intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu độc tính của bánh ngô mốc lấy tại Hà Giang lên một số chỉ tiêu huyết học trên thỏ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày về việc nghiên cứu độc tính và thay đổi một số chỉ tiêu huyết học trên động vật được gây ngộ độc bằng bánh ngô mốc lấy từ Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu độc tính của bánh ngô mốc lấy tại Hà Giang lên một số chỉ tiêu huyết học trên thỏ

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CỦA BÁNH NGÔ MỐC LẤY<br /> TẠI HÀ GIANG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC TRÊN THỎ<br /> Nguyễn Thanh Bình*; Hoàng Công Minh*<br /> Trần Văn Tùng*; Nguyễn Hùng Long**<br /> TÓM TẮT<br /> Ở liều bánh ngô mốc tối đa cho chuột nhắt trắng uống (20 g/kg thể trọng) không gây chết chuột<br /> khi theo dõi trong 7 ngày. Như vậy, không xác định được độc tính cấp của bánh ngô mốc qua đường<br /> tiêu hóa trên chuột nhắt trắng. Liều chết tối thiểu (LDmin) của mẫu bánh ngô qua đường tiêu hóa trên<br /> thỏ là 3,4 g/kg thể trọng.<br /> Ở thỏ gây ngộ độc bằng bánh ngô mốc với liều 2,2 g/kg thể trọng thấy có thay đổi một số chỉ tiêu<br /> huyết học. Số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính, bạch cầu mono, bạch cầu ưa axít, bạch cầu<br /> ưa kiềm tăng, tỷ lệ bạch cầu lympho giảm. Số lượng tiểu cầu giảm, thời gian máu đông, máu chảy<br /> tăng ở ngày thứ 2 và thứ 5 sau ngộ độc. Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố không thay đổi<br /> rõ rệt so với trước ngộ độc.<br /> * Từ khóa: Bánh ngô mốc; Độc tính; Chỉ tiêu huyết học; Thỏ.<br /> <br /> STUDY ON TOXICITY AND EFFECTS OF MOLDY PONE COLLECTED FROM<br /> HAGIANG PROVINCE ON SOME HEMATOLOGICAL PARAMETERS IN RABBITS<br /> SUMMARY<br /> Maximum ingested dose of the moldy pone (20 g/kg body weight) did not kill the white mice after<br /> 7-day observation. So, acute toxicity of the moldy pone in white mice was not determined. The minimum<br /> lethal dose (LDmin) of the moldy pone in rabbits orally was 3.4 g/kg body weight.<br /> The rabbits exposed to the moldy pone in dose of 2.2 g/kg body weight had some hematological<br /> changes. Number of white blood cells, proportion of neutrophils, monocytes, basophils, eosinophils<br /> increased, proportion of lymphocytes decreased. Number of platelets decreased, clotting time,<br /> bleeding time increased in the 2nd and 5th day after exposure. Number of red blood cells, content of<br /> hemoglobin did not change in comparison with before exposure.<br /> * Key words: Moldy pone; Toxicity; Hematological parameter; Rabbit.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ngộ độc do ăn phải ngô mốc đã từng xảy<br /> ra ở nhiều nước trên thế giới. Tại Ấn Độ<br /> <br /> năm 1974 đã bùng phát các vụ ngộ độc ngô<br /> mốc với 397 người mắc, trong đó 106 người<br /> tử vong. Năm 2004, tại Kenya đã xảy ra các<br /> vụ ngộ độc ngô mốc làm 317 người mắc,<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> ** Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Công Minh (hcminhk20@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 30/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 8/12/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 16/12/2013<br /> <br /> 22<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> trong ®ã 125 người tử vong. Các chuyên<br /> gia của Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định<br /> trong các mẫu ngô tại khu vực có người bị<br /> ngộ độc của Kenya có chứa aflatoxin với<br /> hàm lượng cao [4].<br /> Tại Việt Nam, trong những năm gần đây<br /> trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã liên tục xảy ra<br /> các vụ ngộ độc bánh ngô được làm từ bột<br /> ngô bị mốc trong các gia đình người Mông.<br /> Trong năm 2012 đã xảy ra 4 vụ ngộ độc với<br /> 14 người mắc, trong đó 11 người tử vong.<br /> Ngày 29 - 4 - 2013, tại xã Cán Tỷ, huyện<br /> Quản Bạ, Hà Giang đã xảy ra vụ ngộ độc<br /> bánh ngô với 7 người mắc, trong đó 4<br /> người tử vong.<br /> Bánh ngô là món ăn truyền thống của<br /> người Mông và thường được làm trong dịp<br /> tết nguyên đán (như bánh trưng của người<br /> Kinh). Loại bánh này được làm từ ngô nếp,<br /> tuy nhiên do bột ngô để lâu bị lên mốc nên<br /> rất dễ ngộ độc. Chúng tôi đã tiến hành xác<br /> định độc tố trong một số mẫu bánh ngô gây<br /> ngộ độc, nhưng không phát hiện có aflatoxin.<br /> Hiện nay, người ta đã phát hiện được 34 loại<br /> độc tố nấm mốc trong lương thực thực phẩm<br /> [2]. Loại độc tố gây ngộ độc trong bánh ngô<br /> tại Hà Giang là chất gì hiện nay vẫn đang<br /> được nghiên cứu.<br /> Về độc tính và tác dụng của độc tố của<br /> bánh ngô lấy tại Hà Giang lên cơ thể cho<br /> đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên<br /> cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br /> với mục tiêu: Nghiên cứu độc tính và thay<br /> đổi một số chỉ tiêu huyết học trên động vật<br /> được gây ngộ độc bằng bánh ngô mốc lấy<br /> từ Hà Giang.<br /> <br /> VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Vật liệu nghiên cứu.<br /> - Mẫu bánh ngô lấy tại gia đình ông Thò<br /> Chìa Chơ ở xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn,<br /> Hà Giang (gia đình có 3 người bị tử vong<br /> do ăn bánh ngô mốc).<br /> - Thỏ: 20 con, khoẻ mạnh, trọng lượng<br /> 2,0 ± 0,2 kg (12 con dùng cho nghiên cứu<br /> các chỉ tiêu huyết học, 8 con dùng nghiên<br /> cứu liều chết tối thiểu).<br /> - Chuột nhắt trắng, dòng Swiss, khỏe<br /> mạnh, trọng lượng 25 ± 2 g, gồm 120 con<br /> dùng cho nghiên cứu độc tính cấp.<br /> Thỏ và chuột nhắt trắng được chăn nuôi<br /> theo chế độ quy định dùng cho động vật thí<br /> nghiệm.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Phương pháp gây ngộ độc trên động vật:<br /> Lấy một lượng bánh ngô cho vào cối sứ<br /> nghiền với nước cất để tạo thành hỗn dịch.<br /> Dùng dụng cụ chuyên dụng bơm hỗn dịch<br /> bánh ngô vào dạ dày động vật ở các liều<br /> khác nhau, tùy theo loài động vật (thăm dò<br /> liều trước khi thí nghiệm để lựa chọn).<br /> * Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp:<br /> Độc tính cấp của bánh ngô trên chuột<br /> nhắt trắng được xác định theo phương<br /> pháp Karber G [1]. Liều bánh ngô dùng để<br /> nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt<br /> trắng ở mỗi nhóm là 12, 14, 16, 18, 20 g/kg<br /> thể trọng. Nhóm đối chứng cho uống nước<br /> muối sinh lý. Theo dõi chuột trong thời gian<br /> 7 ngày sau khi gây ngộ độc.<br /> <br /> 24<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> Liều bánh ngô để nghiên cứu liều chết<br /> tối thiểu (LDmin) sẽ tăng dần từ 3 g/kg thể<br /> trọng cho tới khi có một con thỏ bị chết.<br /> <br /> này bằng 2/3 với LDmin). Lấy 2 ml máu tĩnh<br /> <br /> * Các chỉ tiêu huyết học và phương pháp<br /> <br /> ngày thứ 2 và ngày thứ 5. Các chỉ tiêu<br /> <br /> tiến hành:<br /> <br /> mạch tai thỏ mỗi con cho vào ống nghiệm ở<br /> 3 thời điểm trước và sau gây ngộ độc ở<br /> huyết học nêu trên được tiến hành trên máy<br /> <br /> - Các chỉ tiêu huyết học: số lượng hồng<br /> <br /> xét nghiệm huyết học tự động XE 2100<br /> <br /> cầu, tiểu cầu, bạch cầu, công thức bạch<br /> <br /> (Nhật Bản). Xét nghiệm máu đông, máu chảy<br /> <br /> cầu, hàm lượng huyết sắc tố, thời gian máu<br /> <br /> trên tai thỏ theo phương pháp thường quy.<br /> <br /> đông, máu chảy.<br /> <br /> * Phương pháp xử lý thống kê:<br /> <br /> - Phương pháp tiến hành: dựa vào liều<br /> chết tối thiểu (LDmin) của bánh ngô mốc trên<br /> thỏ (3,4 g/kg thể trọng) đã xác định trước<br /> khi nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học,<br /> chúng tôi chọn liều 2,2 g/kg thể trọng (liều<br /> <br /> Các số liệu của chỉ số huyết học ở từng<br /> thời điểm được tính giá trị trung bình (<br /> <br /> X<br /> <br /> )<br /> <br /> và độ lệch chuẩn (SD). So sánh hai giá trị<br /> trung bình, tính p và so sánh giữa trước và<br /> sau ngộ độc theo t-test [1].<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp.<br /> Bảng 1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của mẫu bánh ngô mốc trên chuột nhắt trắng<br /> qua đường tiêu hoá.<br /> NHÓM NGHIÊN CỨU<br /> <br /> NHÓM 1<br /> (đối chứng)<br /> <br /> NHÓM 2<br /> <br /> NHÓM 3<br /> <br /> NHÓM 4<br /> <br /> NHÓM 5<br /> <br /> NHÓM 6<br /> <br /> CÁC CHỈ SỐ Ở CHUỘT<br /> <br /> Số lượng chuột (con)<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> Liều (g/con chuột)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> 0,35<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Liều (g/kg chuột)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 12<br /> <br /> 14<br /> <br /> 16<br /> <br /> 18<br /> <br /> 20<br /> <br /> Số lượng chuột sống sau 7 ngày (con)<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> Số lượng chuột chết sau 7 ngày (con)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Cho chuột nhắt trắng uống hỗn dịch bánh ngô mốc với liều 0,5 g/con, tương ứng với<br /> liều 20 g/kg thể trọng (liều tối đa có thể cho chuột uống) không thấy chuột chết khi theo dõi<br /> trong 7 ngày. Như vậy, không xác định được độc tính cấp qua đường tiêu hóa của mẫu<br /> bánh ngô mốc trên chuột nhắt trắng.<br /> <br /> 25<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> Bảng 2: Kết quả xác định liều chết tối<br /> thiểu qua đường tiêu hóa trên thỏ.<br /> (g/kg thể trọng thỏ)<br /> <br /> Liều chết tối thiểu<br /> (LDmin)<br /> <br /> 3,4 ± 0,2<br /> <br /> Liều chết tối thiểu (LDmin) của mẫu bánh<br /> ngô mốc qua đường tiêu hóa trên thỏ là 3,4 ±<br /> 0,2 g/kg thể trọng, chuột nhắt trắng không<br /> nhạy cảm với độc tố của bánh ngô mốc.<br /> Kết quả nghiên cứu phù hợp với các tài liệu<br /> nước ngoài đã công bố: độc tố nấm mốc<br /> (mycotoxins) ít ảnh hưởng lên chuột nhắt<br /> trắng qua đường tiêu hóa. Ví dụ: LD50 của<br /> aflatoxin qua đường tiêu hóa đối với chuột<br /> nhắt trắng là 10 mg/kg thể trọng, còn đối<br /> với thỏ là 0,3 mg/kg thể trọng [2]. LD50 của<br /> ochratoxin A (một loại độc tố nấm mốc) qua<br /> đường tiêu hóa đối với chuột nhắt trắng là<br /> 46 - 58 mg/kg thể trọng, còn đối với chó là<br /> 0,2 mg/kg, lợn: 1 mg/kg, gà: 3,3 mg/kg thể<br /> trọng [5].<br /> 2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu<br /> huyết học.<br /> Bảng 3: Thay đổi số lượng hồng cầu,<br /> hàm lượng huyết sắc tố ở máu thỏ bị ngộ<br /> độc bánh ngô mốc ( X  SD; n = 12).<br /> C h Ø<br /> <br /> T r - í c S a u é<br /> (ngày thứ)<br /> 2<br /> 5<br /> <br /> n g h iª n n g é<br /> Hồng cầu (T/l)<br /> <br /> Huyết sắc tố (g/l)<br /> <br /> 5,11 <br /> 0,41<br /> <br /> 5,05 <br /> 0,3<br /> p > 0,05<br /> <br /> 5,14 <br /> 0,2<br /> p > 0,05<br /> <br /> 99,3  4,9<br /> <br /> 99,5 <br /> 3,8<br /> p > 0,05<br /> <br /> 102,4 <br /> 8,4<br /> p > 0,05<br /> <br /> Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết<br /> sắc tố thay đổi ở thỏ bị ngộ độc bánh ngô<br /> mốc không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) ở<br /> ngày thứ 2 và 5 sau ngộ độc so với trước<br /> ngộ độc. Như vậy, độc tố trong bánh ngô mốc<br /> không gây tan máu.<br /> Bảng 4: Thay đổi số lượng tiểu cầu, thời<br /> gian máu đông, máu chảy ở thỏ bị ngộ độc<br /> bánh ngô mốc ( X  SD; n = 12).<br /> C Øht ªu<br /> i<br /> n g ªn<br /> h i øu<br /> <br /> T r - í c S a u<br /> (ngày thứ)<br /> n g é<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5<br /> <br /> 176,8  25,9 144,1  15,7 136,8  18,4<br /> Tiểu cầu (G/l)<br /> Thời gian máu<br /> đông (phút)<br /> <br /> Thời gian máu<br /> chảy (phút)<br /> <br /> 4,8  1,1<br /> <br /> 2,5  0,5<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> 6,7  0,7<br /> <br /> 6,1  0,8<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> 3,8  0,5<br /> <br /> 3,4  0,5<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> Số lượng tiểu cầu giảm, thời gian máu<br /> đông, máu chảy tăng ở thỏ bị ngộ độc bánh<br /> ngô mốc so với trước ngộ độc ở tất cả các<br /> thời điểm (p < 0,001). Số lượng tiểu cầu<br /> giảm có thể là một trong những nguyên<br /> nhân làm cho thời gian máu đông, máu<br /> chảy tăng. Khi bị ngộ độc một loại độc tố<br /> nấm mốc là trichothecenes, số lượng bạch<br /> cầu giảm xuống rất thấp và gây tử vong<br /> do biến chứng nhiễm khuẩn [3]. Đối với thỏ<br /> bị ngộ độc bánh ngô mốc, số lượng bạch<br /> cầu tăng, vì vậy có thể loại trừ độc tố<br /> trichothecenes có trong bánh ngô.<br /> <br /> (p: ở từng thời điểm so sánh với trước<br /> ngộ độc).<br /> <br /> 26<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> Bảng 5: Thay đổi số lượng bạch cầu và<br /> công thức bạch cầu ( X  SD; n = 12).<br /> C h Ø<br /> T r - í c S a u<br /> (ngày thứ)<br /> n g h iª n n g éc<br /> 2<br /> <br /> 5<br /> <br /> Số lượng bạch 5,18  0,70 6,33  0,97 6,15  0,95<br /> cầu (G/l)<br /> p < 0,01<br /> p < 0,01<br /> Bạch cầu trung 43,1  5,5<br /> tính (%)<br /> <br /> Bạch cầu lympho<br /> <br /> 50,3  5,4<br /> <br /> (%)<br /> Bạch cầu mono<br /> <br /> 3,7  1,6<br /> <br /> (%)<br /> Bạch cầu ưa axít<br /> <br /> 1,8  1,1<br /> <br /> (%)<br /> Bạch cầu<br /> kiềm (%)<br /> <br /> ưa<br /> <br /> 1,0  0,5<br /> <br /> 53,9  5,8<br /> <br /> 49,9  4,9<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> 36,4  5,7<br /> <br /> 40,1  4,8<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> 5,3  1,7<br /> <br /> 5,3  1,2<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> 2,8  0,7<br /> <br /> 2,7  0,8<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> 1,6  0,6<br /> <br /> 1,7  0,9<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> Số lượng bạch cầu trong máu thỏ bị ngộ<br /> độc bánh ngô mốc tăng lên có ý nghĩa<br /> thống kê ở ngày thứ 2 (p < 0,001) và ngày<br /> thứ 5 (p < 0,01) sau ngộ độc. Số lượng<br /> bạch cầu tăng lên là do phản ứng của cơ<br /> thể dưới tác dụng của độc tố, khi đó bạch<br /> cầu ở các tổ chức đổ ra ngoài máu ngoại vi<br /> làm số lượng bạch cầu tăng lên, chủ yếu là<br /> bạch cầu trung tính.<br /> Tỷ lệ bạch cầu trung tính, mono, ưa axít,<br /> ưa kiềm tăng lên, tỷ lệ bạch cầu lympho<br /> giảm có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 2 và 5<br /> sau ngộ độc.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Không xác định được độc tính cấp của<br /> bánh ngô mốc lấy tại Hà Giang qua đường<br /> tiêu hóa trên chuột nhắt trắng. Với liều tối<br /> đa có thể cho uống (20 g/kg thể trọng) vẫn<br /> không thấy chuột chết qua theo dõi 7 ngày.<br /> Liều chết tối thiểu (LDmin) của mẫu bánh<br /> ngô mốc qua đường tiêu hóa trên thỏ là 3,4<br /> g/kg thể trọng.<br /> Ở thỏ bị ngộ độc bằng bánh ngô mốc với<br /> liều 2,2 g/kg thể trọng, số lượng bạch cầu,<br /> tỷ lệ bạch cầu trung tính, mono, ưa axít, ưa<br /> kiềm tăng, tỷ lệ bạch cầu lympho giảm. Số<br /> lượng tiểu cầu giảm, thời gian máu đông, máu<br /> chảy tăng ở ngày thứ 2 và thứ 5 sau ngộ độc.<br /> Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc<br /> tố không thay đổi rõ rệt so với trước ngộ độc.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Thế Minh,<br /> Trịnh Thanh Lâm. Toán thống kê và tin học ứng<br /> dụng trong sinh-y-dược học. NXB Quân đội<br /> Nhân dân. 1995, tr145-146.<br /> 2. Lê Bách Quang, Phạm Xuân Đà, Hoàng<br /> Công Minh, Đỗ Như Bình. Nấm độc, độc tố nấm<br /> mốc trong thực phẩm của Việt Nam. NXB Y học.<br /> 2012, tr.159-242.<br /> 3. Bennett J.W, Klich M. Mycotoxins. Clin<br /> Microbiol Rev. 2003, Vol 16 (3), pp. 497-516.<br /> 4. Meggs W.J. Epidemics of mold poisoning<br /> past and present. Toxicology and Industrial<br /> Health. 2009, 25 (9-10), pp.571-576.<br /> 5. The Government of the Hong Kong Special<br /> Administrative. Ochratoxin A in food. Region<br /> Centre for Food Safety, Food and Environmental<br /> Hygiene Department, Risk Assessment Studies.<br /> Report. 2006, No 23, pp.1-36.<br /> <br /> 27<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2