intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu di cư người Hmông: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Di cư của người Hmông từ đổi mới đến nay" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Người Hmông ở Việt Nam: Lịch sử tộc người và sự phân bố dân cư; Thực trạng di cư tự do của người Hmông (1986-2010);... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu di cư người Hmông: Phần 1

  1. DI Cư CỦA NGƯỜI HMÔNG TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
  2. Biên m ục trê n x u ât bán phãm rủ a T hư viện Q uốc gia V iệt Nam D ậu T u ân Xam Di cú cua ngưòi H m ông từ đối mỏi đến nay / Đ ậu T u ấn X am . - H. : (’h ìn h trị quôc gia. 2013. - 204tr. : 21cm T hư mục: tr. 183-200 1. Di cư 2. D án tộc H m ông 3. V iệt X am 304.809597 . d cl4 (T B O lõ lp -C IP 32i V |5 Mà sò: ----------------- CTTX j -:0 I3
  3. TS. ĐẬU TUẤN NAM DI Cư CỦA NGƯỜI HMÔNG TỪ DỔI MỚI ĐẾN NAY (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN CHỈNH TR| QUỐC GIA - s ự THẬT HÀ N Ộ I-2013
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc vỏi 54 dân tộc cùng sinh sống, cùng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. Mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng, đặc sắc và phong phú. Trong đó, dân tộc Hmông có dân sô' đứng thứ sáu, được coi là một cộng đồng “đặc biệt” với lịch sử hình th àn h và p h át triển có nhiều nét đặc thù, vói nền văn hóa khá phong phú, đ ạt được nhiều th àn h tựu. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mối đ ất nưốc đến nay, Đ ảng và N hà nưốc đã có nhiều chính sách quan tâm , hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Hmông nói riêng vươn lên ổn định cuộc sống, nâng cao điều kiện kinh tế, xây dựng đòi sống văn hóa của mình, đóng góp vào sự nghiệp đổi mói đất nước. Mặc dù vậy, do điểu kiện tự nhiên ở vùng núi nhiều khó khăn, do trình độ văn hóa, tiếp cận khoa học kỹ th u ậ t của đồng bào dân tộc thiểu sô” nhìn chung còn thấp, bên cạnh đó sự quan tâm của Đảng và N hà nưốc chưa thể tác động tới tấ t cả các bộ phận dân cư, ở các vùng, miền một cách triệt để cho nên đòi sông của đồng bào dân tộc thiểu sô" nói chung, dân tộc Hmông nói riêng còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong suốt những năm qua, tập quán du canh du cư của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Hmông vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp, tác động nhiều chiều, đòi hỏi có sự quan tâm nghiên cứu, sự phối hợp quản lý tốt hơn để đồng bào an tâm định canh định 5
  5. cư, ôn định cuộc sống, giữ vững an mnh quỗc gia và bào vệ biên giới lã n h thô. Việc n g h iê n cứu, tìm h iể u q u á tr in h di cư tụ do của người Hmông, những nguyên nhân dẫn đến việc di cư lự do. những tác động, ánh hường của quá trình di cư tự do đên kinh t ế - xã hội củ a các đ ịa phương,... có ý n g h ĩa q u a n trọ n g từ đó đế x u ấ t n h ữ n g ch ín h sách p h ù hợp, h iệ u q u à n h ằ m h ạ n ch ẽ di cu' tự do, ôn định đời sông cho đồng bào dân tộc thiếu sô. Cuốn sách D i cư cu a ngư ời H m ô n g từ đ ó i m ới đến na y của TS. Đậu Tuân Nam phân tích cụ the về nguyên nhản, tác động của tình trạng di cư tự do của người Hmông đến raọi mặt của đờ] sống k inh tê - xã hội, v ăn hóa, đặc biệt là a n n in h quõc gia và môi trường sinh thái. Từ những phân tích đó, tác gia đê xuất một sô giải pháp nhằm hạn chê hoạt động di cư tự do cùa người Hmông, ôn định đời sống của tộc người trong bối cảnh mới. Nghiên cứu vân đê di cư tự do của người Hmông là một vấn đề rấ t khó, nguồn tư liệu hạn chế, tài liệu lưu trữ hầu như không có, phương pháp chủ yếu là khảo sát thực tế, trong khi địa bàn cư trú, điếm di cư đến lại rấ t rộng lớn. Do vậy. cuỗh sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Trong cuốn sách này tác giả chủ yêu tập trung trình bàv vê người Hmông ờ miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An, chưa trình bàv được đầy đu kết quả điều tra vể người Hmông trong toàn quốc. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề có liên quan đến việc di cư của người Hmóng từ đôi mới đến nay cần được trao đổi, nghiên cứu thêm. Do đó, một số đánh giá, phân tích trình bày trong sách được coi là quan điểm riêng của tác già, nêu ra để bạn đọc nghiên cứu, th a m khảo. R ấ t m ong được b ạ n đọc lượng th ứ v à đónơ góp ý kiến đê lần xuất bàn sau nội dung sách hoàn thiện hơn. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. T hán g 5 năm 2013 NHA XUẤT BAN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự TRÁT 6
  6. LỞI NÚI ĐẦU 0 V iệt N am , người H m ông là tộc người th iểu sô"có d â n số đứng h à n g th ứ sáu tron g tổng số 54 dân tộc, với 1.068.189 người’. Người H m ông cư t r ú chủ yếu ở vù ng núi cao các tỉn h p h ía Bắc tr ê n m ột địa b àn k h á rộng, dọc theo biên giói Việt - T ru n g và Việt - Lào, từ L ạ n g Sơn đến N ghệ An. T uy nhiên, sự n h ậ p cư ồ ạ t của người H m ôn g vào T ây N guyên tron g thời gian g ần đây đã làm cho bức t r a n h p h â n bô của tộc người này càng trỏ n ên rộng lân hơn. Dù vậy, địa b àn cư t r ú của người H m ô ng ch ủ yếu vẫn là n h ữ n g k h u vực n h ạ y cảm về quốc phòng, a n n in h và cũng là nơi có cư d ân đói nghèo chiếm tỷ lệ r ấ t cao. N h ậ n thức được tầ m q u a n trọ n g của địa b à n chiến lược này, tro ng quá tr ìn h lã n h đạo, chỉ đạo thực tiễn, Đ ảng và N h à nước luôn q u a n tâ m và có chính sách đối vối vùn g dân tộc Hmông; đồng thòi, triể n k h a i thự c hiện n hiều chương trìn h , dự á n p h á t triể n k in h t ế - xã hội, n h ằ m thực 1. Ban Chi đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở T rung ương: Tổng điều tra dán sô và nhà ở Việt N a m năm 2009: Kết quả điều tra toàn bộ. 2010. tr.134. 7
  7. hiện xóa đói, giảm nghèo vói mong muốn n h a n h chóng th u hẹp khoảng cách p hát triển giữa người Hmông vối các tộc ngưòi thiểu số khác. Trong nhữ ng năm qua, dù đã có r ấ t nhiều nỗ lực, như ng chú ng ta vẫn chưa thực sự có nhiều chính sách tạo ra được cuộc sông ổn định để người Hmông vượt qua cành đói nghèo và những khó k h ă n trong cuộc sông. Trong bôi cảnh đó, một bộ ph ận trong số họ đã tự p h á t di cư. Di cư là hiện tượng kh á phổ biến trong sự p h á t triển kinh t ế - xã hội của nhiều quốc gia dẫn tới sự p h â n bô" lại lao động theo lãnh thổ. Quá trìn h phân bô" lại lao động thông qua di cư là một trong những n h â n tô" q u an trọng cho sự p h á t triển kinh tê - xã hội, n h ấ t là trong mối qu an hệ với các nguồn lực tự nhiên và môi trường. Tuy nhiên, việc x u ấ t hiện nhiều đợt di cư ồ ạ t của h àn g chục ngàn người Hmông từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên, một bộ p h ậ n trong số họ đã di chuyển đến miền Tây tỉnh T h a n h Hóa và Nghệ An trong thời gian qua khiến cho quy hoạch p h á t triển của nhiều địa phương bị phá võ, tác động đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng và an ninh. Ngoài ra, còn phải kể thêm một bộ p h ậ n người Hmông từ các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Táy tỉnh T h an h Hóa và Nghệ An di chuyển đến khu vực biên giới Việt - Lào, sang Lào, th ậ m chí s a n ? cả T rung Quốc v à M ia n m a gây nên sự xáo trộn tr o n g đời số n g ng ư ờ i d â n cả ở nơi đi v à nơi đ ế n , tá c đ ộ n g đ ến
  8. các mối q u a n hệ tộc người và ả n h hưởng đên q u a n hệ đối ngoại giữa các nước lâ n bang, cũng n h ư v ấn đê bảo đ ảm a n n in h quốc gia. Có th ể nói, di cư tự do của người H m ông tro n g thời g ian q u a ng ày càng trở n ên phức tạp , khô ng chỉ tro n g p h ạ m vi quốc gia m à còn liên/xuyên quôc gia r ấ t cần được n g h iê n cứu. Tuy nhiên, v ấ n đê di cư tự do củ a người H m ô ng lại chư a được q u a n tâ m đ ú n g mức, cần p h ả i có n h ữ n g n g h iê n cứu ch uy ên sâu n h ằ m làm rõ v ấ n đề n à y cả vê phương diện lý lu ậ n v à th ự c tiễn. Vê k h á i niệm d i cư và d i cư tự do K h ái niệm “di cư” tro n g các ngh iên cứu ở Việt N am h iệ n n ay được hiểu theo h ai nghĩa: ng hĩa rộng và n g h ĩa hẹp. T heo n g h ĩa rộ n g , di cư là sự c h u y ể n dịch b ấ t kỳ c ủ a con người t r o n g m ộ t k h ô n g g ia n và th ò i g ia n n h ấ t đ ịn h . Với k h á i n iệ m n ày , di cư được đồng n h ấ t vối sự di độ ng c ủ a d â n cư, k h ô n g ch ú ý đ ến sự t h a y đổi nơi cư t r ú c ũ n g n h ư m ụ c đích và thờ i g ia n di ch u y ể n . Theo n g h ĩa hẹp, di cư là sự di chuyên của d ân cư từ m ột đơn vị lã n h th ổ này đến một đơn vị lã n h thổ khác, n h ằ m th iế t lập m ột nơi cư t r ú mới trong một k h o ản g thời gian n h ấ t định. K hái niệm này k h ẳ n g đ ịn h môi liên hệ giữa sự di chuyên với việc th iế t lập nơi cư t r ú mới. 9
  9. N hư vậy, di cư được hiểu là sự di chuyên cua người dân theo lãnh thô với nhữ n g ch uản mực vê không gian, thòi gian n h ấ t định kèm theo sự th a y đôi nơi cư trú. Cần p h ân biệt hai yếu tô cấu th à n h quá trìn h di cư là x u ấ t cư và n h ập cư. X u â t cư là nói vế đẩu đi. vê nơi chuyển cư. chuyên từ nơi này sang nơi khác (trong khuôn khổ một quốc gia hay sang một quốc gia khác) để sinh sông tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài. N h ậ p cư là nói về đầu đến. về nơi chuyển đến, có thể là đến địa b àn khác trong cùng một vùng, lãn h thô của một quốc gia này hay một quôc gia khác. Tùy thuộc mục đích nghiên cứu, th ậm chí ngưòi nghiên cứu m à có nhiêu cách phân loại vê di cư k h á c nhau. - Theo độ dài thời gian cư t r ú ở nơi đến n g ắ n hay dài, có th ể p h â n ra một sô loại di cư như: (i) D i cư con lắc là di cư từ điểm d ân cư này tới điểm d ân cư khác, diễn ra h ằ n g ngày, hoặc h ằ n g th á n g theo yêu cầu thường xuyên của lao động, học tậ p và thường xảy ra ỏ vùng ven th à n h phố, k h u công nghiệp, các vùng biên giới...; (ii) Di cư theo m ù a vụ là h ìn h thức di chuyển của d ân cư đi tìm việc làm ở nơi khác trong thời gian nông n h àn, rỗi rãi hoặc chuyén đi làm ăn theo m ù a của một sô' nghê và vẫn quay trơ vể nơi cũ làm việc trong nhữ n g lúc có n h u cầu lao động: (iii) Di cư tạm thời là hình thức di chuyển cua dán 10
  10. cư đ ến sông tạ m thời ở m ột nơi nào đó tro n g k h o ả n g th ò i gian chư a xác định rõ; (iv) D i cư lâ u d à i (vĩnh viễn) là h ìn h thứ c di cư m à người di cư kh ô n g có ý đ ịn h q u a y trở về định cư tạ i nơi họ đã ra đi. - Theo hướng di chuyển (được hiểu là sự di cư từ nô ng th ô n tối đô thị, hay từ nông thô n đên nông thôn, hoặc từ đô thị đến nông thôn), có th ể p h â n loại các dòng di CƯ: (i) D i cư nông thôn - đô th ị là h ìn h thức di cư từ nông th ô n tới đô thị (từ n ăm 1986 đến nay, di cư nông th ô n - đô th ị k h á p h á t triển, đặc biệt là các đô th ị n h ư H à Nội, T h à n h p h ố Hồ Chí M inh, V ũng T à u là nơi tiếp n h ậ n m ột số lượng lốn d ân cư từ các v ù n g th ô n quê, cả cư t r ú tạ m thòi và lâu dài); (ii) Di cư th à n h th ị - nôn g th ô n là h ìn h thức di cư từ đô thị đến nông th ô n (ở V iệt N am , s a u n ă m 1975, m ột p h ầ n d â n cư sống tậ p tr u n g ở m ột sô" đô th ị của các tỉn h p h ía N a m - hệ q u ả của chính sách tậ p tr u n g gom dân và đô th ị hó a dưới thời Mỹ - ngụy - đã trở vê quê cũ làm ă n k h iế n cho sô" lượng lớn d ân đô thị giảm đi đán g kể); (iii) D i cư th à n h th ị - th à n h th ị là h ìn h thức di ch u y ên d ân cư từ đô th ị n ày đến đô th ị khác (ở Việt N am , luồng di cư n ày gồm có d ân cư từ th à n h p h ố H à Nội và m ột sô’ t h à n h phô’, th ị xã ở các tỉn h phía Bắc di cư vào các tỉn h p h ía N am và luồng di cư từ các t h à n h phô nhỏ, th ị xã, th ị t r ấ n di cư về các t h à n h phô' lớn, n h ư T h à n h p h ố Hồ Chí M inh, H à Nội, V ũng Tàu, Đồng Nai...; (iv) D i cư nông th ô n - nông thôn là h ìn h th ứ c di cư từ nông th ô n đến nông th ô n (trước n ăm 11
  11. 1989, di cư nông thôn - nông thôn ò Việt N am dien ra có tổ chức, vói mục đích là p h â n bô lại d ân cư % laoà động trong cả nước, nhưng hiện nay, dòng di cư này vẫn đang diễn ra, đặc biệt là dòng di cư ờ nh iêu tinh miền núi phía Bắc và từ các tỉn h phía Băc vào Tây Nguyên và Đông N am Bộ). - Theo tín h ch ất tổ chức q u ả n lý, có th ể p h â n di cư th à n h : (i) Di cư có tổ chức (còn gọi là di dân kê hoạch) là sự di chuyển dân cư được thực hiện theo kê hoạch và các chương trìn h mục tiêu n h ấ t định do nhà nước và chính quyền các cấp vạch r a và tổ chức, chỉ đạo thực hiện; (ii) D i cư tự do (còn gọi là di dân không có tổ chức, di dân tự phát) là sự di chuyển m ang tính cá n h â n của người di cư hoặc bộ p h ận gia đình, dòng họ, cộng đồng quyết định, không p h ụ thuộc vào kê hoạch, sự hỗ trợ của n h à nước và các cấp chính quyền, v ề m ặ t pháp lý, người dân di cư có quyền tự chọn nơi cư trú. Do đó, tu y không được cơ quan có th ẩ m quyền tổ chức cho di cư, như ng người dân vẫn có th ê di cư do n h u cầu của b ản thân. Di cư tự do p h ả n á n h tính năn g động và vai trò độc lập của cá nhân, hộ gia đình trong việc giải quyết đời sông, tìm kiếm công ăn việc làm. 12 ỉ
  12. Chương 1 NGƯỜI HMÔNG ở VIỆT NAM: LỊCH sử TỘC NGƯỜI VÀ Sự PHÂN BÔ DÂN CƯ 1. v ề tên gọi và c á c nhóm Hmông ỏ Việt Nam Trước đây, người H m ô n g ở V iệt N a m th ư ờ n g được b iế t đến với tộc d a n h M èo (ở Lào d â n tộc n ày được gọi là Mẹo, còn ở T r u n g Quốc họ được gọi là d ân tộc M iao / M iê u 1. Song, t r ê n th ự c tế, tê n gọi n à y được các n h à k h o a học lý giải k h ô n g h o à n to à n giông n h a u . T heo tác giả Vương D uy Q uang: Người Mèo là m ột d â n tộc sớm b iế t trồ n g lú a nước. Người H á n căn cứ vào n g h ề trồ n g t r ọ t củ a người Mèo m à gọi họ là 1. T uy nhiên, cần phải nói thêm rằng, ở T ru n g Quốc M iao/M iêu tộc (M iao zu) là thuật ngữ chỉ một cộng đồng ngưòi bao gồm nhiều nhóm có liên qu an VỚI n h a u về m ặ t nguồn cội. Theo G ary Lee và Nick T app, tro n g M iêu tộc có ba nhóm là Hrnông, H m u, Quoxiong (hay còn gọi là Khoxiong). Tuy nhiên, H ùng Ngọc Hữu lại đề cập đến ba nhóm khác là H m ông, H m u và A H a u ... N hư vậy, ở T rung Quốc ngưòi H m ông thuộc th à n h phần M iao/M iêu tộc, n hư ng không p h ải tấ t cả người M iao/M iêu là người Hmông. Do đó, có th ể nói k h ái niệm “người H m ông” ở V iệt N am không hoàn toàn đồng n h ất VỚI khái niệm “M iao/M iêu tộc” ở T rung Quốc. 13
  13. M iêu Tử. Chữ M iêu tr o n g chủ tượng hình cua người H án bao gồm p h ầ n trê n là chữ "thao . dưới la chư “điền”, có n ghĩa là “mầm mạ tố t”: từ đó. té n dán tộc Miêu xuâ” hiện trong lịch sử. Mèo là cách gọi trực t tiếp theo lối phiên âm của người Hán. M iêu là cách gọi theo phiên âm H án - V iệt’. Tác giả N guyễn Văn T h ắ n g thì cho rằng: Sở dĩ gọi n h ư vậy vì tê n gọi này gần với tê n gọi Miêu (Miao), m ột tộc người ở Nam T ru n g Quốc m à trước khi di cư sang Việt N am người H m ông vô’n là m ột bộ p h ậ n 2. Hiện nay, ở Việt Nam, cũng có khá nhiều ý kiến khác n h au về cách đọc và viết tên của tộc người Hmông. Có ý kiến cho rằng, nên gọi dân tộc này là “Mông”, thay cho “Hmông”, nhưng cũng có ý kiến khác không tán th à n h và cho rằng bản th â n trong chữ viết của họ người Hmông viết tên dân tộc mình là Hmongz\ lại có ý kiến cho rằn g Mông là một từ tục, không được đẹp. Một sô n hà khoa học nưốc ngoài còn lưu ý: nếu viết là Mông thì có thê nhầm với dân tộc Mông ở Mông c ổ và Trung Quốc3. Hội đồng Dân tộc Quôc hội khóa X có Công văn 1. Xem Vương Duy Quang: Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: truyền thống và hiện tại, Nxb. Văn hóa - Thông tin vá Viện Ván hóa. Hà Nội, 2005, tr.31. 2. Xem Nguyễn Văn Tháng (Chủ biên): G iữ "Lý cũ" hay theo "Lý mới"? B ản chất của những cách phản ứng khác nhau cùa người H m ông ở Việt N am với ảnh hưởng của đạo Tin Lành \'x b Khoa học xã hội, Hà Nội. 2009. tr.43-44. 3. Vũ Quốc K hánh (Chù biên): Người H m ông a Viét V Nxb. Thông tấn, Hà Nội. 2004. tr.8. 14
  14. số 903-CV/HĐDT ngày 04-12-2001 đề nghị từ nay trong các văn bản viết tên của dân tộc Hmông là Mông... Tuy nhiên, đề xuâ't trên chưa n h ậ n được sự ủng hộ của giới chuyên môn, n h ấ t là các n h à nghiên cứu về nhân học/dân tộc học; ngay cả người Hmông cũng không thích người khác tộc gọi mình là “Mông” vì tên gọi đó không đúng VỚ tên tự gọi và chữ viết tương ứng của tộc người. I Do vậy, để tr á n h tạo ra sự khác biệt trong cách viêt và đọc tê n của tộc người này, đồng thời cũng để phù hợp với cách viết phổ biến trên thê giới hiện nay, theo chúng tôi cần phải viết và đọc theo bản g D anh mục th à n h ph ần 54 dân tộc ở Việt N am được Tổng cục Thông kê chính thức công bô' ngày 2-3-1979, trong đó, tên gọi H m ông' được dùng th a y th ê cho tên gọi M èo2. Việc p h â n loại các nhóm H m ông ở Việt N am cho đến nay cũng chưa có sự thống n h ấ t giữa các n h à nghiên cứu. Theo các tác giả Cư Hòa v ầ n và H oàng Nam, người H m ông có các nhóm chính là: H m ô n g Đ âu (Hmông Trắng), H m ô n g L ền h (Hmông Hoa), H m ô n g Đ ú (Hmông Đen), H m ô n g S ú a (Hmông H án ):i. Ý kiến 1. Tôn trọng kết quả nghiên cứu của tác giả. trong cuốn sách này ch úng tôi giữ nguyên cách viết của tác giả là H m ông - BT. 2. Xin lưu ý rằng, bản g D anh mục th à n h phần 54 dân tộc Việt N am được công bố trê n cơ sỏ kết quà điểu tr a nghiên cứu đã được các n hà khoa học xã hội V iệt Nam tiến h à n h một cách cơ b án và công phu vào những nám 60. 70 của th ê ký trước, có th am khào ý kiến các đại biểu người Mèo, theo để nghị của u ỷ ban Khoa học Xã hỏi V iêt Narn và u ỷ ban D àn tộc C hinh phủ. 3. Xem Cư Hòa Vần. Hoàng Nam: Dàn tộc M ông ở Việt N am . Nxb. Vãn hóa dân tộc, H à Nội, 1994, tr.22. lõ
  15. khác, dựa trên các tiêu chí trang phục, ngon n É* T-l- biệt âm ngữ và ý thức tự nh ận cho rằng, ờ Việt Nam, tộc người Hmông có bốn nhóm: Hmong T rang (Hmôngz Đơưz), Hmông Hoa (H m ongz Lênhx). Hmong Đen (Hmongz Đuz), Hmông Xanh (H m ongz Njuoz) . Theo bảng D anh mục th à n h p h ần các tộc ngươi ơ Việt N am công bô năm 1979, người Hmông có 6 nhóm: Hmông Hoa, Hmông Xanh, Hmông Đen, Hmông Đỏ, Hmông T rắng và nhóm Na Miểu (Mèo nước)2. Tuy nh iên , theo tá c giả N g uy ễn V ăn T h ắn g : Miểu là người H m u h ay M u chứ không p h ả i là m ột phân nhóm của người Hmông. Vậy người Hmông ở Việt Nam có 5 nhóm là Hmông T rắng (H m ông Daw), Hmông Đen (H m ông Dub), Hmông Xanh (Hmông Ntsua), Hmông Đỏ (H m ông S h i) và Hmông Hoa (Hmông Leng). Các nhóm này chủ yếu được phân biệt nhau bởi đặc điếm m àu sắc hoa văn của tran g phục nữ3. 2. Lịch sử tộc ngưòi và quá trình thiên di của người Hmông T rả lời câu hỏi người Hmông là ai cho đến nay vẫn còn k h á nhiều ý kiến. 1. Vương Duy Quang: Văn hóa tâm linh của người H m ông ờ Việt Nam: truyền thống và hiện tạ i, Sđd, tr.34. 2. Tổng cục Thông kê: Quyết định số121-TCTK/ PPCĐ ngay 2-3-1979 3. Nguyễn Văn Thắng (Chủ biên): Giữ “ cũ" hay theo ~Lý mới~) Lý Bán chất của những cách phán ứng khác nhau của người H m óns à V ' Nam với ảnh hưởng của đạo Tin Lành, Sđd, tr.53-54 16
  16. T ro n g cuốn sách L ịch s ứ người M èo (H isto ire des M iao, xuâ't b ả n tạ i H ồng Kông n ă m 1924), F ra n c o is M a r ie S a v in a t r ê n cơ sơ của n h ữ n g tr u y ề n t h u y ê t được ông dày công SƯU tầ m đã cho rằn g , q u á k h ứ cổ đại c ủ a người H m ỏ n g là m ộ t tro n g n h ữ n g bộ lạc cư t r ú ở v ù n g X ibêri (nước Nga) đầy b ă n g tu y ê t. Từ đó, họ đi x u ô n g th e o h ư ớng đông n a m và đến v ù n g Hồ N a m củ a T r u n g Quốc vào k h o ả n g 2500 n ă m trước Công n g u y ên . T u y n h iê n , c h ín h S a v in a cũ n g tự đ á n h giá đ ây là ý k iế n còn ch ư a chắc ch ắn , bởi ch ư a đủ n h ữ n g cứ liệu để m in h c h ứ n g 1. Q u a n điểm tr ê n đây củ a S a v in a c ũ n g ch ư a n h ậ n được sự ủ n g hộ của đa sô" các n h à n g h iê n cứu vê' H m ô n g học t r ê n t h ế giới, t h ậ m chí còn có k h á n h iề u ý k iế n t r á i chiều. N hóm tác giả Cư H oà v ầ n và H o àn g N a m cho biết: Các n g h iê n cứu n h â n c h ủ n g học về người H m ô n g ở T r u n g Quốc cho th ấ y , có n h ữ n g b ằ n g c h ứ n g nói lên n g u ồ n gốc M ônggôlôit củ a họ; k ế t q u ả n g h iê n cứu k h ảo cô học ỏ v ù n g N a m K in h - Đ ộng Đ ìn h cũ n g đã chỉ ra rằ n g , các bộ lạc tô tiê n của người H m ô n g đã x u ấ t hiện ở đây vào khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên". Các tá c giả G ary Lee và Nick T ap p 1 Francois M an e Savina: Lịch sứ người Meo (Ban dịch cua Trương Thị Thọ và Đỗ T rọng Quang). Phòng Tư liệu - Thư viện Viện D án tộc học. 2. Xem Cư Hòa v ầ n . H oàng Nam: Dán tộc Mông ớ Việt N am . Sđd, tr.18-19. 17
  17. thì cho rằng . S avina đã không đ ún g khi d ụ a t r e n co sỏ của n h ữ n g tư liệu tro n g các tr u y é n t h u \ e t va nhữ n g tư liệu đầy c h ấ t thơ theo kiểu ng hi lé cua người Hmỏng. C ăn cứ vào sự tương đông vẽ văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo giữa người H m ong va người H án , h ai ông cho rằn g , quê gỏc của ngươi H m ông có th ể ở đ âu đó q u a n h v ù n g sông H o à n g H à ở T ru n g Quốc'. Theo q u an điểm của giói nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, về cội nguồn, tổ tiên xa xưa của các tộc ngưòi Hmông - Dao có q u a n hệ vối một liên m inh bộ lạc x u ấ t hiện tương đốì sớm vào thời cổ đại, được sử cũ chép là Cửu Lê. T hủ lĩnh của Cửu Lê là S u y Vưu chống lại H oàng Đế, như ng kết cục không giành được p h ầ n th ắ n g , do đó một bộ p h ậ n Cửu Lê không chịu k h u ấ t phục đã r ú t về lưu vực Giang H án Phương N am và lập nên liên minh bộ lạc Tam M iêu. Theo các n h à nghiên cứu, đến thòi kỳ vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, liên m inh bộ lạc Tam Miêu p h á t triển khá hùng m ạ n h và đây chính là tiền n h â n trực tiếp của các dân tộc Hmông - Dao2. 1. Gary Lee - Nick Tapp: “Các vân đề về dân tộc Hmông hiện nay: 10 điêm chính", Tạp chí Dãn tộc học, (4). tr. 61. 2. Dương Phúc Tuyển - Đoàn Ngọc M inh - Quá Tịnh (Chù bién) Vãn N am thiêu sô dãn tộc khái lãm (bản T rung văn) Ván Va d ’ tộc x uất bản xã, 1999. tr.253-254. Xem thêm : H ùng Ngoe Hữ Miêu tộc văn hóa sử (bản T rung văn), Vân Nam dân tộc x u ảt b xã, 2003. tr.23-24. 18 uụ.'ũv>v.’ ■ 1 | ỉ.!V í.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2