intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và chất lượng thịt của heo rừng lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện tại Khu thực nghiệm chăn nuôi của Khoa Phát triển Nông thôn, trường Đại học Cần Thơ, tiến hành trên tổng số 6 heo rừng lai (giai đoạn 4 tháng tuổi) với hai nghiệm thức là hai khẩu phần thức ăn khác nhau và 3 lần lặp lại. Trong đó, Khẩu phần 1 bao gồm: 40% rau lang + 40% rau muống + 20% cám gạo và Khẩu phần 2 bao gồm: 40% rau lang + 40% rau muống + 20% thức ăn hỗn hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và chất lượng thịt của heo rừng lai

  1. Kỷ yếu Hội nghị khoa học NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA HEO RỪNG LAI Lê Trần Thanh Liêm*, Phan Đỗ Thanh Thảo Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ * Tác giả liên hệ: lttliem@ctu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại Khu thực nghiệm chăn nuôi của Khoa Phát triển Nông thôn, trường Đại học Cần Thơ, tiến hành trên tổng số 6 heo rừng lai (giai đoạn 4 tháng tuổi) với hai nghiệm thức là hai khẩu phần thức ăn khác nhau và 3 lần lặp lại. Trong đó, Khẩu phần 1 bao gồm: 40% rau lang + 40% rau muống + 20% cám gạo và Khẩu phần 2 bao gồm: 40% rau lang + 40% rau muống + 20% thức ăn hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu sau 4 tháng như sau: 1. Về tốc độ tăng trọng: heo rừng lai được cho ăn theo Khẩu phần 2 đạt tốc độ tăng trọng (7.73 kg) tốt hơn so với Khẩu phần 1 (4.36 kg); 2. Về sự gia tăng chiều cao: khi cho heo rừng lai ăn theo Khẩu phần 1 đạt 8.84 cm trong khi cho ăn theo Khẩu phần 2 đạt 9.16 cm; 3. Về chất lượng thịt: Đánh giá tổng thể dựa trên tiêu chí chất lượng thịt đạt các yêu cầu ít mỡ, nhiều nạc, hàm lượng Cholesterol thấp thì heo rừng nuôi với Khẩu phần 2 tốt hơn so với Khẩu phần 1. Trong đó, một số chỉ tiêu cụ thể lần lượt như sau: Hàm lượng chất béo: 16.8% và 12.6%. Hàm lượng protein đạt 29.57% và 20.12%. Chỉ số Iod mỡ tương ứng: 129 mg/g và 89.6 mg/g. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khẩu phần thức ăn của heo rừng lai có thể bổ sung thêm chất xanh như rau lang và hoặc rau muống kết hợp cám gạo và hoặc thức ăn hỗn hợp. Trong đó, trong cùng 1 đơn vị khối lượng việc sử dụng thức ăn hỗn hợp sẽ giúp heo rừng lai sinh trưởng tốt hơn và tăng chất lượng thịt heo so với cám gạo. Từ khóa: Heo rừng lai, khẩu phần thức ăn, sinh trưởng, chất lượng thịt. RESEARCH ON EVALUATION OF FEED DIETS ON GROWTH AND MEAT QUALITY OF CROSSBRED WILD PIG Le Tran Thanh Liem*, Phan Do Thanh Thao College of Rural Development, Can Tho University * Corresponding Author: lttliem@ctu.edu.vn ABSTRACT The research was carried out in the experimental area of Rural development college, Can Tho University, was conducted on total 6 crossbred wild pigs (4 months of age) with 2 treatments, 2 different diets, and 3 replicates. Among them, Diet 1 includes: 40% Sweet potato buds + 40% Water morning glory + 20% Rice bran and Diet 2 includes: 40% Sweet potato buds + 40% Water morning glory + 20% Animal feed. After 4 months experiment, the result shows that: 1. About gain weight: crossbred wild pigs were fed by Diet 2 (7.73 kg) which got gain weight better than the others (4.36 kg); 2. About gain height: crossbred wild pigs were fed by Diet 1 got 8.84 cm while the others were fed by Diet 2 got 9.16 cm; 3. About pork quality: Generally, If assess pork quality base on less fat, more lean meat and lower Cholesterol, crossbred wild pig were fed by Diet 2 is better the others. Among them, some specific standards in turn encompassed: fat content 16.8% and 12.6%. Protein content: 29.57% and 20.12%. Keywords: Crossbred wild pig, diet, growth, pork quality. TỔNG QUAN chuộng trên thị trường. Chính vì vậy, mà nhu Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cầu tiêu thụ khá cao. Tuy nhiên, hiện nay chỉ nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Bên có một số ít các trang trại và cơ sở chăn nuôi cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng chiếm nhỏ tham gia chăn nuôi đối tượng này. tỷ trọng lớn. Trong những năm gần đây, nghề Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý e chăn nuôi heo rừng đã xuất hiện và số lượng ngại của người chăn nuôi về chi phí đầu tư đàn ngày càng gia tăng. Thịt heo rừng được ưa chuồng trại và nguồn thức ăn tự nhiên cho heo 60
  2. Kỷ yếu Hội nghị khoa học rừng. Từ cơ sở đó đề tài: “Nghiên cứu ảnh PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và chất lượng thịt của heo rừng lai” đã được trên 06 heo rừng lai đồng cỡ (4 tháng tuổi) tiến hành. Trong nghiên cứu này, heo rừng thành 2 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. được nuôi trong môi trường chăn nuôi truyền Thiết kế chuồng nuôi thành các ô với kích thống của nông hộ (nền xi măng, mái tôn) và thước dài x rộng x chiều cao bờ tường tương sử dụng bổ sung một phần hoặc kết hợp thức ứng là 600 cm x 200 cm x 100 cm. ăn địa phương (cám gạo, rau lang, rau Khẩu phần ăn dùng trong nghiên cứu: Khẩu muống). phần 1 (nghiệm thức 1) bao gồm: 40% rau Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khả năng lang+40% rau muống+20% cám gạo và Khẩu sinh trưởng và chất lượng thịt của heo rừng lai phần 2 (nghiệm thức 2) bao gồm: 40% rau trong điều kiện: 1. Chuồng nuôi thiết kế thông lang+40% rau muống+20% thức ăn hỗn hợp. thường tại nông hộ: nền xi măng, mái lợp tôn; Cách thức chăm sóc: cho heo uống nước bằng 2. Sử dụng 2 loại khẩu phần ăn khác nhau. máng uống và nước uống được thay mới hàng Nghiên cứu tiến hành phân tích: 1. Thành ngày. Heo được cho ăn theo cùng 1 đơn vị phần dinh dưỡng của 2 khẩu phần ăn cho heo khối lượng và tỉ lệ phối trộn các nguyên liệu rừng lai dùng trong nghiên cứu; 2. Khả năng theo 2 công thức khẩu phần dùng trong thí sinh trưởng của heo rừng lai thông qua các chỉ nghiệm. số tăng trọng lượng và tăng chiều cao; 3. Chất lượng thịt heo rừng lai trong nghiên cứu về KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN năng suất quầy thịt và thành phần dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng của 2 nghiệm thức Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của 2 nghiệm thức Chỉ tiêu Nghiệm thức Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 CP (%) 4.3 5.2 Độ ẩm (%) 71.6 75.6 Vật chất khô (%) 28.4 24.4 Khoáng (%) 3.5 2.3 Hàm lượng chất béo (%) 0.5 0.8 Dựa vào kết quả phân tích trên, có thể thấy chất béo. rằng giữa 2 khẩu phần thức ăn đạt giá trị dinh Khả năng tăng trọng qua các giai đoạn của dưỡng tương đối cân bằng. Tuy nhiên, nghiệm heo rừng thí nghiệm thức 2 đạt giá trị tốt hơn về CP và hàm lượng Bảng 2. Tăng trọng của heo rừng lai trong thí nghiệm (kg/con/tháng) Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 STT Giai đoạn (n=3) (n=3) 1 5 – 6 tháng 0.6 1.34 2 6 – 7 tháng 2.06 4.33 3 7 – 8 tháng 1.7 2.06 Kết quả theo dõi về tăng trọng của heo rừng ở nghiệm thức 1 lần lượt là: 13.27 kg, 15.33 thí nghiệm cụ thể như sau: ở nghiệm thức 1 kg, 17.03 kg và ở nghiệm thức 2 lần lượt là: tháng đầu tăng 0.6 kg, tháng thứ hai tăng 2.06 14.67 kg, 19 kg, 21.06 kg. Tuy có sự khác biệt kg, tháng thứ ba tăng 1.7 kg; Các số liệu tương về tăng trọng trong 2 nhóm heo thí nghiệm ứng ở nghiệm thức 2 đạt giá trị cao hơn lần nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa lượt là 1.34 kg, 4.33 kg và 2.06 kg. Kết quả thống kê. trọng lượng tích lũy sau một tháng nuôi, hai Khả năng tăng trọng qua các giai đoạn của tháng nuôi và ba tháng nuôi của heo rừng lai heo rừng thí nghiệm 61
  3. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bảng 3: Sự gia tăng chiều cao của heo rừng lai trong thí nghiệm (cm/con) STT Thời gian Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 (n=3) (n=3) 1 Bắt đầu thí nghiệm 27.8 ± 0.29 30.2 ± 2.8 2 1 tháng sau bắt đầu thí nghiệm 31.8 ± 1.53 32.7 ± 1.5 3 2 tháng sau bắt đầu thí nghiệm 34.3 ± 3.22 35.2 ± 2.8 4 3 tháng sau bắt đầu thí nghiệm 36.7 ± 1.16 39.3 ± 1.5 Từ kết quả trên có thể nhận ra rằng heo rừng Chất lượng thịt heo rừng thí nghiệm thí nghiệm đạt sự gia tăng chiều cao tốt hơn ở Về năng suất quầy thịt, kết quả được thể hiện nghiệm thức thứ 2. qua Bảng 4. Bảng 4: Năng suất thịt heo rừng trong thí nghiệm STT Diễn giải ĐVT Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 1 Khối lượng sống kg 18.1 20 2 Khối lượng thịt móc hàm kg 13.8 16 3 Tỷ lệ thịt móc hàm % 76.2 80 4 Khối lượng thịt xẻ kg 11.6 13.8 5 Tỷ lệ thịt xẻ % 64.1 69 5 Khối lượng thịt lưng + đùi kg 2.7 3.08 sau 6 Tỷ lệ thịt lưng + đùi sau % 23.3 22.3 7 Độ dày mỡ lưng mm 1.02 0.9 8 Diện tích cơ thăn cm2 29 44 9 Tỷ lệ hao hụt % 16.2 18.7 Theo kết quả phân tích trên, độ dày mỡ lưng của heo rừng lai ở nghiệm thức 2 cao hơn so của heo rừng lai ở nghiệm thức 1 là 1.02 mm với nghiệm thức 1. với diện tích cơ thăn là 29 cm2, so với heo Về thành phần dinh dưỡng của thịt heo rừng rừng nghiệm thức 2 là 0.9 mm với diện tích cơ trong thí nghiệm, kết quả được thể hiện qua thăn là 44 cm2. Điều này cho thấy tỉ lệ tích nạc Bảng 5. Bảng 5: Thành phần dinh dưỡng của thịt heo rừng trong thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Ẩm (%) 60.87 63.06 Béo (%) 16.8 12.6 CP (%) 29.57 20.12 Chỉ số iod mỡ (mg/g) 129.1 89.6 Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, thịt ở mềm sẽ gây khó khăn trong chế biến cũng như nghiệm thức 2 có giá trị ẩm độ cao hơn, cũng giảm giá trị thành phẩm và thời gian bảo quản chính vì thế mà giá trị cảm quan cũng sẽ cao (Hồ Huy Thông, 2011). Như vậy, Nếu xét về hơn thịt ở nghiệm thức 1. Bên cạnh đó, nếu hàm lượng dinh dưỡng thì thịt heo rừng ở thịt có độ ẩm thấp, sau khi giết mổ, thịt có nghiệm thức 1 có hàm lượng cao hơn heo rừng khuynh hướng mất đi tính hydrat hóa, sản ở nghiệm thức 2. Tuy nhiên xét về giá trị tiêu phẩm sẽ bị mất nước làm thịt trở nên khô thụ thì thịt heo rừng ít mỡ, nhiều nạc hàm cứng, giá trị cảm quan kém (Vũ Thị Bích lượng cholesterol thấp thì được người tiêu Thủy, 2005). Kết quả cũng cho thấy rằng 3 dùng ưa chuộng, nếu xét ở mặt này thì heo thông số còn lại như chất béo, protein và chỉ rừng nuôi ở nghiệm thức 2 sẽ được chấp nhận số iod mỡ ở nghiệm thức 1 đều cao hơn cao hơn. nghiệm thức 2. Trong đó, chỉ số iod càng cao thì mỡ càng mềm do chỉ số acid béo không KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ bảo hòa càng cao nên mỡ mềm nhưng dễ hấp Từ những kết quả trong nghiên cứu này có thể thu (Lê Thị Mến, 2010). Tuy nhiên, nếu mỡ nhận thấy rằng: heo rừng có khả năng sinh 62
  4. Kỷ yếu Hội nghị khoa học trưởng tốt trong điều kiện thiết kế chuồng trại Trong cùng một điều kiện cho ăn về khối chăn nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu lượng, heo rừng lai được cho ăn theo công Long. thức khẩu phần bao gồm: 40% rau lang + 40% Trong nghiên cứu về loại thức ăn cho heo rừng rau muống + 20% thức ăn hỗn hợp sẽ tăng trong điều kiện nuôi nhốt, có thể linh hoạt kết trọng, chiều cao và đạt giá trị chất lượng thịt hợp sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau tốt hơn so với cho ăn theo khẩu phần bao gồm: như: thức ăn hỗn hợp, cám gạo và bổ sung 40% rau lang + 40% rau muống + 20% cám thêm chất xanh như rau lang, rau muống. gạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO HỒ TRUNG THÔNG (2010), Nghiên cứu phát triển các giống heo bản địa cho hệ thống chăn nuôi trong các trang trại kết hợp ở vùng trung du và đồi núi nhằm sản xuất thịt heo chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài nghiên cứu và phát triển công nghệ, Trường Đại học Nông lâm Huế. LÊ THỊ MẾN (2010), Kỹ thuật chăn nuôi heo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. VŨ THỊ BÍCH THỦY (2005), Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chả lụa, Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ Thực phẩm. Đại học An Giang. 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2