intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại, HUTECH. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, so sánh, phân tích và tổng hợp thống kê được áp dụng trong bài viết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Diễm Trinh*, Trần Thị Quỳnh Anh, Phạm Viết Huy, Nguyễn Thị Bé, Nguyễn Trường Thiên Quý Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS Trần Văn Tùng TÓM TẮT Giao tiếp là điều kiện cần để tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá, xã hội chung. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo khoa học càng hiện đại lại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm, nên giao tiếp được xem là vấn đề thời sự ở hầu hết các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến con người như giáo dục, ngoại giao,... Đặc biệt là học sinh sinh viên - những hạt giống góp phần lớn vào sự phát triển xã hội Việt Nam. Chính từ những kiến thức giao tiếp giúp họ sẽ có mối quan hệ tốt và lâu dài với bạn bè, thầy cô. Phần này là nhân tố tạo điều kiện thích hợp cho việc học tập, học hỏi, giao lưu, lĩnh hội những tri thức. Để sau khi rời khỏi mái trường đại học sinh viên đã trang bị cho mình không những những kiến thức đáng quý mà còn cả về những kỹ năng như giao tiếp tốt nhằm hỗ trợ trong môi trường công việc của mình và cuộc sống đời thường. Trên cơ sở khảo sát hoạt động về kĩ năng giao tiếp của sinh viên, bài viết đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại, HUTECH. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, so sánh, phân tích và tổng hợp thống kê được áp dụng trong bài viết. Từ khóa: kỹ năng giao tiếp, sinh viên khoa Tài chính - Thương mại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao tiếp có ý nghĩa cực kì quan trọng trong cuộc sống. Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì những quy tắc ứng xử, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh càng cần được quan tâm. Giao tiếp ứng xử một cách có văn hóa là cơ sở để hình thành mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp; giúp cá nhân có được lòng tin cậy và sự thân thiện từ những người xung quanh. Giao tiếp tốt không những chỉ hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách mà còn giúp con người làm việc đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Trong tháp nhu cầu của Maslow (1943) thì nhu cầu giao tiếp ở tầng thứ ba sau sinh lý và an toàn. Và như Andrew Carnegie, ông vua thép của Mỹ đã từng nói: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”. Kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta biết cách thiết lập và duy trì các mối quan hệ, trở nên hòa nhập hơn và tự tin hơn. Đối với khoa Tài chính - Thương mại – một trong những khoa, viện lớn 46
  2. và dẫn đầu trong các phong trào học tập và rèn luyện tại trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Khoa Tài chính - Thương mại luôn chú trọng kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ theo hướng tinh giản tối đa lý thuyết; tăng cường hoạt động thực hành trong giảng dạy, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp dễ dàng thích nghi trong môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước mà còn có thể tự do di chuyển trong khu vực theo thỏa thuận tự do dịch chuyển lao động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm về kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là quá trình chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao tiếp, người ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình, trao đổi thông tin với người khác; sử dụng ngôn ngữ không lời, như nét mặt, cử chỉ, động tác… để biểu lộ tình cảm, thông tin muốn chuyển tải. Giao tiếp là “quá trình tiếp xúc tâm lí giữa con người với con người, trong một quan hệ xã hội nhất định nhằm nhận thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, qua đó có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau” (Đinh Viễn Trí và ctv., 2003; Ngọc Tố, 2005; Đặng Đình Bôi, 2010) Theo Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ. Tác giả Đặng Thành Hưng (2016) cho rằng, kỹ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa vào những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kĩ thuật tức là không tùy tiện, mà tuân theo trình tự, qui tắc và yêu cầu kĩ thuật. Các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp: Để phát triển kỹ năng giao tiếp cần sự phối hợp giữa các nhóm kỹ năng của giao tiếp. Và Từ những định nghĩa về “kỹ năng” và “giao tiếp” như trên, theo nhóm chúng tôi: Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng những kiến thức về giao tiếp để tạo lập và vận hành các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Kỹ năng giao tiếp là những công cụ mà chúng ta sử dụng để loại bỏ các rào cản nhằm đạt được hiệu quả của giao tiếp. Cụ thể, một người có kỹ năng giao tiếp tốt thể hiện tốt ở ba nhóm kỹ năng sau: (1) Nhóm kỹ năng định hướng: là kỹ năng nhận biết về đối tượng giao tiếp dựa vào khả năng tri giác về những biểu hiện bề ngoài như hình thức, cử chỉ ngôn ngữ, điệu bộ, các sắc thái biểu cảm… trong khoảng thời gian, không gian giao tiếp. (2) Nhóm kỹ năng định vị: là kỹ năng xác định đúng vị trí của mình so với đối tượng giao tiếp, để từ đó tạo điều kiện cho đối tượng chủ động xác định vai trò của họ trong giao tiếp. (3) Nhóm kỹ năng điều khiển: là kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời để điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp theo mục đích đề ra. (Theo Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Đặng Thành Hưng (2016)) 3. PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu theo phương pháp sưu tầm tài liệu, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả.. Để thu thập dữ phục vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế sẵn bảng câu hỏi khảo sát với nội dung xoay quanh về khả năng tự học, tự nghiên cứu của 100 sinh viên ngành Kế toán, HUTECH. Thời gian khảo sát từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 5/2023 bằng đường email và khảo sát trực tuyến thông qua Google Form. Số lượng hồi đáp nhận được là 154, chiếm tỷ lệ 77% (154/200 phiếu). 47
  3. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế với các câu hỏi theo dạng thang đo 5 Lirket. Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu. 4. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH Bảng 1: Sinh viên khoa Tài chính- Thương mại tự đánh giá tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp hiện nay STT Kỹ năng giao tiếp là quan trọng Số lượng Tỷ lệ 1 Rất quan trọng 120 77.9% 2 Bình thường 29 18.8% 3 Không quan trọng 5 3.3% Bảng 1 cho thấy sinh viên nhận thức rất rõ kỹ năng giao tiếp là quan trọng, chiếm tỷ lệ cao 77.9% được mô tả ở mức “Rất quan trọng” với 120 số phiếu. Qua đó, có thể cho thấy là giao tiếp là một kỹ năng không thể nào thiếu ở sinh viên. Đa số sinh viên đều ý thức được kỹ năng giao tiếp là những công cụ mà chúng ta sử dụng để loại bỏ các rào cản nhằm đạt được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Bảng 2: Sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng giao tiếp trong học tập và cuộc sống của Khoa Tài chính- Thương mại, Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh Mức độ đánh giá Giá trị trung STT Nội dung Rất Kém Bình Tốt Rất bình kém thường tốt 1 2 3 4 5 1 Kỹ năng giao tiếp xã giao 0 5 26 35 88 4.34 2 Kỹ năng nói, thuyết trình 5 7 50 58 34 3.71 3 Kỹ năng lắng nghe 2 5 40 75 32 3.84 4 Kỹ năng thuyết phục 3 26 65 40 20 3.31 5 Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi 4 10 79 37 24 3.44 6 Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo 3 35 71 35 10 3.09 7 Kỹ năng diễn đạt 1 18 57 45 33 3.59 Điểm trung bình 3.62 Bảng 2 cho thấy các mức độ về các kỹ năng của sinh viên trong giao tiếp. Các kỹ năng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 được mô tả ở mức “Rất tốt” với giá trị trung bình tương ứng là 4.34, 3.71, 3.84, 3.31, 3.44, 3.09, 3.59. 48
  4. Trong đó “kỹ năng giao tiếp xã giao” là kỹ năng tốt nhất với giá trị trung bình cao là 4.34 và “kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo” có giá trị trung bình là 3.09 là mức thấp nhất. Các kỹ năng giao tiếp của sinh viên nhận được giá trị trung bình ở mức trả lời các câu hỏi của sinh viên là 3.62. Qua đó có thể cho thấy sinh viên còn hạn chế một số kỹ năng trong giao tiếp, cần phải phát triển và củng cố các kỹ năng trong giao tiếp thường xuyên. Như vậy, qua phân tích thực trạng cho thấy đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng kỹ năng giao tiếp trong việc học tại trường và đời sống hằng ngày. Tuy nhiên bên cạnh đó, các kỹ năng trong giao tiếp của sinh viên còn một số hạn chế như: sinh viên chưa thật sự nắm rõ tầm quan trọng của các kỹ năng trên, các bạn sinh viên còn mang tâm lí rụt rè khi nói lên quan điểm của bản thân và trao đổi với thầy cô và bạn bè, một số bạn sinh viên cho rằng kỹ năng chuyên môn quan trọng hơn kỹ năng giao tiếp, các buổi rèn luyện và phát triển các kỹ năng trong giao tiếp còn ít và số lượng sinh viên biết đến còn hạn chế. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động giao tiếp của sinh viên ở trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, rất cần có sự phấn đấu nỗ lực của bản thân mỗi sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức và đặc biệt là nâng cao trình độ giao tiếp và kỹ năng giao tiếp vì thực chất qua kết quả nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của họ chưa thật sự tốt. * Đối với sinh viên Để có kỹ năng giao tiếp tốt thì sinh viên phải nắm vững kiến thức trong lĩnh vực này và không ngừng luyện tập, vận dụng trong thực tiễn để việc giao tiếp được tốt hơn. Chính sinh viên phải ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp đối với bản thân, học tập, công việc và nhận ra những điểm yếu của mình để luôn trau dồi. Vì vậy, trong giao tiếp hằng ngày, bản thân sinh viên phải chú ý rèn luyện cách nói năng, cách viết đơn từ, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, biết tạo lập và nuôi dưỡng các mối quan hệ, rèn luyện qua quan sát con người, qua tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sống để hiệu quả giao tiếp ngày càng tốt hơn. Để phát triển sự tự tin, kỹ năng nghe và nói, trình bày quan điểm của mình trước mọi người, bản thân sinh viên phải ý thức được điểm yếu của mình bằng việc tập trung chú ý trong khi thầy cô giảng bài để hiểu vấn đề, thu thập được thông tin về vấn đề thầy cô đang giảng thì mới có thể liên hệ để phân tích, diễn đạt ý kiến khi phát biểu. Khi lắng nghe, sinh viên sẽ phát hiện được vấn đề mình hiểu, vấn đề còn chưa rõ trong bài học từ đó sẽ phản hồi, đặt câu hỏi để hiểu tốt hơn. Đồng thời, để phát triển kỹ năng lắng nghe, sinh viên không chỉ tập trung chú ý khi thầy cô giảng bài mà còn rèn luyện cả trong giao tiếp hằng ngày để thu thập thông tin, hiểu tâm tư, mong muốn,… của người khác đồng thời thể hiện sự tôn trọng những người đang cùng giao tiếp với mình, từ đó quá trình giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Đối với kỹ năng nói và thuyết trình, sinh viên tập đưa ra ý kiến, quan điểm khi làm việc nhóm, thảo luận học tập trên lớp sẽ giúp ích cho bản thân rất nhiều. Lúc đầu, sinh viên có thể đưa ra ý kiến, quan điểm của mình trong nhóm nhỏ rồi dần dần mở rộng ra trình bày trước nhiều người hơn và sau đó là phát biểu, thuyết trình trước lớp. Các bạn cũng không ngừng rèn luyện khả năng giao tiếp của mình thông qua các hoạt động đoàn. Chính sinh viên cũng phải chủ động trong việc tìm gặp giảng viên khi cần đến sự hướng dẫn để nâng cao năng lực bản thân. 49
  5. *Đối với giảng viên Bên cạnh đó, giảng viên khi giảng dạy cũng khuyến khích, động viên sinh viên rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý kiến trước mọi người bằng cách lắng nghe không phê phán, không đánh giá khi sinh viên phát biểu ý kiến, thay vì để sinh viên tự nguyện thuyết trình bài của nhóm thì chỉ định sinh viên lên thuyết trình và sau đó trong phần tổng hợp giảng viên khéo léo để sinh viên nhận ra cái gì đúng, cái gì sai. Trước khi giao bài thuyết trình cho sinh viên làm nhóm, giảng viên cũng nên hướng dẫn sinh viên cách làm một bài thuyết trình, cách trình bày như thế nào. Từ đó, sinh viên sẽ biết cách giải quyết, phối hợp các thành viên trong nhóm để làm tốt bài tập thầy cô giao. *Đối với nhà trường Nhà trường cũng nên chú trọng giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tất cả các khoa và giảng dạy về giao tiếp không chỉ bằng những kiến thức lý thuyết khô cứng mà phải để sinh viên thực hành bằng chính các tình huống trong thực tế hay các tình huống trên lớp, diễn kịch, sắm vai,… để sinh viên học tập một cách chủ động, từ đó có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngày một hoàn thiện và tốt hơn. Ngoài ra, nhà trường cũng như các khoa có thể tổ chức những hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển kỹ năng của mình như: các câu lạc sinh hoạt về nghề nghiệp, các sinh hoạt chuyên đề… qua đó sinh viên sẽ có điều kiện để giao tiếp, phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo lập các mối quan hệ cũng như biết bản thân đang thiếu gì để rèn luyện, chuẩn bị cho tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình tâm lý học giao tiếp, NXB Đại học Sư Phạm, năm 2011. 2. Đinh Viễn Trí, Đông Phương Tri, & Ngọc Anh biên dịch. (2003). Văn hóa giao tiếp ứng xử. Văn hóa Thể thao. 3. Tài liệu chuyên đề "Giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình" Sở văn hóa và thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh 4. Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, Nguyễn Hiến Lê biên dịch năm 1951 5. Sức mạnh của ngôn từ, Don Gabor 2003, biên dịch Kim Vân 50
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2