intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu điều chế gel nhũ tương bôi da chứa đồng thời cao rau đắng biển (Bacopa monnieri L.) và cao lược vàng (Callisia fragrans L.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu điều chế gel nhũ tương bôi da chứa đồng thời cao rau đắng biển (Bacopa monnieri L.) và cao lược vàng (Callisia fragrans L.) được thực hiện nhằm xây dựng công thức và quy trình điều chế gel nhũ tương bôi da chứa đồng thời cao rau đắng biển và cao lược vàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu điều chế gel nhũ tương bôi da chứa đồng thời cao rau đắng biển (Bacopa monnieri L.) và cao lược vàng (Callisia fragrans L.)

  1. NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ GEL NHŨ TƯƠNG BÔI DA CHỨA ĐỒNG THỜI CAO RAU ĐẮNG BIỂN (Bacopa monnieri L.) VÀ CAO LƯỢC VÀNG (Callisia fragrans L.) Trần Thành Thoại, Nguyễn Thị Thuyền Quyên, Nguyễn Đại Tâm An, Huỳnh Thị Phượng Mai, Huỳnh Thị Thùy Dương Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Nguyễn Hữu Phước TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng công thức và quy trình điều chế gel nhũ tương bôi da chứa đồng thời cao Rau đắng biển và cao Lược vàng. Các công thức nhũ tương được điều chế gồm pha dầu, chất nhũ hóa, pha nước và sau đó được gel hóa để tạo thành gel nhũ tương. Các chỉ tiêu cảm quan, độ ổn định cơ lý, độ đồng nhất, độ dàn mỏng, pH, kích thước tiểu phân được sử dụng để sàng lọc và đánh giá sản phẩm. Kết quả điều chế được gel nhũ tương chứa cao Rau đắng biển, cao Lược vàng đạt các chỉ tiêu tương tự với mẫu đối chiếu hiện có trên thị trường. Từ khóa: Bacopa monnieri, callisia fragrans, gel nhũ tương, kháng viêm, thuốc dùng qua da. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, những bệnh lý về da với triệu chứng viêm da xuất hiện thường xuyên với mức độ tái phát cao và hầu hết đều cần phải điều trị trong thời gian dài. Các thuốc kháng viêm corticoid thường được lựa chọn để điều trị các bệnh lý trên nhưng sử dụng trong thời gian dài thường gây tác dụng phụ là sạm da, mỏng da, giãn mao mạch...[1]. Gần đây, các thuốc bôi da có nguồn gốc từ dược liệu có xu hướng được sử dụng thay thế cho corticoid để hạn chế tác dụng phụ. Đồng thời, nghiên cứu phát triển thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cũng là lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam hiện nay, theo Luật Dược số 105/2016/QH13. Gel nhũ tương là dạng bào chế kết hợp của nhũ tương và gel. Những ưu điểm của gel nhũ tương là không trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước, sinh khả dụng qua da cao hơn so với dạng thuốc mỡ truyền thống, dễ sử dụng, bào chế đơn giản. Lược vàng (Bacopa monnieri L.) và Rau đắng biển (Callisia fragrans L.) là hai dược liệu được trồng phổ biến ở Việt Nam, đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm [2], [3], [4]. Cao định lượng Rau đắng biển (Bacopa monnieri L.) đã được sản xuất, thương mại hóa ở quy mô công nghiệp. Đây là một thuận lợi về mặt nguyên liệu trong việc điều chế các dạng thuốc từ nguồn dược liệu này. Vì thế, nghiên cứu bào chế gel nhũ tương bôi da từ cao Rau đắng biển và cao Lược vàng nhằm góp phần tận dụng nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam, cung cấp thêm sự lựa chọn cho bệnh nhân trong điều trị. Nghiên cứu được tiến hành 771
  2. với mục tiêu xây dựng công thức và quy trình điều chế gel nhũ tương bôi da chứa đồng thời cao Rau đắng biển và cao Lược vàng đạt chỉ tiêu tương tự mẫu đối chiếu trên thị trường. 3. NGUYÊN VẬT LIỆU Cao Rau đắng biển định lượng (TCCS) mua từ BV PHARMA (Việt Nam), Cao lỏng Lược vàng thu được từ sản phẩm nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu chiết xuất cao lỏng Lược vàng và tiêu chuẩn hóa cao lỏng lược vàng” do Hoàng Đức Mạnh và cộng sự (Khoa Dược - HUTECH) thực hiện (2022). Các mẫu đối chứng được sử dụng gồm: Subsyde-M Gel (Số lô H04T21001, Raptakos, Brett & Co., Ltd.), Volhasan creamgel (Số lô 00721, Công ty TNHH Liên doanh HASAN - Dermapharm), Voltaren (Số lô P62F, Novartis Consumer Health SA, Thụy Sĩ). Hóa chất và thuốc thử đạt chuẩn phân tích, gồm: Carbopol 940, aristoflex velvet (gel V), propylen glycol, span 80, tween 80, methylparaben, triethanolamine, dầu parafin, methanol, chuẩn quercetin (Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, độ tinh khiết 86%). Trang thiết bị được sử dụng gồm: Cân kỹ thuật Starter 3100 (Ohaus), cân phân tích Pioneer (Ohaus), máy đo pH Starter 3100 (Ohaus), máy khuấy đũa RW 20 D S000 (IKA), máy quang phổ UV-Vis U-3900 (Hitachi), bể siêu âm Elma S150 (Elma), máy ly tâm (Beckman Coulter). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khảo sát tính chất cơ lý hóa của mẫu đối chứng 3.1.1 Cảm quan Quan sát bằng mắt thường về màu sắc, mùi và thể chất của các chế phẩm đối chứng. Gel nhũ tương đạt về cảm quan khi có màu và mùi đặc trưng, thể chất mềm mịn, bám dính trên da, không gây cảm giác nhờn rít sau khi bôi. 3.1.2 pH Cân 1 g gel nhũ tương cho vào cốc thủy tinh, thêm khoảng 60 ml nước cất, khuấy từ 5 phút, cho tất cả vào bình định mức 100 ml, tráng cốc và bổ sung thêm nước cất đến vạch, lắc đều, lọc qua giấy lọc xếp nếp. Hút 10 mL dịch lọc cho vào becher, thêm nước cất vừa đủ 100 mL, khuấy đều, để yên 5 phút. Đo pH bằng máy đo pH Starter 3100. 3.1.3 Độ đồng nhất Tiến hành thử theo Dược điển Việt Nam V, phụ lục 1.12 - Chuyên luận thuốc mềm dùng trên da, chỉ tiêu độ đồng nhất [5]. 3.1.4 Độ dàn mỏng 772
  3. Cân 1 g gel nhũ tương lên 1 phiến kính. Đặt 1 phiến kính khác có khối lượng 250 g lên trên, để yên 1 phút. Đo 2 chiều đường kính vuông góc của gel nhũ tương đã tản ra, lấy giá trị trung bình d. π d2 Độ dàn mỏng được xác định theo công thức: S = 4 3.2 Khảo sát Tỷ lệ thành phần nhũ tương 2 nhóm công thức điều chế đã được khảo sát với cỡ mẫu 20g. Công thức A chứa Isopropyl myristat (pha dầu), hỗn hợp Tween 80 và Span 80 (chất nhũ hóa) và nước cất (pha nước). Dựa vào giá trị RHLB lý thuyết của Isopropyl myristat để tạo nhũ tương dầu/nước là 11,5, tìm được tỷ lệ hỗn hợp chất nhũ hóa Tween 80, span 80 là 0,67:0,33 (kl/kl). Có 41 mẫu nhũ tương được điều chế bằng cách lắc rung với máy vortex với tỷ lệ thành phần chất nhũ hóa tăng dần từ 10-50%. Công thức B chứa dầu parafin (pha dầu), hỗn hợp Tween 80 và Span 80 (chất nhũ hóa) và nước cất (pha nước). Dựa vào giá trị RHLB lý thuyết của Dầu parafin để tạo nhũ tương dầu/nước là 10,5, tìm được tỷ lệ hỗn hợp chất nhũ hóa Tween 80, Span 80 là 0,53:0,47 (kl/kl). Có 11 mẫu nhũ tương được điều chế bằng cách lắc rung với máy vortex với tỷ lệ thành phần chất nhũ hóa tăng dần từ 10-30%. Phương pháp đánh giá độ bền động học của các mẫu nhũ tương: - Ly tâm: Các mẫu được ly tâm trong 5 phút với tốc độ 8000 vòng/phút, quan sát sự tách pha của mẫu sau khi ly tâm bằng mắt thường, chọn các mẫu không tách pha để đánh giá bằng phương pháp khác. - Quan sát ở điều kiện thường: Các mẫu được để ở nhiệt độ phòng. Đánh giá tình trạng nhũ tương sau 24 giờ về màu sắc, sự tách pha bằng mắt thường. - Phương pháp nóng - lạnh: Các mẫu được để trong điều kiện nóng - lạnh theo chu kỳ: 40 °C trong 24 giờ - 4 °C trong 24 giờ, lặp lại 5 chu kỳ. Đánh giá tình trạng nhũ tương sau mỗi chu kỳ về màu sắc, sự tách pha bằng mắt thường. 3.3 Xây dựng quy trình bào chế Quy trình điều chế gel nhũ tương: Cho 1 g cao Rau đắng biển hòa tan trong nước, lọc, thêm 10 mL cao lỏng Lược vàng, thu được dịch chiết cao. Cho dầu parafin, Span 80, Tween 80, dịch chiết cao, propylene glycol vào becher được hỗn hợp A. - Với carbopol 940: Cho methylparaben hòa tan vào nước nóng, phân tán carbopol 940 vào dung dịch vừa pha, để trương nở hoàn toàn khoảng 2 giờ được hỗn hợp B. Khuấy hỗn hợp A bằng máy khuấy đũa RW 20 D S000 (800 vòng/phút, 5 phút). Cho hỗn hợp B vào A, khuấy 1800 vòng/ phút, 5 phút. Cho triethanolamine vừa đủ để trung tính hóa tạo gel, khuấy tiếp 5 phút. 773
  4. - Với gel V: Cho methylparaben hòa tan vào nước nóng, phân tán gel V vào dung dịch vừa pha, để trương nở hoàn toàn khoảng 2 giờ được hỗn hợp B. Khuấy hỗn hợp A bằng máy khuấy đũa RW 20 D S000 (800 vòng/phút, 5 phút). Cho hỗn hợp B vào A, khuấy 1800 vòng/ phút, 5 phút. 3.4 Khảo sát tá dược tạo gel. Từ các công thức nhũ tương đã chọn, tiếp tục tiến hành điều chế gel nhũ tương với carbopol 940 (Tỷ lệ 1%, 1,5%, 3%) và gel V (Tỷ lệ 6%, 8%, 10%). 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Tính chất vật lý của mẫu đối chứng Kết quả tính chất vật lý của các mẫu đối chứng thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát tính chất vật lý của thuốc đối chứng Chỉ tiêu Volhasan creamgel Subsyde-M Gel Voltaren Trắng đục, mềm Trắng đục, mềm Trắng đục, mềm Cảm quan mịn mịn mịn Độ đồng nhất Đạt Đạt Đạt Độ dàn mỏng 16.6 cm2 19.6 cm2 22 cm2 pH 6.4-6.6 6.7-6.8 7.8-8 4.2 Thành phần nhũ tương Nhũ tương được đánh giá là bền nếu không đổi màu, không tách pha qua 3 phương pháp thử theo mục 3.2. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Các công thức nhũ tương bền Chất Dầu Chất Nhóm Isopropyl Nước Nhóm Nước nhũ hóa parafin nhũ hóa A myristate (%) (%) B (%) (%) (%) (%) 27 35 30 35 7 40 20 40 774
  5. 35 10 40 50 8 30 20 50 36 12.5 40 47.5 9 20 20 60 38 10 45 45 10 30 30 40 41 10 50 40 11 20 30 50 Khi càng tăng Tỷ lệ chất nhũ hóa trong công thức thì nhũ tương càng bền. Tuy nhiên, tỷ lệ chất nhũ hóa nhiều thì thể chất càng đặc và gây nhờn khi bôi lên da. Khi so sánh 2 công thức nhũ tương bền 27A (pha dầu là isopropyl myristate) và 8B (pha dầu là dầu parafin), công thức 8B phù hợp để khảo sát tiếp theo vì tỷ lệ chất nhũ hóa thấp, không gây nhờn rít khi bôi trên da. 4.3 Tá dược tạo gel Dựa vào kết quả trong bảng 3, công thức với tỷ lệ gel V là 6% được chọn làm công thức thành phẩm đạt chỉ tiêu tương tự với mẫu đối chiếu. Bảng 3. Kết quả khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel. Tỷ lệ carbopol 940 1% 1,3% 1,5% Cảm quan Bị tăng màu khi kiềm hóa, tạo gel không bền Tỷ lệ gel V 6% 8% 10% Màu Vàng, mềm Màu Vàng, mềm Màu Vàng, mềm Cảm quan mịn mịn mịn Độ đồng nhất Đạt Đạt Đạt Độ dàn mỏng 15,9 13,2 10,75 pH 6,8 6,5 6,2 Kích thước tiểu phân 1 µm 1 µm 1 µm 775
  6. Độ ổn định cơ lý 9 chu kỳ 9 chu kỳ 9 chu kỳ 5. KẾT LUẬN Xây dựng được công thức gel nhũ tương chứa cao Rau đắng biển, cao Lược vàng với các tá dược aristoflex velvet , dầu parafin, tween 80, span 80, propylene glycol, methylparaben, nước vừa đủ 100g. Công thức thành phẩm đạt chỉ tiêu về cảm quan, độ dàn mỏng, kích thước tiểu phân, pH, độ đồng nhất, độ ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Devaraj, N. K, Rashid, A. A., Manap, A. H. A, Nasir, S. (2019). Topical corticosteroids in clinical practice. Med J Malaysia, 74(2), pp 187-189. [2] Đỗ Tất Lợi. (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: NXB y học. [3] Viện dược liệu. (2010). Nguyên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Wood, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ y tế. [4] Bộ y tế. (2011). Dược liệu học, Hà Nội: NXB y học. [5] Bộ y tế. (2018). Dược điển Việt Nam V. Phụ lục 1.12. [6] Singla, V., Saini, S., Joshi, & Rana, B. A. C. (2012). Emulgel: A new platform for topical drug delivery. International Journal of Pharma and Bio Sciences, 3(1), pp 485-498. [7] Redkar, M. R., Patil, S. V., & Rukari, T. G. (2019). Emulgel: A Modern tool for Topical Drug Delivery. World Journal of Pharmaceutical Research, 8(4), pp 586-597. 776
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2