intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu căng thẳng chức năng hệ tim mạch của công nhân cột cao thông tin trong quá trình lao động

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này nhằm đánh giá tình trạng căng thẳng chức năng hệ tim mạch của CNCCTT trong quá trình lao động. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho CNCCTT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu căng thẳng chức năng hệ tim mạch của công nhân cột cao thông tin trong quá trình lao động

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CĂNG THẲNG CHỨC NĂNG HỆ TIM MẠCH CỦA CÔNG NHÂN CỘT<br /> CAO THÔNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG<br /> Nguyễn Tùng Linh*; Trịnh Hoàng Hà**<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu cắt ngang có so sánh trên 36 công nhân cột cao thông tin (CNCCTT) và 34 ngƣời đối<br /> chứng tại một số đơn vị trong Ngành Bƣu điện. Kết quả: tại thời điểm sau ca lao động, huyết áp tâm<br /> thu từ 122,90  9,00 mmHg tăng lên 124,19  11,91 mmHg, huyết áp tâm trƣơng từ 77,44  8,84<br /> mmHg tăng lên 82,10  9,47 mmHg, độ lệch chuẩn 100 RR từ 0,043  0,011 giây giảm còn 0,035 <br /> 0,009 giây và chỉ số căng thẳng (CSCT) từ 262,54  46,19 đơn vị điều kiện tăng lên 312,32  49,53<br /> đơn vị điều kiện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trƣớc ca, thể hiện căng thẳng chức năng<br /> hệ tim mạch của CNCCTT trong ca lao động.<br /> * Từ khóa: Cột cao thông tin; Toán học nhịp tim; Căng thẳng chức năng.<br /> <br /> STUDY ON CARDIOVASCULAR FUNCTION STRESS<br /> AMONG HIGH INFORMATION COLUMN WORKERS<br /> SUMMARY<br /> A cross-sectional study was conducted on 36 high information column workers and 34 controls at<br /> some Postal units. The results revealed that there were statistically significant differences on some<br /> parameters of high information column workers between before and after work shifts: the systolic<br /> blood pressure increased from 122.90  9.00 mmHg to 124.19  11.91 mmHg, the diastolic blood<br /> pressure increased from 77.44  8.84 mmHg to 82.10  9.47 mmHg, the standard deviation of<br /> 100RR dropped from 0.043  0.011 s to 0.035  0.009 s, stress index increased from 262.54  46.19<br /> condition units to 312.32  49.53 condition units, showing the cardiovascular function stress of high<br /> information column workers in work shifts.<br /> * Key words: High information column; Mathematics heartbeat; function stress.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Công nhân cột cao thông tin làm các<br /> công việc chủ yếu nhƣ xây lắp, sửa chữa,<br /> bảo dƣỡng hệ thống cột cao thông tin và<br /> những thiết bị lắp đặt trên cột có độ cao từ<br /> trên 6,5 ± 120 m. Điều kiện làm việc trái tƣ<br /> <br /> thế ở trên cao, vi khí hậu khắc nghiệt và<br /> tiếp xúc trực tiếp với bức xạ điện từ tần số<br /> radio, yêu cầu chính xác trong lắp đặt, đấu nối,<br /> căn chỉnh để đạt đƣợc tín hiệu thông tin theo<br /> yêu cầu kỹ thuật luôn là áp lực về thể lực và<br /> tâm lý đối với CNCCTT.<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> * Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Hoàng Hà (trinhoangha.smp@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/12/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 19/12/2013<br /> <br /> 70<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> Mặt khác, để hoàn thành đƣợc công việc<br /> trong điều kiện nhƣ trên, CNCCTT cũng<br /> cần phải có một số phẩm chất đặc biệt để<br /> bảo đảm an toàn lao động nhƣ chức năng<br /> tim mạch, tiền đình tốt và không bị rối loạn<br /> sắc giác. Theo thống kê của Ngành Bƣu điện,<br /> tai nạn lao động do làm việc trên cao chiếm<br /> khoảng 30 - 40% tổng số tai nạn trong toàn<br /> ngành. Vì vậy, nghề cột cao thông tin đƣợc<br /> Ngành Bƣu điện và Nhà nƣớc xếp vào loại<br /> lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy<br /> hiểm (loại V) và đƣợc đề xuất xây dựng tiêu<br /> chuẩn tuyển chọn đặc thù. Tuy nhiên, đến<br /> nay vẫn chƣa thực hiện đƣợc.<br /> Lao động trên cao đƣợc nhiều nƣớc trên<br /> thế giới quan tâm, cơ quan quản lý an toàn<br /> và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA - Occupational<br /> Safety and Health Administration) của Mỹ<br /> đã đề nghị Luật về phòng tránh ngã nghề<br /> nghiệp. Nhìn chung, luật yêu cầu công nhân<br /> làm việc ở nơi nguy cơ ngã cao (≥ 1,8 m)<br /> phải đƣợc cung cấp các thiết bị phòng<br /> ngừa hoặc ngăn chặn ngã nghề nghiệp.<br /> Theo thống kê tại Mỹ năm 1994, trong<br /> 6.067 trƣờng hợp tử vong ở nam do tai nạn<br /> lao động, nguyên nhân do ngã cao chiếm<br /> 10,3%, tỷ lệ ngã cao bắt đầu tăng ở tuổi<br /> 45 - 54 và tăng cao hơn ở tuổi > 55 [9, 10].<br /> Theo thống kê ở Thuỵ Điển năm 1982, có<br /> 52,9% bệnh nghề nghiệp gây nên do yếu tố<br /> Ecgonomi [1]. Làm việc trái tƣ thế lâu ngày<br /> dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn lao động và<br /> mắc bệnh nghề nghiệp.<br /> Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách<br /> trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br /> này nhằm: Đánh giá tình trạng căng thẳng<br /> chức năng hệ tim mạch của CNCCTT trong<br /> quá trình lao động. Trên cơ sở đó, đề xuất<br /> những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho<br /> CNCCTT.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Công nhân viên nam làm việc tại các<br /> đơn vị viễn thông phía Bắc Ngành Bƣu<br /> điện, chia làm 2 nhóm, tƣơng đồng về tuổi<br /> đời và tuổi nghề:<br /> - Nhóm nghiên cứu: 36 nam CNCCTT có<br /> tuổi đời trung bình 35,59 ± 9,20, tuổi nghề<br /> trung bình 11,49 ± 8,16 năm.<br /> - Nhóm đối chứng: 34 công nhân viên<br /> nam, tuổi đời trung bình 36,35 ± 8,01, tuổi<br /> nghề trung bình 12,80 ± 8,66 năm, làm công<br /> tác hành chính tại các đơn vị viễn thông cùng<br /> với nhóm nghiên cứu, tƣơng ứng mọi điều<br /> kiện, nhƣng không tiếp xúc với những yếu tố<br /> tác hại nghề nghiệp của CNCCTT.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu cắt ngang có so sánh.<br /> * Cỡ mẫu nghiên cứu:<br /> Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc<br /> so sánh khác biệt giữa hai trị số trung bình<br /> nhƣ sau [2]:<br /> <br /> n1  n2  Z 2  ,  <br /> <br /> 2 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trong đó:  là độ lệch chuẩn,  là sự khác<br /> biệt giữa hai số trung bình trƣớc và sau ca<br /> lao động,  (, ) là mức ý nghĩa thống kê.<br /> Tham khảo các nghiên cứu trƣớc, chọn<br /> độ lệch chuẩn của CSCT là 25 và sai khác<br /> nhau giữa hai trị số trung bình của CSCT là<br /> 30. Thay vào công thức tính đƣợc số đối<br /> tƣợng nghiên cứu tối thiểu 30 cho mỗi<br /> nhóm nghiên cứu.<br /> Nhƣ vậy, cách chọn đối tƣợng nghiên<br /> cứu nhƣ trên (36 đối tƣợng ở nhóm nghiên<br /> cứu và 34 đối tƣợng ở nhóm đối chứng) đạt<br /> yêu cầu về cỡ mẫu.<br /> <br /> 71<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> * Kỹ thuật xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> <br /> + V: hệ số dao động của 100RR = δ/X;<br /> <br /> Các chỉ số thống kê toán học nhịp tim:<br /> xác định theo phƣơng pháp của Baevxki<br /> (1984), ghi 100 nhịp tim liên tiếp ở trạng<br /> thái tĩnh trong tƣ thế nằm của đối tƣợng<br /> trƣớc và sau 1 ca lao động, tính các chỉ số<br /> thống kê toán học nhịp tim nhƣ sau [8]:<br /> + x (giây) = RR tối đa - RR tối thiểu;<br /> + Mo (giây): giá trị của khoảng RR gặp<br /> nhiều nhất trong 100 RR;<br /> + AMo (%): số lƣợng khoảng RR có giá<br /> trị gặp nhiều nhất (Mo) trong 100RR;<br /> + X = ∑RR/100;<br /> + TSN trung bình (nhịp/phút) = 60/X;<br /> + δ (giây): độ lệch chuẩn của 100RR;<br /> <br /> + CSCT = AMo /2x . Mo.<br /> Trong nghiên cứu này, thống kê toán<br /> học nhịp tim (TKTHNT) với các chỉ số δ,<br /> CSCT, so sánh trƣớc - sau ca lao động để<br /> tìm sự khác biệt trong quá trình lao động.<br /> * Đo huyết áp: theo thƣờng quy kỹ thuật<br /> của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi<br /> trƣờng (2002): đo huyết áp động mạch ở<br /> tay trái bằng huyết áp kế (Nhật), đo ở tƣ thế<br /> nằm ở thời điểm trƣớc và sau ca lao động.<br /> * Xử lý số liệu: trên Epi.info 6.4 và SPSS.<br /> * Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu tuân<br /> thủ theo quy định và đƣợc Hội đồng đạo<br /> đức của Bệnh viện Bƣu điện thông qua<br /> trƣớc khi tiến hành.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Kết quả chỉ số huyết áp ở 2 nhóm nghiên cứu.<br /> Bảng 1: Huyết áp tâm thu của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.<br /> TRƢỚC CA<br /> NHÓM ĐỐI TƢỢNG<br /> <br /> ĐƠN VỊ TÍNH<br /> <br /> Nghiên cứu (n = 36)<br /> <br /> mmHg<br /> <br /> Đối chứng (n = 34)<br /> <br /> mmHg<br /> <br /> p<br /> <br /> x<br /> <br /> ± SD<br /> <br /> SAU CA<br /> <br /> x<br /> <br /> p<br /> ± SD<br /> <br /> 122,90 ± 9,00<br /> <br /> 124,19 ± 11,91<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 127,50 ± 22,51<br /> <br /> 127,50 ± 26,07<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Bảng 2: Huyết áp tâm trương của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.<br /> TRƢỚC CA<br /> NHÓM ĐỐI TƢỢNG<br /> <br /> ĐƠN VỊ TÍNH<br /> <br /> x<br /> <br /> ± SD<br /> <br /> SAU CA<br /> <br /> x<br /> <br /> p<br /> ± SD<br /> <br /> Nghiên cứu (n = 36)<br /> <br /> mmHg<br /> <br /> 77,44 ± 8,84<br /> <br /> 82,10 ± 9,47<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Đối chứng (n = 34)<br /> <br /> mmHg<br /> <br /> 86,07 ± 14,30<br /> <br /> 86,42 ± 13,21<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> 72<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> Tại thời điểm trƣớc ca lao động, huyết CNCCTT là kết hợp cả thể lực và thần kinh<br /> áp tâm thu của 2 nhóm không có sự khác tâm lý. Vì vậy, ở trạng thái tĩnh (trƣớc ca<br /> biệt, tuy nhiên, huyết áp tâm trƣơng của lao động), huyết áp của họ thƣờng ổn định<br /> nhóm nghiên cứu thấp hơn so với nhóm đối hơn nhóm đối chứng (tính chất lao động<br /> chứng (p < 0,05). Sau ca lao động, huyết thiên về trí tuệ, ít vận động). Tuy nhiên, sau<br /> áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng của ca lao động, huyết áp của CNCCTT tăng<br /> nhóm nghiên cứu cao hơn so với trƣớc ca hơn so với trƣớc ca, thể hiện sự căng<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đối với thẳng chức năng tim mạch trong ca lao<br /> nhóm đối chứng, huyết áp tại thời điểm động, để chứng minh cho nhận định này,<br /> sau ca không có sự thay đổi so với trƣớc chúng ta tiếp tục xem xét các chỉ số toán<br /> ca. Theo chúng tôi, tính chất lao động của học nhịp tim của CNCCTT sau đây.<br /> 2. Kết quả tần số nhịp tim ở 2 nhóm nghiên cứu.<br /> Bảng 3: Tần số nhịp tim của nhóm nghiên cứu và đối chứng.<br /> TRƢỚC CA<br /> NHÓM ĐỐI TƢỢNG<br /> <br /> ĐƠN VỊ TÍNH<br /> <br /> x<br /> <br /> ± SD<br /> <br /> SAU CA<br /> <br /> x<br /> <br /> p<br /> <br /> ± SD<br /> <br /> Nghiên cứu (n = 36)<br /> <br /> Chu kỳ/phút<br /> <br /> 75,2 ± 10,96<br /> <br /> 77,4 ± 10,82<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đối chứng (n = 34)<br /> <br /> Chu kỳ/phút<br /> <br /> 76,8 ± 12,25<br /> <br /> 73,6 ± 13,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> Tại thời điểm trƣớc ca lao động, tần số nhịp tim của nhóm nghiên và nhóm đối chứng<br /> tƣơng đƣơng nhau. Sau ca lao động, tần số nhịp tim của cả hai nhóm đều không thay đổi<br /> rõ rệt so với trƣớc ca lao động.<br /> 3. Kết quả độ lệch chuẩn của 100 RR của 2 nhóm nghiên cứu.<br /> Bảng 4: Độ lệch chuẩn của 100 RR (δ) ở nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.<br /> TRƢỚC CA<br /> NHÓM ĐỐI TƢỢNG<br /> <br /> ĐƠN VỊ TÍNH<br /> <br /> x<br /> <br /> ± SD<br /> <br /> SAU CA<br /> <br /> x<br /> <br /> ± SD<br /> <br /> p<br /> <br /> Nghiên cứu (n = 36)<br /> <br /> Giây<br /> <br /> 0,043 ± 0,011<br /> <br /> 0,035 ± 0,009<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Đối chứng (n = 34)<br /> <br /> Giây<br /> <br /> 0,042 ± 0,013<br /> <br /> 0,039 ± 0,017<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> Tại thời điểm trƣớc ca lao động, độ lệch chuẩn 100 RR của hai nhóm tƣơng đƣơng<br /> nhau (p > 0,05). Sau ca lao động, độ lệch chuẩn 100 RR của nghiên cứu giảm thấp hơn so<br /> với trƣớc ca có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong khi đó, độ lệch chuẩn 100 RR của nhóm<br /> đối chứng cũng có xu hƣớng giảm sau ca so với trƣớc ca lao động, nhƣng chƣa có ý nghĩa<br /> thống kê (p > 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu về biến đổi các chỉ<br /> tiêu tâm sinh lý trong quá trình lao động của CNCCTT trƣớc đây [3].<br /> <br /> 51<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> 4. Kết quả CSCT ở hai nhóm nghiên cứu.<br /> Bảng 5: CSCT của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.<br /> TRƢỚC CA<br /> NHÓM ĐỐI TƢỢNG<br /> <br /> ĐƠN VỊ TÍNH<br /> <br /> x<br /> <br /> ± SD<br /> <br /> SAU CA<br /> <br /> x<br /> <br /> p<br /> ± SD<br /> <br /> Nghiên cứu (n = 36)<br /> <br /> Đơn vị điều kiện<br /> <br /> 262,54 ± 46,19<br /> <br /> 312,32 ± 49,53<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Đối chứng (n = 34)<br /> <br /> Đơn vị điều kiện<br /> <br /> 258,96 ± 55,53<br /> <br /> 269,81 ± 64,66<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> Tại thời điểm trƣớc ca lao động, CSCT<br /> của 2 nhóm nghiên cứu tƣơng đƣơng nhau<br /> (p > 0,05). Sau ca lao động, CSCT của<br /> nhóm nghiên cứu tăng cao hơn so với<br /> trƣớc ca và cao hơn nhóm đối chứng có ý<br /> nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong khi đó,<br /> CSCT ở nhóm đối chứng có xu hƣớng tăng<br /> hơn ở sau ca so với trƣớc ca, nhƣng chƣa<br /> có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> Nhƣ vậy, sau ca lao động, ở nhóm nghiên<br /> cứu độ lệch chuẩn của 100 RR giảm và<br /> CSCT tăng so với trƣớc ca. Trong khi đó, ở<br /> nhóm đối chứng các chỉ số này không biến<br /> đổi rõ rệt sau ca lao động. Điều này thể<br /> hiện sự căng thăng chức năng tim mạch ở<br /> CNCCTT trong quá trình lao động.<br /> Theo Baevxki, chỉ số δ càng thấp, CSCT<br /> càng cao thể hiện tham gia điều khiển ở<br /> mức trung ƣơng càng nhiều do căng thẳng.<br /> δ < 0,04 giây và CSCT  200 cho thấy mức<br /> quá căng thẳng chức năng cơ thể và chức<br /> năng tim mạch, đồng thời thể hiện khả năng<br /> thích nghi càng kém [8]. Theo Nheverova<br /> NP và CS (1996): khi CSCT  200, hệ tim<br /> mạch chịu mức quá căng thẳng [5]. Gần<br /> đây, các nhà khoa học Việt Nam mới bắt<br /> đầu ứng dụng các chỉ số TKTHNT để<br /> nghiên cứu đánh giá căng thẳng chức năng<br /> cơ thể, chức năng tim mạch, khả năng thích<br /> nghi của ngƣời lao động ở một số nghề có<br /> căng thẳng nghề nghiệp và cho kết quả rất<br /> <br /> khả quan. Trần Thanh Hà và CS (2003)<br /> thấy, Công nhân lái xe khách và xe bƣu<br /> chính đều có chỉ số TKTHNT ở ngƣỡng<br /> căng thẳng 3/4, với δ: 0,030 - 0,038 giây và<br /> CSCT: 270 - 397 [6]. Nguyễn Ngọc Ngà và<br /> CS (2005) nghiên cứu sức khoẻ ngƣời lao<br /> động điều khiển thấy, lao động điều khiển<br /> có chỉ số TKTHNT ở ngƣỡng căng thẳng<br /> 3/4, với δ: 0,036  0,0136 giây và CSCT:<br /> 328  483,2. Tác giả cũng cho biết, những<br /> đối tƣợng làm ca chiều có biểu hiện căng<br /> thẳng nhất [4]. Theo Trần Thanh Hà và CS<br /> (2007), Cảnh sát giao thông nội đô có biểu<br /> hiện căng thẳng hơn so với ngoại đô [7].<br /> Theo chúng tôi, sự căng thẳng chức<br /> năng cơ thể và chức năng tim mạch của<br /> CNCCTT do điều kiện lao động đặc thù của<br /> họ, bao gồm:<br /> - Làm việc trong tƣ thế không thuận lợi<br /> (trái tƣ thế), gây quá tải cho hệ vận động<br /> đặc biệt luôn trong trạng thái vận cơ tĩnh,<br /> tiêu hao năng lƣợng gấp 1,5 lần vận cơ<br /> động [1].<br /> - Làm việc trên cao luôn gây quá tải<br /> chức năng điều chỉnh thăng bằng của cơ<br /> thể (tiền đình) và chức năng hệ tim mạch.<br /> - Cần độ tập trung chú ý rất cao trong đấu<br /> nối, căn chỉnh đạt độ chính xác tuyệt đối để<br /> bảo đảm chất lƣợng tín hiệu thông tin tốt nhất.<br /> <br /> 74<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2