intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu điều chế chitosan từ vỏ tôm, ứng dụng xử lý nấm mốc chân tường bằng hỗn hợp chitosan/TiO2

Chia sẻ: ViShizuka2711 ViShizuka2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện phản ứng bằng phương pháp Box Willson.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu điều chế chitosan từ vỏ tôm, ứng dụng xử lý nấm mốc chân tường bằng hỗn hợp chitosan/TiO2

LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM<br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CHITOSAN TỪ VỎ TÔM,<br /> ỨNG DỤNG XỬ LÝ NẤM MỐC CHÂN TƯỜNG<br /> BẰNG HỖN HỢP CHITOSAN/TIO2<br /> STUDY ON CHITOSAN PREPARATION FROM SHRIMP<br /> SHELLS, APPLICATION OF CHITOSAN/TIO2 MIXTURE<br /> IN MOULDY WALL BASE TREATMENT<br /> Lê Văn Thủy, Vũ Hoàng Phương<br /> Email: levanthuydhsd@gmail.com<br /> Trường Đại học Sao Đỏ<br /> Ngày nhận bài: 11/3/2018<br /> Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 15/6/2018<br /> Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2018<br /> Tóm tắt<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương<br /> pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh<br /> hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện<br /> phản ứng bằng phương pháp Box Willson. Màng chitosan/TiO2 điều chế bằng phương pháp sol-gel.<br /> Phương pháp kính hiển vi điện tử quét được sử dụng để nghiên cứu hình thái bề mặt. Khả năng kháng<br /> nấm mốc của vật liệu chitosan/TiO2 được khảo sát trên các yếu tố như hàm lượng chitosan/môi trường<br /> Czapek và hàm lượng TiO2/chitosan. Kết quả cho thấy tại các điều kiện phản ứng deacetyl: nồng độ<br /> NaOH 50%, nhiệt độ 92oC và thời gian phản ứng 5,3 h, độ deacetyl đạt 91,9% và độ nhớt đạt 1163 cP.<br /> Khả năng kháng nấm cao nhất khi sử dụng chitosan/môi trường 6% và hàm lượng TiO2/chitosan 3%.<br /> Từ khóa: Chitosan; nấm mốc; kháng nấm; TiO2.<br /> Abstract<br /> <br /> In this study, we prepared chitosan from crust waste by chemical method through phases: demineral,<br /> deprotein and deacety. Study on the effect of factors in deacetyl reaction by experimental planning<br /> method and optimizing to conditions of reaction by Box Willson method. Chitosan membrance/TiO2 have<br /> prepared by sol-gel method. The scanning electron microscopy method is used to study the surface<br /> morphology of these membrances. Ability to against molds of chitosan/TiO2 was investigated on factors<br /> such as chitosan/Czapek environment and TiO2 content /chitosan. The results showed that at conditions<br /> of deacetyl reaction: NaOH concentration was 50%, temperature was 92oC and reaction time about<br /> 5.3 h, deacetyl content was 91.9% and viscosity was 1163 cP. Ability to against molds was maximum<br /> when using to chitosan/ environment was 6% and TiO2 content/chitosan was 3%.<br /> Keywords: Chitosan; mold; mold prevention; TiO2.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU phần trên sẽ tạo thành axit cacbonic và chính axit<br /> cacbonic là tác nhân gây suy thoái vật liệu [2]. Để<br /> Nấm mốc là vi sinh vật chân hạch, ở thể tản, tế khắc phục sự tồn tại và phá hoại của nấm mốc, ta<br /> bào không có diệp lục tố và sống dị dưỡng với số phải ngăn chặn ngay sự làm tổ, sinh sôi và phát<br /> lượng có thể lên đến 250.000 loài trên Trái đất [1]. triển của nấm mốc.<br /> Trên các công trình xây dựng, một số vị trí thường<br /> Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế các loại<br /> xuyên có độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi thuốc diệt nấm mốc tổng hợp và tránh các tác<br /> cho nấm mốc phát triển. Tại đây chúng sẽ tổng dụng phụ đối với sức khỏe con người thì chitosan<br /> hợp và phân hủy các chất hữu cơ thành các dạng nhận được sự quan tâm rất lớn bởi hoạt tính kháng<br /> đơn giản như CO2 và H2O. Sự tích lũy hai thành nấm cao và rất thân thiện với môi trường. Các<br /> thuộc tính quan trọng ảnh hưởng đến khả năng<br /> Người phản biện: 1. PGS.TS. Ngô Sỹ Lương kháng nấm của chitosan đã được nghiên cứu như<br /> 2. TS. Hoàng Thị Hòa nồng độ, mức độ deacetyl hóa (deacetylation),<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 81<br /> NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> <br /> <br /> khối lượng phân tử và độ pH của môi trường phát mua tại cửa hàng thủy sản An Huệ, khu hải sản,<br /> triển [3]. Kết quả cho thấy khả năng phát triển của chợ Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương, được rửa sạch<br /> nấm mốc giảm khi nồng độ chitosan tăng, điều và phơi khô. Tiến hành khử khoáng (dùng dung<br /> này được giải thích là do với kích thước nhỏ, các dịch HCl 10%, 25oC), khử protein (dùng dung dịch<br /> hạt chitosan dễ dàng xâm nhập vào vách tế bào NaOH 10%, 25oC) và deacetyl (dùng dung dịch<br /> của mầm bệnh hơn. Jia Liu và các cộng sự [4] NaOH 50%, 90oC) tại các điều kiện: tỉ lệ vỏ tôm<br /> đã tiến hành nghiên cứu sử dụng chitosan để với dung dịch 1/10 (g/ml) và thời gian mỗi quá<br /> kiểm soát việc phát triển của bệnh mốc xám (B. trình thực hiện lần lượt trong 12 h, 18 h và 5 h.<br /> cinerea) và mốc xanh (Penicillium expansum) và - Chế hóa sol chitosan pha tạp TiO2:<br /> thấy rằng chitosan ức chế mạnh các bào tử nảy<br /> mầm, ngăn chặn sự kéo dài ống mầm và sự phát + Dung dịch sol 1: 5,0 g chitosan cho vào bình tam<br /> triển của sợi nấm. Rehab El-Gamal cùng cộng sự giác đựng 100 ml dung dịch CH3COOH 1%, khuấy<br /> [2] đã nghiên cứu sử dụng chitosan để bảo vệ cổ đều đến khi chitosan tan hoàn toàn thành dung<br /> vật tránh các thiệt hại gây ra bởi nấm mốc. Kết dịch trong suốt. Lấy 5 ml sol 1 tráng lên mặt kính<br /> quả cho thấy chitosan có khả năng kháng các loại thủy tinh, sấy khô ở 105oC trong 6 h ta thu được<br /> nấm như Penicillium chrysogenum, Aspergillus màng mỏng chitosan ký hiệu là M1.<br /> flavus và Aspergillus niger và tại nồng độ chitosan + Dung dịch sol 2: rót vào bình tam giác 500<br /> 0,75% đạt sức đề kháng cao nhất đối với sự phát ml lần lượt 100 ml dung dịch TTIP 0,1 M, 10 ml<br /> triển của nấm. dung dịch EAcAc 0,1M, khuấy đều với tốc độ 200<br /> Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng chitosan trong vg/ph trong thời gian 15 phút, nhiệt độ 25oC. Phản<br /> vai trò diệt nấm thì khả năng hoạt động kháng ứng thủy phân TTIP sẽ hình thành các sol chứa<br /> khuẩn vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu trong hạt TiO2 nano [8]. Lấy 5 ml sol 2 tráng lên mặt kính<br /> thực tế. Vì vậy, sự pha trộn các hạt nano vô cơ thủy tinh, sấy khô ở nhiệt độ 105oC trong 6 h ta thu<br /> vào nền polime đã chứng minh một cách hiệu được TiO2 dạng nano, ký hiệu là M2.<br /> quả khả năng kháng nấm của lớp màng chitosan. + Dung dịch sol : nhỏ giọt 18,75 ml sol 2 vào 100 ml<br /> Trong số rất nhiều các loại hạt nano vô cơ, TiO2 đã sol 1 khuấy liên tục với tốc độ 200 vg/ph trong thời<br /> nhận được sự chú ý của nhiều tác giả bởi đặc tính gian 6 h, nhiệt độ 25oC. Dung dịch sol hình thành<br /> bán dẫn, sự ổn định hóa học cao, không có độc tố, có kết cấu gồm các hạt nano TiO2 phân bố trong<br /> chi phí thấp, khả năng kháng khuẩn cao, đặc biệt chitosan. Lấy 5 ml sol 3 tráng lên mặt kính thủy tinh,<br /> hoạt động quang xúc tác rất thuận lợi trong việc sấy khô ở 105oC trong 6 h ta thu được màng mỏng<br /> ngăn chặn các đặc tính phát triển và lây lan của chitosan/TiO2 với hàm lượng TiO2 chiếm 3% so với<br /> bào tử nấm [5, 6]. chitosan, ký hiệu là M3.<br /> Trước những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên 2.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> cứu điều chế chitosan từ nguồn nguyên liệu phế<br /> phẩm vỏ tôm, đặc biệt quan tâm đến các điều kiện 2.3.1. Tối ưu hóa quá trình deacetyl bằng quy<br /> tối ưu để nâng cao mức độ deacetyl của chitin hoạch thực nghiệm [9]<br /> và khảo sát khả năng xử lý nấm mốc của vật liệu Các nhân tố độc lập Z1 (nồng độ NaOH ban đầu<br /> chitosan pha tạp TiO2. (%)), Z2 (nhiệt độ (oC)) và Z3 (thời gian phản ứng<br /> 2. HÓA CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (h)) ảnh hưởng đến hàm mục tiêu Y1 (mức độ<br /> deacetyl (%)) được trình bày như trên bảng 1.<br /> 2.1. Hóa chất<br /> Bảng 1. Các điều kiện thí nghiệm<br /> - TTIP (titan (IV) isopropoxide: Ti[OCH(CH3)2]4)<br /> 97%, EacAc (ethyl acetoacetate: C6H10O3) 99%<br /> hãng Merk;<br /> - NaOH 99%; HCl 36,5%; CH3COOH 99%; NaNO3;<br /> - Saccharose; K2HPO4.3H2O; KCl; MgSO4.7H2O;<br /> Xây dựng ma trận thực nghiệm trên biến ảo bằng<br /> FeSO4.7H2O; thạch agar, Trung Quốc.<br /> cách chuyển hệ tọa độ Zi sang hệ tọa độ không<br /> 2.2. Thực nghiệm<br /> thứ nguyên Xi theo công thức (1):<br /> - Chitosan: Quy trình chế hóa vỏ tôm điều chế 0<br /> chitosan được thực hiện theo công trình [7]: vỏ Z i − Z1<br /> Xi = (i=1, 3) (1) (1)<br /> tôm sú (tên khoa học là Penaeus monodon) thu ∆Z i<br /> <br /> <br /> 82 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018<br /> LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM<br /> <br /> Ta được ma trận thực nghiệm trên biến ảo và biến chitosan khô, hòa tan trong 25 ml dung dịch HCl<br /> thực như trên bảng 2. 0,1 M, khuấy đều trong 30 phút đến khi chitosan<br /> Bảng 2. Ma trận thực nghiệm trên biến ảo và tan hoàn toàn. Sau đó chuẩn độ HCl dư bằng<br /> biến thực dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphtalein.<br /> Hàm lượng NH2 trong chitosan được tính theo<br /> công thức (4):<br /> <br /> % NH 2 =<br /> ( C1V1 − C2V2 ) ⋅ 0, 016 .100 (4) (4)<br /> G (100 − w)<br /> <br /> trong đó: C1, C2, V1, V2: nồng độ (M) và thể tích (l)<br /> của dung dịch HCl và NaOH; 0,016 g: khối lượng<br /> NH2 khi phản ứng với 1 ml dung dịch HCl 0,1 M;<br /> G: khối lượng mẫu (g); w: độ ẩm (%). Độ deacetyl<br /> được xác định bởi công thức (5):<br /> Trong đó thí nghiệm thứ 9, 10, 11 là các thí nghiệm<br /> tại tâm, Y2 là giá trị độ nhớt tương ứng với mỗi thí (5)<br /> nghiệm. Sau khi xử lý số liệu ta thu được phương<br /> trình hồi quy có dạng: Với 9,94 là % NH2 trong chitosan theo lý thuyết.<br /> <br /> y =b0 + b1 x1 + b 2 x2 + b3 x3 - Độ nhớt của chitosan được đo trên thiết bị NDJ-<br /> 1 Rotational Viscometer tại khoa Thực phẩm và<br /> trong đó: y là mức độ deacetyl hóa (%); b0: hệ số<br /> Hóa học, Trường Đại học Sao Đỏ.<br /> hồi quy bậc 0; xi: nhân tố độc lập ảnh hưởng đến<br /> hàm mục tiêu y; bi: hệ số hồi quy bậc 1 mô tả sự - Hình thái bề mặt vật liệu: chitosan (M1), TiO2 (M2)<br /> ảnh hưởng nhân tố xi đến hàm mục tiêu. và chitosan/TiO2 (M3) được xác định bằng phương<br /> pháp kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron<br /> Tối ưu hóa thực nghiệm theo phương pháp leo<br /> dốc Box Willson: Để tìm bước đi hiệu quả nhất Microscope - SEM) trên máy NanoSEM-450, tại<br /> ta sẽ để ý tới số hạng nào trong hàm trên có ảnh Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học<br /> hưởng đến hàm mục tiêu nhiều nhất. Biến tương Việt Nam.<br /> ứng là nhân tố cơ sở. Cách chọn nhân tố cơ sở j* 2.3.3. Phân lập nấm mốc [11]<br /> thỏa mãn công thức (2):<br /> 1,0 g sinh khối nấm mốc lấy trên tường nhà D3<br /> b j* .∆<br /> = j*<br /> max b j .∆ j (2) (2) Đại học Sao Đỏ, nghiền mịn, hòa tan trong 100<br /> Khi đó ta chọn được bước nhảy cơ sở là hcs, bước ml dung dịch natri clorid 0,9%. Tiến hành nuôi cấy<br /> nhảy cơ sở của các biến còn lại được xác định trên môi trường Czapek, xác định số loại nấm dựa<br /> theo công thức (3): vào quan sát hình thái, sau đó phân lập chúng ra<br /> bi .∆ i (3) thành các loài riêng biệt.<br /> hi = .hcs (3)<br /> bcs ∆ cs 2.3.4. Nghiên cứu khả năng kháng nấm của<br /> Thực hiện các thí nghiệm theo bước nhảy các vật liệu<br /> nhân tố độc lập, xác định giá trị hàm mục tiêu đạt - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ chitosan<br /> được mục đích nghiên cứu thì phương pháp quy đến khả năng kháng nấm: bổ sung chitosan vào<br /> hoạch đã kết thúc.<br /> môi trường Czapek đạt tỉ lệ chitosan/môi trường<br /> Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm 2%; 4%; 6% và 8%. Tiến hành nuôi cấy nấm mốc<br /> SPSS 22.0, là hệ thống quản lý dữ liệu và khả xanh lên các đĩa petri và quan sát sự phát triển<br /> năng phân tích thống kê với giao diện thân thiện của chúng trong 24 h, 48 h và 72 h.<br /> cho người dùng, mức độ tin cậy 95%.<br /> - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm lượng TiO2<br /> 2.3.2. Nghiên cứu các đặc tính sản phẩm /chitosan đến khả năng kháng nấm: nhỏ giọt<br /> - Mức độ deacetyl được nghiên cứu bằng phương những lượng xác định dung dịch sol 2 vào dung<br /> pháp chuẩn độ [10]: cân chính xác 0,125 g dịch sol 1 để đạt tỉ lệ TiO2/chitosan là 1%, 2%, 3%<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 83<br /> NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> <br /> và 4%, khuấy liên tục với tốc độ 200 vg/ph trong Bảng 5. Kết quả phân tích hậu kiểm<br /> thời gian 6 h, nhiệt độ 25oC, sau đó thêm vào các<br /> đĩa petri chứa môi trường Czapek. Tiến hành nuôi<br /> cấy nấm mốc xanh lên các đĩa petri và quan sát<br /> sự phát triển của chúng trong 24 h, 48 h và 72 h.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt và độ<br /> deacetyl<br /> Ma trận quy hoạch thực nghiệm và kết quả thực Dựa vào kết quả trên bảng 5 ta nhận thấy thí<br /> nghiệm được trình bày trên bảng 3. nghiệm 12 có sự khác biệt “có ý nghĩa” so với<br /> Bảng 3. Kết quả thực nghiệm theo ma trận thí nghiệm 14 (Sig có giá trị 0,011 nhỏ hơn 0,05)<br /> quy hoạch trong khi đó thí nghiệm 12 và 13, 13 và 14 các<br /> phương sai khác nhau không có ý nghĩa (giá trị<br /> Sig đều lớn hơn 0,05). Sự sai khác không có ý<br /> nghĩa giữa thí nghiệm 13 và 14 với mục tiêu lựa<br /> chọn điều kiện phản ứng để thu được chitosan có<br /> mức độ deacetyl cao nhất nên chúng tôi chọn thí<br /> nghiệm 14 (độ deacetyl đạt 92,4%) để phân tích<br /> tiếp. Sự sai khác có ý nghĩa giữa thí nghiệm 12<br /> và thí nghiệm 14 cho thấy sự thay đổi các yếu tố<br /> như nồng độ NaOH, nhiệt độ phản ứng và thời<br /> gian phản ứng đều dẫn đến sự thay đổi mức độ<br /> Xử lý số liệu trên SPSS 22.0 ta được phương deacetyl. Tuy nhiên, trong thực tế, nồng độ NaOH<br /> trình hồi quy: quá cao (như thí nghiệm 14 là 60%) cộng với môi<br /> . trường nhiệt độ cao sẽ khiến tính kiềm của NaOH<br /> mạnh hơn, khi đó NaOH ngoài việc tham gia phản<br /> Từ hệ số hồi quy bậc 1 ta thấy yếu tố nồng độ ứng cắt mạch acetyl còn thực hiện các phản ứng<br /> NaOH có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ cắt mạch chính. Mạch chính chitosan bị cắt thể<br /> deacetyl, sau đó đến yếu tố nhiệt độ và thời gian. hiện ở kết quả đo độ nhớt của sản phẩm thu được<br /> Vì vậy, yếu tố nồng độ NaOH được chọn làm biến tại các thí nghiệm trên bảng 4. Việc suy giảm độ<br /> nhớt chứng tỏ mạch chính đã bị cắt dẫn đến khối<br /> cơ sở với bước nhảy được chọn là 5.<br /> lượng phân tử chitosan giảm. So sánh kết quả thí<br /> Kết quả tối ưu hóa thực nghiệm theo phương nghiệm 12 với thí nghiệm 14 ta thấy độ deacetyl<br /> pháp Box Willson được trình bày trên bảng 4. chênh lệch không đáng kể (91,9% so với 92,4%),<br /> tuy nhiên độ nhớt suy giảm mạnh (từ 1163 cP<br /> Bảng 4. Kết quả thực nghiệm theo phương pháp xuống 966 cP). Với mục tiêu điều chế sản phẩm<br /> leo dốc Box Willson chitosan có mức độ deacetyl và độ nhớt cao nhất,<br /> chúng tôi chọn điều kiện thí nghiệm 12 cụ thể như<br /> sau: nồng độ NaOH 50%, nhiệt độ phản ứng 92oC<br /> và thời gian phản ứng 5,3 h. Với các điều kiện đó,<br /> sản phẩm chitosan thu được có độ deacetyl đạt<br /> 91,9% và độ nhớt đạt 1163 cP.<br /> 3.2. Hình thái bề mặt vật liệu<br /> Kết quả xác định hình thái bề mặt vật liệu (SEM)<br /> được trình bày trên hình 1. Quan sát hình 1 chúng<br /> tôi nhận thấy: màng chitosan (mẫu M1) có cấu<br /> trúc cuộn từng lớp dài đều đặn, kích thước bề<br /> rộng 12,5 μm, đặc trưng cho chuỗi liên kết glicozit.<br /> Mẫu M2 các hạt TiO2 tồn tại ở dạng tinh thể hình<br /> que với kích thước từ 25 đến 90 nm và một phần<br /> TiO2 tồn tại ở dạng vô định hình. Sự pha trộn<br /> Tiến hành phân tích hậu kiểm (Post Hoc) ta thu giữa TiO2 lên nền chitosan cho thấy các tinh thể<br /> được kết quả như bảng 5. hình que TiO2 phân bố đều đặn trên mạng lưới<br /> <br /> <br /> 84 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018<br /> LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM<br /> <br /> chitosan (mẫu M3). Sự phân bố các tinh thể hình<br /> que TiO2 lên bề mặt chitosan cũng phù hợp với<br /> nghiên cứu của Karthikeyan [6]. Khi nghiên cứu<br /> điểm đẳng điện, tác giả Karthikeyan thấy rằng<br /> hai vật liệu chitosan và TiO2 đều có điểm đẳng<br /> điện dưới 6,5, tức là đều tích điện dương. Vì<br /> vậy, khi phân bố TiO2 lên nền chitosan, TiO2 sẽ<br /> bị đẩy ra ngoài bề mặt. Sự pha trộn TiO2 cũng<br /> làm ảnh hưởng đến cấu trúc mạng lưới chitosan<br /> khi tác giả này nghiên cứu quang phổ hồng ngoại<br /> FTIR và nhận thấy rằng các peak đặc trưng cho<br /> TiO2 và chitosan đã bị thay đổi khi kết hợp chúng<br /> với nhau.<br /> 3.3. Kết quả phân lập nấm mốc<br /> Nấm mốc chân tường nuôi cấy trên môi trường<br /> Czapek sau 7 ngày thu được kết quả như trên<br /> hình 2. Quan sát hình 2 ta thấy trên chân tường<br /> có 03 loại nấm: trắng, xanh và vàng hoa cau (hình<br /> 2a). Quá trình phân loại theo hình thái chúng tôi<br /> tách riêng được 3 loại: nấm trắng (hình 2b), nấm<br /> xanh (hình 2c) và nấm vàng hoa cau (hình 2d).<br /> Trong điều kiện của nghiên cứu này, chúng tôi đã<br /> tiến hành nghiên cứu khả năng xử lý nấm mốc<br /> xanh của vật liệu chitosan/TiO2.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Kết quả SEM của vật liệu chitosan Hình 2. Nấm mốc chân tường trên môi trường<br /> (M1), TiO2 (M2) và TiO2/chitosan (M3) Czapek<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 85<br /> NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> <br /> 3.4. Khả năng kháng nấm của vật liệu Czapek (mẫu M0) và môi trường Czapek pha<br /> 3.4.1. Sự ảnh hưởng của nồng độ chitosan thêm chitosan với tỉ lệ 2%, 4%, 6%, 8% trong<br /> Sự phát triển của nấm mốc xanh trên môi trường 24 h, 48 h và 72 h được thể hiện trên hình 3.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Sự phát triển của mốc xanh trên môi trường có pha chitosan<br /> <br /> Hình 3 cho thấy khi không có chitosan, nấm mốc Trên hình 4 ta thấy khi tăng nồng độ chitosan trên<br /> phát triển trong môi trường rất nhanh, sau 72 h các các mẫu thử nghiệm thì nấm xanh phát triển<br /> đường kính khuẩn lạc tăng từ 1,0 cm lên 4,6 cm. chậm dần, thể hiện qua đường kính của chúng.<br /> Sau khi bổ sung chitosan, ta nhận thấy nấm mốc Sau 24 h, tất cả các mẫu xuất hiện chitosan, nấm<br /> xanh đều chưa phát triển. Tuy nhiên, tại 72 h, nấm<br /> bị ức chế rõ rệt trong 24 h đầu tiên. Tuy nhiên,<br /> xanh xuất hiện trên tất cả các mẫu với đường<br /> sau 48 h thì tại nồng độ 2% và 4% nấm đã bắt<br /> kính khuẩn lạc giảm dần khi nồng độ chitosan<br /> đầu xuất hiện. Sau 72 h, nấm xuất hiện trên tất cả<br /> tăng dần. Điều này cho thấy chitosan có ngăn<br /> các đĩa, tuy nhiên đường kính khuẩn lạc giảm rõ chặn sự phát triển của nấm xanh, tuy nhiên vẫn<br /> rệt khi tăng nồng độ chitosan. Có thể thấy sự ảnh chưa triệt để. Kết quả này phù hợp với kết quả<br /> hưởng của nồng độ chitosan đến sự phát triển của Jia Liu [4] khi tác giả này cho rằng sự xuất<br /> của nấm xanh thông qua hình 4. hiện của chitosan có cấu trúc tương đồng với<br /> thành ngoài của nấm đã làm hạn chế quá trình<br /> hấp thụ và trao đổi chất của nấm với môi trường.<br /> Tại nồng độ 8% chitosan, đường kính khuẩn lạc<br /> giảm không đáng kể so với 6%, vì vậy chúng tôi<br /> chọn điều kiện chitosan 6% để thực hiện nghiên<br /> cứu tiếp theo.<br /> 3.4.2. Sự ảnh hưởng của TiO2 /chitosan đến<br /> khả năng kháng nấm<br /> Sự phát triển của nấm xanh trong môi trường<br /> Czapek 6% chitosan được pha thêm TiO2 với hàm<br /> Hình 4. Sự thay đổi đường kính khuẩn lạc của lượng 1%, 2%, 3% và 4% so với chitosan trong<br /> nấm mốc xanh theo nồng độ chitosan 24 h, 48 h và 72 h được thể hiện trên hình 5.<br /> <br /> <br /> 86 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018<br /> LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. Sự phát triển của nấm mốc xanh trong môi trường Czapek có TiO2/chitosan<br /> <br /> Quan sát hình 5 ta thấy khi có mặt của TiO2, nấm - Môi trường Czapek bổ sung 6% chitosan và 3%<br /> mốc xanh chỉ xuất hiện sau 72 h tại nồng độ 1% TiO2 có khả năng ức chế sự phát triển hoàn toàn<br /> và 2%, tại các nồng độ TiO2 cao hơn, nấm mốc của nấm mốc xanh.<br /> hoàn toàn không phát triển được. Vì vậy có thể Kết quả này định hướng nghiên cứu tiếp theo là<br /> kết luận, với chủng nấm mốc xanh trên công trình ứng dụng để xử lý nấm mốc chân tường trên các<br /> xây dựng, sử dụng vật liệu chitosan/TiO2 với hàm công trình xây dựng thực tế.<br /> lượng 3% TiO2 đạt khả năng ức chế hoàn toàn sự<br /> phát triển của bào tử nấm. Cơ chế của quá trình<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> này có thể giải thích như sau: chitosan tác động<br /> đến thành tế bào ngăn chặn các quá trình thẩm [1]. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn<br /> thấu, làm hạn chế sự trao đổi chất của tế bào. Thanh Hiền, Lê Đình Lương, Đoàn Xuân Mượu,<br /> Phạm Văn Ty (1978). Một số phương pháp nghiên<br /> Với cấu trúc hình kim kích thước nanomet, TiO2 sẽ<br /> cứu VSV học, Tập III. NXB Khoa học và Kỹ thuật,<br /> phá vỡ lớp thành tế bào của vi khuẩn, làm hư hỏng<br /> Hà Nội, tr.164-165.<br /> các màng tế bào, đứt gãy ADN, gây rò rỉ nội bào...<br /> [2]. Rehab El-Gamal, Efstratios Nikolaivits, Georgios<br /> 4. KẾT LUẬN I. Zervakis, Gomaa Abdel-Maksoud, Evangelos<br /> Topakas, Paul Christakopoulos (2016). The use<br /> - Chitosan sản xuất từ vỏ tôm sú qua ba giai đoạn:<br /> of chitosan in protecting wooden artifacts from<br /> khử khoáng, khử protein và deacetyl đạt mức độ<br /> damage by mold fungi. Electronic Journal of<br /> deacetyl 91,9 %, độ nhớt 1163 cP. Biotechnology, 24, 70-78.<br /> - Hạt TiO2 điều chế bằng phương pháp sol - gel [3]. P. Stössel, J. L. Leuba (1984). Effect of chitosan,<br /> có cấu trúc hình kim, kích thước từ 25 đến 90 nm, chitin and some aminosugars on growth of<br /> phân tán đều đặn trên nền chitosan khi chế tạo vật various soilborne phytopathogenic fungi. Journal<br /> of Phytopathology, 111, 82-90.<br /> liệu chitosan/TiO2.<br /> [4]. Jia Liu, Shiping Tiana, Xianghong Meng, Yong Xu<br /> - Sử dụng môi trường Czapek, đã nuôi cấy và<br /> (2007). Effects of chitosan on control of postharvest<br /> phân lập thành công ba chủng nấm trên chân diseases and physiological responses of tomato<br /> tường công trình xây dựng tại Trường Đại học Sao fruit. Postharvest Biology and Technology, 44,<br /> Đỏ với màu sắc gồm trắng, xanh và vàng hoa cau. 300-306.<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 87<br /> NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> <br /> [5]. Li, M.; Huang, Q. Z.; Qiu, D. F.; Jiao, Z. J.; Meng, (2012). Determination of degree of deacetylation<br /> Z. H.; Shi, H. Z (2010). Study on antifungal activity of chitosan - comparision of methods. European<br /> of nitrogen-doped TiO2 nano- photocatalyst under Centre of Bio- and Nanotechnology,Lodz<br /> visible light irradiation. Chin. Chem. Lett. 21, 117. University of Technology ul. Żeromskiego 116,<br /> [6] K. T. Karthikeyan, A. Nithyaa, K. Jothivenkatachalam 90-924 Łódź, Poland.<br /> (2017). Photocatalytic and antimicrobial activities [9]. Lê Đức Ngọc (2001). Xử lý số liệu và kế hoạch<br /> of chitosan-TiO2 nanocomposite. International hóa thực nghiệm. Khoa Hóa, Đại học Quốc gia<br /> Journal of Biological Macromolecules, S0141- Hà Nội.<br /> 8130(16)32681-2.<br /> [10]. T. Liu, F. Zhang, C. Xue, L. Li, Y. Yi (2010).<br /> [7]. Md. Monarul Islam, Shah Md. Masum, M.<br /> Structure stability and corrosion resistance of<br /> Mahbubur Rahman, Md. Ashraful Islam Molla,<br /> nano-TiO2 coatings on aluminum in seawater by a<br /> A. A. Shaikh, S.K. Roy (2011). Preparation of<br /> Chitosan from Shrimp Shell and Investigation of vacuum dip-coating method. Surf. Coat.Technol.<br /> Its Properties. International Journal of Basic & 205, 2335-2339.<br /> Applied Sciences IJBAS-IJENS, Vol: 11, No: 01. [11]. Bùi Xuân Đồng (2004). Nguyên lý phòng chống<br /> [8]. Renata Czechowska-Biskup, Diana Jarosińska, nấm mốc và mycotoxin. NXB Khoa học và Kỹ thuật,<br /> Bożena Rokita, Piotr Ulański, Janusz M. Rosiak tr. 141-146.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 88 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2