intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chế độ quan lại triều Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị áp dụng cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Chế độ quan lại triều Lê sơ (1428-1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung: Những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chế độ quan lại triều Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị áp dụng cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay: Phần 2

  1. Chương 3 NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC VÀ CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Khái niệm cán bộ, công chức và chế độ công vụ, công chức 1.1. Khái niệm cán bộ, công chức Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chung và thống nhất về cán bộ, công chức cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Nhật Bản, công chức là những nhân viên nhậm chức trong bộ máy chính phủ trung ương, các ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, nhà trường, bệnh viện công lập, xí nghiệp quốc doanh... Ở Pháp, công chức chia thành ba loại: công chức trong ngạch hành chính nhà nước, công chức thuộc các công sở tự quản và công chức thuộc cộng đồng lãnh thổ trực thuộc cơ quan chính quyền địa phương. Ở Anh, chỉ những người làm trong ngành hành chính mới 139
  2. được gọi là công chức; còn nhân viên chính trị, nhân viên tư pháp, quân nhân đều không được gọi là công chức. Ở Mỹ, công chức chỉ là những người thực thi công vụ trong ngành hành chính... Còn ở Việt Nam, theo khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ phải là công dân Việt Nam; phải là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện... Như vậy, cán bộ Việt Nam có những đặc điểm sau: Thứ nhất, là công dân Việt Nam. Thứ hai, về chế độ bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm: Cán bộ phải là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Cán bộ phải có đủ tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh, chức vụ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Thứ ba, về nơi làm việc: Cán bộ là những người hoạt động trong các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Thứ tư, về thời gian công tác: Cán bộ đảm nhiệm công tác từ khi được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cho tới khi hết nhiệm kỳ hoặc xin thôi việc, từ chức hay bị bãi nhiệm (Điều 30 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). 140
  3. Cán bộ chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Trường hợp đặc biệt, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể kéo dài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (khoản 3 Điều 31 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). Thứ năm, về chế độ lao động: Cán bộ được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo Điều 12 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Theo khoản 2, Điều 14 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức phải là công dân Việt Nam; phải là người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Công chức Việt Nam có những đặc điểm sau: Thứ nhất, là công dân Việt Nam. Thứ hai, về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm: Công chức phải là người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan, 141
  4. tổ chức, đơn vị nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cấp xã. Công chức phải có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ. Các vấn đề liên quan đến bổ nhiệm, tuyển dụng công chức vào các chức danh, chức vụ và bổ nhiệm vào các ngạch công chức phải thực hiên theo đúng quy định của pháp luật. Thứ ba, về nơi làm việc: Nơi làm việc của công chức rất đa dạng; có thể là cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Thứ tư, về thời gian công tác: Công chức đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt động theo nhiệm kỳ như cán bộ. Thứ năm, về chế độ lao động: Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn theo quy định của pháp luật. Như vậy, nội hàm khái niệm cán bộ, công chức nhà nước ngày nay cũng giống như khái niệm quan lại ngày xưa. Cán bộ tương đương với khái niệm quan; công chức tương đương với khái niệm lại. 142
  5. 1.2. Khái niệm công vụ và chế độ công vụ - Công vụ Công vụ cũng là một khái niệm chưa thống nhất cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nhìn chung, công vụ là các hoạt động của cơ quan công quyền gắn với các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và con người thực thi hoạt động đó. Theo Từ điển Pratique du Fançais 1987 thì công vụ là công việc của công chức. Ở Việt Nam, công vụ được xem là một loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, để thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống và để quản lý, sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước giao cho. Nói đến công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội. Hay nói cách khác, công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công. Như vậy, công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước. 143
  6. - Chế độ công vụ Chế độ công vụ là chỉ các quan hệ được hình thành trên cơ sở trụ cột là thể chế, chính sách công vụ; đồng thời, đặc trưng của chế độ công vụ bao quát các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể công vụ. Dựa trên cơ sở pháp lý đó, cán bộ, công chức có chức trách chấp hành các quy định trong thái độ hành xử với các khách thể trong hoạt động thực thi công vụ. Chế độ công vụ có thuộc tính pháp lý đặc trưng về các “quyền và nghĩa vụ” của chủ thể công vụ (là những pháp nhân và thể nhân) phải thực hiện thống nhất trong nền công vụ. Hoạt động thi hành công vụ của chủ thể được quy định chặt chẽ trong các thể chế, chính sách, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và những cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng nhân sự hoạt động công vụ. Nói cách khác, chế độ công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Chế độ công vụ và chế độ quan lại là một khái niệm rộng tương đương. Nếu chế độ công vụ là một quy trình: tuyển dụng, đào tạo, thi tuyển chức vụ, chức danh, bổ nhiệm nhân sự; đãi ngộ, thăng tiến, khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề khác về công vụ; mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể công vụ trong chế độ công vụ được thể chế hóa thành các quyền và nghĩa vụ cơ bản tương ứng để thực thi thống nhất với mọi pháp nhân và thể nhân trong chế độ công vụ thì chế độ quan lại cũng là một quy trình tổ chức, từ việc tuyển chọn, đào tạo 144
  7. đến việc sử dụng quan lại mà các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện nhằm xây dựng một đội ngũ quan lại cho bộ máy hành chính nhà nước. Như vậy, khái niệm chế độ công vụ ngày nay tương đương với khái niệm chế độ quan lại ngày xưa. 1.3. Những tồn tại và hạn chế của chế độ công vụ, công chức và việc cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay Các khâu của công tác quản lý cán bộ, công chức như: tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và các chính sách đãi ngộ với cán bộ, công chức đã được quan tâm thực hiện. Do đó, riêng với đội ngũ cán bộ nước ta đã “có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt... Số đông cán bộ giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân”1. Việc tuyển chọn nhân sự cho các cơ quan nhà nước phải được tiến hành bằng thi cử nghiêm túc, nhằm sàng lọc những đối tượng chưa hội đủ những tố chất, điều kiện cần thiết cho người cán bộ, công chức trong giai đoạn mới. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về thi tuyển cán bộ, công chức và những văn bản này đang dần dần khẳng định tính khả thi trong thực tiễn. Trong thời gian gần đây, một số thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, ____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 269-270. 145
  8. Đà Nẵng, Hải Phòng,...) và một số bộ ngành (Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát,...) đã tổ chức những cuộc thi mang tính chất cạnh tranh cho chức danh thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị. Cách thức này có sức lan tỏa và đã được áp dụng ở một số đơn vị hành chính sự nghiệp (chủ yếu trong lĩnh vực y tế và giáo dục). Việc sử dụng nhân sự cũng đã có những chuyển biến tích cực. Các hình thức lấy phiếu tín nhiệm, bầu hoặc thăm dò dư luận đã dần khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong quá trình vận dụng vào việc sử dụng cán bộ, công chức cho phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nguyên tắc “tập trung - dân chủ” đã được áp dụng trong việc sử dụng cán bộ, công chức. Ngoài ra, để bảo đảm cán bộ, công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ hiệu quả, việc sát hạch, tổ chức các cuộc thi nâng ngạch, bậc, dùng các chính sách đãi ngộ để tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức để phát huy năng lực và hiệu quả vốn có của mỗi người. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chế độ công vụ, công chức. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa coi cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức là nhiệm vụ trọng tâm. Cấp lãnh đạo chưa có quyết tâm chính trị cao, chưa chủ động trong cải cách chế độ công vụ, công chức... Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải cải cách chế độ công vụ, công chức. Cải cách công vụ là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể hiểu cải cách công vụ 146
  9. là sự “thay đổi” có tính sáng tạo, hợp quy luật các yếu tố cấu thành công vụ và hoạt động công vụ; theo đó, cải cách làm cho công vụ có chất lượng hơn, chính quy, hiện đại hơn và tiến bộ, mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, cải cách công vụ là quá trình đổi mới nhận thức về bản chất, mục tiêu, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ của công vụ, chế độ công vụ và hoạt động thực thi công vụ. Cải cách công vụ là nhằm xây dựng nền công vụ chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, minh bạch, cởi mở, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền công vụ trong điều kiện nền hành chính chuyển đổi, phát triển và xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện. Cùng với cải cách công vụ là cải cách chế độ đối với công chức. Cải cách công vụ, công chức là nội dung quan trọng, có vai trò quyết định sự thành công của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Để triển khai thực hiện Chương trình này, ngày 18/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” với mục tiêu xây dựng một nền công vụ Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả. Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan do Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng ban để đôn đốc, chỉ đạo, bảo đảm việc thực hiện Đề án một cách toàn diện, thống nhất giữa các cơ 147
  10. quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức của Đảng, đoàn thể. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành, địa phương thành lập Ban Chỉ đạo để đôn đốc triển khai các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm vẫn còn nhiều dư luận về tiêu cực, thiếu khách quan, chưa công bằng và chưa chấp hành nghiêm các quy định đã đề ra. Chưa có cơ chế để tinh giản, cho ra khỏi công vụ những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác đánh giá cán bộ, thi đua, khen thưởng... vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính hình thức. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách này. Một trong những giải pháp hữu hiệu là học hỏi từ lịch sử với nhiều bài học có giá trị sâu sắc mà cha ông ta để lại - dẫu xưa và nay còn có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. 2. Những tương đồng và khác biệt - từ góc nhìn tham chiếu lịch sử 2.1. Những tương đồng và khác biệt giữa quan lại và cán bộ, công chức - Những tương đồng: Thứ nhất, họ đều được phân loại theo những tiêu chí rõ ràng. Nhắc đến quan lại là nhắc đến chức quan, tước vị và phẩm hàm. Quan lại trong nhà nước phong kiến Việt Nam được sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau: theo vị trí và vai trò trong bộ máy nhà nước, theo địa bàn làm việc, theo lĩnh vực quản lý. Đối với cán bộ, công chức, viên chức có 148
  11. thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích phân loại: căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, căn cứ vào vị trí công tác, phân loại theo ngành, lĩnh vực... Thứ hai, họ đều được phân định công việc, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Với cương vị điều hành trong bộ máy nhà nước, quan giữ vai trò tư vấn, giúp việc cho nhà vua trong việc xây dựng các chính sách và ban hành pháp luật đồng thời triển khai thực hiện quyền lực nhà nước. Lại là người thừa hành mệnh lệnh của quan, đóng vai trò trung gian giữa quan và dân. Nhiệm vụ của lại bao gồm giúp quan soạn thảo, giao nhận, lưu chuyển công văn sổ sách; triển khai các chính sách của nhà nước tới chức dịch làng xã, đốc thúc chức dịch làng xã thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Với các vai trò trên, quan và lại kết thành khối thống nhất giúp vua quản lý đất nước, giữ vị trí bản lề trong bộ máy nhà nước. Trách nhiệm, quyền hạn của quan lại được quy định cụ thể trong các bộ luật, các văn bản điển chế của các triều đại phong kiến. Đối với cán bộ, công chức trách nhiệm và quyền hạn của họ đã được quy định rõ trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Vị trí và công việc của họ sẽ được phân định tùy vào vị trí chức danh và trình độ chuyên môn mà họ sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Thứ ba, họ đều giữ vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước. Quan lại được coi là xương sống của bộ máy chính quyền nhà nước, là rường cột của quốc gia phong kiến. Các triều đại đều nhận thức rõ vai trò của quan lại và đều đặt mục tiêu xây dựng một đội ngũ quan 149
  12. lại có đủ năng lực giúp vua trị nước, trung thành với triều đại cầm quyền. Đặc biệt, nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước, triều Lê sơ đã chú trọng xây dựng đội ngũ này từ trung ương đến địa phương. Vai trò của quan lại triều Lê sơ được thể hiện trên tấm bia tiến sĩ năm 1442: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp (...). Triều đình mừng được nhân tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Ngày nay, đội ngũ cán bộ, công chức càng giữ vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước vì: “đội ngũ cán bộ nước ta có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; là lực lượng nòng cốt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1. Với vai trò “nòng cốt” như trên nên mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày nay có được triển khai tốt hay không đều do năng lực, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức này. - Những khác biệt: Thứ nhất, về phạm vi lãnh thổ và số lượng: Lãnh thổ của quốc gia Đại Việt giai đoạn 1428-1527 thống nhất và được mở rộng đến khu vực Phú Yên ngày nay. Theo “Quan ____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Sđd, tr.269-270. 150
  13. chế tổng mục” trong Thiên Nam dư hạ tập, sau khi chấn chỉnh lại bộ máy nhà nước năm 1471, tổng số quan lại thời Hồng Đức lên tới 5.370 người (trong đó: quan lại trong triều chiếm 2.755 người, gồm có: 399 quan văn, 1.910 quan võ, 446 tòng quan; quan lại ở các địa phương là 2.615 người, gồm có: 926 quan văn, 857 quan võ, 41 tòng quan, 791 tạp lưu)1. Lãnh thổ Việt Nam ngày nay có hình chữ S chạy dài theo hướng Đông Nam của Bán đảo Đông Dương, từ Hà Giang tới Cà Mau. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2015 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 277.055 biên chế (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã) (trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 112.266 biên chế; cơ quan của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 162.704 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế và có 1.000 biên chế công chức dự phòng. Ngày 22 tháng 8 năm 2019 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1066/QĐ-TTg về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách ____________ 1. Viện Sử học: Lê triều quan chế, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1977, tr.156. 151
  14. nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2020. Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2020 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước và biên chế công chức dự phòng là 259.598 biên chế. Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 253.517 biên chế, trong đó: Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 108.368 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là 142.767 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 1.068 biên chế. Biên chế công chức dự phòng là 628 biên chế. Tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế. Địa bàn lãnh thổ mở rộng cùng với sự phát triển về lãnh thổ, dân số, những đổi thay của thời đại khiến nhà nước muốn thực hiện quản lý tốt cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo gấp nhiều lần so với lịch sử trước đó 600 năm. Thứ hai, về trình độ chuyên môn. Quan lại xưa là những người “trên tinh thiên văn, dưới tường địa lý”, 152
  15. thông hiểu kinh sử, có tài đối đáp, có khả năng thơ phú, có kiến thức cai trị theo tư tưởng Nho giáo và thông hiểu pháp luật... Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, kinh tế tri thức phát triển, toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, nếu cán bộ, công chức không có kiến thức, trình độ học vấn nhất định về lý luận chính trị, khoa học - kỹ thuật, quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thậm chí còn phạm những sai lầm, khuyết điểm lớn. Vì thế, cán bộ, công chức không chỉ là những người giỏi về mặt lý thuyết có kiến thức chuyên môn mà họ còn phải là người có kinh nghiệm, giỏi kỹ năng làm việc; chẳng hạn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm... Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay phải nhanh nhạy, nắm bắt thông tin cơ hội, giải quyết mọi công việc một cách hiệu quả nhất trong thẩm quyền của mình. Cho nên họ không thể và không được thụ động khi làm việc. Khác với ngày xưa, quan lại luôn phải tuân theo mệnh lệnh, chỉ làm việc khi có chỉ, dụ ban xuống. Họ không được tự ý quyết định mọi công việc, việc gì cũng phải chờ cấp trên xem xét, xử lý, do vậy có thể thấy được cách thức vận hành đội ngũ quan xưa là khá cứng nhắc. Thứ ba, quan niệm bộ máy quan liêu và “căn bệnh” từ bộ máy quan liêu: nhà nước quan liêu không đẳng cấp triều Lê sơ là bộ máy hành chính phân chia thứ bậc, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, các chức quan được bổ nhiệm dựa vào khả năng - tài năng mà người đó có. Ngày 153
  16. nay, bộ máy hành chính của nước ta cũng được tổ chức theo hệ thống thứ bậc. Đặc điểm của bộ máy hành chính đó là mang tính chỉnh thể, các cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất, thành lập từ trung ương đến địa phương, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy cũng được phân công, phân nhiệm cụ thể, các trọng trách được giao đều dựa trên khả năng mà cá nhân đó có. Tuy nhiên, trong thời kỳ bao cấp, với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp trung gian, hoạt động kém hiệu quả; mỗi cá nhân được phân công, phân nhiệm cụ thể, các trọng trách được thực hiện với phong cách cửa quyền, chỉ quan tâm đến nhiệm vụ được giao mà không quan tâm giải quyết trong mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác. Điều đó gây nên một căn bệnh từ bộ máy quan liêu - “bệnh quan liêu” mà ngày nay chúng ta vẫn thường đề cập. 2.2. Những tương đồng và khác biệt do bối cảnh lịch sử, thể chế - Những tương đồng và khác biệt do bối cảnh lịch sử. Việc tiến hành thực hiện cải cách hành chính xưa hay nay đều bắt đầu từ yêu cầu tất yếu của bối cảnh lịch sử. Triều Lê sơ ra đời sau một cuộc khởi nghĩa lâu dài. Sau ba mươi năm tồn tại và phát triển, yêu cầu cấp bách được đặt ra với triều Lê sơ là phải cải cách bộ máy, cải cách đội ngũ quan lại. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước 154
  17. bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế để theo kịp với sự phát triển chung của thế giới đòi hỏi chúng ta cần phải đổi mới và cải cách. Như vậy, cả hai giai đoạn lịch sử trên đều diễn ra trong bối cảnh đất nước vừa trải qua một cuộc chiến gian khổ giành độc lập dân tộc và để phát triển, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với quốc gia, dân tộc là phải đổi mới, cải cách. Những đổi mới, cải cách ấy phải bắt đầu từ thể chế, đến tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, giữa xưa và nay cũng có một số điểm khác biệt sau: Dưới triều Lê sơ, việc thực hiện các chế độ đối với quan lại diễn ra trong điều kiện xã hội phong kiến, phương thức sản xuất lạc hậu. Nền kinh tế lạc hậu, ruộng đất là thước đo giá trị giàu có và phát triển của đất nước. Sự giao lưu giữa các nền văn hóa, giữa các quốc gia trong khu vực chưa phát triển và mở rộng. Ngày nay, chúng ta tiến hành cải cách chế độ công vụ, công chức trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra như vũ bão, chi phối sự phát triển sống còn của mỗi quốc gia. Nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức - tức là lấy nguồn lực con người làm thước đo cho sự phát triển. Sự thịnh vượng của một quốc gia lấy thước đo là hạnh phúc, là sự sung túc và mức độ hài lòng, là sự thỏa mãn, đáp ứng mọi nhu cầu của công dân. Các quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế luôn có mối quan hệ gắn kết với nhau và luôn trong tư thế chủ động mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương. 155
  18. - Những tương đồng và khác biệt về thể chế - pháp luật. Thể chế của triều Trần là thể chế của nhà nước quân chủ phong kiến quý tộc. Bộ máy quan lại quý tộc - là nơi mà phẩm hàm, chức danh không dựa trên tài năng mà chỉ dựa trên quan hệ huyết thống, nơi mà những tư tưởng thủ cựu kìm hãm sự phát triển tất yếu của lịch sử sẽ bị thay thế bằng một thể chế khác - thể chế quân chủ quan liêu của triều Lê sơ. Thể chế quân chủ quan liêu là xây dựng một bộ máy hành chính phân chia thứ bậc, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể. Đặc biệt, sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông thì thể chế quân chủ quan liêu thực sự hoàn thiện - đó là thể chế quân chủ quan liêu không đẳng cấp. Thể chế nhà nước quân chủ quan liêu không đẳng cấp là thể chế mà quyền lực tối cao nằm trong tay nhà vua, giúp việc cho vua là một bộ máy quan lại được đào tạo, tuyển chọn và sử dụng một cách hết sức bài bản, không phân biệt thành phần xuất thân. Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện. Sự chuyển biến về thể chế và việc sử dụng Nho giáo để quản lý nhà nước theo phương thức ngoại Nho - nội pháp ấy cũng gần giống với sự chuyển biến về thể chế của chúng ta trong những năm qua. Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, xét về phương diện xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, thì thành tựu to lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chúng ta là chuyển từ mô hình nhà nước tập quyền xã hội chủ nghĩa sang mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là bước đổi 156
  19. mới về chất trong tư duy lý luận về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Theo tư duy của mô hình nhà nước tập quyền xã hội chủ nghĩa, thì quyền lực nhà nước tuy thuộc về nhân dân, nhưng nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội; không có sự phân công thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mô hình tổ chức quyền lực nhà nước này phù hợp với điều kiện chiến tranh và nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, với ưu điểm bảo đảm cho nhà nước ban hành quyết định nhanh chóng và thống nhất. Tuy nhiên, mô hình này trong điều kiện mới - điều kiện kinh tế thị trường nhiều thành phần - bộc lộ nhiều hạn chế. Còn mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - đó là mô hình nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật. Do đó, mọi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần phải giữ lối sống trong sạch, nghiêm túc chấp hành đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực sự có tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở mỗi cấp, mỗi ngành. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhưng trước khi sử dụng pháp luật, con người trong xã hội đã tự ý thức sống có luân thường, sống theo đạo lý. Vì thế, xưa hay nay vẫn có những điểm chung giống nhau rất đặc biệt. 157
  20. 2.3. Những tương đồng và khác biệt về nguyên tắc, mục tiêu tuyển chọn, cách thức sử dụng nhân sự Triều Lê sơ đặt ra nguyên tắc, mục tiêu tuyển chọn và cách thức sử dụng quan lại như sau: Chọn người có thực tài: Với mong muốn có một đội ngũ quan lại mới với đủ năng lực đưa đất nước vươn lên và trung thành với dòng họ cầm quyền, triều Lê sơ phải chọn được người có tài. Cai trị đất nước trong thời bình thì phải tuyển đội ngũ văn quan có tài cao chí lớn là yêu cầu thực tế. Hơn nữa, giữa lúc bối cảnh đất nước xuất hiện nhiều mâu thuẫn đan xen thì càng cần phải tuyển cho được người tài, đức ra làm quan. Bởi vậy, ngay cả con cháu trong hoàng tộc, con của quan lại nếu không có thực tài cũng không được tuyển bổ nắm giữ những chức vụ quan trọng. Họ chỉ được trao chức chứ không trao quyền. Không bỏ sót, không dùng lầm người: Các vua Lê hết mực cầu thị và trọng đãi người tài, luôn mong ngóng quy tụ được thật nhiều người tài ra làm quan phò vua giúp nước. Vì vậy, bên cạnh hình thức tuyển chọn qua con đường thi cử, các vua triều Lê sơ còn sử dụng cả hình thức tiến cử, bảo cử, nhằm mục tiêu không bỏ sót người tài, quy tụ được thật nhiều tinh hoa của đất nước. Vua Lê Thánh Tông thể hiện rõ tầm nhìn xa, trông rộng trong tuyển chọn người tài khi nói với quần thần như sau: "Người tài ở đời vốn không ít, mà cách tìm người tài không phải chỉ có một con đường, hoặc có người tài giúp nước mà khuất ở chức thấp không ai tiến cử hoặc có người hào kiệt ẩn ở đồng quê, lẫn vào quân lính", "Kén chọn nhân tài cố nhiên 158
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2