intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg trình bày việc xây dựng công thức bào chế viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg thông qua việc khảo sát tỷ lệ và thành phần các tá dược dựa trên các tiêu chí, bao gồm độ rã của viên trong khoảng 20-30 giây và che giấu được mùi vị khó chịu của hoạt chất diclofenac natri.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg

  1. NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN RÃ NHANH DICLOFENAC NATRI 50 MG Trần Minh Khánh, Lý Thúy My, Nguyễn Minh Thành, Phạm Nguyễn Hoàng Thiên, Nguyễn Minh Sáng Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS. Vũ Lê Ngọc TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng công thức bào chế viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg thông qua việc khảo sát tỷ lệ và thành phần các tá dược dựa trên các tiêu chí, bao gồm độ rã của viên trong khoảng 20-30 giây và che giấu được mùi vị khó chịu của hoạt chất diclofenac natri. Nghiên cứu thực hiện khảo sát hàm lượng các tá dược trong công thức ảnh hưởng đến độ rã và vị đắng của viên nén, bao gồm tá dược rã natri crosscarmellose, tá dược dính PVP K30, và tá dược điều vị saccharine/ sucralose. Kết quả thu được viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg được chọn lựa có các thành phần như sau: natri diclofenac (20%), natri croscarmellose (5%), lactose (65,5%), tinh bột bắp (6%), PVP K30 (1,5%), talc (1%), sucralose (1%). Tương ứng, viên nén được chọn lựa có đặc tính ít đắng, thời gian rã phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu. Từ khóa: diclofenac sodium, oral disintegrating tablets, sodium crosscarmellose, superdisintegrants 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Diclofenac natri là hoạt chất thuộc nhóm chống viêm không steroid (non-steroidal anti-inflamatoy drug - NSAID), có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm, với cơ chế hoạt động liên quan đến sự ức chế sinh tổng hợp của prostaglanding [8]. Các dạng bào chế phổ biến hiện nay chứa hoạt chất diclofenac natri bao gồm viên nén, viên nang, thuốc đạn, thuốc dán...[2]. Viên nén rã nhanh là dạng bào chế có thể phân hủy hoặc rã nhanh chóng khi tiếp xúc với nước bọt và đặc biệt sử dụng cho đối tượng bệnh nhân trẻ em và người già hoặc những bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt và giúp cho bệnh nhân có thể được sử dụng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào mà không cần nước [4; 5]. Hai đặc điểm bào chế chính của viên nén rã nhanh là thời gian rã nhanh dưới 30 giây và khối lượng của viên dưới 500 mg [7]. Hầu hết các bài nghiên cứu về dạng bào chế viên nén rã nhanh đối với hoạt chất diclofenac natri đều sử có thời gian rã nằm trong khoảng 20-30 giây [10]. Tuy nhiên, nhược điểm của dạng bào chế này là bệnh nhân sẽ cảm nhận được đầy đủ mùi vị của hoạt chất và hoạt chất diclofenac natri có vị đắng [12]. Do đó, mục tiêu của bài nghiên cứu là: xây dựng công thức điều chế viên nén rã nhanh diclofenac natri thông qua việc khảo sát tỷ lệ và thành phần các tá dược dựa trên 2 tiêu chí quan trọng nhất, bao gồm độ rã của viên trong khoảng 20-30 giây và che giấu được mùi vị khó chịu của hoạt chất diclofenac natri. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu Diclofenac natri đạt tất cả các tiêu chuẩn theo dược điển Việt Nam V – Chuyên luận diclofenac natri (nguyên liệu). Các tá dược bào chế viên nén: natri croscarmellose, lactose monohydrat, tinh bột bắp, PVP 793
  2. K30, talc, sucralose, saccharine, ethanol 96%, nước cất đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các hóa chất dùng trong phân tích kiểm nghiệm: natri hydroxide, kali dihydrophotphat sử dụng pha hệ đệm pH 6,8 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Khảo sát thành phần của viên nén Thành phần công thức bào chế viên nén rã nhanh được lựa chọn sử dụng khảo sát được trình bày theo bảng 1. 2.2.2 Quy trình bào chế viên nén Quy trình xát hạt ướt được áp dụng với máy dậy viên xoay tròn 8 chày SHAKTI LABPRESS II. Viên nén hình trụ dẹt tạo thành có đường kính 9 mm. Hỗn hợp trộn sơ bộ bao gồm hoạt chất diclofenac natri, tá dược độn bao gồm lactose monohydrat và tinh bột bắp, tá dược rã trong: natri crosscarmelose được trộn trong cối sứ. Sau đó, hỗn hợp được trộn ướt với dung dịch PVP K30 10% rồi tạo hạt với rây 2 mm. Cốm ẩm được sấy khô trong tủ sấy tĩnh MEMMERT UN30 ở nhiệt độ 65 oC trong vòng 5 phút, sửa hạt qua rây 0,5 mm và được trộn hoàn tất với tá dược trơn bóng là talc và tá dược rã ngoài natri crosscarmelose. Tỷ lệ các tá dược được trình bày trong bảng 2. Mỗi công thức khảo sát thực hiện với lượng nguyên liệu ứng với 100 viên nén thành phẩm. 2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược điều vị Tá dược điều vị được lựa chọn khảo sát bao gồm saccharin và sucralose. Lấy 1 viên và nếm. Độ đắng của viên nén rã nhanh diclofenac natri được đánh giá bằng 5 mức cảm nhận: không đắng (0), đắng rất ít (1), đắng ít (2), đắng vừa (3) rất đắng (4). Thử nghiệm xác nhận độ đắng được tiến hành với nhóm thử nghiệm 10 người, có độ tuổi từ 21-25 là các sinh viên khoa Dược khoá 17-18-19 trường đại học Công Nghệ TP.HCM và khỏe mạnh, không có bệnh nền. Kết quả được ghi nhận là mức độ đắng được các thành viên trong nhóm thử nghiệm cảm nhận và được lượng hóa bằng số nguyên dương. 2.2.4 Kiểm nghiệm bán thành phẩm Cân khoảng 5g bột cốm cho vào ống đong 50ml, ghi nhận thể tích ban đầu. Lót khăn và để ống đong cách mặt bàn 3 cm thả xuống. Tiếp tục gõ với thao tác trên đến khi thể tích cốm trong ống đong không thay đổi, ghi nhận thể tích không đổi. Tính toán tỷ số Haussener để đánh giá lưu tính và chỉ số Carr (%) để đánh giá chỉ số nén. 2.2.5 Kiểm nghiệm viên nén Công thức được chọn lựa cuối cùng được kiểm nghiệm chỉ tiêu cảm quan, độ đồng đều khối lượng theo quy trình chuẩn được ghi trong Dược điển Việt Nam V, xây dựng và thẩm định quy trình định lượng viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg bằng phương pháp quang phổ UV-Vis sử dụng máy quang phổ UV- Vis U-3900[9]. 2.2.6 Độ hòa tan [6] 794
  3. Máy đo độ hòa tan COPLEY có cánh khuấy ở tốc độ 50 vòng / phút, môi trường hòa tan là 900 mL dung dịch đệm phosphat pH 6,8 ở 37 ± 0,5 ° C. Hút 5 mL mỗi lần trong các khoảng thời gian xác định (0, 5, 10, 15 phút). Lọc. Đo UV-Vis. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Khảo sát thành phần của viên nén Bảng 1. Công thức viên nén rã nhanh và kết quả khảo sát độ cứng và độ rã của viên nén Thành phần công thức viên 250 mg (%) Natri crosscarmelose toàn phần Độ cứng viên Thời gian rã CT Lactose Tinh Diclofenac PVP mono- bột Talc (N) (giây) natri tá tá K30 hydrat bắp dược dược rã rã trong ngoài CT1 20 71 6 0 0 2 1 45 ± 1,17 26 ± 0,98 CT2 20 71,5 6 0 0 1,5 1 42 ± 0,63 23 ± 0,81 CT3 20 66,5 6 5 0 1,5 1 34 ± 1,17 21 ± 1,03 CT4 20 66,5 6 2,5 2,5 1,5 1 37 ± 1,68 15 ± 0,45 CT5 20 64 6 3,75 3,75 1,5 1 36 ± 1,53 14 ± 1,96 CT6 20 61,5 6 5 5 1,5 1 34 ± 1,17 12 ± 1,57 *CT: công thức Từ CT1, CT2 mặc dù có thời gian dưới 30 giây nhưng do không sử dụng tá dược siêu rã nên viên rã thành hạt có kích thước hạt lớn dễ dẫn đến để lại cặn khi nuốt không lý tưởng cho đặc tính viên nén rã nhanh[11] và khả năng hòa tan rất chậm[1]. Mục đích khảo sát CT1, CT2 là lựa chọn hàm lượng PVP K30. Hàm lượng PVP K30 giảm kéo theo độ rã giảm. Do đó hàm lượng PVP K30 1,5% được lựa chọn. CT3 mặc dù có thời gian rã dưới 30 giây và sử dụng tá dược rã trong nhưng viên rã thành dạng hạt nhỏ thì khả năng hòa tan chậm hơn so với CT4 viên rã thành dạng tiểu phân thì khả năng hòa tan nhanh[1]. CT4, CT5 và CT6 khảo sát hàm lượng của tá dược siêu rã natri crosscarmellose. Kết quả cho thấy cả 3 công thức đều đạt yêu cầu về độ rã trong khoảng từ 20 giây đến 30 giây và độ cứng không có ảnh hưởng nhiều. 795
  4. Công thức được lựa chọn là CT4 với hàm lượng tá dược siêu rã natri crosscarmellose thấp nhất, là 5%, giúp hạ giá thành sản phẩm. CT4 được chọn công thức cơ bản. 3.2 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược điều vị Bảng 2. Công thức viên nén rã nhanh và kết quả khảo sát vị đắng của viên nén Thành phần công thức viên 250 mg (%) Lactose Tinh NCC TT Độ đắng Diclofenac PVP mono- bột toàn Talc Saccharin Sucralose natri K30 hydrat bắp phần CT7 20 66,5 6 5 1,5 1 0 0 3,9 ±0,3 CT8 20 66 6 5 1,5 1 0,5 0 3,7 ± 0,5 CT9 20 65,5 6 5 1,5 1 1 0 3,5 ± 0,5 CT10 20 66 6 5 1,5 1 0 0,5 2,7 ± 0,5 CT11 20 65,5 6 5 1,5 1 0 1 1,4 ± 0,5 *CT: công thức; *NCC: Natri crosscarmellose Từ CT7 đến CT11 khảo sát ảnh hưởng của tá dược điều vị đến độ đắng của viên nén. Kết quả khảo sát cho thấy cả 2 tá dược điều vị được lựa chọn khảo sát bao gồm saccharine và sucralose đều giảm được độ đắng của viên nén. Trong 5 công thức khảo sát, CT11 cải thiện được vị đắng của hoạt chất diclofenac natri tốt nhất. Do đó, sucralose được lựa chọn là tá dược điều vị với hàm lượng 1%. 3.3. Kiểm nghiệm bán thành phẩm Bảng 3. Kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm Khối Thể tích Thể tích Tỷ số Lưu tính Chỉ số Khả năng lượng cân trước gõ gõ Haussner Carr chịu nén (g) (ml) (ml) (%) CT1 5,15 10,5 9 1,16 chảy tốt 14,28 nén tốt CT2 5,5 11 10 1,1 chảy tốt 9,09 nén rất tốt CT3 5,07 4,5 4 1,13 chảy tốt 11,11 nén tốt 796
  5. CT4 5,14 9,5 9 1,05 chảy tốt 5,26 nén rất tốt CT5 5,09 10 9 1,11 chảy tốt 10 nén rất tốt CT6 5,03 10,5 9 1,16 chảy tốt 14,28 nén tốt CT7 5,05 12 11 1,09 chảy tốt 8,33 nén rất tốt CT8 5,27 10 9 1,11 chảy tốt 10 nén tốt CT9 5,16 12,5 11 1,13 chảy tốt 12 nén tốt CT10 5,05 9 8,5 1,05 chảy tốt 5,55 nén rất tốt CT11 5,33 12 11 1,09 chảy tốt 8,33 nén rất tốt *CT: công thức Từ CT1 đến CT11 bột cốm đều đạt. CT2, CT4, CT5, CT7, CT10, CT11 khả năng chịu nén tốt hơn các công thức còn lại. 3.4 Kiểm nghiệm viên nén Bảng 4. Kết quả kiểm nghiệm viên nén rã nhanh từ CT11 Chỉ tiêu Yêu cầu kỹ thuật Kết quả Viên không bở vụn, kích thước 9 mm, Cảm quan thành và cạnh viên lành lặn Đồng đều khối lượng Khối lượng trung bình  7,5% Đạt (0.2529 ± 0.05) Độ mài mòn < 1% Đạt (0.33%) Độ hòa tan Không ít hơn 85% sau 15 phút Đạt (104,06%) Định lượng 90 - 110% (so với 50 mg) Đạt (95,69%) Ngoài chỉ tiêu độ cứng và độ rã đã được trình bày trong phần 3.1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm viên nén khác bao gồm cảm quan, độ đồng đều khối lượng đều đạt theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam V. Thẩm định quy trình định lượng viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg đạt các yêu cầu quy định trong sổ tay đăng ký thuốc phụ lục 8 bằng phương pháp UV-Vis[3]. 797
  6. 4. KẾT LUẬN Việc khảo sát thành phần trong công thức và phương thức sử dụng tá dược siêu rã để lựa chọn công thức khảo sát sơ bộ của viên nén rã nhanh. Công thức sau khi khảo sát sơ bộ viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg gồm: diclofenac natri (20%), natri croscarmellose (5%), lactose (65,5%), tinh bột bắp (6%), PVP K30 (1,5%), talc (1%), sucralose (1%). Viên nén rã nhanh diclofenac natri 50 mg rã trong 15 giây, hàm lượng 95,69%, đảm bảo độ bền cơ học của viên và cải thiện vị đắng do hoạt chất diclofenac natri. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aulton ME & Taylor K (2013) Aulton's pharmaceutics: the design and manufacture of medicines. Elsevier Health Sciences. [2] Bộ Y tế (2009) Dược thư quốc gia Việt Nam Y học. [3] Bộ Y Tế (2018) Sổ tay đăng ký thuốc. [4] Chinwala M (2020) Recent Formulation Advances and Therapeutic Usefulness of Orally Disintegrating Tablets (ODTs). Pharmacy 8(4):186. [5] Deepak K (2004) Orally disintegrating tablets. Tablets and Capsules 7:30-35. [6] Earle RR, Ayalasomayajula LU, Raju AN, Kumari KT & Kumar PR (2016) Formulation and evaluation of diclofenac sodium orodispersible tablets using different superdisintegrants by direct compression technique. Der Pharmacia Lettre 8(8):227-238. [7] FDA U (2008) Guidance for industry orally disintegrating tablets. Silver Spring, MD: Office of Pharmaceutical Science in the Center for Drug Evaluation and Research (CDER) at the Food and Drug Administration. [8] Gan TJ & opinion (2010) Diclofenac: an update on its mechanism of action and safety profile. Current medical research and opinion 26(7):1715-1731. [9] Kantharao C, Swarna K, Leelakrishna J, Anusha J, Asha B & Bhavani B (2019) Diclofenac orodispersible tablets: formulation and In vitro evaluation. Annal of Clinical Laboratory Research 7:1- 8. [10] Kumar MU & Babu MK (2014) Design and evaluation of fast dissolving tablets containing diclofenac sodium using fenugreek gum as a natural superdisintegrant. Asian Pacific journal of tropical biomedicine 4:S329-S334. [11] Parkash V, Maan S, Deepika SKY & Hemlata VJ (2011) Fast disintegrating tablets: Opportunity in drug delivery system. Journal of advanced pharmaceutical technology & research 2(4):223. [12] Reddy L & Ghosh BJIjops (2002) Fast dissolving drug delivery systems: A review of the literature. Indian journal of pharmaceutical sciences 64(4):331. 798
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2