intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu điều chế bột hòa tan từ cao chiết lá chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) bằng kỹ thuật phun sấy

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thành phần công thức và các thông số kỹ thuật của quy trình điều chế bột hòa tan từ cao chiết lá Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). Sản phẩm tạo ra có hàm lượng protein không thấp hơn 90% so với cao đầu vào và hòa tan hoàn toàn khi phân tán vào nước trước khi dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu điều chế bột hòa tan từ cao chiết lá chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) bằng kỹ thuật phun sấy

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ BỘT HÒA TAN TỪ CAO CHIẾT<br /> LÁ CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.) BẰNG KỸ THUẬT PHUN SẤY<br /> Nguyễn Duy Thức*, Phan Minh Quang*, Nguyễn Phạm Thảo Quyên**, Lê Thị Thu Vân*,<br /> Lê Hậu*, Lê Minh Quân*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu thành phần công thức và các thông số kỹ thuật của quy trình điều chế bột hòa tan từ<br /> cao chiết lá Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). Sản phẩm tạo ra có hàm lượng protein không thấp hơn 90% so<br /> với cao đầu vào và hòa tan hoàn toàn khi phân tán vào nước trước khi dùng.<br /> Phương pháp: Nguyên liệu của quá trình điều chế là cao được chiết từ lá Chùm ngây. Cao được điều chỉnh<br /> thể chất bằng dung môi và thêm tá dược phù hợp trước khi được phun sấy để tạo ra bột hòa tan. Sản phẩm được<br /> đánh giá dựa trên các chỉ tiêu độ ẩm, tính tan, hàm lượng protein toàn phần và hình thái học. Hiệu suât thu hồi<br /> sản phẩm và thời gian điều chế cũng đồng thời được tính toán làm cơ sở cho việc lựa chọn thành phần công thức<br /> và xây dựng quy trình.<br /> Kết quả: Thành phần công thức điều chế bột hòa tan đã được xác định bao gồm β-cyclodextrin (2,9 %),<br /> polysorbat 80 (0,24 %), hỗn hợp nước/ethanol 90% (9/1, kl/kl) (48,45 %) và cao (48,45 %). Áp suất phun dịch và<br /> lưu lượng khí sấy có ảnh hưởng đến hiệu suất của quy trình. Nhiệt độ và lưu lượng khí sấy có ảnh hưởng đến<br /> hàm lượng protein trong sản phẩm thu được. Với bộ thông số kỹ thuật bao gồm nhiệt độ khí sấy 120 0C, áp suất<br /> phun dịch 1 bar và lưu lượng khí sấy 38 m3/phút, hiệu suất quy trình đạt mức tốt nhất (69 %). Sản phẩm phun<br /> sấy đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra đối với bột hòa tan, trong đó lượng protein toàn phần đạt mức 92,8 % so với<br /> cao đầu vào.<br /> Kết luận: Đã xác định thành phần công thức và xây dựng quy trình sản xuất bột hòa tan từ cao chiết lá<br /> Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) bằng phương pháp phun sấy. Sản phẩm tạo ra đáp ứng các tiêu chí đối với<br /> bột hòa tan hướng tác dụng bổ sung dinh dưỡng.<br /> Từ khóa: Chùm ngây, kỹ thuật phun sấy<br /> ABSTRACT<br /> PREPARATION PROCESS OF WATER-SOLUBLE POWDER FROM MORINGA OLEIFERA LAM.<br /> LEAVES EXTRACT USING SPRAY DRYING TECHNIQUE<br /> Nguyen Duy Thuc, Phan Minh Quang, Nguyen Pham Thao Quyen, Le Thi Thu Van,<br /> Le Hau, Le Minh Quan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 270 - 277<br /> <br /> Objectives: The aims of present study was to formulate the composition of the feeding liquid and to optimize<br /> the parameters of spray drying process for preparation of water-soluble powder using Moringa oleifera Lam.<br /> leaves extract. The final product should be dissolved quickly and completely in hot water and contain not less than<br /> 90% protein compared to that in input extract.<br /> Method: water-soluble fillers and emulsifiers were dissolved in a mixture of water/ethanol 96% (9/1, w/w)<br /> before introduced into leaves extract and spray dried. The products were characterized in moisture, solubility,<br /> <br /> <br /> *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br /> ** Glomed Pharmaceutical, Bình Dương, Việt Nam<br /> Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Duy Thức ĐT: 0934.696063 Email: nguyenduythuc92@gmail.com<br /> 270 Chuyên Đề Dược<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> morphology and content of total protein. The process productivity and duration were also measured for<br /> considering additives and process parameters.<br /> Results: the compositions of feeding liquid should contain β-cyclodextrin, polysorbat 80, water/ethanol 96%<br /> mixture (9/1, w/w) and leaves extract at 2.9 %, 0.24 %, 48.45 %, 48.45 %, respectively. Atomisation pressure<br /> and air flow have a significant impact on process productivity. Meanwhile, the powder protein contents was<br /> influenced by inlet air temperature and air flow. By employing inlet air temperature at 120 0C, atomisation<br /> pressure at 1 bar and air flow at 38 m3/mins, the process productivity was achieved at 69% and the spray dried<br /> powder met desired specifications with protein contents of 92.8% compare to that in the extract.<br /> Conclusion: The composition of feeding liquid for spray dry process to prepare soluble powder of Moringa<br /> oleifera Lam. extract was formulated. The parameters of the spray drying process were optimized, hence, the<br /> productivity of the process. Resultant product met the specifications of soluble powder using as nutraceuticals.<br /> Key words: spray-drying technique, Moringa oleifera Lam.<br /> MỞ ĐẦU Kế thừa một số nghiên cứu về thành phần<br /> hóa học, kỹ thuật chiết xuất các thành phần từ lá<br /> Trong vài năm trở lại đây, cây Chùm ngây<br /> Chùm ngây của các tác giả đã công bố, nghiên<br /> ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học<br /> cứu này được thực hiện nhằm xây dựng một<br /> không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên<br /> quy trình sản xuất bột hòa tan từ cao chiết lá<br /> thế giới. Với thành phần hóa học đa dạng, hầu<br /> Chùm ngây. Cụ thể, nghiên cứu thành phần<br /> hết mọi bộ phận của Chùm ngây đều có những<br /> công thức, xác định ảnh hưởng của các thông số<br /> công dụng nhất định. Nhiều nghiên cứu đã cho<br /> kỹ thuật của quy trình điều chế đến chất lượng<br /> thấy các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây,<br /> sản phẩm, từ đó thiết lập quy trình phù hợp với<br /> quả và hoa Chùm ngây có hoạt tính điều hòa<br /> điều kiện sản xuất trong nước, tạo ra sản phẩm<br /> hoạt động hệ tim mạch và tuần hoàn, hoạt tính<br /> có giá trị dinh dưỡng cao (lượng protein toàn<br /> kháng khối u, hạ nhiệt, kháng viêm, chống oxy<br /> phần không thấp hơn 90% so với nguyên liệu<br /> hóa, bảo vệ gan và kháng nấm(1,2)... Đặc biệt với<br /> đầu vào), tan được trong nước để dễ dàng được<br /> hàm lượng lớn protein và acid amin, lá Chùm<br /> sử dụng trong thực tiễn.<br /> ngây hiện được tổ chức Y tế thế giới WHO và Tổ<br /> chức Lương thực thế giới (FAO) xem như là giải ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> pháp dinh dưỡng ưu tiên cho các bà mẹ thiếu Nguyên vật liệu<br /> sữa và trẻ em suy dinh dưỡng đồng thời cũng là<br /> Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình điều<br /> giải pháp lương thực cho các quốc gia thuộc thế<br /> chế là cao được chiết từ lá Chùm ngây bằng<br /> giới thứ ba(1)<br /> phương pháp đun hồi lưu với dung môi nước,<br /> Sấy phun là một phương pháp đã được áp lọc và cô đến thể chất quy định trong tiêu chuẩn<br /> dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để chuyển cơ sở. Cao được kiểm tra chất lượng theo tiêu<br /> dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương thành dạng rắn chuẩn cơ sở bao gồm 6 chỉ tiêu như sau: (1) Cảm<br /> bằng cách sấy nhanh những giọt mịn của chất quan: Cao phải có thể chất đặc quánh, màu sẫm<br /> lỏng trong môi trường không khí nóng(3). Do thời đen, có mùi vị đặc trưng của chùm ngây, đồng<br /> gian tiếp xúc giữa nguyên liệu dạng lỏng với nhất, không có váng mốc, không có cặn bã dược<br /> nguồn nhiệt là rất ngắn nên đây được xem là liệu và vật lạ; (2) Mất khối lượng do làm khô<br /> phương pháp phù hợp để chuyển dạng các cao không quá 20%; (3) pH của cao pha loãng theo<br /> chiết từ dược liệu cũng như các sản phẩm chứa DĐVN IV có giá trị từ 4,5 - 5,0; (4) Giới hạn kim<br /> chất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ(4,5). loại nặng: Không phát hiện thấy chì, asen, thủy<br /> ngân; (5) Định tính bằng sắc ký lớp mỏng với<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Dược 271<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> chuẩn quercetin: Dung dịch thử phải có vết cùng Nghiên cứu quy trình điều chế bột hòa tan<br /> màu sắc, hình dạng, Rf với vết Quercetin đối Dựa trên thành phần công thức đã được xác<br /> chứng; (6) Định lượng: lượng protein toàn phần định, ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật<br /> trên cao khô kiệt (xác định bằng phương pháp<br /> của quy trình điều chế trên hiệu suất và tính<br /> Kjeldahl và công thức quy đổi) lớn hơn 14%.<br /> chất sản phẩm được tiếp tục nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu công thức điều chế bột hòa tan<br /> Pha chế mẫu<br /> Pha chế mẫu<br /> Tổng lượng mẫu cho mỗi thử nghiệm được<br /> Tổng lượng mẫu cho mỗi thử nghiệm trong<br /> ấn định là 1000 g cao đầu vào (sau khi đã pha<br /> giai đoạn này được ấn định là khoảng 300 g. Cân<br /> loãng). Quy trình pha chế tương tự như trong<br /> một lượng cao khoảng 150 g, thêm vào từ từ một<br /> giai đoạn nghiên cứu thành phần công thức.<br /> lượng dung dịch pha loãng phù hợp và khuấy<br /> đều trong 15 phút để thu được hỗn hợp đồng Thiết kế nghiên cứu<br /> nhất. Dung dịch pha loãng có thành phần bao Theo mô hình yếu tố đầy đủ (bằng phần<br /> gồm tá dược độn và chất nhũ hóa được hòa tan mềm Design Expert v7.0) đã được sử dụng để<br /> với tỷ lệ xác định trong hỗn hợp nước/ethanol xây dựng và tối ưu hóa quy trình điều chế.<br /> 96% (9/1, kl/kl). Lọc toàn bộ dung dịch qua túi Mô hình phân tích<br /> vải trước khi đưa vào quá trình phun sấy.<br /> Được sử dụng là mô hình tương tác hai biến<br /> Quá trình phun sấy được thực hiện trên thiết bậc 1 dựa trên 3 thông số kỹ thuật đầu vào và 2<br /> bị LabPlant SD-05 các thông số kỹ thuật được cài chỉ tiêu kiểm soát sản phẩm đầu ra như trình bày<br /> đặt cố định bao gồm áp suất phun dịch, tốc độ trong bảng 1<br /> cấp dịch, nhiệt độ khí sấy và lưu lượng khí sấy.<br /> Bảng 1: Thiết kế thực nghiệm khảo sát thông số quy<br /> - Nghiên cứu tỷ lệ dung môi pha loãng trình<br /> Dung môi được sử dụng để pha loãng Mã Thông số Đơn vị Số Mức Mức<br /> trong nghiên cứu này là hỗn hợp nước/ethanol hóa mức thấp cao<br /> Biến đầu vào<br /> 96 % với tỷ lệ 9/1 (kl/kl). Tiến hành khảo sát ở o<br /> X1 Nhiệt độ sấy C 2 120 140<br /> 3 mức tỷ lệ pha loãng dung môi/cao (kl/kl) là X2 Áp suất phun bar 2 0,6 1,0<br /> 1:1, 1:3 và 1:5. X3<br /> 3<br /> Lưu lượng khí m /phút 2 38 73<br /> - Khảo sát loại và tỷ lệ tá dược độn phù hợp: 4 Biến đầu ra<br /> Y1 Hiệu suất % - - -<br /> loại tá dược độn đã được nghiên cứu, cụ thể:<br /> Y2 Lượng Protein % - - -<br /> (i) Lactose monohydrate: khảo sát ở 3 mức toàn phần<br /> nồng độ là 5%, 10%, 15% trong dung môi. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của sản<br /> (ii) β-cyclodextrin: khảo sát ở 3 mức nồng độ phẩm phun sấy<br /> là 4%, 6% và 8% trong dung môi.<br /> (iii) Maltodextrin: khảo sát ở 2 mức nồng độ<br /> là 20%, 30% trong dung môi. - Hiệu suất thu sản phẩm (%): đánh giá dựa<br /> trên lượng bột thu được thực tế so với lượng bột<br /> (iv) Mannitol: khảo sát ở mức nồng độ 20%<br /> thu được tính theo lý thuyết theo công thức:<br /> trong dung môi.<br /> Trong đó, m1 là khối lượng sản phẩm thu<br /> - Khảo sát lựa chọn chất nhũ hóa: Chất nhũ hóa<br /> được (g) và mo là khối lượng phần rắn trong hỗn<br /> được khảo sát trong nghiên cứu là polysorbat 20 và<br /> hợp đầu vào cho quá trình phun sấy (g)<br /> polysorbat 80. Chất nhũ hóa được thực nghiệm ở mức<br /> nồng độ là 0,5% và 1% (trong dung dịch pha loãng). - Độ ẩm: phép kiểm được thực hiện trên thiết<br /> bị đo độ ẩm Sartorius MA-45. Cho một lượng bột<br /> <br /> <br /> 272 Chuyên Đề Dược<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> khoảng 1,0 g và trải thành lớp mỏng trên đĩa điện thế 5,0 kV, áp suất buồng chứa mẫu tối đa<br /> chứa mẫu. Tiến hành đo mẫu ở nhiệt độ 105 oC. 50 Pa, áp suất đầu bắn điện tử tối đa là 5x10-7 Pa.<br /> Ghi nhận kết quả trung bình của 3 lần thí Độ phóng đại sử dụng trong phân tích mẫu<br /> nghiệm. Độ ẩm sau 3 ngày cũng đồng thời được nghiên cứu là 1300 lần.<br /> xác định trên mẫu sản phẩm phun sấy được bảo KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> quản trong 72 giờ trong bình hút ẩm để giúp<br /> đánh giá khả năng tái hút ẩm của bột. Độ ẩm Nghiên cứu tỷ lệ dung môi pha loãng<br /> mục tiêu của sản phẩm thu được sau nghiên cứu Bước pha loãng cao đầu vào bằng dung môi<br /> này là không quá 5 % để có thể dễ dàng phân đến một thể chất thích hợp là cần thiết giúp tăng<br /> liều và bảo quản. hiệu suất điều chế, giảm hàm ẩm trong hạt vật<br /> liệu rắn tạo thành, tạo tiểu phân có kích thước đủ<br /> - Tính tan: lấy khoảng 2,0 g bột phun sấy<br /> nhỏ, hình dạng tiểu phân dễ đạt trạng thái gần<br /> phân tán vào 100 mL nước ở nhiệt độ 70 – 80oC.<br /> cầu và tiết kiệm năng lượng của quá trình phun<br /> Khuấy đều hỗn hợp bằng đũa khuấy trong 5<br /> sấy. Khảo sát tỷ lệ dung môi dùng để pha loãng<br /> phút và quan sát cảm quan hỗn hợp tạo thành.<br /> đã được tiến hành (bảng 2), kết quả cho thấy khi<br /> Để có thể dễ dàng sử dụng, bột hòa tan cần phải<br /> tăng dần độ pha loãng, có sự giảm tương ứng<br /> tan nhanh và hoàn toàn, tạo thành dung dịch<br /> của hàm lượng chất rắn trong dịch phun, dẫn<br /> trong suốt.<br /> đến hiệu suất thu hồi sản phẩm giảm và thời<br /> - Định lượng protein toàn phần: Nitơ toàn<br /> gian hoàn tất quy trình kéo dài.<br /> phần trong sản phẩm được định lượng theo<br /> So với mẫu NC01, độ ẩm của sản phẩm tạo<br /> phương pháp Kjeldahl và dùng công thức chứa<br /> thành từ công thức NC02 giảm khi tăng tỷ lệ<br /> hệ số quy đổi để tính toán protein toàn phần (X2)<br /> dung môi/cao đến 3:1. Tuy nhiên, nếu tiếp tục<br /> như sau:<br /> tăng tỷ lệ này đến 5:1 sản phẩm thu được lại có<br /> X2 = k x X1<br /> hàm ẩm tăng cao. Hiện tượng tăng hàm ẩm trở<br /> Với k là hệ số quy đổi, có giá trị là 6,25 và X1 lại đối với NC03 có thể do sự bốc hơi diễn ra quá<br /> là lượng Nitơ toàn phần (%). nhanh tạo thành một lớp màng rắn bên ngoài<br /> - Hình thái học tiểu phân bột: đánh giá bằng làm hạn chế quá trình tách ẩm ở các lớp sâu hơn<br /> phân tích chụp hiển vi điện tử quét (SEM) với trong khoảng thời gian tương đối ngắn.<br /> Bảng 2: Kết quả khảo sát tỷ lệ dung môi/cao<br /> Công thức Tỷ lệ dung môi / cao (kl/kl) Hiệu suất thu sản Thời gian Độ ẩm (%) Độ ẩm sau 3 Tính tan<br /> phẩm (%) (phút) ngày (%)<br /> NC01 1:1 30 40 10,61 12,63 Tan<br /> NC02 3:1 24 45 7,62 9,7 Tan<br /> NC03 5:1 22 45 12,22 18,27 Tan<br /> Ở bước này, thời gian vận hành quy trình khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình<br /> ngắn cũng như hiệu suất thu hồi sản phẩm cao phun sấy. Do vậy, tá dược độn được nghiên cứu<br /> là tiêu chí quan trọng để lựa chọn tỷ lệ dung môi đưa vào công thức điều chế nhằm làm hạn chế<br /> pha loãng. Trên cơ sở đó, công thức NC01, pha sự biến tính protein dưới tác động của nhiệt độ,<br /> loãng cao theo tỷ lệ 1/1 bằng dung môi tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm và giảm thời<br /> nước/ethanol 90% (9/1,kl/kl), được lựa chọn áp gian vận hành của quy trình.<br /> dụng trong các bước nghiên cứu tiếp theo. Khảo sát loại và lượng tá dược độn trong<br /> Phân tích định lượng protein toàn phần công thức<br /> trong sản phẩm tạo thành từ NC01 đạt 87,35% Dữ liệu thực nghiệm (bảng 3) cho thấy, sự<br /> chứng tỏ một lượng đáng kể protein đã biến tính thêm tá dược độn vào công thức điều chế giúp<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Dược 273<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> cải thiện hiệu suất trong phạm vi nghiên cứu. Sự tác động của tá dược độn đối với độ ẩm<br /> Tuy nhiên, do hàm lượng rắn trong dịch phun khá rõ ràng, độ ẩm của sản phẩm bột sấy phun<br /> cao, độ nhớt tăng, quá trình tách ẩm bị cản trở đã cải thiện đáng kể đặc biệt trong trường hợp<br /> dẫn đến thời gian hoàn tất quy trình kéo dài hơn sử dụng beta-cyclodextrin, mannitol.<br /> ở một số công thức so với NC01.<br /> Bảng 3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn trên tính chất sản phẩm<br /> Hiệu suất Thời gian Độ ẩm Độ ẩm sau 3 Lượng<br /> Công thức Tá dược độn Tỉ lệ Tính tan<br /> (%) (phút) (%) ngày (%) protein (%)<br /> NC04 Lactose 5% 35 45 8,28 10,63 - Tan<br /> NC05 Lactose 10% 35 42 8,64 10,98 53,18 Tan<br /> NC06 Lactose 15% 34 50 8,98 11,48 - Tan<br /> NC07 β-cyclodextrins 4% 35 49 7,94 10,06 - Tan<br /> NC08 β-cyclodextrins 6% 42 40 7,19 8,98 92,51 Tan<br /> NC09 β-cyclodextrins 8% 32 42 7,23 8,29 - Tan<br /> NC10 Mannitol 20% Không thu được sản phẩm<br /> NC11 Maltodextrin 20% 42 33 6,03 - 67,50 Tan<br /> NC12 Maltodextrin 30% Đầu phun bị tắt trong quá trình vận hành<br /> Công thức NC11 sử dụng tá dược độn cứu tiếp theo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hàm ẩm<br /> maltodextrin giúp làm tăng đáng kể hiệu suất của sản phẩm vẫn còn cao so với mục tiêu 5%,<br /> quy trình và rút ngắn thời gian điều chế. Tuy do vậy một số chất hoạt động bề mặt sẽ được<br /> nhiên, maltodextrin cho thấy không hiệu quả nghiên cứu thêm vào công thức.<br /> trong việc bảo vệ protein khỏi sự biến tính dưới Khảo sát ảnh hưởng của chất diện hoạt<br /> tác động của nhiệt độ. Sản phẩm thu được có Đối với quá trình phun sấy, khi dịch phun có<br /> hàm lượng protein giảm hơn 30% so với cao đầu sức căng bề mặt lớn, sự tạo giọt sương ở đầu<br /> vào. Hiện tượng tương tự cũng được ghi nhận phun sẽ khó khăn, đồng thời sức căng bề mặt là<br /> trong trường hợp sử dụng lactose. tác nhân cản trở sự bốc hơi dung môi ra khỏi bề<br /> Công thức NC08 sử dụng beta-cyclodextrin mặt vật liệu rắn. Chính vì vậy, trong nhiều<br /> tỷ lệ 6% có hiệu suất thu hồi trên 40% và hàm trường hợp, chất nhũ hóa có thể được sử dụng<br /> lượng protein trong sản phẩm đạt mức hơn 90% để làm nâng cao khả năng sấy, giảm hàm ẩm<br /> so với mức ban đầu. Điều này có thể liên quan trong sản phẩm, ngoài ra còn làm tăng độ tan<br /> đến cấu trúc không gian đặc biệt của beta- của sản phẩm được điều chế.<br /> cyclodextrin giúp bảo vệ protein không tiếp xúc Các kết quả phân tích cho thấy hiệu suất thu<br /> quá nhiều với nhiệt độ. Tuy nhiên, cơ chế thật sự hồi sản phẩm của hầu hết các công thức có dùng<br /> của hiện tượng này cần được tiếp tục làm rõ chất diện hoạt đều được cải thiện. Điều này có<br /> trong những nghiên cứu tiếp theo. thể được giải thích là do tween 20 và tween 80<br /> Dựa trên hiệu suất, thời gian, hàm ẩm, độ đã làm giảm sức căng bề mặt của dịch phun, làm<br /> tăng hàm ẩm sau thời gian bảo quản và khả cho quá trình phun sấy hiệu quả hơn. Sức căng<br /> năng bảo vệ protein dưới tác động của nhiệt độ, bề mặt thấp cũng là cơ sở để giải thích giá trị<br /> công thức NC08 (sử dụng beta cyclodextrin 6%) hàm ẩm thấp trong sản phẩm thu được (bảng 4).<br /> là công thức có tiềm năng cho các bước nghiên<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 274 Chuyên Đề Dược<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chất diện hoạt<br /> Công Hiệu suất thu sản Thời gian Độ ẩm sau 3<br /> Chất diện hoạt Tỷ lệ Độ ẩm (%) Tính tan<br /> thức phẩm (%) (phút) ngày (%)<br /> NC13 Tween 20 0,5% 42 48 5,18 6,40 Tan<br /> NC14 Tween 20 1% 35 43 6,67 8,33 Tan<br /> NC15 Tween 80 0,5% 56 45 5,49 6,72 Tan<br /> <br /> Qua hình ảnh hiển vi điện tử quét SEM của mẫu khảo sát trước đó. Phần lớn các hạt có kích<br /> sản phẩm thu được từ công thức 21, có thể thấy thước khoảng 10 μm, các rốn hạt được quan sát<br /> các hạt rắn có cấu trúc gần như hình cầu, đồng rõ và có tính điển hình cho sản phẩm phun sấy<br /> đều về kích thước và hình dạng hơn so với các từ dược liệu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (a) (b)<br /> Hình 1: Hình thái học bột phun sấy (a) từ công thức NC08 (không dùng chất diện hoạt) và (b) từ công thức<br /> NC15 (dùng chất diện hoạt)<br /> Việc dùng tween 80 với nồng độ 0,5% trong liệu thực nghiệm được trình bày chi tiết trong<br /> dung môi pha loãng mang lại nhiều ưu. Do vậy, bảng 5.<br /> công thức điều chế được lựa chọn và ấn định cho Bảng 5: Dữ liệu của mô hình thực nghiệm<br /> những bước nghiên cứu tiếp theo được trình bày Công Nhiệt Áp suất Lưu lượng Hiệu Protein<br /> dưới dây: thức độ sấy phun khí sấy suất toàn phần<br /> 0 3<br /> ( C) dịch (m /phút) (%) (%)<br /> Thành phần Tỷ lệ (về khối lượng) trong (bar)<br /> công thức<br /> NC16 140 0,6 73 40 60,64<br /> β-cyclodextrins 2,90 %<br /> NC17 120 1,0 38 71 88,26<br /> Hỗn hợp nước/ethanol 96% 48,45 %<br /> NC18 120 0,6 38 53 90,15<br /> (9/1, kl/kl)<br /> NC19 140 0,6 38 62 85,44<br /> Tween 80 0,24 %<br /> NC20 140 1,0 73 43 70,28<br /> Cao từ lá Chùm ngây 48,45 %<br /> NC21 120 0,6 73 40 80,19<br /> Nghiên cứu các thông số kỹ thuật của quy NC22 140 1,0 38 65 78,37<br /> trình điều chế NC23 120 1,0 73 46 75,95<br /> <br /> Các thông số kỹ thuật của quá trình phun Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy áp suất<br /> sấy đã được khảo sát nhằm xây dựng một quy phun dịch và lưu lượng khí sấy có ảnh hưởng<br /> trình có tính ổn định suốt thời gian vận hành, có đến hiệu suất của quy trình (hình 2a). Nhiệt<br /> hiệu suất thu hồi sản phẩm cao và sản phẩm tạo độ và lưu lượng khí sấy có ảnh hưởng đến<br /> ra có lượng protein toàn phần không thấp hơn hàm lượng protein trong sản phẩm thu được<br /> 90% so với cao đầu vào. (hình 2b).<br /> Thiết kế thực nghiệm theo mô hình yếu tố<br /> đầy đủ với 8 thí nghiệm đã được áp dụng. Dữ<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Dược 275<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (a) (b)<br /> Hình 2: (a) Biểu đồ chuẩn hóa tác động của biến đầu vào trên hiệu suất và (b) Biểu đồ chuẩn hóa tác động của<br /> biến đầu vào trên hàm lượng protein<br /> Phân tích ANOVA ảnh hưởng của các biến Bảng 7: Thông số thiết lập tiến trình tối ưu hóa và kết<br /> đầu vào trên tính chất sản phẩm được trình bày quả dự đoán<br /> trong bảng 6. Mã hóa Thông số Đơn vị Ràng buộc Dự đoán<br /> 0 0<br /> X1 Nhiệt độ sấy C “in range” 120 C<br /> Bảng 6: Dữ liệu phân tích ANOVA của mô hình<br /> X2 Áp suất phun bar “in range” 1 bar<br /> Tổng 3 3<br /> Độ tự Trung bình F- p- Đánh X3 Lưu lượng m /phút “in range” 38 m /phút<br /> bình<br /> do bình phương value value giá khí<br /> phương<br /> Y1 Hiệu suất % “maximize” 66,5 %<br /> (Y1) Hiệu suất<br /> Y2 Hàm lượng % “maximize” 90,53 %<br /> Mô 953 2 476.5 29.413 0.0017 Có ý Protein<br /> hình 58 nghĩa<br /> X2 112.5 1 112.5 6.9444 0.0462 Có ý Áp dụng các thông số tối ưu đã đề xuất để<br /> 44 nghĩa tiến hành điều chế 1 lô lặp lại, kết quả kiểm tra<br /> X3 840.5 1 840.5 51.882 0.0008 Có ý<br /> 72 nghĩa<br /> cho thấy hiệu suất của quy trình đạt 69%. Bên<br /> (Y2) Lượng Protein toàn phần cạnh đó bột sản phẩm còn được kiểm tra các chỉ<br /> Mô 578.5323 2 289.2661 15.014 0.0077 Có ý tiêu chất lượng như cảm quan, tính tan, độ ẩm,<br /> hình 31 nghĩa định tính, định lượng. Chi tiết được trình bày<br /> X1 198.2041 1 198.2041 10.287 0.0238 Có ý<br /> 75 nghĩa<br /> trong bảng 8.<br /> X3 380.3282 1 380.3282 19.740 0.0067 Có ý Bảng 8: Kết quả kiểm tra bột hòa tan sau phun sấy<br /> 87 nghĩa<br /> STT Chỉ tiêu Kết quả<br /> Sự biến thiên tính chất sản phẩm khi thay 1 Cảm quan Bột tơi xốp, có màu vàng<br /> đổi các thông số quy trình đã được xác nhận. Cụ nâu, đồng nhất.<br /> 2 Độ ẩm 6,02 %<br /> thể, nhiệt độ khí sấy tăng trong giới hạn khảo sát<br /> 3 Tính tan Tan hoàn toàn trong nước<br /> làm giảm hàm lượng protein trong sản phẩm; 0<br /> 70 - 80 C<br /> khi tăng áp suất phun dịch trong khoảng giá trị 4 Định tính với chuẩn Đúng<br /> Quercetin<br /> từ 0,6-1 bar làm tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm.<br /> 5 Định lượng protein toàn 92,8 %<br /> Trong khi đó, với cùng mức nhiệt độ và áp suất, phần (so với cao đầu vào)<br /> sự tăng lưu lượng khí sấy làm giảm cả hiệu suất<br /> KẾT LUẬN<br /> thu hồi sản phẩm lẫn lượng protein trong bột<br /> sau quá trình sấy phun. Đề tài đã xác định được thành phần công<br /> thức điều chế bột hòa tan từ cao chiết lá Chùm<br /> Dựa trên phương trình hồi quy đã được ước<br /> ngây bằng phương pháp phun sấy. Ảnh hưởng<br /> tính bởi phần mềm, bước tối ưu hóa đã được<br /> của các thông số kỹ thuật của quá trình phun sấy<br /> thực hiện với các điều kiện ràng buộc như sau<br /> trên tính chất sản phẩm cũng đã được chứng<br /> (bảng 7).<br /> <br /> <br /> 276 Chuyên Đề Dược<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> minh và tối ưu hóa để thu được sản phẩm đáp 3. Cal K, Sollohub K (2010). Spray drying technique : I.<br /> Hardware and process parameters. J Pharm Sci. 99(2) :575-586.<br /> ứng các yêu cầu đối với bột hòa tan hướng tác 4. Patel BB, Patel JK, Chakraborty S. (2014). Review of patents<br /> dụng dinh dưỡng. and application of spray drying in pharmaceutical, food and<br /> flavor industry. Recent Pat Drug Deliv Formul, 8(1) : 63-78.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO 5. Sollohub K, Cal K (2010). Spray drying technique : II. Current<br /> 1. Ahmad FAR, Muhammad DI, Saie BK (2014). Health Benefits applications in pharmaceutical technology. J Pharm Sci. 99(2) :<br /> of Moringa oleifera. Asian Pac J Cancer Prev, 15(20) : 8571-8576. 587-597.<br /> 2. Alessandro L, Giovanni F, Franca C, Stefano R, Laura S,<br /> Gelsomina F, Angela S, Alberto B, Alberto S, Federica P, Sara<br /> L, Sandro F, Simona B (2015). Nutritional Characterization Ngày nhận bài báo: 30/10/2015<br /> and Phenolic Profiling of Moringa oleifera Leaves Grown in Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2015<br /> Chad, Sahrawi Refugee Camps, and Haiti. Int. J. Mol. Sci., 16 :<br /> 18923-18937<br /> Ngày bài báo được đăng: 20/02/2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Dược 277<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2