân tích tinh dịch (p > 0,05). Biểu đồ 1 - Đường cong ROC đánh giá khả năng tiên lượng của các chỉ số cơ thể với chỉ số đứt gãy DNA tinh trùng Bảng 3 – Giá trị tiên lượng đứt gãy DNA tinh trùng của các chỉ số cơ thể Chỉ số AUC Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu P Vòng bụng 0,563 83,5 54,7 58,4 0,017 VB/VM 0,572 0,87 64,3 51,3 0,006 VB/CC 0,558 0,48 67,5 44,2 0,028 Các chỉ số chu vi vòng bụng và tỷ lệ vòng bụng/chiều cao cũng có khả năng tiên lượng sự đứt gãy DNA tinh trùng. Trong đó, vòng bụng từ 83,5 cm trở lên có độ đặc hiệu cho việc tiên lượng cao hơn cả (58,4%, p = 0,017), tỷ 254 Số chuyên đề 2021 Website: tapchiyhcd.vn
  5. lê vòng bụng/ chiều cao trên 0,48 có độ nhạy cao nhất (67,5%, p = 0,028). Bảng 4 - Ảnh hưởng của các chỉ số cơ thể lên mức độ đứt gãy DNA tinh trùng Tổng DFI < 16,6% DFI ≥ 16,6% Chỉ số cơ thể P N % N % Tuổi 34,7 ± 6,0 35,3 ± 6,5 0,258 Chiều cao 166,8 ± 5,7 167,4 ± 5,2 0,227 Cân nặng 64,4 ± 9,1 65,4 ± 9,2 0,229 Vòng bụng 82,2 ± 8,1 83,9 ± 8,2 0,022 < 83,5 cm 256 115 44,9 141 55,1 0,004 ≥ 83,5 cm 252 82 32,5 170 67,5 Vòng mông 94,7 ± 6,8 95,6 ± 6,1 0,099 BMI 23,1 ± 2,7 23,3 ± 3,0 0,395 < 23,0 kg/m2 241 99 41,1 142 58,9 ≥ 23,0 kg/m2 267 98 36,7 169 63,3 0,312 VB/VM 0,87 ± 0,07 0,88 ± 0,06 0,181 < 0,87 229 105 45,9 124 54,1 0,003 ≥ 0,87 279 92 33,0 187 67,0 VB/CC 0,49 ± 0,05 0,50 ± 0,05 0,048 < 0,48 182 82 45,1 100 54,9 0,030 ≥ 0,48 326 115 35,3 211 64,7 Giá trị trung bình của chu vi vòng bụng ở nhóm DFI trên 16,6% cao hơn so với nhóm DFI dưới 16,6%, giá trị lần lượt là 83,9 ± 8,2 cm và 82,2 ± 8,1cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,022. Nhóm chu vi vòng bụng trên 83,5 cm có chỉ số đứt gãy DNA tinh trùng cao chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nhóm có chỉ số đứt gãy DNA tinh trùng thấp (chiếm lần lượt 67,5% và 32,5%, p = 0,004). Tương tự với các chỉ số tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (67,0% và 33,0%, p = 0,003) và tỷ lệ vòng bụng/ chiều cao (64,7% và 35,3%, p = 0,030). Bảng 5 – Mối liên quan thuận nghịch giữa chất lượng tinh trùng và chỉ số cơ thể Thông số xét nghiệm tinh dịch đồ Yếu tố Độ Khả năng Hình thái DFI Thể tích Mật độ di động sống bình thường Tuổi rho 0,019 0,016 -0,088 -0,052 0,017 0,051 p 0,671 0,721 0,046 0,239 0,700 0,256 Cân nặng rho -0,035 0,019 0,024 0,044 0,024 0,039 p 0,431 0,669 0,578 0,317 0,587 0,379 Số chuyên đề 2021 Website: tapchiyhcd.vn 255
  6. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2021 Thông số xét nghiệm tinh dịch đồ Yếu tố Độ Khả năng Hình thái DFI Thể tích Mật độ di động sống bình thường Vòng bụng rho -0,046 0,024 0,021 0,016 0,001 0,069 p 0,295 0,579 0,637 0,720 0,986 0,119 Vòng mông rho -0,016 -0,003 0,014 0,050 -0,017 0,045 p 0,711 0,942 0,744 0,253 0,694 0,306 BMI rho -0,082 0,060 0,046 0,051 0,043 0,011 p 0,062 0,172 0,292 0,249 0,332 0,810 VB/VM rho -0,051 0,022 -0,015 -0,055 0,003 0,067 p 0,246 0,622 0,739 0,212 0,944 0,130 VB/CC rho -0,081 0,046 0,031 0,015 0,004 0,062 p 0,067 0,292 0,484 0,725 0,922 0,165 Kết quả phân tích cho thấy không tìm thấy mối liên tỷ lệ VB/VM và VB/CC với xét nghiệm tinh dịch đồ và quan thuận nghịch nào giữa các yếu tố của chất lượng mức độ đứt gãy DNA tinh trùng. tinh trùng với các chỉ số cơ thể (p > 0,05). Chỉ số khối cơ thể (BMI) Năm 2010, MacDonald và cộng sự đã thực hiện IV. BÀN LUẬN một phân tích tổng hợp từ 31 bài báo cáo khác nhau đã Đánh giá chất lượng tinh trùng là một trong những kết luận rằng chưa có bằng chứng chắc chắn về mối liên bước quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị vô sinh quan giữa BMI với các chỉ số tinh dịch như mật độ, tổng nam giới. Dù vẫn còn một số hạn chế, xét nghiệm phân số hay khả năng di động của tinh trùng [12]. Năm 2014, tích tinh dịch từ lâu được xem như là phương thức cơ Eisenberg đã báo cáo rằng không có mối liên quan đáng bản và chính thống để bước đầu đánh giá khả năng sinh kể nào được tìm thấy giữa BMI và chu vi vòng bụng với sản của nam giới và được chuẩn hóa bởi Tổ chức Y tế mật độ, khả năng vận động, sức sống, hình thái và chỉ thế giới từ năm 2010 [22]. Có nhiều nghiên cứu tập trung số phân mảnh DNA tinh trùng [4]. Một nghiên cứu khác vào các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tinh về vấn đề tương tự tiến hành trên 454 người đàn ông vô trùng bao gồm độ tuổi, thời gian kiêng quan hệ, lối sống sinh cũng không tìm thấy sự ảnh hưởng của BMI lên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lượng cà phê sử dụng các thông số tinh dịch đồ [8]. Tương tự, nghiên cứu của mỗi ngày hay giấc ngủ [2], [15], [17], [19]. Mặc dù kết chúng tôi cũng chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa quả mối liên hệ giữa các yếu tố này còn gây tranh cãi thống kê giữa BMI và mức độ đứt gãy DNA tinh trùng. song vẫn là vấn đề đáng chú ý. Trong nghiên cứu này, Một báo cáo khác vào năm 2019 của Jixuan Ma và chúng tôi tập trung phân tích mối liên quan giữa các chỉ cộng sự lại cho thấy BMI càng cao thì thể tích tinh dịch, số cơ thể như BMI, chu vi vòng bụng, chu vi vòng mông, tổng số và độ di động của tinh trùng lại càng giảm [11]. 256 Số chuyên đề 2021 Website: tapchiyhcd.vn
  7. Tuy vậy, đối tượng nghiên cứu của báo cáo này là quần vòng bụng trên 83,5 cm có giá trị tiên lượng chỉ số phân thể những người đàn ông trong độ tuổi sinh sản, do đó, mảnh DNA tinh trùng trên 16,6% (AUC = 0,563; Se = tỷ lệ bất thường tinh dịch đồ thấp hơn so với quần thể 54,7; Sp = 58,4; p = 0,017) (Bảng 3). những người đàn ông vô sinh là một trong những hạn Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (VB/VM), tỷ lệ vòng chế mà khó đưa ra sự so sánh với các nghiên cứu khác. bụng/chiều cao (VB/CC) Trong nghiên cứu này, BMI trung bình của nhóm Năm 2015, Lu JC và cộng sự báo cáo rằng mặc dù nghiên cứu là 23,2 ± 2,9 kg/m2, BMI của nhóm bất tuổi tác, BMI, chu vi vòng bụng, VB/VM và VB/CC ảnh thường tinh dịch đồ có xu hướng thấp hơn so với nhóm hưởng tiêu cực đến nồng độ testosterone và SHBG huyết bình thường, giá trị lần lượt là 23,1 ± 3,0 và 23,7 ± 2,5 thanh nhưng LH và FSH mới thực sự tác động đến chất kg/m2, p = 0,045. Tuy vậy, khi khảo sát mối tương quan lượng tinh trùng bao gồm mật độ, hình thái và khả năng thuận nghịch giữa BMI và các thành tố của tinh dịch đồ di động của tinh trùng. Tác giả cũng cho rằng các dấu như thể tích, mật độ, độ di động, hình thái và tỷ lệ sống hiệu liên quan đến béo phì không thể dự đoán được chất của tinh trùng lại không tìm thấy sự khác biệt đáng kể lượng tinh dịch của nam giới [9]. Điều này tương tự với nào (Bảng 5). Mặc dù BMI là thước đo béo phì truyền nghiên cứu của chúng tôi khi không tìm thấy mối liên thống, đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên BMI lại không quan có ý nghĩa nào giữa các chỉ số cơ thể với các thông miêu tả chính xác sự phân bố mỡ trên cơ thể con người. số phân tích tinh dịch. Hiện nay, chu vi vòng bụng, VB/VM và VB/CC đã được Năm 2018, tác giả Lu JC và cộng sự tiếp tục tìm chứng minh là đặc trưng hơn trong việc đánh giá tình kiếm những yếu tố tác động lên sự phân mảnh DNA trạng béo phì trung tâm. tinh trùng. Tác giả đã kết luận rằng không có bất kỳ mối Vòng bụng tương quan nào giữa DFI tinh trùng với các dấu hiệu Vòng bụng được xem như là một trong những đặc liên quan đến béo phì như BMI, VB/VM, VB/CC [10]. điểm đặc trưng của béo phì trung tâm và được đưa vào Tuy vậy, chúng tôi lại tìm thấy ảnh hưởng của VB/VM một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán tình trạng rối và VB/CC lên mức độ phân mảnh DNA tinh trùng. Cụ loạn chuyển hóa ở người trưởng thành [5]. Ảnh hưởng thể là, VB/VM ≥ 0,87 và VB/CC ≥ 0,48 trong nhóm DFI của tăng chu vi vòng bụng lên chất lượng tinh trùng vẫn ≥ 16,6% cao hơn đáng kể so với nhóm DFI < 16,6% còn gây tranh cãi. Nghiên cứu của Hammiche F và cộng (p < 0,05). Dựa vào đường cong ROC, VB/VM và VB/ sự vào năm 2012 về ảnh hưởng của mức độ béo phì trung CC cũng có giá trị tiên lượng mức độ đứt gãy DNA tinh tâm lên chất lượng tinh trùng đã cho thấy chu vi vòng trùng trên 16,6% (Bảng 3). bụng ≥ 102 cm có liên quan nghịch với mật độ tinh trùng V. KẾT LUẬN [β -0,69 (SE 0,2), P = 0,001] và tổng số tinh trùng di Tóm lại, kết quả nghiên cứu không ghi nhận mối động [β-0,62 (SE 0,3), P = 0,02], mối liên quan này có ý liên quan của các chỉ số cơ thể lên kết quả phân tích tinh nghĩa thống kê [6]. Một nghiên cứu khác tìm thấy sự suy dịch, tuy nhiên, vòng bụng, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông giảm tuyến tính với sự gia tăng vòng bụng (p < 0,01), và tỷ lệ vòng bụng/chiều cao là những yếu tố có ảnh nhưng lại không tìm thấy mối liên quan giữa vòng bụng hưởng đáng kể và có khả năng tiên lượng đứt gãy DNA và các yếu tố khác của tinh dịch đồ và mức độ đứt gãy tinh trùng. Trong chiến lược điều trị những trường hợp DNA tinh trùng [4]. vô sinh ở nam giới, chiều cao là yếu tố không thể thay Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tìm thấy sự đổi, do vậy, có thể khuyến khích những người đàn ông vô ảnh hưởng của vòng bụng lên kết quả phân tích tinh dịch. sinh có một lối sống lành mạnh, gia tăng các hoạt động Giá trị trung bình của nhóm DFI ≥ 16,6% cao hơn đáng thể lực phù hợp để giảm chu vi vòng bụng giúp tăng hiệu kể so với nhóm DFI < 16,6%, lần lượt là 83,9 ± 8,2 và quả điều trị. 82,2 ± 8,1 cm, p = 0,022 (Bảng 4). Thêm vào đó, chu vi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baker, K., Li, J., & Sabanegh, E., Jr (2015). Analysis of semen parameters in male referrals: impact of reference limits, stratification by fertility categories, predictors of change, and comparison of normal semen parameters in subfertile couples. Fertility and sterility, 103(1), 59–65.e5. 2. Dupont, C., Faure, C., Daoud, F., Gautier, B., Czernichow, S., Lévy, R., & ALIFERT collaborative group (2019). Metabolic syndrome and smoking are independent risk factors of male idiopathic infertility. Basic and clinical an- drology, 29, 9. 3. Ehala-Aleksejev, K., & Punab, M. (2018). The effect of metabolic syndrome on male reproductive health: A cross-sectional study in a group of fertile men and male partners of infertile couples. PloS one, 13(3), e0194395. 4. Eisenberg, M. L., Kim, S., Chen, Z., Sundaram, R., Schisterman, E. F., & Buck Louis, G. M. (2014). The relation- Số chuyên đề 2021 Website: tapchiyhcd.vn 257
  8. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2021 ship between male BMI and waist circumference on semen quality: data from the LIFE study. Human reproduction (Oxford, England), 29(2), 193–200. 5. Grundy, S. M., Cleeman, J. I., Daniels, S. R., Donato, K. A., Eckel, R. H., Franklin, B. A., Gordon, D. J., Krauss, R. M., Savage, P. J., Smith, S. C., Jr, Spertus, J. A., Costa, F., American Heart Association, & National Heart, Lung, and Blood Institute (2005). Diagnosis and management of the metabolic syndrome: an American Heart Association/ National Heart, Lung, and Blood Institute Scientific Statement. Circulation, 112(17), 2735–2752. 6. Hammiche, F., Laven, J. S., Twigt, J. M., Boellaard, W. P., Steegers, E. A., & Steegers-Theunissen, R. P. (2012). Body mass index and central adiposity are associated with sperm quality in men of subfertile couples. Human re- production (Oxford, England), 27(8), 2365–2372. 7. Kasturi, S. S., Tannir, J., & Brannigan, R. E. (2008). The metabolic syndrome and male infertility. Journal of andrology, 29(3), 251–259. 8. Keskin, M. Z., Budak, S., Aksoy, E. E., Yücel, C., Karamazak, S., Ilbey, Y. O., & Kozacıoğlu, Z. (2017). Investiga- tion of the effect of body mass index (BMI) on semen parameters and male reproductive system hormones. Archivio italiano di urologia, andrologia : organo ufficiale [di] Societa italiana di ecografia urologica e nefrologica, 89(3), 219–221. 9. Lu, J. C., Jing, J., Dai, J. Y., Zhao, A. Z., Yao, Q., Fan, K., Wang, G. H., Liang, Y. J., Chen, L., Ge, Y. F., & Yao, B. (2015). Body mass index, waist-to-hip ratio, waist circumference and waist-to-height ratio cannot predict male semen quality: a report of 1231 subfertile Chinese men. Andrologia, 47(9), 1047–1054. 10. Lu, J. C., Jing, J., Chen, L., Ge, Y. F., Feng, R. X., Liang, Y. J., & Yao, B. (2018). Analysis of human sperm DNA fragmentation index (DFI) related factors: a report of 1010 subfertile men in China. Reproductive biology and endocrinology : RB&E, 16(1), 23. 11. Ma, J., Wu, L., Zhou, Y., Zhang, H., Xiong, C., Peng, Z., Bao, W., Meng, T., & Liu, Y. (2019). Association between BMI and semen quality: an observational study of 3966 sperm donors. Human reproduction (Oxford, Eng- land), 34(1), 155–162. 12. MacDonald, A. A., Herbison, G. P., Showell, M., & Farquhar, C. M. (2010). The impact of body mass index on semen parameters and reproductive hormones in human males: a systematic review with meta-analysis. Human reproduction update, 16(3), 293–311. 13. Mehra, B. L., Skandhan, K. P., Prasad, B. S., Pawankumar, G., Singh, G., & Jaya, V. (2018). Male infertility rate: a retrospective study. Urologia, 85(1), 22–24. 14. Osman, A., Alsomait, H., Seshadri, S., El-Toukhy, T., & Khalaf, Y. (2015). The effect of sperm DNA frag- mentation on live birth rate after IVF or ICSI: a systematic review and meta-analysis. Reproductive biomedicine online, 30(2), 120–127. 15. Ricci, E., Al Beitawi, S., Cipriani, S., Candiani, M., Chiaffarino, F., Viganò, P., Noli, S., & Parazzini, F. (2017). Semen quality and alcohol intake: a systematic review and meta-analysis. Reproductive biomedicine online, 34(1), 38–47. 16. Savva, S. C., Lamnisos, D., & Kafatos, A. G. (2013). Predicting cardiometabolic risk: waist-to-height ratio or BMI. A meta-analysis. Diabetes, metabolic syndrome and obesity : targets and therapy, 6, 403–419. 17. Shi, X., Chan, C., Waters, T., Chi, L., Chan, D., & Li, T. C. (2018). Lifestyle and demographic factors associated with human semen quality and sperm function. Systems biology in reproductive medicine, 64(5), 358–367. 18. Turner, T. T., & Lysiak, J. J. (2008). Oxidative stress: a common factor in testicular dysfunction. Journal of andrology, 29(5), 488–498. 19. Verón, G. L., Tissera, A. D., Bello, R., Beltramone, F., Estofan, G., Molina, R. I., & Vazquez-Levin, M. H. (2018). Impact of age, clinical conditions, and lifestyle on routine semen parameters and sperm kinematics. Fertil- ity and sterility, 110(1), 68–75.e4. 20. Wang, C., & Swerdloff, R. S. (2014). Limitations of semen analysis as a test of male fertility and anticipated needs from newer tests. Fertility and sterility, 102(6), 1502–1507. 21. Wiweko, B., & Utami, P. (2017). Predictive value of sperm deoxyribonucleic acid (DNA) fragmentation index in male infertility. Basic and clinical andrology, 27, 1. 22. World Health Organization (2010). WHO laboratory manual for the Examination and processing of human se- men. Fifth edition. Geneva, Switzerland: WHO press. 258 Số chuyên đề 2021 Website: tapchiyhcd.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2