intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chất lượng nước thải sinh hoạt tại 10 trại giam thuộc Bộ Công an từ 8-2011 đến 7-2012

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước thải sinh hoạt tại các trại giam trước khi xả thải vào môi trường và tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc tổ chức, quản lý và xử lý nguồn nước thải này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chất lượng nước thải sinh hoạt tại 10 trại giam thuộc Bộ Công an từ 8-2011 đến 7-2012

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI SINH HOẠT<br /> TẠI 10 TRẠI GIAM THUỘC BỘ CÔNG AN TỪ 8 - 2011 ĐẾN 7 - 2012<br /> Nguyễn Xuân Thủy*; Nghiêm Thị Minh Châu**<br /> TãM T¾T<br /> Nghiên cứu chất lượng nước thải sinh hoạt (NTSH) tại 10 trại giam thuộc Bộ Công an từ<br /> tháng 8 - 2011 đến 7 - 2012, chúng tôi rút ra một số kết luận:<br /> NTSH tại 10 trại giam thuộc Bộ Công an trước khi xả thải vào môi trường vượt quy định xả<br /> thải 8/30 mẫu (26,67%) đối với sunfua; 23/30 mẫu (76,67%) đối với amoni; 8/30 mẫu (26,67%)<br /> đối với phosphat; 30/30 mẫu (100%) đối với Coliform.<br /> Các chỉ số nghiên cứu khác đạt tiêu chuẩn cho phép.<br /> * Từ khóa: Nước thải sinh hoạt; Chất lượng; Trại giam.<br /> <br /> RESEARCH on DOMESTIC WASTEWATER QUALITY AT 10 PRISONS<br /> of THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY from 8 - 2011 to 7 - 2012<br /> Summary<br /> Research domestic wastewater quality at 10 prisons from the Ministry of Public Security from 8<br /> 2011 to 7 - 2012, we had the following conclusions:<br /> Domestic wastewater at 10 prisons prior to discharge into the environment were over than<br /> specified discharge 8/30 samples (26.67%) for sulfur; 23/30 samples (76.67%) for ammonium;<br /> 8/30 samples (26.67%) for phosphate; 30/30 samples (100%) for Coliform. The only other studies<br /> standards allow.<br /> * Key words: Domestic wastewater; Quality; Prison.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> môi trường, từ đó có những biện pháp<br /> đảm bảo vệ sinh môi trường.<br /> <br /> Ô nhiễm nước là một trong nhiều<br /> nguyên nhân gây giảm chất lượng môi<br /> trường sống. Môi trường sinh hoạt của<br /> phạm nhân trong trại giam có đặc điểm<br /> riêng khác môi trường dân sinh. Cho đến<br /> nay, chưa có nghiên cứu nào về chất<br /> lượng của nguồn NTSH tại các trại giam.<br /> Do vậy, cần có những đánh giá về chất<br /> lượng NTSH tại đây trước khi xả thải vào<br /> <br /> Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá<br /> đánh giá chất lượng nguồn NTSH tại các<br /> trại giam trước khi xả thảỉ vào môi trường<br /> và tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong<br /> việc tổ chức, quản lý và xử lý nguồn nước<br /> thải này.<br /> <br /> * Bộ Công an<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nghiêm Thị Minh Châu (chaunghiemminha7@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 16/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/04/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 08/04/2014<br /> <br /> 64<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> <br /> * Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br /> kê y học, áp dụng các thuật toán: test X2,<br /> t-student.<br /> <br /> Nước thải sinh hoạt lấy tại điểm cuối<br /> hệ thống dẫn NTSH trước khi đổ ra môi<br /> trường của 30 phân trại thuộc 10 trại giam<br /> Bộ Công an trên toàn quốc.<br /> <br /> 1. Một số đặc điểm của hệ thống NTSH<br /> tại các trại giam.<br /> <br /> - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 - 2011<br /> đến 7 - 2012.<br /> <br /> Bảng 1: Lượng nước thải và hệ thống<br /> dẫn NTSH.<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu dọc,<br /> mô tả.<br /> C<br /> <br /> mẫu và chọn mẫu:<br /> <br /> - Cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu thuận tiện.<br /> - Chọn mẫu nghiên cứu: lựa chọn các<br /> trại giam, bảo đảm đại diện ở cả ba miền<br /> Bắc, Trung, Nam. Lựa chọn các trại có quy<br /> mô hoạt động và số lượng phạm nhân tương<br /> đồng nhau.<br /> Các chỉ số nghiên cứu:<br /> Một số yếu tố vật lý, hóa học và vi sinh<br /> trong NTSH tại 10 trại giam của Bộ Công<br /> an. Các chỉ số nghiên cứu thu được sẽ<br /> được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật<br /> Quốc gia năm 2008 về qui định xả thải<br /> (QĐXT) (QCVN 14: 2008/BTNMT) [4].<br /> Phương pháp và kỹ thuật thu thập<br /> thông tin:<br /> - Lấy 500 ml nước thải vào thời điểm<br /> nước thải nhiều nhất trong ngày từ 16 18 giờ tại điểm cuối hệ thống dẫn NTSH<br /> trước khi đổ ra môi trường. Các mẫu nước<br /> thải được bảo quản lạnh và chuyển tới<br /> cơ sở xét nghiệm. Lấy mẫu đồng nhất tại<br /> cùng một vị trí quy ước, thời gian thu thập<br /> mẫu từ tháng 7 - 2011 đến 8 - 2012.<br /> - Phân tích các thành phần trong NTSH<br /> tại Viện Kỹ thuật hóa - Sinh và tài liệu<br /> nghiệp vụ, Bộ Công an.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Lượng nước thải<br /> (m3/ngày đêm/trại)<br /> <br /> X ± SD<br /> (n = 30)<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> 99,7 ± 70,8<br /> <br /> 10<br /> <br /> 750<br /> <br /> 45<br /> <br /> 1800<br /> <br /> 25<br /> <br /> 1200<br /> <br /> Chiều dài cống kín (m) 583,3 ± 395,3<br /> Cống hở (m)<br /> <br /> 328,8 ± 281<br /> <br /> Trung bình, lượng NTSH tại các phân<br /> trại giam đạt 100 m3/ngày đêm. Mức này<br /> thấp hơn so với mức sử dụng và thải<br /> nước trung bình của khu vực dân cư như<br /> Hà Nội và các thành phố lớn (xấp xỉ 150<br /> lít/người/ngày đêm).<br /> Điều nổi bật trong công tác quản lý<br /> NTSH ở các phân trại là hầu hết đã có hệ<br /> thống ống dẫn nước thải, đa số được che<br /> kín, điều này rất có ý nghĩa trong công tác<br /> bảo vệ môi trường trong trại giam. Đây là<br /> ưu điểm vượt trội so với tình hình quản lý<br /> NTSH tại các khu đô thị với nhiều đoạn<br /> cống hở, nước thải không được che phủ<br /> gây ô nhiễm không khí, điển hình như<br /> sông Tô Lịch, sông Nhuệ...<br /> Bảng 2: Tình hình xử lý NTSH tại các<br /> trại giam.<br /> (n, %)<br /> 13 (43,33)<br /> Xử lý<br /> 17<br /> nước thải (56,67%)<br /> <br /> Xử lý<br /> bằng clo<br /> <br /> Xử lý<br /> bằng vôi<br /> <br /> Bể lắng<br /> <br /> 8<br /> <br /> 0<br /> <br /> 5<br /> <br /> 66<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br /> <br /> Đến thời điểm nghiên cứu, nhiều trại<br /> giam đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải,<br /> tuy nhiên, vẫn chưa được đưa vào sử dụng<br /> triệt để. 8/30 phân trại xử lý bằng clo và<br /> 5/30 phân trại có xử lý bằng bể lắng<br /> <br /> đến nay, việc dùng clo và hợp chất của<br /> clo diệt khuẩn cho nước ở nước ta là phổ<br /> biến, vì hiệu quả cao và kinh tế. Dùng clo<br /> ở đây có hai tác dụng: chủ yếu để diệt<br /> khuẩn và oxy hóa tiếp tục các chất hữu<br /> cơ còn sót lại trong nước, làm cho nước<br /> sáng màu hơn, cải thiện mùi của nước<br /> khi chất hữu cơ chưa phân hủy hết.<br /> Ngoài ra, clo và hợp chất của clo còn oxy<br /> hóa, tách H2S ra khỏi nước thải.<br /> <br /> Hiện nay, sử dụng clo và hợp chất<br /> chứa clo hoạt tính là những chất oxy hóa<br /> thông dụng nhất. Tác dụng của clo lên tế<br /> bào sinh trưởng và bào tử của vi sinh vật<br /> không giống nhau: với các tế bào sinh<br /> trưởng, khả năng diệt khuẩn của clo<br /> mạnh hơn nhiều so với bào tử. Từ trước<br /> <br /> * Kết quả phân tích chất lượng NTSH<br /> tại các trại giam:<br /> <br /> Bảng 3: Độ pH.<br /> X ± SD (1) (n = 30)<br /> <br /> pH<br /> <br /> 6,7 ± 0,3<br /> <br /> QĐXT<br /> QCVN(2)<br /> <br /> 6,5 - 8,5<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> Min<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> 6,2<br /> <br /> Max<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> %<br /> <br /> 0<br /> <br /> Trong nghiên cứu này, tất cả các mẫu xét nghiệm đều có pH trong phạm vi 6,2 - 7,4,<br /> đạt QĐXT. Kết quả này tương đương với kết quả xét nghiệm nước từ cống thải của<br /> khu vực Thanh Liệt (từ 7,29 - 7,54) và tại nhiều con sông của Hà Nội (từ 7,20 - 7,87) [3].<br /> Bảng 4: Lượng BOD, TSS, sulfua.<br /> X ± SD (1) (n = 30)<br /> <br /> QĐXT<br /> QCVN (2)<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> %<br /> <br /> BOD (mg/l)<br /> <br /> 137,8 ± 121,8<br /> <br /> 30 - 50<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> 31<br /> <br /> 642<br /> <br /> 30/30<br /> <br /> 100<br /> <br /> TSS (mg/l)<br /> <br /> 468,3 ± 165<br /> <br /> 50 - 100<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> 108<br /> <br /> 739<br /> <br /> 30/30<br /> <br /> 100<br /> <br /> Sunfua (mg/l)<br /> <br /> 2,82 ± 2,17<br /> <br /> 1-4<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> 0,007<br /> <br /> 6,5<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> Chỉ tiêu BOD được sử dụng để tính<br /> gần đúng lượng oxy cần thiết oxy hóa các<br /> chất hữu cơ dễ phân hủy có trong nước<br /> thải; làm cơ sở tính toán kích thước công<br /> trình xử lý; xác định hiệu suất xử lý của<br /> một số quá trình; đánh giá chất lượng<br /> nước sau xử lý được phép thải vào<br /> nguồn nước.<br /> Kết quả của chúng tôi cho thấy, 100%<br /> mẫu NTSH tại các trại giam đều có lượng<br /> BOD vượt QĐXT: trung bình 137,8 mg/l,<br /> <br /> vượt 2 - 3 lần nồng độ cho phép, có mẫu<br /> còn vượt hơn 12 lần nồng độ QĐXT.<br /> Với TSS, toàn bộ mẫu NTSH đều có<br /> lượng TSS cao vượt ngưỡng cho phép:<br /> trung bình 468,3 ± 165 mg/l, cao nhất vượt<br /> tới 7 lần QĐXT theo quy định, tương tự<br /> khi định lượng chất rắn lơ lửng ở dạng<br /> huyền phù trong nước thải của sông Lừ<br /> (117 mg/l); sông Tô Lịch (152 mg/l) [1, 2].<br /> Nồng độ sulfua trung bình trong mẫu<br /> NTSH nằm trong ngưỡng cho phép: trung<br /> bình 2,82 ± 2,17 mg/l, tuy nhiên, 8/30 mẫu<br /> 67<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br /> <br /> có nồng độ vượt quá QĐXT với mẫu<br /> có nồng độ thấp nhất 0,007 và cao nhất<br /> Bảng 5: Lượng amoni, nitrat.<br /> X ± SD (1) (n = 30)<br /> <br /> 6,5 mg/l.<br /> <br /> QĐXT<br /> QCVN (2)<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Amoni (mg/l)<br /> <br /> 12,1 ± 3,5<br /> <br /> 5 - 10<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> 6<br /> <br /> 18,7<br /> <br /> 23<br /> <br /> Nitrat (mg/l)<br /> <br /> 23,4 ± 6,4<br /> <br /> 30 - 50<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> 12,7<br /> <br /> 32,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> Hợp chất chứa nitơ có trong nước thải<br /> từ protein và các sản phẩm phân hủy của<br /> protein: amoni, nitrat, nirit. Chúng có vai trò<br /> quan trọng trong hệ sinh thái nước. Tỷ lệ<br /> giữa hàm lượng BOD, N và P ảnh hưởng<br /> đến sự hình thành và khả năng oxy hóa<br /> của bùn hoạt tính. Trong nghiên cứu này,<br /> lượng amoni cao vượt ngưỡng cho phép<br /> ở 23/30 mẫu xét nghiệm, cao hơn QĐXT<br /> (10 mg/l) với nồng độ trung bình 12,1 ±<br /> 3,5 mg/l; mẫu thấp nhất 6 mg/l và cao nhất<br /> 18,7 mg/l.<br /> <br /> %<br /> <br /> Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự<br /> phân hủy chất chứa nitơ có trong chất<br /> thải của người và động vật. Trong các<br /> mẫu thử, lượng nitrat đều nằm trong<br /> phạm vi cho phép với nồng độ trung bình<br /> 23,4 ± 6,4 mg/l.<br /> Như vậy, có thể nhận thấy hợp chất<br /> chứa nito trong NTSH vẫn đang trong quá<br /> trình chuyển đổi tới nitrat, vì nồng độ amoni<br /> cao hơn quy định, trong khi lượng nitrat<br /> lại thấp hơn quy định.<br /> <br /> Bảng 6: Lượng dầu mỡ động, thực vật; tổng các chất hoạt động bề mặt và phosphor.<br /> X ± SD (1)<br /> (n = 30)<br /> <br /> QĐXT<br /> QCVN(2)<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> n<br /> <br /> Dầu mỡ động, thực<br /> vật (mg/l)<br /> <br /> 6,18 ± 1,54<br /> <br /> 10 - 20<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 9,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tổng các chất hoạt động<br /> bề mặt (mg/l)<br /> <br /> 6 ± 0,99<br /> <br /> 5 - 10<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> 7,8<br /> <br /> 0<br /> <br /> 8,76 ± 3,81<br /> <br /> 6 - 10<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> 16,8<br /> <br /> 8<br /> <br /> Phosphor (mg/l)<br /> <br /> Lượng dầu mỡ động, thực vật trong<br /> NTSH cho thấy 100% mẫu xét nghiệm có<br /> nồng độ ở mức cho phép: trung bình<br /> 6,18 ± 1,54 mg/l. Do đặc thù sinh hoạt<br /> trong trại giam khác với đời sống thường<br /> nhật của các khu dân cư, nên lượng dầu<br /> mỡ động, thực vật trong NTSH trại giam<br /> thấp. Tương tự, kết quả phân tích tổng<br /> các chất hoạt động bề mặt trong NTSH<br /> <br /> %<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> thấy 100% mẫu xét nghiệm có nồng độ<br /> dưới ngưỡng cho phép: trung bình 6 ±<br /> 0,99 mg/l.<br /> 8/30 mẫu (26,67%) có nồng độ phosphor<br /> vượt ngưỡng cho phép, trung bình 8,76 ±<br /> 3,81 mg/l; thấp nhất 4,3 mg/l và cao nhất<br /> 16,8 mg/l. Phosphor tồn tại trong nước<br /> với các dạng H2PO4-, HPO 4-2, PO4-3, các<br /> polyphosphate như Na3(PO3)6 và phosphor<br /> 67<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br /> <br /> hữu cơ. Đây là một trong những nguồn tổng số để xác định tỷ số BOD:N:P nhằm<br /> gây ô nhiễm. Trong nước thải, người ta chọn kỹ thuật tạo bùn hoạt thích hợp cho<br /> thường xác định hàm lượng phosphor quá trình xử lý.<br /> Bảng 7: Tổng Coliform trong nước thải sinh hoạt tại các trại giam.<br /> QĐXT<br /> Coliform (MPN /dl)<br /> <br /> SH<br /> <br /> Min<br /> <br /> 6.400<br /> <br /> Max<br /> <br /> 6 x 10<br /> <br /> QCVN<br /> 6<br /> <br /> 3.000 - 5.000<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> %<br /> <br /> 30/30<br /> <br /> 100<br /> <br /> Trong nghiên cứu này, tổng Coliform trong các mẫu NTSH đều vượt ngưỡng cho<br /> phép, có nhiều mẫu vượt nhiều lần cho phép (6 × 106 MPN/dl). Điều này phản ánh<br /> mức độ và nguy cơ gây ô nhiễm vi sinh vật của NTSH tại đây. Nguy cơ lây nhiễm vi<br /> sinh vật rất cao trong NTSH nếu không được xử lý, đây có thể là nguồn phát tán mầm<br /> bệnh trong môi trường trại giam.<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> Nghiên cứu chất lượng NTSH tại 10 trại<br /> giam thuộc Bộ Công an từ tháng 8 - 2011<br /> đến 7 - 2012, chúng tôi rút ra một số kết<br /> luận:<br /> <br /> 1. Lê Thái Hà. Đánh giá hiện trạng chất<br /> lượng nước thải về vệ sinh hóa lý tại một số<br /> cơ sở sản xuất bia tại Hà Nội, đề xuất một số<br /> biện pháp bảo vệ môi trường. Hội nghị Khoa<br /> học Quốc tế về Y học lao động và vệ sinh môi<br /> trường lần 1. 2005.<br /> <br /> - So với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia<br /> năm 2008 về QĐXT (QCVN 14), NTSH tại<br /> 10 trại giam thuộc Bộ Công an trước khi<br /> xả thải vào môi trường vượt QĐXT 8/30<br /> mẫu (26,67%) đối với sunfua; 23/30 mẫu<br /> (76,67%) đối với amoni; 8/30 mẫu (26,67%)<br /> đối với phosphor; 30/30 mẫu (100%) đối<br /> với Coliform.<br /> - Các chỉ số nghiên cứu khác đạt quy<br /> chuẩn kỹ thuật quốc gia về QĐXT.<br /> <br /> 2. Trần Quang Toàn. Nghiên cứu hiệu quả<br /> xử lý nước thải của các ao nuôi cá bằng nước<br /> thải tại Thanh Trì, Hà Nội. Hội nghị Khoa học<br /> Quốc tế về Y học lao động và vệ sinh môi<br /> trường lần 1. 2005.<br /> 3. Phùng Thanh Vân. Đánh giá ô nhiễm môi<br /> trường do ảnh hưởng của nước thải công nghiệp.<br /> Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường.<br /> 2007.<br /> 4. QCVN 14: 2008/BTNMT.<br /> <br /> 67<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2