intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu Đông Âu tại Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:270

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đông Âu tại Việt Nam" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Cuộc cách mạng dân chủ tại Ba Lan; Cuộc cách mạng dân chủ tại Hung Gia Lợi; Cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Đức; Cuộc cách mạng dân chủ tại Tiệp Khắc; Cuộc cách mạng dân chủ tại Bulgaria;... Mời các bạn cùng tham khảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu Đông Âu tại Việt Nam: Phần 1

  1. LÝ THÁI IIÙINE UBLIC LIBRARY ˆ ”iiiiiiii R1178 1180?
  2. Digitized by the Internet Archive ¡n 2022 with funding from Kahle/Austin Foundation https://archive.org/details/ongautaivietnam0000lyth
  3. ĐÔNG ÂU TẠI VIỆT NAM LÝ THÁI HÙNG
  4. ĐÔNG ÂU TẠI VIỆT NAM Copyright © 2006 by VIETNEWS & LÝ THÁI HÙNG ISBN: 1-4243-1718-5 ISBN-13: 978-1-4243-1718-9 Liên lạc: Iythaihung2006@yahoo.com http:/www.DongAưTaiVietNam.com
  5. LÝ THÁI HÙNG ĐÔNG ÂU TẠI VIỆT NAM VIETNEWS 2006
  6. øA IÉ "YN', ý Ê : .c—
  7. MỤC LỤC Lời Cảm Tạ 7 Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích Giới Thiệu Tập Sách “Đông Âu Tại Việt Nam” 11 Đôi Lời Của Tác Giả li Chương I: Đông Âu hệ Chương II: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Ba Lan TÁP) I- Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử TW, II- Những Diễn Biến Chính Trị S2 HI- Kết Luận 107 Những Diễn Biến Chính Trị Tại Ba Lan 112 Chương III: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Hung Gia Lựi 119 I- Sơ Lược Về Bối Cảnh Lịch Sử 119 II- Những Diễn Biến Chính Trị 124 III-Kết Luận 145 Những Diễn Biến Chính Trị Tại Hung Gia Lợi 149 Chương IV: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Đông Đức J) I- Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử lnh) II- Những Diễn Biến Chính Trị Ió1 HI- Kết Luận 186 Những Diễn Biến Chính Trị Tại Đông Đức 189 Chương V: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Tiệp Khắc 195 I- Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử 195 II- Những Diễn Biến Chính Trị 201 II- Cộng Hòa Liên Bang Tiệp Khắc Tan Rã 221 IV- Kết Luận 20017 Những Diễn Biến Chính Trị Tại Tiệp Khắc 230 Tuyên Ngôn Hiến Chương 77 233 Chương VỊ: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Bulgaria 210 I- Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử 239 II- Những Diễn Biến Chính Trị 242 II- Kết Luận 2À)Ÿi Những Diễn Biến Chính Trị Tại Bulgaria 260
  8. Chương VII: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Romania 265 I- Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử 265 II- Những Diễn Biến Chính Trị 268 II- Kết Luận 284 Một Số Diễn Biến Chính Trị Tại Romania 287 Chương VIII: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Nam Tư 291 I- Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử 291 II- Những Diễn Biến Chính Trị 303 IIH- Liên Bang Nam Tư Tan Rã 309 IV- Kết Luận 327 Những Diễn Biến Chính Trị Tại Nam Tư 331 Chương IX: Việt Nam Trước Cơn Bão Dân Chử Tại Đông Âu335 Những Diễn Tiến Chính Trị Tại Việt Nam 403 Chương X: Đông Âu tại Việt Nam 457 I- Những Yếu Tố Đưa Đến Sự Tan Rã Các Chế Độ Cộng sản Tại Đông Âu 460 II- So Sánh Đông Âu Và Việt Nam 476 HI- Viễn Cảnh Tình Hình Việt Nam 520 IV- Những Giải Pháp Để Xây Dựng Dân Chủ Tại Việt Nam 528 V- Những Dự Phóng Tương Lai 5340 V- Kết Luận 547 Lời Bạt Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng 551 Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết 554 Nhà văn Trùng Dương Nguyễn Thị Thái 562 Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt 567 Luật sư Đoàn Thanh Liêm 571 Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc 575 Tài Liệu Tham Khảo 583 Danh Mục 593
  9. LỜI CẢM TẠ hông một tác phẩm nào dù được đứng tên một người hay vài người mà không có sự hỗ trợ, góp sức của nhiều người, trước khi nó được trình làng. Tập sách “Đông Âu Tại Việt Nam” mà quý vị đang cầm trên tay, không ra ngoài biệt lệ này. Trong hơn 10 năm (1995-2006) biên soạn tập sách này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người từ thu thập tài liệu, hình ảnh cho đến những góp ý liên quan đến nội dung và cách thức trình bày ở mỗi chương. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những hỗ trợ này. Vì được viết qua nhiều thời kỳ khác nhau trong mười năm, tác giả đã tốn khá nhiều thì giờ rà soát và cập nhập lại những điều đã phân tích. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ của một số quý vị sau đây, tập sách đã không thể nào đến tay quý vị kịp trong năm 2006. Người đầu tiên mà tác giả phải bày tỏ lòng biết ơn là anh Trần Hùng, Giám Đốc Hãng Thông Tấn Vietnam News Network (VNN). Anh Trần Hùng là một người bạn rất thân với tác giả từ hơn 20 năm nay và đã từng cộng tác với nhau trong nhiều lãnh vực hoạt động. Anh đã giúp tác giả rất nhiều trong việc hoàn chỉnh về nội dung, đồng thời sắp xếp vấn đề trình bày tập sách trong suốt 3 tháng trời, trước khi tập sách được mang đi in. Người thứ hai mà tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn là Giáo Sư
  10. 8 Đông Âu Tại Việt Nam Nguyễn Ngọc Bích, Nguyên Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do, Chủ Tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt Tại Hoa Kỳ. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là bậc niên trưởng của tác giả trong hàng ngũ sinh viên du học tại Nhật, từ thập niên 60 và từng sát cánh trong những hoạt động đấu tranh tại Hoa Kỳ, qua Hội Nghị Liên Kết Người Việt Tự Do, từ năm 1995 cho đến nay. Tuy rất bận rộn với công việc tổ chức kỷ niệm 20 năm Nghị Hội, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích vẫn dành khá nhiều thời gian để đọc và nhuận lại một số chương trong tập sách, đồng thời viết cho Lời Giới Thiệu. Người thứ ba mà tác giả biết ơn rất nhiều là nhà báo Trân Phong Vũ, chủ biên Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, thành _ viên nòng cốt Tủ Sách Tiếng Quê Hương, đã giúp đỡ việc giao dịch ấn hành tập sách. Tác giả cũng đã gửi bản thảo đến một số vị thức giả để nhờ cho ý kiến, đồng thời viết cho Lời Bạt. Rất may mắn các vị đều vui vẻ nhận lời đọc và dành thời giờ viết cho lời nhận xét và giới thiệu. Tác giả xin đặc biệt cảm ơn những vị sau đây: Đề Đốc Định Mạnh Hùng, cựu tuớng lãnh Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu Tư Lệnh Vùng Hai Duyên Hải trước năm 1975. Ông rất quan tâm về nhu cầu hình thành một sách lược đấu tranh chung của các lực lượng dân tộc, trong đó việc xác định lý tưởng quốc gia đã thắng chủ nghĩa cộng sản qua sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô là nhu cầu cần thiết để huy động sức mạnh tổng hợp của mọi lực luợng. Luật sư Đoàn Thanh Liêm, một chuyên gia về Hiến pháp, một tù nhân lương tâm và hiện đang đặc biệt nghiên cứu về Xã Hội Dân Sự, một yếu tố then chốt để xây dựng ý thức dân chủ và đưa đến sự bùng nổ các phong trào đấu tranh quần chúng tại Đông Âu cách đây 17 năm. Luật Sư Liêm đã khai triển ý niệm Xã Hội Dân Sự trong bài nhận định về tập sách của tác giả, để giúp độc giả hiểu thêm tiến trình đưa đến sự tan rã các chế độ Cộng sản tại Đông Âu. Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Phó Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân
  11. Đông Âu Tại Việt Nam — 9 Đảng và cũng là một chuyên gia về môi trường rất nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam. Dưới con mắt của một nhà khoa học và cũng là nhà hoạt động đấu tranh, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết đã có cái nhìn rất sâu sắc, đôi lúc nghiêm khắc đối với một điều trình bày trong tập sách; nhưng những đề nghị của ông rất hữu lý và sẽ được quan tâm đào sâu thêm sau này. Nhà Văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Giám Đốc cơ quan IRCC và cũng là người sáng lập Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam, trưng bày lại những dấu tích một thời của Miền Nam Việt Nam mà những người ty nạn Cộng sản đã mang ra hải ngoại. Ông còn là cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và là một nhà văn có kỹ thuật trình bày lôi cuốn và dí đổm về nhiều vấn đề xảy ra trong đời sống người ty nạn và cả những vấn đề thời sự nóng bồng. Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, Ủy Viên Trung Ương Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, một bác sĩ rất đa tài trên các lãnh vực, đang thực hiện nhiều chương trình phân tích thời sự trên nhiều diễn đàn truyền thanh và truyền hình tại miền Nam California. Với biệt tài phân tích về thời sự, Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt đã góp ý với tác giả trong việc quảng diễn một số biến cố Đông Âu có ảnh hưởng lên tình hình Việt Nam hiện nay. Nhà văn Trùng Dương Nguyễn Thị Thái, cựu chủ nhiệm Nhật Báo Sóng Thần và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tác giả có cơ duyên quen biết nhà văn Trùng Dương khi chị là chủ bút Nguyệt San Kháng Chiến vào năm 1985. Với kinh nghiệm hoạt động trong lãnh vực báo chí trong quá khứ cũng như trong hiện tại (chị đang làm việc cho Nhật Báo Record tại Thành phố Stockton, tiểu bang California), nhà văn Trùng Dương Nguyễn Thị Thái đã góp ý với tác giả một vài cách trình bày tập sách sao cho sáng sủa và chuyên nghiệp. Tác giả còn đặc biệt cảm ơn nhà văn Vũ Thư Hiên và sử gia Trần Gia Phụng, nhà báo Lý Kiến Trúc đã dành thì giờ đọc và góp ý với
  12. 10 Đông Âu Tại Việt Nam tác giả trong việc điều chỉnh một số từ ngữ cũng như quảng diễn một số sự kiện. Sau cùng, tác giả xin tri ân những sự khích lệ cũng như hỗ trợ âm thầm của nhiều chiến hữu trong đại gia đình Việt Tân, đặc biệt là từ chiến hũu Trần Diệu Chân, một cộng tác viên đắc lực và thân thương nhất của tác giả. LÝ THÁI HÙNG August 30-2006
  13. Đông Âu Tại Việt Nam I1 GIÁO NGUYÊN NGỌC BÍCH GIỚI THIỆU SƯ TẬP SÁCH ĐÔNG ÂU TẠI VIỆT NAM N 1989, Đông-Âu CS gần như đổ cái ụp: Ở Ba-lan và Hung-ga- ri, đảng CS cầm quyền phải chấp-nhận bầu cử tự do, rồi Hung đổi tên đẳng và tên nước còn ở Đông-Đức tuổi trẻ lên đường ào ạt tràn sang Tiệp, Áo và Hung để xin ty nạn ở Tây-Đức, dẫn đến sự từ chức của Honecker và bức tường Bá-linh sụp đổ vào tháng 11 năm đó, tiếp sau là sự từ chức của Todor Zhivkov ở Bun-ga-ri và Milos Jakes ở Tiệp, để đến tháng 12 thì vợ chồng Ceaucescu bị bắn ở Ru-ma-ni và Nam-tư chấp nhận đa đẳng, chưa kể ba nước Baltic - Lithuania, Latvia và Estonia - cũng thoát khỏi đế-chế Liên-Xô trong cùng năm. Sửng sốt trước hiện-tượng đó, lãnh-đạo ở Hà-nội liền cử ông Trần Xuân Bách, một ủy-viên Bộ Chính-trị Hà-nội kiêm bí-thư Trung- ương Đảng CSVN, thực-hiện một cuộc nghiên cứu cấp-tốc về những nguyên-nhân sụp đổ “long trời lở đất” này của thế-giới CS ở châu Âu. Nhờ có một ê-kíp nghiên-cứu-viên khá xuất sắc dưới quyền, đa- phần có học ở Liên-Xô và các nước Đông-Âu về, chỉ ít tháng sau ông Trần Xuân Bách đã đưa ra được một bản tường-trình khá sâu sắc, gồm ba điểm theo một số nguồn tin: Một là thế-giới tư-bản có khả-năng chuyển-biến một sáng-kiến kỹ-thuật thành sản-phẩm nhanh hơn thế-giới CS rất nhiều. Nếu ở
  14. 12 Đông Âu Tại Việt Nam trong thế-giới tư-bản người ta có thể đem một sáng-kiến biến thành sản-phẩm trong vòng 6 tháng thì ở trong thế-giới CS, thời-gian này có thể là 10 năm. Hai là sự bùng nổ thông tin trong thời hiện-đại. Ở đây, Tây-phương cũng có ưu-thế hơn do quyết-định từ thập niên 50 của thế-kỷ 20, chủ- yếu là ở Mỹ, cho máy vi-tính phát triển dưới dạng PC, nghĩa là đi vào từng nhà một, thay vì chỉ giữ kỹ-thuật đó trong tay chính-quyền như ở Liên-Xô và các nước CS kia. Điều này cho phép hàng triệu triệu người phát huy sáng-kiến của mình thay vì chỉ dành công việc đó cho các cơ-quan chính-quyền. Và ba là sự đi lại tự do ở phương Tây, nhất là của tuổi trẻ đi sang các nước, kể cả các nước CS, cho thấy một tuổi trẻ vô tư, phóng khoáng, không bị nhồi sọ hay phải sợ sệt ai cả - tóm lại, đưa ra một gương sáng về tuổi trẻ thực-sự tự do. Gần như ngay liền sau khi công-bố những kết-luận trên, ông Trần Xuân Bách đã bị hạ tầng công-tác, đuổi ra khỏi Bộ Chính-trị và Trung-ương Đẳng vì tội vô-kỷ-luật, dù là đã làm theo chỉ-thị của cấp trên, sém mất luôn cả thẻ đẳng. Cuối cùng nhờ sự quen biết với ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Bách được giữ lại làm một công-chức quèn ở Bộ Ngoại-giao, với công việc chính là dịch-thuật - một hình phạt (nhẹ) được dành cho những bộ óc lớn nhất của đất nước trong thời G: Điều đáng tiếc là vì chuyện xảy ra cho ông nên không ai biết bản nghiên cứu do ông đỡ đầu về ảnh-hưởng của các biến-cố Đông-Âu lúc bấy giờ đối với Việt Nam như thế nào, may ra chỉ còn có đôi ba người được đọc. Thành thử một công việc tương-tự vẫn cần phải được thực-hiện. Và công việc đó, ở hải-ngoại, tác-giả Lý Thái Hùng vừa hoàn-tất sau nhiều năm nghiền ngẫm về để-tài cũng như sang tận nơi để nghiên cứu, ở Tiệp, ở Ba-lan, ở Hung-ga-ri, ở Đông-Đức, và cả ở Nga, để cho rõ ngọn nguồn các sự-kiện và đem so sánh với những điều-kiện và tình-hình ở Việt Nam hôm nay. Kết-quả là một tác-
  15. Đông Âu Tại Việt Nam 13 phẩm lớn, có lẽ cặn kẽ đây đủ nhất về đềể-tài này mà ta hiện có trong tiếng Việt, cả trong lẫn ngoài nước. Sau một chương tổng-quan, tác-giả đã đi vào chi-tiết từng nước một, với mỗi nước được đề-cập đến khá chi-tiết trong khoảng từ 30 đến 50 trang một: ít trong trường-hợp các quốc gia không rắc rối (Bun-ga-ri, Ru-ma-ni), nhiều trong trường-những quốc gia phức-tạp (Ba-lan, Tiệp Khắc, Hung, Đông-Đức). Cuối cùng là hai chương chi- tiết nhằm so sánh Việt Nam với Đông-Âu thử nhìn ra xem kinh- để nghiệm Đông-Âu có thể xảy ra tại Việt Nam không. Chương IX, “Việt Nam trước cơn bão dân chủ tại Đông-Âu,” cho thấy cái liên-hệ khá mật-thiết giữa những biến-cố ở Đông-Âu, và cả vụ Thiên-an-môn ở Trung-quốc (tháng 5-tháng 6/1986), với tình-hình Việt Nam những năm từ Đổi Mới (tháng 12/1986) đến hết năm 1995. Liên-hệ này, tuy không phải là một liên-hệ trực-tiếp, song cũng đã gây được một phong trào ngày càng lớn mạnh tiến đến một xã-hội dân-sự, một xã-hội công-dân, với ngày càng nhiều người dám nói lên những bức xúc của chính mình hay những người đồng-cảnh với mình nếu chưa hẳn đã thành một cuộc đấu tranh giai-cấp. Chương X, chương cuối, đã so sánh trực-tiếp bốn yếu-tố làm nên các cuộc cách mạng bất bạo động lật đổ CS ở Đông-Âu (cách mạng nhung ở Tiệp Khắc, cách mạng màu da cam ở Ukraina, v.v.) buộc chúng ta phải thay đổi cách nhìn về một khả-năng khá hấp dẫn: Việt Nam từ 1996 đến giờ đã bắt đầu có nhiều yếu-tố và điều kiện làm cho ta có thể nhìn tới một cuộc cách mạng lật đổ CS mà không cần đổ máu thay vì đi con đường vũ-trang không mấy có triển-vọng trong toàn-cảnh thế-giới lúc này. Nhưng muốn vậy, muốn cho giải-pháp đó thành công, chúng ta, trong cũng như ngoài nước, cần thống nhất được tư tưởng, thống nhất được cách nhìn, khẳng-định được một mặt trận với đại-khối dân-tộc ở một bên và một dúm lãnh-đạo CS tham nhũng, thoá¡-hóa sống còn nhờ công-an và quân-đội ở một bên, cũng như phải đưa ra được một
  16. l4 Đồng Âu Tại Việt Nam lập-trường tiến-bộ, khả thi và không phản-bội những lý-tưởng độc- lập, tự do, dân-chủ và nhân-quyền đích-thực mà cha ông ta đã dây công vun đắp. Phương-thức và lập-trường đó như thế nào, xin mời độc-giả hãy đi sâu vào trong sách để nghiệm ra xem những đề-nghị của tác-giả Lý Thái Hùng có xác-đáng hay không. o0o Chính-trị-học hiện-đại không dành chỗ cho chủ-quan và hô hào suông. Ngôn ngữ của chính-trị-học hiện-đại cũng không còn chấp nhận sự lăng mạ hay át tiếng như một ngôn ngữ mà có thể thuyết- phục được người nghe. Chính-trị-học hiện-đại đòi hỏi “nói có sách mách có chứng” và những luận-cứ cần có sức thuyết-phục cao. Cuốn sách của tác-giả Lý Thái Hùng đã đáp ứng được những nhu-cầu đó. Lý-thuyết chính-trị-học hiện-đại thường chấp-nhận có một số yếu- tố và qui-luật phổ-quát mà ta có thể đem ra ứng-dụng với bất cứ quốc gia nào song nó cũng lại công-nhận là trong khoa-học nhân-văn, mỗi quốc gia tất-yếu lại có những qui-luật hay nét đặc-thù của nó mà nhà phân-tích chính-trị không thể bỏ qua được. Vậy, so sánh Đông-Âu với Việt Nam sẽ khập khiễng nếu ta chỉ nhìn vào những qui-luật phổ- quát mà không nghiên-cứu những nét đặc-thù của lịch-sử cũng như dân-tộc-tính của Việt Nam. Tác-phẩm của Lý Thái Hùng đã kết-hợp được cả hai cách nhìn nên nó có một giá-trị đặc-biệt. Nó đây đủ hơn là nếu ta chỉ lấy một số sách viết về Đông-Âu trong các thứ tiếng đem về nghiền ngẫm mà không tìm ra được những ràng mối của nó với tình-hình Việt Nam hôm nay. Đến đây, tôi xin được phép làm rõ một đôi điều về liên-hệ giữa tôi và tác-giả Lý Thái Hùng. Do một sự ngẫu-nhiên hoàn-toàn, cả tác-giả lẫn tôi đều đã có thời-gian học ở Nhật, tôi ngắn ngủi hơn còn tác-giả thì đã có bằng Nhật-bản, nói tiếng Nhật lưu loát và đã có dịp làm việc lâu năm ở đất Phù-tang. Hai chúng tôi không hề quen biết nhau trước kia vì tôi học ở Kyodai (tức VĐH Kyoto) về văn-học Nhật trung-đại từ đầu thập niên 60 của thế-kỷ trước còn tác-giả Lý Thái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2