intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt gia công thép 20x thấm các bon khi mài vô tâm chạy dao hướng kính

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

118
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt gia công tinh thép 20X thấm các bon khi mài vô tâm chạy dao hướng kính. Hai thông số đặc trưng của chất lượng bề mặt gia công được khảo sát trong nghiên cứu này gồm độ nhám ( Ra ) và độ không tròn (∆). Từ đó đưa ra được mức độ ảnh hưởng của lượng chạy dao đến độ nhám và độ không tròn. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra khoảng chạy dao hợp lý khi gia công tinh mác thép 20X thấm các bon bằng phương pháp mài vô tâm chạy dao hướng kính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt gia công thép 20x thấm các bon khi mài vô tâm chạy dao hướng kính

Đỗ Đức Trung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 128(14): 17 - 22<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG CHẠY DAO<br /> ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG THÉP 20X THẤM CÁC BON<br /> KHI MÀI VÔ TÂM CHẠY DAO HƯỚNG KÍNH<br /> Đỗ Đức Trung1*, Ngô Cường1, Phan Bùi Khôi2,<br /> Phan Thanh Chương1, Nguyễn Thành Chung3<br /> 1Trường<br /> <br /> CĐ Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br /> 3Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Viêt bắc Vinacomin<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt gia công<br /> tinh thép 20X thấm các bon khi mài vô tâm chạy dao hướng kính. Hai thông số đặc trưng của chất<br /> lượng bề mặt gia công được khảo sát trong nghiên cứu này gồm độ nhám ( Ra ) và độ không tròn<br /> (∆). Từ đó đưa ra được mức độ ảnh hưởng của lượng chạy dao đến độ nhám và độ không tròn.<br /> Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra khoảng chạy dao hợp lý khi gia công tinh mác thép 20X<br /> thấm các bon bằng phương pháp mài vô tâm chạy dao hướng kính.<br /> Từ khóa: Mài vô tâm chạy dao hướng kính, độ nhám, độ không tròn, thép 20X, lượng chạy dao<br /> hướng kính<br /> <br /> GIỚI THIỆU*<br /> Trong gia công cơ khí, mài vô tâm là một<br /> phương pháp gia công có năng suất cao hơn<br /> nhiều lần so với mài có tâm nhờ chế độ gia<br /> công cao, thời gian gá đặt, hiệu chỉnh và tháo<br /> dỡ chi tiết ít [1, 2]. Ngoài ra, do không cần<br /> định tâm chi tiết nên có thể giảm bớt lượng<br /> dư gia công vì chi tiết được định vị chính<br /> bằng bề mặt gia công; có thể nâng cao chế độ<br /> mài vì chi tiết được gá trên thanh tỳ và đá dẫn<br /> nên có độ cứng vững cao; nếu sử dụng đá có<br /> chiều dày lớn có thể giảm đáng kể số lần chạy<br /> dao dọc; có thể gia công các chi tiết dài hoặc<br /> nhiều chi tiết đồng thời bằng phương pháp<br /> chạy dao hướng kính [3].<br /> Trong phương pháp mài vô tâm, chất lượng<br /> vật mài được đánh giá qua nhiều thông số.<br /> Trong đó, độ nhám và độ không tròn là những<br /> thông số quan trọng quyết định chất lượng vật<br /> mài [1, 2, 3]. Chất lượng bề mặt khi mài phụ<br /> thuộc nhiều vào các đặc tính của chi tiết gia<br /> công [3]. Theo [4,5] độ cứng và độ bền kéo<br /> của vật liệu gia công có ảnh hưởng mạnh đến<br /> lực cắt, năng lượng cắt, qua đó ảnh hưởng đến<br /> tải trọng cơ nhiệt của quá trình cắt. Ngoài ra,<br /> tốc độ mòn hạt mài phụ thuộc vào độ cứng<br /> *<br /> <br /> Tel: 0988 488691, Email: dotrung.th@gmail.com<br /> <br /> của vật liệu gia công [5] làm thay đổi mức độ<br /> cào xước của hạt mài lên bề mặt gia công.<br /> Đây là những nguyên nhân có ảnh hưởng<br /> đáng kể đến chất lượng bề mặt mài.<br /> Đối với thép 20X thấm các bon sau khi nhiệt<br /> luyện thường đạt độ cứng 60÷62HRC, độ bền<br /> kéo của mác thép này có giá trị trung bình so<br /> với nhóm các mác thép hợp kim thấp thông<br /> dụng, b ≈ 430÷470 N/mm2 [6]. Đây là một<br /> trong các mác thép điển hình đại diện cho<br /> nhóm thép hợp kim thấp được sử dụng rộng<br /> rãi trong ngành chế tạo máy. Mác thép này<br /> hiện đang được Công ty TNHH Nhà nước<br /> một thành viên Diesel Sông Công - Thái<br /> Nguyên và một số công ty khác dùng để chế<br /> tạo chi tiết con đội xupap của động cơ diesel,<br /> chốt piston, gudông, đồ định vị của đồ gá… với<br /> phương pháp mài vô tâm được chọn để gia công<br /> các bề mặt trụ yêu cầu độ chính xác cao.<br /> Đã có một số nghiên cứu về độ nhám và độ<br /> không tròn của chi tiết khi mài vô tâm chạy<br /> dao hướng kính được công bố: đánh giá độ<br /> nhám bề mặt bằng hai phương pháp sửa đá<br /> khi sử dụng bút kim cương và đĩa kim cương<br /> [2]; ảnh hưởng của một số thông số động hình<br /> học đến độ nhám bề mặt [7, 8, 9]; ảnh hưởng<br /> của vận tốc cắt đến độ nhám bề mặt gia công<br /> [10]; mối quan hệ giữa độ không tròn của chi<br /> 17<br /> <br /> Đỗ Đức Trung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> tiết và góc nghiêng thanh tỳ γ, góc tiếp tuyến<br /> β (hình 1) [2]; phân tích những hạn chế của<br /> phương pháp sửa đá thông thường ảnh hưởng<br /> đến độ tròn của chi tiết [11, 12]; ảnh hưởng<br /> của độ chính xác của đá dẫn đến độ không<br /> tròn của chi tiết [13]; phân tích về rung động<br /> và quá trình tạo độ tròn của chi tiết [14]; khảo<br /> sát độ không tròn của chi tiết trong cả hai<br /> trường hợp mài vô tâm: chi tiết cao hơn tâm<br /> đá và chi tiết thấp hơn tâm đá [15, 16]; Ảnh<br /> hưởng của tốc độ đá dẫn đến độ không tròn<br /> của chi tiết [10]; mối quan hệ giữa độ không<br /> tròn với góc tiếp tuyến và lượng chạy dao khi<br /> sửa đá, mối quan hệ giữa độ không tròn với<br /> góc tiếp tuyến và vận tốc chi tiết [17]; một số<br /> gợi ý để đảm bảo độ tròn của chi tiết gia công<br /> [18]; ảnh hưởng của tỷ lệ vận tốc đá mài/vận<br /> tốc chi tiết đến độ không tròn [19]; nghiên<br /> cứu mô phỏng ảnh hưởng đồng thời của một<br /> số thông số động hình học của quá trình mài<br /> đến độ không tròn [20]... Trong nghiên cứu<br /> này chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng<br /> của lượng chạy dao (SK) đến đồng thời hai<br /> thông số độ nhám và độ không tròn khi gia<br /> công tinh thép 20X thấm các bon bằng<br /> phương pháp mài vô tâm chạy dao hướng<br /> kính. Từ đó đưa ra được mức độ ảnh hưởng<br /> của lượng chạy dao đến độ nhám và độ không<br /> tròn. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra<br /> khoảng chạy dao tương đối hợp lý khi gia công<br /> tinh mác thép 20X thấm các bon bằng phương<br /> pháp mài vô tâm chạy dao hướng kính.<br /> SƠ ĐỒ GIA CÔNG<br /> Sơ đồ gia công khi mài vô tâm chạy dao<br /> hướng kính được thể hiện trên hình 1. Ở<br /> phương pháp này, chi tiết được đặt giữa đá<br /> mài - đá dẫn và thanh tỳ. Trong quá trình gia<br /> công, đá dẫn - chi tiết và thanh tỳ sẽ tiến dần<br /> về phía đá mài.<br /> <br /> 128(14): 17 - 22<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ mài vô tâm chạy dao hướng kính<br /> <br /> HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM<br /> Mẫu thí nghiệm<br /> Mẫu thí nghiệm là mẫu thép 20X thấm các<br /> bon (hình 2), có thành phần hóa học trước và<br /> sau khi thấm các bon được trình bày trong<br /> bảng 1.<br /> <br /> Hình 2. Mẫu thí nghiệm<br /> <br /> Máy thí nghiệm<br /> Thí nghiệm được tiến hành trên máy mài vô<br /> tâm M1080B do Trung Quốc sản xuất năm<br /> 2011 tại Xưởng cơ khí II - Công ty Cổ phần<br /> Cơ khi Phổ Yên - Thái nguyên (hình 3) với<br /> các đặc tính ký thuật như sau:<br /> - Đá mài: Cn80.TB1.G.V1.500.150.305x35m/s<br /> - Đá dẫn: R.273.150.127<br /> - Thanh tỳ: γ = 300<br /> <br /> Bảng 1. Thành phần hóa học chính của thép 20X trước và sau khi thấm các bon<br /> 20X<br /> <br /> C<br /> <br /> Si<br /> <br /> Mn<br /> <br /> P<br /> <br /> S<br /> <br /> Cr<br /> <br /> Ni<br /> <br /> Cu<br /> <br /> Trước khi thấm C<br /> <br /> 0,209<br /> <br /> 0,208<br /> <br /> 0,74<br /> <br /> 0,015<br /> <br /> 0,015<br /> <br /> 1,16<br /> <br /> 0,013<br /> <br /> 0,018<br /> <br /> Sau khi thấm C<br /> <br /> 1,02<br /> <br /> 0,212<br /> <br /> 0,51<br /> <br /> 0,018<br /> <br /> 0,017<br /> <br /> 0,78<br /> <br /> 0,017<br /> <br /> 0,021<br /> <br /> 18<br /> <br /> Đỗ Đức Trung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 128(14): 17 - 22<br /> <br /> Điều kiện thí nghiệm<br /> - Vận tốc đá mài: 34 m/s (nđ = 1300 v/ph)<br /> - Vận tốc đá dẫn: 30,85 m/p (nd = 36 v/ph)<br /> - Chiều cao tâm chi tiết h = 12 mm (β =<br /> 7,140).<br /> - Dung dịch trơn nguội: UNIMET AS 192<br /> (hãng Oemeta - Đức), nồng độ 4% với<br /> phương pháp tưới tràn.<br /> - Lượng dư gia công tính theo bán kính: 0,05 mm<br /> Hình 3. Máy thí nghiệm<br /> <br /> Thiết bị đo<br /> - Độ nhám bề mặt gia công được đo bằng<br /> máy SJ400 của hãng Mitutoyo - Nhật Bản<br /> (hình 4).<br /> <br /> - Đá dẫn được xoay trong mặt phẳng thẳng<br /> đứng một góc 0,50, xoay trong mặt phẳng<br /> nằm ngang 00.<br /> - Sửa đá dẫn:<br /> + Chiều sâu sửa đá: 0,01 mm<br /> + Lượng chạy dao dọc: 30 mm/ph<br /> + Vận tốc đá dẫn: 257,3 m/ph (nd = 300 v/ph)<br /> - Sửa đá mài:<br /> + Chiều sâu sửa đá: 0,01 mm<br /> + Vận tốc đá mài: 34 m/s (nđ = 1300 v/ph)<br /> + Lượng chạy dao dọc: Sd = 300 mm/ph<br /> - Lượng chạy dao hướng kính: SK = 1 ÷ 21 μm/s<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Hình 4. Máy đo độ nhám SJ400<br /> <br /> - Độ không tròn của chi tiết được kiểm tra<br /> bằng đồng hồ đo 5/10000 (hãng HJ - Đài<br /> Loan), việc điều chỉnh vị trí khối V đỡ chi tiết<br /> được tiến hành bằng đồng hồ đo 1/1000 (hãng<br /> Mitutoyo - Nhật Bản) trên máy đo độ thẳng<br /> ЧиМ - 23 (hình 5).<br /> <br /> Tiến hành mài thí nghiệm với các giá trị khác<br /> nhau của lượng chạy dao hướng kính (SK).<br /> Tại mỗi điểm thí nghiệm tiến hành với 3 mẫu.<br /> Tiến hành đo độ nhám bề mặt trên chiều dài<br /> chuẩn L = 0,08 mm, giá trị độ nhám tại mỗi<br /> điểm thí nghiệm là giá trị trung bình của các<br /> lần đo. Độ không tròn được đo trên các mẫu<br /> là thống nhất tại một tiết diện nhờ có cữ chặn<br /> chiều trục được gắn trên khối V, giá trị độ<br /> không tròn tại mỗi điểm thí nghiệm được xác<br /> định bằng số vạch chỉ thị trên đồng hồ<br /> 5/10000 sau đó lấy giá trị trung bình của các<br /> lần đo. Kết quả về độ nhám và độ không tròn<br /> được thể hiện trên bảng 2 và đồ thị hình 6,<br /> hình 7.<br /> Từ kết quả trên bảng 2 và hình 6, hình 7 ta có<br /> nhận xét:<br /> <br /> Hình 5. Thiết bị đo độ không tròn<br /> <br /> - Lượng chạy dao có ảnh hưởng đáng kể đến cả<br /> độ nhám và độ không tròn của bề mặt gia công.<br /> 19<br /> <br /> Đỗ Đức Trung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - Mức độ ảnh hưởng của lượng chạy dao đến<br /> độ không tròn nhiều hơn ảnh hưởng đến độ<br /> nhám bề mặt.<br /> <br /> 128(14): 17 - 22<br /> <br /> - Khi mài tinh thép 20X thấm các bon giá trị<br /> độ nhám và độ không tròn đều có giá trị nhỏ<br /> và tương đối ổn định khi SK = 2 ÷ 18 μm/s.<br /> <br /> Bảng 2. Giá trị độ nhám và độ không tròn khi thay đổi SK<br /> Độ nhám<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> <br /> SK<br /> (μm/s)<br /> 1<br /> 3<br /> 5<br /> 7<br /> 9<br /> 11<br /> 13<br /> 15<br /> 17<br /> 19<br /> 21<br /> <br /> Ra1<br /> (μm)<br /> 0,71<br /> 0,53<br /> 0,45<br /> 0,47<br /> 0,60<br /> 0,45<br /> 0,61<br /> 0,56<br /> 0,64<br /> 0,59<br /> 0,70<br /> <br /> Ra 2<br /> <br /> Ra 3<br /> <br /> (μm)<br /> 0,69<br /> 0,43<br /> 0,50<br /> 0,43<br /> 0,56<br /> 0,50<br /> 0,60<br /> 0,50<br /> 0,63<br /> 0,58<br /> 0,70<br /> <br /> (μm)<br /> 0,71<br /> 0,55<br /> 0,45<br /> 0,41<br /> 0,53<br /> 0,45<br /> 0,55<br /> 0,52<br /> 0,51<br /> 0,65<br /> 0,76<br /> <br /> Độ không tròn<br /> <br /> Ra<br /> (μm)<br /> 0,70<br /> 0,51<br /> 0,46<br /> 0,44<br /> 0,56<br /> 0,46<br /> 0,59<br /> 0,53<br /> 0,59<br /> 0,61<br /> 0,72<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> (μm)<br /> 11,0<br /> 2<br /> 2,5<br /> 1,5<br /> 1,0<br /> 1,0<br /> 3,0<br /> 2,0<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 3,5<br /> <br /> (μm)<br /> 11,0<br /> 1,5<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 1,5<br /> 1,0<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 2,0<br /> 2,0<br /> 3,5<br /> <br /> (μm)<br /> 13,0<br /> 2,0<br /> 2,5<br /> 2,0<br /> 2,0<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 2,0<br /> 1,5<br /> 2,5<br /> 4,0<br /> <br /> Hình 6. Ảnh hưởng của lượng chạy dao đến độ nhám bề mặt<br /> <br /> Hình 7. Ảnh hưởng của lượng chạy dao đến độ không tròn<br /> <br /> 20<br /> <br /> <br /> <br /> (μm)<br /> 11,67<br /> 1,83<br /> 2,17<br /> 1,83<br /> 1,50<br /> 1,17<br /> 2,17<br /> 2,00<br /> 1,67<br /> 2,17<br /> 3,67<br /> <br /> Đỗ Đức Trung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> - Mức độ ảnh hưởng của lượng chạy dao đến<br /> độ không tròn nhiều hơn ảnh hưởng đến độ<br /> nhám bề mặt<br /> - Khi mài tinh thép 20X thấm các bon nên<br /> chọn lượng chạy dao hướng kính trong<br /> khoảng SK = 2 ÷ 18 μm/s. Kết quả này cũng<br /> có thể được dùng để tham khảo khi gia công<br /> tinh các mác vật liệu thuộc nhóm thép hợp<br /> kim thấp.<br /> - Trên cơ sở khoảng tương đối hợp lý của lượng<br /> chạy dao mà nghiên cứu này đã chỉ ra, chúng tôi<br /> sẽ tiến hành nghiên cứu tối ưu giá trị của thông<br /> số này trong nghiên cứu tiếp theo.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Văn Tính , Kỹ thuật mài, Nxb Công<br /> nhân kỹ thuật, Hà Nội (1978).<br /> 2. Loan D. Marinescu, Mike Hitchiner, Eckart<br /> Uhlmann and W. Brian Rowe, Handbook of<br /> machining with grinding wheels, CRC Press<br /> Taylor & Francis Group (2006).<br /> 3. Lưu Văn Nhang, Kỹ thuật Mài kim loại, Nhà<br /> xuất bản KH&KT, Hà Nội (2003).<br /> 4. Loan D. marinescu, W. Brian Rowe, Boris<br /> Dimitrov and<br /> Ichiro Inansaki, Tribology of<br /> abrasive machining process, Published in the<br /> United States of America by William Andrew, Inc<br /> (2004).<br /> 5. Milton Shaw, The size effect in metal cutting,<br /> Sadhana Vol. 28, part 5, October 2003, pp 875896, Printed in India.<br /> 6. Mechanical properties of alloy steel (Chinese<br /> standard: GB/T 17107 – 1997)<br /> 7. J. Kopac, P. Krajnik and J.M. d’Aniceto,<br /> Grinding analysis based on the matrix experiment,<br /> 13th International scientific conference on<br /> achievements in mechanical and materials<br /> engineering (2005).<br /> 8. P. Krajnik, A. Sluga, J. Kopac, Radial basis<br /> function simulation and metamodelling of surface<br /> roughness in centreless grinding, Faculty of<br /> Mechanical Engineering, University of Ljubljana,<br /> Askerceva 6, SI-1000 Ljubljana, Slovenia (2005).<br /> 9. P. Krajnik, J. Kopac and A. Sluga, Design of<br /> grinding factors based on response surface<br /> <br /> 128(14): 17 - 22<br /> <br /> methodology, Journal of Materials Processing<br /> Technology 162–163 (2005).<br /> 10. S.S.Pande and B.R. Lanka, Investigation on<br /> the through – feef centerless grinding process,<br /> International Journal of Production Research<br /> Volume 27, Issue 7 (1989).<br /> 11. F. Hashimoto, A. Kanai, M. Miyashita, K.<br /> Okamura, High Precision Trueing Method of<br /> Regulating Wheel and Effect on Grinding<br /> Accuracy, Annals of the C/RP Vol. (1983).<br /> 12. Albert J. Shih, A New Regulating Wheel<br /> Truing Method for Through-FeedCenterless<br /> Grinding, Contributed by the Manufacturing<br /> Engineering Division for publication in the journal<br /> of Anufacturing science and engineering (2000).<br /> 13. P. R. Nakkeeran and V. Radhakrishnan, A<br /> study on the effect of regulating wheel on the<br /> roundness of workpiece in centerless grinding by<br /> computer simulation, Int. J. Math. Tools<br /> Manufact. Vol, 30, No. 2, pp. 191-201 (1990).<br /> 14. Yuji Furukawa, Masakazu Miyashita and<br /> Susumu Shiozakij, Vibration Analysis and WorkRounding Mechanism in Centerless Grinding, Int.<br /> J. Mach. Tool Des. Res. Vol. 11,(1971).<br /> 15. N. G. Subramanya Udupa, M. S. Shubnmugam<br /> and V. Radhakristinan, Influence of workpiece<br /> position on roundness error and surface finish in<br /> centerless grinding, Int. I. Mach. Tools Manufact.<br /> Vol. 27. No. 1. p. 77-89 (1987).<br /> 16. C. Guo, S.Malkin, J.A.Kovach and M.Laurich,<br /> Computer Simulation of Below-Center and AboveCenter Centerless Grinding, Machining Science<br /> and Technology, 1(2), 253-249 (1997).<br /> 17. S.S. Pande, A.R. Naik and S.Somasundaram,<br /> Computer simulation of the plunge centreless<br /> grinding process, Journal of Materials Processing<br /> Technology, 39 (1993).<br /> 18. F. Hashimoto, G. D. Lahoti, M. Miyashita,<br /> Safe Operations and Friction Characteristics of<br /> Regulation Wheel in Centerless Grinding, Tokyo,<br /> Japan Received on January 5 (1998).<br /> 19. W. B. Rowe, S. Spraggett, R. GiII and B. J.<br /> Davies, Improvements in Centreless Grinding<br /> Machine Design, Annals of the CIRP Vol (1987).<br /> 20. Phan Bui Khoi, Ngo Cuong, Do Duc Trung,<br /> Nguyen Dinh Man, A study on simulation of<br /> plunge centerless grinding process, ISEPD 2014 –<br /> International Sysposium on Eco-materials<br /> Processing and Design, Ha Noi, Viet Nam<br /> (Jannuary<br /> 12~14,<br /> 2014).<br /> <br /> 21<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2