intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Trần Phi Yến, Mai Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Viện Công Nghệ Việt Nhật, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Nam Trung TÓM TẮT Chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học. Nghiên cứu này thực hiện nhằm chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đã thu thập dữ liệu từ 1600 sinh viên của 11 trường đại học, cao đẳng khác nhau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, lần lượt là đội ngũ giảng viên, kết quả học tập sinh viên, năng lực người học, tổ chức và quản lý đào tạo, chương trình đào tạo. Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ khóa: ảnh hưởng, chất lượng, đại học, đào tạo, TP. Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Chất lượng đào tạo là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Chất lượng đào tạo của Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ khá phổ biến làm cho cơ cấu lao động bị mất cân đối, chất lượng lao động qua đào tạo không đáp ứng được nhu cầu, các trường chỉ tập trung vào việc hoàn thiện kỹ năng cứng cho người học trong đó kỹ năng mềm lại không được chú trọng. Trong quá trình đào tạo việc nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề mang tính sống còn, chất lượng đào tạo quyết định việc xã hội nhìn nhận, đánh giá và chấp nhận sản phẩm đào tạo của nhà trường, sự nghiệp đào tạo của nhà trường hưng thịnh hay suy vong phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Một số khái niệm cơ bản Chất lượng đào tạo: Tuy có rất nhiều định nghĩa về chất lượng đào tạo nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến thống nhất và vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Cheng và Tam (1997) thì cho rằng thuật ngữ chất lượng đào tạo chưa được định nghĩa chính xác. Họ định nghĩa chất lượng đào tạo là đặc trưng của một loạt yếu tố 1839
  2. đầu vào, quá trình và đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo mà nó cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu người học và nhu cầu của xã hội về đào tạo. Thành (2011) chỉ ra rằng chất lượng đào tạo là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định. Đang (2011) thì cho rằng chất lượng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường học. Mục tiêu trong định nghĩa này được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm sứ mạng, các mục đích, đặc điểm của chương trình đào tạo. Mục tiêu phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ và các nguồn lực của nhà trường nhưng đồng thời mục tiêu đào tạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội đất nước. Kết hợp các định nghĩa trên, bài viết này sử dụng thuật ngữ chất lượng đào tạo như sau: Chất lượng đào tạo là sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra mà các trường đã đưa ra, đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội. Các chỉ số đo lường chất lượng đào tạo: Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để đo lường chất lượng đào tạo. Chúng bao gồm kết quả thi cử, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường, tỷ lệ sinh viên bỏ học, số sinh viên đăng ký nhập học, số tiền đầu tư cho mỗi sinh viên, tỷ lệ giảng viên so với sinh viên… 2.2 Phương pháp nghiên cứu và phân bổ mẫu điều tra Tác giả thu thập thông qua nghiên cứu định tính với bảng câu hỏi phỏng vấn và nghiên cứu định lượng bằng việc tiến hành điều tra khảo sát. Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu được tác giả thực hiện qua các bước sau: Thứ nhất, nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng mô hình lý thuyết. Thứ hai, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 20 sinh viên là những người đang học tập, nghiên cứu tại 11 trường đại học trong tổng số 54 trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với thời gian 1 tuần nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung các biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thứ ba, tham vấn lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý, giảng viên có nhiều năm trực tiếp giảng dạy các hệ đào tạo khác nhau tại các trường đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo nhằm mục đích điều chỉnh các biến đo lường chất lượng đào tạo. Thứ tư, việc phỏng vấn, thảo luận với các thành phần trên được thực hiện bằng cách xây dựng bảng câu hỏi tập trung vào vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thứ năm, đối với kết quả thì sau khi tiến hành phỏng vấn, thảo luận thì hầu hết những người tham gia đều đồng ý với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng với mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh, đồng thời cũng đồng tình đối với các biến quan sát để đo lường chất lượng đào tạo. Với nghiên cứu định tính thì thang đo, mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh và bảng câu hỏi đã được chuẩn bị cho nghiên cứu định lượng. 1840
  3. Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát bằng câu hỏi kèm theo thang đo. Hoạt động dạy và học là yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng đào tạo. Do đó, trong giới hạn chủ đề nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra, khảo sát người học nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đào tạo để từ đó có thể mở rộng đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Mẫu nghiên cứu gồm có 1.600 quan sát, được lấy ở đây chủ yếu dựa vào mẫu thuận tiện. Tuy vậy, tác giả phân ra các trường công lập, các trường ngoài công lập, các trường nước ngoài. Tác giả lựa chọn như vậy để đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính đại diện của từng loại hình trường. Số phiếu phát ra được phân bổ như bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Phân bố mẫu điều tra STT TÊN TRƯỜNG SỐ PHIẾU 1 ĐH BÁCH KHOA TP HCM 100 2 ĐH CÔNG NGHIỆP TP HCM 100 3 ĐH HOA SEN 200 4 ĐH KHXH&NV 100 5 ĐH KIẾN TRÚC TP HCM 100 6 ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM 300 7 ĐH MỞ TP HCM 100 8 ĐH RMIT 200 9 ĐH TÀI CHÍNH - MARKETING 200 10 ĐH KINH TẾ TP HCM 100 11 ĐH QUỐC TẾ HỒNG BÀNG 100 TỔNG CỘNG 1.600 1841
  4. 3. Mô hình nghiên cứu Để lập mô hình nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề tác giả nghiên cứu. Trong đó nổi bật có nghiên cứu và mô hình của Cheng & Tam (1997); Kwek và các cộng sự (2010). Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và khảo sát thông qua bảng câu hỏi thu thập ý kiến từ các sinh viên, học viên đang học tập tại 11 trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Cụ thể mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + ε Trong đó: Y: Chất lượng đào tạo, β0: Hằng số hồi quy, X1: Chương trình đào tạo, X2: Cơ sở vật chất, X3: Đội ngũ giáo viên, X4: Môi trường học tập, X5: Dịch vụ hỗ trợ, X6: Năng lực người học, X7: Tổ chức quản lý đào tạo, X8: Các đánh giá kết quả học tập, ε: sai số, phần bỏ qua những nhân tố khác có tác động đến chất lượng đào tạo. Nghiên cứu mong muốn các giá trị β nhận được luôn dương tức là có sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố trên đến chất lượng đào tạo. 4. Kết quả nghiên cứu Sau khi phân tích thống kê mô tả, tác giả thực hiện phương pháp làm sạch dữ liệu bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha cho tất cả các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy các biến có Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 không đạt yêu cầu gồm: CSVC 01,02,03,04,05; DNGV 03; MTHT 01,02,04,05; KQHTSV 02,03; CLDVHT 03. Từ đây tác giả thực hiện phân tích hệ số KMO trước khi đi vào bước tiếp theo là phân tích nhân tố EFA. Hệ số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 1842
  5. Bảng 2: Kết quả phân tích hệ số KMO KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .941 Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1.530E4 Sphericity df 351 Sig. .000 Kết quả phân tích hệ số KMO = 0.941, cho ta thấy các biến đưa vào phân tích nhân tố là thích hợp. Giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố. Các nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn đối với bản thân nó. Trong ma trận nhân tố sau khi chạy kết quả, ta có 5 nhân tố tập hợp các biến quan sát từ các thành phần, trong đó các biến quan sát như CSVC 01,02,03,04,05; DNGV 03; MTHT 01,02,04,05; KQHTSV 02,03; CLDVHT 03: có hệ số truyền tải thấp nên bị loại khỏi mô hình. Từ 8 nhân tố ở mô hình ban đầu, sau khi chạy ma trận đã xoay trong kết quả EFA ta nhóm và đặt tên 5 nhân tố của mô hình hiệu chỉnh như sau: Yếu tố Đội ngũ giảng viên: X1; Yếu tố Kết quả học tập sinh viên: X2; Yếu tố Đánh giá người học: X3; Yếu tố Tổ chức và Quản lý đào tạo: X4; Yếu tố Chương trình đào tạo: X5 1843
  6. Các giả thuyết của mô hình Từ mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh, tác giả xây dựng 5 giả thuyết nghiên cứu gồm: H1: Nếu Đội ngũ giảng viên giỏi thì chất lượng đào tạo tốt; H2: Nếu Kết quả học tập sinh viên tốt thì chất lượng đào tạo tốt; H3: Nếu Năng lực người học tốt thì chất lượng đào tạo tốt; H4: Nếu Tổ chức và Quản lý đào tạo tốt thì chất lượng đào tạo tốt; H5: Nếu Chương trình đào tạo tốt thì chất lượng đào tạo tốt. Phân tích hồi quy Bảng 4: Kết quả hồi quy Coefficientsa Standard ized Unstandardized Coefficie Coefficients nts Collinearity Statistics Std. Model B Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) -.010 .015 -.709 .478 Doi ngu giang vien .314 .015 .315 21.377 .000 1.000 1.000 Ket qua hoc tap sinh .434 .015 .436 29.551 .000 1.000 1.000 vien Nang luc nguoi hoc .265 .015 .266 18.010 .000 1.000 1.000 To chuc va Quan ly .237 .015 .238 16.160 .000 1.000 1.000 dao tao Chuong trinh dao tao .313 .015 .314 21.284 .000 1.000 1.000 a. Dependent Variable: Danh gia chung ve chat luong dao tao Từ kết quả của bảng trên ta có phương trình hồi quy như sau: 1844
  7. Chất lượng đào tạo = 0.315 * Doi ngu giang vien + 0.436 * Ket qua hoc tap cua sinh vien + 0.266 * Nang luc nguoi hoc + 0.238 * To chuc va Quan ly dao tao + 0.314 * Chuong trinh dao tao + ε 5. Kết luận và kiến nghị Mục đích của tham luận này là để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu trong bài này là thống kê mô tả và độ lệch chuẩn, sau khi phân tích số Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá. Kết luận, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. HCM gồm: (1) Đội ngũ giảng viên, (2) Kết quả học tập sinh viên, (3) Năng lực người học, (4) Tổ chức và quản lý đào tạo, (5) Chương tình đào tạo. Trong đó, nhân tố kết quả học tập của sinh viên có mức độ tác động mạnh nhất đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. HCM. Kiến nghị, từ nghiên cứu này tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM như sau: Về yếu tố đội ngũ giảng viên, giảng viên cần chuẩn bị giáo án đầy đủ trước khi đến lớp, phương pháp dạy cần sinh động thu hút, đa dạng để sinh viên có hứng thú hơn giờ học. Thường xuyên nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với chuyên môn của bản thân như: giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án,.. Giảng viên cũng cần nhiệt tình hơn trong công tác giảng dạy tại trường và luôn cập nhật những thông tin mới trong bài. Ngoài kiến thức trên lớp giảng viên nên dẫn dắt sinh viên vận dụng vào thực tế. Về yếu tố kết quả học tập của sinh viên, giáo dục ý thức học tập cho sinh viên, ý thức học tập có vai trò rất quan trọng, nó là nền tảng cơ bản của hiệu quả học tập. Thế nhưng hầu hết các sinh viên lại chưa có ý thức học tập. Sinh viên chưa tự giác, chưa có động cơ và chưa có quyết tâm trong học tập. Giảng viên cần kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục. Giảng viên có thể tiến hành đánh giá sinh viên bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau trong đó phải bộc lộ được năng lực học tập trong đó có năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ. Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc kết thúc các học phần hay khóa học mà còn đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình; có sự nhận xét cụ thể và lượng hóa, định hướng sự thay đổi cho sinh viên trong thời gian tới. Vì vậy, giảng viên cần có sổ theo dõi, phiếu kiểm kê, thang xếp hạng về sự tiến bộ của sinh viên trong mỗi thời điểm cụ thể đồng thời rèn cho sinh viên năng lực tự đánh giá. Đánh giá sinh viên bằng nhiều phương pháp khác nhau: quan sát, vấn đáp, tự luận được sử dụng tài liệu, thực hành, hồ sơ học tập, thuyết trình, báo cáo sản phẩm học tập sao cho thể hiện được tính sáng tạo, tính thực tiễn và tính hiệu quả của hoạt động đào tạo. Về yếu tố năng lực người học, người học (sinh viên) phải chủ động xem trước nội dung bài giải trước ở nhà để chuẩn kiến thức trước khi học của người học đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong đào tạo tại trường bạn học. 1845
  8. Ngoài ra, người học cần có nhận thức đúng đắn về nghề mình đã lựa chọn và năng lực của bản thân. Thích mà không đủ năng lực thì không làm được việc. Có năng lực nhưng không có đam mê và nhiệt thành có thể gây ra những thất trách đáng tiếc trong công việc. Bên cạnh đó người học cũng cần rèn luyện cho mình tính tự học cao vì thời gian học trên trường là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội cần. Về yếu tố tổ chức và quản lý đào tạo, cần xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, cũng như cải tiến việc lưu trữ hồ sơ giấy về các công tác học vụ theo từng lớp, từng khóa để dễ dàng hơn trong việc truy xuất thông tin về sinh viên, lịch học và các thông tin về giảng viên khi có yêu cầu. Từ đó, xây dựng một quy trình giải quyết, xử lý phản hồi một cách hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời của sinh viên, đồng thời nhằm quản lý sinh viên một cách chặt chẽ hơn. Về yếu tố chương trình đào tạo, cần nghiên cứu và đưa vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực và đổi mới. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu môn học, thu thập thông tin phản hồi của người dạy - người học, người tốt nghiệp ra trường cùng với thông tin từ nước ngoài để điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, tham khảo chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới để từng bước cải cách, thay thế dần các môn học đã lạc hậu, không còn phù hợp với đà phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Nghiên cứu đổi mới, phương pháp dạy và học theo hướng giảm thời lượng thuyết giảng trên lớp, tăng tự học, tự nghiên cứu và thảo luận theo nhóm. Xây dựng theo hướng rèn sinh viên tổ chức dạy học trong môi trường mở nghĩa là không chỉ đóng khung trong học đường mà còn tiếp cận với cuộc sống đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động tích hợp (thực tế và tự học, tự rèn luyện). Các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như: cá nhân, nhóm, toàn lớp được thực hiện trong lớp học, trải nghiệm thực tế, tham quan học tập. Các hoạt động học tập được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau như: học theo dự án, thực hành, workshop, trực quan, hợp đồng, tự học, tự nghiên cứu. Tóm lại, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là một yêu cầu cần thiết, là điều kiện để rút ngắn khoảng cách về trình độ giáo dục đại học nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới - đó là trách nhiệm của cả nước và cộng đồng xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] TS. Trần Văn Tùng (2017). Nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy các học phần chuyên ngành Kế toán tại Trường đại học Công nghệ TP.HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. [2] ThS. Trịnh Xuân Hưng; ThS. Trần Nam Trung (2018) – “Phương pháp giảng dạy các môn học thực hành ngành kế toán nhằm đạt được hiệu quả cao nhất tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 1846
  9. [3] Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (2017). Nội dung và phương pháp giảng dạy lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và Kế toán – Kiểm toán trong xu thế hội nhập. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Thành phố. [4] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức. [5] ThS. Trịnh Xuân Hưng, ThS Trần Nam Trung. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập các môn thực hành tại Hutech. Tạp chí Tài Chính, Kỳ 1 tháng 9 năm 2018, Trang 107. [6] Đang, N. T. (2011). Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Chất Lượng Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Nghề Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. [7] Thành, T. (2011). Nghiên Cứu Các Yếu Tố Tác Động Đến Chất Lượng Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Miền Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. Tài liệu tiếng Anh [8] Cheng, Y. C. and W. M. Tam (1997). Multi-Models of Quality in Education. Assurance in Education, 5, 22-31. [9] Cheng, Y. C. (2003). Quality assurance in education: internal, interface, and future. Quality Assurance in Education, Vol. 11 Iss: 4, pp.202 – 213. [10] Kwek, C. L., T. C. Lau and H. P. Tan (2010), Education Quality Process Model and Its Influence on Students Perceived Service Quality, International Journal of Business and Management, Vol.5, No.8, August. 1847
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0