intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội tới sức khỏe người dân tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội tới sức khỏe người dân tỉnh Lâm Đồng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi kết hợp biện pháp thu thập số liệu thứ cấp từ cơ sở dữ liệu của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội tới sức khỏe người dân tỉnh Lâm Đồng

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI<br /> TỚI SỨC KHỎE NGƢỜI DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG<br /> Nguyễn Văn Ba*; Nguyễn Xuân Kiên**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội tới sức khỏe người dân<br /> tỉnh Lâm Đồng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên phỏng vấn<br /> trực tiếp bằng bộ câu hỏi kết hợp biện pháp thu thập số liệu thứ cấp từ cơ sở dữ liệu của địa<br /> phương. Kết quả: 29,5% hộ gia đình (HGĐ) có người ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra. Tỷ lệ<br /> người dân có thẻ bảo hiểm y tế 67%. Người dân tiếp cận thông tin về giáo dục sức khỏe từ các<br /> nguồn chủ yếu như loa phát thanh, đài và ti vi; người ốm thuộc nhóm kinh tế nghèo Q1, sử<br /> dụng các dịch vụ khám chữa bệnh thấp hơn rất nhiều so với nhóm kinh tế giàu Q5 sử dụng<br /> dịch vụ khám chữa bệnh. Cơ sở hạ tầng bệnh viện huyện và trạm y tế xã chật hẹp, xuống cấp;<br /> trang thiết bị y tế thiếu và lạc hậu. Kết luận: có mối quan hệ mật thiết giữa thu nhập HGĐ với<br /> mức chi trả y tế, tiếp cận thông tin y tế, sử dụng dịch vụ y tế của người dân địa phương tại tỉnh<br /> Lâm Đồng trong năm 2014. Cơ sở vật chất y tế cấp xã và huyện đều thiếu, cũ, lạc hậu.<br /> * Từ khóa: Sức khoẻ; Yếu tố kinh tế - xã hội; Lâm Đồng.<br /> <br /> Study on the Effect of Socio-Economic Factors on the Health in<br /> Lamdong Province<br /> Summary<br /> Objectives: To study the effect of socio-economic factors on the health in Lamdong province.<br /> Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study based on direct interviews with<br /> questionnaires sheet incorporating secondary data collection methods from the local database.<br /> Results: 29.5% of households had sick people within the 4 weeks prior to the survey. 67% of the<br /> people had health insurance card. Health education could be approached from major sources<br /> such as loudspeakers, radios and television; the sick in the Q1 poor group using health services<br /> was much lower than the Q5 group. The infrastructure of local health stations was narrow and<br /> degraded; medical equipment was insufficient and backward. Conclusion: There was a close<br /> relationship between household income and health coverage, access to health information and<br /> the use of health services in Lamdong province in 2014. The medical facilities at the<br /> communical and district levels are deficient, outdated and backward.<br /> * Keywords: Health; Socio-economic factors; Lamdong province.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây<br /> dựng một hệ thống y tế đảm bảo mọi<br /> người dân có thể tiếp cận được dịch vụ<br /> <br /> khám chữa bệnh (KCB) thiết yếu. Đảm<br /> bảo sử dụng có hiệu quả cao các nguồn<br /> lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn<br /> định, hòa nhập với quá trình phát triển<br /> kinh tế văn hoá xã hội của đất nước.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Cục Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Xuân Kiên (xuankien64@yahoo.com.vn)<br /> Ngày nhận bài: 30/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 09/09/2017<br /> <br /> 606<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> Vì vậy, Ngành Y tế nước ta đã xây dựng<br /> được hệ thống chăm sóc sức khỏe đa<br /> dạng nhiều thành phần, nhiều loại hình<br /> cung cấp các dịch vụ KCB. Tuy vậy,<br /> Ngành Y tế nước ta đang phải đối mặt với<br /> thách thức: y tế phải đáp ứng nhu cầu<br /> chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ngày càng<br /> cao, KCB với kỹ thuật y tế chất lượng<br /> cao, song song phải quan tâm đến CSSK<br /> người nghèo, người cận nghèo, trẻ em<br /> < 6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng<br /> khó khăn, vùng sâu, vùng xa.<br /> Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc<br /> vùng Tây Nguyên, là vùng trọng điểm về<br /> mặt kinh tế, an ninh, quốc phòng của cả<br /> nước. Việc nâng cao chất lượng cuộc<br /> sống cũng như đảm bảo về y tế, kiểm<br /> soát tốt dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là<br /> nhiệm vụ quan trọng của Ngành Y tế. Để<br /> tiếp tục có định hướng phát triển y tế<br /> vùng Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng<br /> nói riêng, cần có đánh giá chính xác về<br /> ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội<br /> tới sức khỏe và bệnh dịch người dân của<br /> địa phương.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu.<br /> * Địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh<br /> Lâm Đồng, từ tháng 01 - 2014 đến 12 2014.<br /> * Đối tượng nghiên cứu:<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Điều tra<br /> tiến hành bằng phỏng vấn trực tiếp các<br /> đối tượng qua bộ câu hỏi kết hợp biện<br /> pháp thu thập số liệu thứ cấp từ cơ sở dữ<br /> liệu của địa phương.<br /> * Cỡ mẫu và chọn mẫu:<br /> - Cỡ mẫu nghiên cứu:<br /> Cỡ mẫu điều tra HGĐ: đánh giá thực<br /> trạng chất lượng cuộc sống, điều kiện<br /> kinh tế và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế<br /> của HGĐ. Từ kết quả khảo sát sơ bộ<br /> 100 HGĐ ở khu vực nông thôn tỉnh Lâm<br /> Đồng về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tại<br /> HGĐ thấy có khoảng 15% HGĐ không có<br /> khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Áp dụng<br /> tính cỡ mẫu theo công thức:<br /> n = Z2(1-/2)<br /> <br /> p(1-p)<br /> <br /> x DE<br /> d2<br /> Trong đó: n là cỡ mẫu điều tra.<br /> Z(1-/2): độ tin cậy 95% (Z(1-/2) = 1,96)).<br /> p: tỷ lệ HGĐ có phân loại rác (p = 0,15).<br /> 1 - p = q = 0,85: tỷ lệ đối tượng không<br /> mang đặc tính nghiên cứu.<br /> d: sai số tuyệt đối, chọn d = 0,03.<br /> DE: hệ số hiệu chỉnh, chọn DE = 2.<br /> Vậy cỡ mẫu cần nghiên cứu: n = 1.090<br /> HGĐ.<br /> - Chọn mẫu:<br /> <br /> - Các hộ dân khu vực nông thôn và<br /> thành thị tại Lâm Đồng.<br /> <br /> + Chọn huyện: chọn ngẫu nhiên 1 thành<br /> phố và 3 huyện.<br /> <br /> - Cơ sở dữ liệu thứ cấp về dân số, xã<br /> hội, y tế của Lâm Đồng.<br /> <br /> + Chọn xã: tại các huyện được lựa<br /> chọn, lập danh sách tất cả các xã, sau đó<br /> chọn 30 xã để điều tra (sử dụng kỹ thuật<br /> chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống).<br /> <br /> - Cán bộ lãnh đạo và các đoàn thể của<br /> xã, thôn được chọn điều tra.<br /> <br /> 607<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> - Chọn thôn để phỏng vấn: tại mỗi xã<br /> được chọn, lập danh sách tất cả các thôn.<br /> Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 1 thôn bất kỳ để<br /> tiến hành phỏng vấn.<br /> - Chọn đối tượng nghiên cứu: tại mỗi<br /> xã, chọn ngẫu nhiên 1 thôn điều tra 36 37 HGĐ. Như vậy, 30 xã sẽ điều tra được<br /> 1.090 HGĐ.<br /> * Phương pháp thu thập số liệu:<br /> <br /> Thu thập số liệu: báo cáo hiện trạng và<br /> nhu cầu đầu tư về các lĩnh vực cơ sở hạ<br /> tầng, trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế<br /> của các cơ sở y tế huyện, xã của tỉnh<br /> Lâm Đồng theo mẫu bộ câu hỏi; báo cáo<br /> sơ kết 6 tháng và tổng kết hàng năm hoạt<br /> động của bệnh viện huyện và TYTX năm<br /> 2009 - 2014.<br /> * Xử lý và phân tích số liệu:<br /> <br /> Tiến hành phỏng vấn HGĐ về xếp loại<br /> kinh tế HGĐ, thu nhập và tình hình ốm<br /> các thành viên HGĐ trong vòng 4 tuần<br /> trước điều tra.<br /> Phỏng vấn sâu trưởng trạm y tế xã<br /> (TYTX) và một số cán bộ của TYTX xã về<br /> tình hình KCB tại trạm, cung cấp dịch vụ<br /> KCB, nhu cầu cần hỗ trợ cho người bệnh,<br /> hỗ trợ cho cơ sở y tế theo bộ câu hỏi nội<br /> dung hướng dẫn thảo luận nhóm.<br /> <br /> Các số liệu điều tra HGĐ được kiểm<br /> tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần<br /> mềm Epi.info, sau đó xử lý thống kê bằng<br /> phần mềm SPSS 17.0. Nếu HGĐ có<br /> người ốm trong vòng 4 tuần trước điều<br /> tra (một người hay nhiều người, một<br /> người nhiều lượt) sử dụng mẫu phỏng<br /> vấn người ốm. Thông tin về người ốm<br /> được nhập liệu, mã hoá và liên kết với<br /> HGĐ đó.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Đặc điểm HGĐ và thu nhập.<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Nhóm thu nhập<br /> <br /> Chung<br /> <br /> Q1<br /> <br /> Q2<br /> <br /> Q3<br /> <br /> Q4<br /> <br /> Q5<br /> <br /> Số HGĐ<br /> <br /> 218<br /> <br /> 218<br /> <br /> 218<br /> <br /> 218<br /> <br /> 218<br /> <br /> 1.090<br /> <br /> Số người<br /> <br /> 538<br /> <br /> 538<br /> <br /> 539<br /> <br /> 539<br /> <br /> 538<br /> <br /> 2.693<br /> <br /> Số tiền<br /> <br /> 409.740<br /> <br /> 1.003.620<br /> <br /> 1.927.900<br /> <br /> 3.475.800<br /> <br /> 5.154.000<br /> <br /> 11.967.060<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 2.885<br /> <br /> 7.018<br /> <br /> 13.453<br /> <br /> 24.477<br /> <br /> 36.295<br /> <br /> 16.826<br /> <br /> X%<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 8,4<br /> <br /> 16,1<br /> <br /> 29,0<br /> <br /> 43,1<br /> <br /> 100<br /> <br /> Thu nhập trung<br /> bình/người/năm<br /> <br /> 925<br /> <br /> 1.897<br /> <br /> 3.559<br /> <br /> 6.457<br /> <br /> 9.972<br /> <br /> 4.562<br /> <br /> Thu nhập<br /> trung<br /> bình/hộ/<br /> năm<br /> <br /> * Số tiền theo đơn vị tính là: 1.000 đồng<br /> Với 2.693 người trong 1.090 HGĐ<br /> (trung bình 3,78 người/HGĐ), chia tổng<br /> số HGĐ ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm bằng<br /> 20% hộ, sắp xếp theo mức thu nhập bình<br /> quân đầu người/năm từ thấp nhất đến<br /> cao nhất (ký hiệu từ Q1 đến Q5).<br /> 608<br /> <br /> Kết quả cho thấy, tổng thu nhập trong<br /> một năm qua của 1.090 HGĐ là 11,967 tỷ<br /> đồng, trong đó số tiền thu nhập của nhóm<br /> HGĐ có thu nhập cao nhất (nhóm Q5)<br /> chiếm 43,1% tổng số tiền của cả 5 nhóm<br /> HGĐ, số tiền thu nhập của nhóm HGĐ có<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> thu nhập thấp nhất (nhóm Q1) chiếm<br /> 3,4% tổng số tiền của 5 nhóm HGĐ.<br /> <br /> 1.774 người (65,9%); ≥ 60: 356 người<br /> (13,2%).<br /> <br /> Thu nhập trung bình của HGĐ/năm<br /> tính chung 16.826 nghìn đồng/hộ/năm,<br /> thấp nhất ở nhóm Q1 (2.885 nghìn<br /> đồng/hộ/năm), nhóm Q2 là 7.018 nghìn<br /> đồng/hộ/năm, nhóm Q3 là 13.453 nghìn<br /> đồng/hộ/năm, ở nhóm Q4 là 24.477 nghìn<br /> đồng/hộ/năm và cao nhất ở nhóm Q5<br /> (36.295 nghìn đồng/hộ/năm). Thu nhập<br /> trung bình trên đầu người là 4.562 nghìn<br /> đồng/người/năm.<br /> <br /> Hiện địa bàn nghiên cứu có 05 người<br /> > 90 tuổi, trong đó có 03 cụ đang ở tuổi<br /> 91; 01 cụ 92 tuổi; 01 cụ 94 tuổi.<br /> <br /> * Đặc điểm nhóm tuổi (n = 2.693):<br /> 0 - 5 tuổi: 182 người (6,8%); 6 - 14<br /> tuổi: 381 người (14,1%); 15 - 59 tuổi:<br /> <br /> * Đặc điểm giới tính, dân tộc, trình độ<br /> học vấn đối tượng nghiên cứu (n = 2.693):<br /> Nam: 1.332 người (49,5%); nữ: 1.361<br /> người (50,5%); dân tộc Kinh: 2.677 người<br /> (99,4%); dân tộc Cơ Ho: 16 người (0,6%);<br /> không biết chữ, còn nhỏ: 220 người<br /> (8,1%); tiểu học, THCS: 1.779 người<br /> (66,1%); PTTH: 539 người (20,0%); trên<br /> PTTH: 155 người (5,8%).<br /> <br /> Biểu đồ 1: Đặc điểm nghề nghiệp.<br /> Tỷ lệ người dân tại địa bàn nghiên cứu làm nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất (28,8%);<br /> cán bộ công chức nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,4%).<br /> <br /> Biểu đồ 2: Tỷ lệ thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) phân bố theo loại hình BHYT.<br /> 609<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> 67% người dân có BHYT, trong đó các loại hình bảo hiểm tại địa bàn nghiên cứu<br /> gồm: BHYT học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (22,8%), sau đó là BHYT người nghèo<br /> (20,4%), BHYT trẻ em < 6 tuổi (6,7%), BHYT đối tượng chính sách (6,5%), BHYT tự<br /> nguyện (5,9%) và BHYT bắt buộc (4,6%) chiếm tỷ lệ thấp nhất. Tỷ lệ người dân không<br /> có BHYT 33%.<br /> Bảng 2: Tiếp cận thông tin về giáo dục sức khoẻ của HGĐ trong 4 tuần qua.<br /> Nhóm thu nhập<br /> <br /> Chỉ số<br /> Có tiếp cận<br /> <br /> n<br /> <br /> Không tiếp cận<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Q1<br /> <br /> Q2<br /> <br /> Q3<br /> <br /> Q4<br /> <br /> Q5<br /> <br /> 97<br /> <br /> 104<br /> <br /> 117<br /> <br /> 112<br /> <br /> 124<br /> <br /> 2<br /> <br /> χ ,p<br /> <br /> Chung<br /> 554<br /> <br /> 2<br /> <br /> χ = 18,4<br /> p < 0,01<br /> <br /> %<br /> <br /> 68,3<br /> <br /> 72,7<br /> <br /> 81,8<br /> <br /> 78,9<br /> <br /> 87,3<br /> <br /> 77,8<br /> <br /> n<br /> <br /> 45<br /> <br /> 39<br /> <br /> 26<br /> <br /> 30<br /> <br /> 18<br /> <br /> %<br /> <br /> 31,7<br /> <br /> 27,3<br /> <br /> 18,2<br /> <br /> 21,1<br /> <br /> 12,7<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> n<br /> <br /> 142<br /> <br /> 143<br /> <br /> 143<br /> <br /> 142<br /> <br /> 142<br /> <br /> 712<br /> <br /> %<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 158<br /> <br /> 77,8% HGĐ có tiếp cận với thông tin về giáo dục sức khỏe (GDSK) trong 4 tuần<br /> trước điều tra; 22,2% không tiếp cận. Nhóm HGĐ có kinh tế kém hơn, tỷ lệ có tiếp cận<br /> thông tin về GDSK thấp hơn so với nhóm HGĐ có thu nhập cao hơn. Nhóm thu nhập<br /> cao nhất Q5 có tỷ lệ HGĐ được tiếp cận 87,3%, nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ HGĐ<br /> được tiếp cận 68,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thu nhập HGĐ<br /> (p < 0,001).<br /> <br /> 100<br /> 80<br /> 60<br /> 40<br /> 20<br /> 0<br /> <br /> 83.6<br /> <br /> 77.3<br /> 42.4<br /> 13.9<br /> <br /> Loa phát<br /> thanh<br /> <br /> TV, đài<br /> <br /> CBYT<br /> <br /> Tờ rơi, sách<br /> báo<br /> <br /> 1.3<br /> Pane, Áp<br /> phích<br /> <br /> Biểu đồ 3: HGĐ tiếp cận các nguồn thông tin GDSK.<br /> Trong thời gian 4 tuần trước điều tra, HGĐ đã nghe thông tin về GDSK từ loa phóng<br /> thanh chiếm tỷ lệ cao nhất (83,6%), từ đài và ti vi: 77,3%, từ cán bộ y tế: 42,4%. Thông<br /> tin từ tờ rơi, sách báo (13,9%) và pa nô, áp phích chiếm tỷ lệ rất thấp (1,3%).<br /> * Mục đích của HGĐ đến TYTX trong 4 tuần qua (n = 495):<br /> Tiêm chủng: 52 người (10,5%); mua thuốc không khám: 188 người (38,0%); khám<br /> bệnh và mua thuốc: 331 người (66,9%); hỏi về sức khỏe: 162 người (32,7%); nghe nói<br /> về vệ sinh phòng bệnh: 185 người (37,4%); nghe nói về sinh đẻ kế hoạch: 130 người<br /> (26,3%); công tác y tế: 134 người (27,1%).<br /> 610<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2