intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu củ a Viện Nghiên cứu Hải sản và những hạn chế trong thực tế sản xuất nghề lưới rê hỗn hợp ở các địa phương, Dự án tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhằm hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2017<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MẪU LƯỚI RÊ HỖN HỢP KHAI THÁC<br /> VÙNG BIỂN KHƠI TỈNH KHÁNH HÒA<br /> RESEARCH ON COMPLETING THE MODEL OF MIXED GILLNET FOR FISHING<br /> IN THE OFFSHORE WATER OF KHANH HOA PROVINCE<br /> Nguyễn Trọng Thảo1, Vũ Kế Nghiệp2<br /> Ngày nhận bài: 07/7/2016; Ngày phản biện thông qua: 15/4/2017, Ngày duyệt đăng: 15/6/2017<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản và những hạn chế trong thực tế sản xuất nghề<br /> lưới rê hỗn hợp ở các địa phương, Dự án tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhằm hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn<br /> hợp cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa. Dự án đã thiết kế, chế tạo 46 cheo lưới rê hỗn hợp với 6 mẫu lưới có kích<br /> thước mắt lưới khác nhau và đưa vào đánh bắt thử nghiệm. Qua thử nghiệm 78 mẻ lưới tại vùng biển khơi tỉnh<br /> Khánh Hòa cho thấy, CPUE trung bình đạt 2,59 (kg/1.000 m2/mẻ), cao hơn so với lưới rê thu ngừ tại Nha Trang<br /> và cao gấp 2,2 lần so với lưới đối chứng. Trong 6 mẫu lưới thiết kế, mẫu số 2 có năng suất cao nhất, đạt 5,66<br /> (kg/1.000 m2/mẻ). Các thông số kỹ thuật chính của mẫu lưới hoàn thiện gồm, chiều dài rút gọn: 51,80m; chiều<br /> cao rút gọn: 34,66m; kết cấu sợi, kích thước mắt lưới của thân 1 và thân 2 lần lượt là PE 200D/32 - 130mm và<br /> PE 200D/42 - 150mm.<br /> Từ khóa: lưới rê, lưới rê hỗn hợp, sản lượng khai thác, năng suất khai thác<br /> ABSTRACT<br /> Based on the research results of the Research Institute for Marine Fisheries and the limitations in<br /> producing of mixed gillnets in the localities, the project has conducted pilot studies in order to complete the<br /> mixed gillnets samples for fishermen in Khanh Hoa province. The project has designed and developed 46 mixed<br /> gillnets, 6 samples with different mesh sizes. The project was conducted 78 hauls in the open sea of Khanh Hoa<br /> province. The results showed that, CPUE averaged 2.59 (kg/1,000 m2/haul), higher than tuna gillnet one (in<br /> Nha Trang city) and 2.2 times higher than control experimental gillnet one. Among 6 sample nets, the sample<br /> No.2 had the highest CPUE, reaching 5.66 (kg/1,000 m2/haul). The main technical parameters of the complete<br /> mixed gillnets after fishing experiments were: length: 51.80m; height: 34.66m; yarns structure, mesh size of<br /> body 1 and body 2 were: PE 200D/32-130mm and PE 200D/42-150mm respectively.<br /> Keywords: Gillnet, mixed gillnet, fishing yield, CPUE<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Lưới rê hỗn hợp được Viện Nghiên<br /> cứu Hải sản thiết kế từ năm 2010 [5] và đã<br /> được áp dụng vào thực tiễn sản xuất thông<br /> qua chương trình khuyến nông quốc gia cho<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> ngư dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng<br /> Trị, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và<br /> Cà Mau [2]. Trên cơ sở mẫu lưới này, ngư<br /> dân các địa phương đã cải tiến nhằm phù hợp<br /> <br /> Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang<br /> Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> với ngư trường và đối tượng đánh bắt của<br /> từng vùng biển. Tuy nhiên, mức độ cải tiến lại<br /> phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng thuyền<br /> trưởng dẫn đến tình trạng ngư dân ở các địa<br /> phương lúng túng với việc chọn cấu trúc lưới<br /> (kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới, hệ số rút<br /> gọn, chiều cao của các thân lưới và chiều cao<br /> của tấm cheo lưới) [3]. Hơn nữa, vùng biển<br /> khơi tỉnh Khánh Hòa có độ sâu lớn, không thể<br /> sử dụng mẫu lưới có chiều cao như ở các địa<br /> phương lân cận khác. Chiều cao lưới lớn có<br /> phạm vi đánh bắt rộng nhưng lực cản lớn, lại<br /> phụ thuộc vào khả năng chuyên chở của tàu<br /> và sức tải của máy thu lưới. Chính vì vậy, việc<br /> hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp phù hợp với<br /> điều kiện tàu thuyền, ngư trường hoạt động<br /> nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt, cải thiện<br /> thu nhập của ngư dân là vấn đề cấp bách, có ý<br /> nghĩa thực tiễn cao đối với ngư dân và ngành<br /> thủy sản của tỉnh Khánh Hòa. Bài viết thể hiện<br /> kết quả thiết kế các mẫu lưới, kết quả đánh bắt<br /> thử nghiệm làm cơ sở cho việc chuyển giao<br /> công nghệ khai thác hải sản bằng nghề lưới rê<br /> hỗn hợp tại tỉnh Khánh Hòa.<br /> II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG<br /> PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Nội dung nghiên cứu<br /> - Thiết kế mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác<br /> cá thu vạch tại vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa.<br /> - Đánh giá hiệu quả khai thác của mẫu<br /> lưới thiết kế thông qua hoạt động thử nghiệm<br /> đối chứng.<br /> 2. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nghiên cứu hoàn thiện mẫu lưới rê<br /> hỗn hợp hoạt động tại vùng biển khơi tỉnh<br /> Khánh Hòa.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> 3.1. Phương pháp thiết kế lưới rê hỗn hợp<br /> Nghiên cứu sử dụng phương pháp tương<br /> tự để thiết kế ngư cụ. Trên cơ sở phân tích lưới<br /> mẫu, nghiên cứu sẽ tính toán và lựa chọn các<br /> thành phần cấu trúc lưới thiết kế phù hợp với<br /> đối tượng đánh bắt, ngư trường hoạt động.<br /> <br /> Số 2/2017<br /> - Xác định kích thước mắt lưới: Kích thước<br /> mắt lưới được tính theo chiều dài của cá thu<br /> vạch có tần suất bắt gặp nhiều ở ngư trường<br /> vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa và được xác<br /> định theo công thức:<br /> a = kL.L<br /> Trong đó, a: kích thước cạnh mắt lưới<br /> (mm); L: chiều dài cá khai thác (mm); kL: hệ số,<br /> xác định cho từng loài cá theo phương pháp<br /> mặt cắt thân cá như sau: kL = 0,2 x Cmax/L. với<br /> Cmax: chu vi mặt cắt thân cá lớn nhất và L: chiều<br /> dài động học cá khai thác [1].<br /> - Xác định độ thô chỉ lưới theo lưới mẫu:<br /> Độ thô chỉ lưới được tính công thức [1]:<br /> <br /> Trong đó, dm và dt: đường kính chỉ lưới<br /> mẫu và lưới thiết kế; am và at: kích thước cạnh<br /> mắt lưới của lưới mẫu và lưới thiết kế.<br /> - Xác định hệ số rút gọn: Hệ số rút gọn<br /> được xác định dựa vào tiết diện mặt cắt thân<br /> cá nơi đóng lưới và được tính theo công thức:<br /> <br /> Trong đó, u1: hệ số rút gọn ngang của lưới;<br /> n: khoảng cách ngang lớn nhất mặt cắt thân<br /> cá tại điểm đóng lưới; m: khoảng cách dọc lớn<br /> nhất mặt cắt thân cá tại điểm đóng lưới.<br /> - Xác định đường kính và lựa chọn vật liệu<br /> giềng phao, giềng chì.<br /> - Lựa chọn vật liệu chỉ lưới: Nghiên cứu<br /> chọn vật liệu chỉ lưới PE với kết cấu 200D xe 1<br /> lần và 2 lần.<br /> - Lựa chọn hệ số rút gọn ngang ở dây<br /> giềng phao và giềng chì: Chọn theo hệ số rút<br /> gọn có lưới rê thu ngừ và có điều chỉnh khi tính<br /> đến vật liệu sử dụng khác nhau.<br /> - Lựa chọn kích thước cơ bản của cheo<br /> lưới: Chiều dài được chọn dựa vào kích thước<br /> tấm lưới chuẩn của nhà sản xuất nhằm giảm<br /> công lao động thi công lưới và chiều cao phù<br /> hợp với sự phân bố của đối tượng khai thác và<br /> độ sâu ngư trường hoạt động.<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> - Xác định độ thô dây giềng phao và giềng<br /> chì: Tải trọng tác dụng lên dây giềng phao,<br /> giềng chì được xác định theo lực cản lưới. Lực<br /> căng mà dây giềng phải chịu của lưới lớn nhất<br /> được xác định theo lực cản của lưới khi vuông<br /> góc với dòng chảy: T = R90.<br /> R90 = ϕ.k.d/a.S.v2<br /> Trong đó, R90: lực cản thủy động khi lưới<br /> đặt vuông góc dòng chảy (N) hoặc (kgf); ϕ: hệ<br /> số tính đến sự rút gọn tấm lưới; k: hệ số lực<br /> cản tính đến loại vật liệu; d: đường kính chỉ<br /> lưới (mm); a: kích thước cạnh mắt lưới (mm);<br /> S: diện tích tấm lưới ở dạng rút gọn (m2); v: tốc<br /> độ trôi lưới (m/s).<br /> Lực đứt dây giềng được tính: Pđ = n.T ;<br /> với n là hệ số an toàn. Sau khi có lực đứt của<br /> dây giềng và căn cứ vào vật liệu để lựa chọn<br /> <br /> Số 2/2017<br /> đường kính của dây theo bảng tra [4].<br /> 3.2. Phương pháp bố trí thử nghiệm<br /> 3.1.1. Tàu thuyền thử nghiệm<br /> Tàu hoạt động nghề lưới rê thu ngừ mang<br /> số đăng ký KH97939TS, có kích thước L =<br /> 18,47m; B = 5,6m và D = 3m. Công suất máy<br /> chính 460CV.<br /> 3.1.2. Bố trí thử nghiệm và đối chứng<br /> Lưới thiết kế: Sử dụng 46 cheo lưới rê<br /> hỗn hợp với 6 mẫu lưới phục vụ quá trình thử<br /> nghiệm. Các mẫu lưới thiết kế bố trí xen kẽ<br /> nhau. Các thông số kỹ thuật của lưới thiết kế<br /> được thể hiện ở Bảng 1 và Hình 2 (mẫu lưới<br /> số 2).<br /> Lưới đối chứng: Sử dụng 180 cheo lưới rê<br /> thu ngừ của tàu KH97939TS, các thông số kỹ<br /> thuật của cheo lưới được thể hiện ở Hình 1.<br /> <br /> Hình 1. Bản vẽ khai triển lưới rê thu ngừ đối chứng<br /> <br /> Bố trí thử nghiệm: Bố trí 6 mẻ lưới đầu<br /> tiên theo phương án lưới rê hỗn hợp được thả<br /> trước với khoảng cách và thời gian trôi phù<br /> hợp với thời điểm thu lưới của lưới rê truyền<br /> thống. Bố trí 72 mẻ lưới còn lại được thực hiện<br /> đối chứng với lưới rê thu ngừ tại Nha Trang<br /> có cùng nhóm công suất, cùng ngư trường và<br /> mùa vụ đánh bắt.<br /> Thời gian thử nghiệm: Từ ngày 04/01/2014<br /> đến ngày 26/8/2014 với 4 chuyến biển và 78<br /> mẻ lưới.<br /> Sản phẩm thu được trong quá trình hoạt<br /> động đánh bắt thử nghiệm được phân loại<br /> và để riêng theo từng loại lưới thiết kế và đối<br /> chứng. Đồng thời, trong mỗi loại lưới, sản<br /> phẩm cũng được phân loại theo các hình thức<br /> cá đóng vào mắt lưới hay bị quấn lưới.<br /> Thu thập số liệu về sản phẩm được thực<br /> hiện theo biểu mẫu in sẵn gồm: thành phần<br /> loài, số cá thể theo loài trong mỗi mẻ lưới,<br /> chiều dài và trọng lượng cá thể mắc lưới, chu<br /> <br /> 98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> vi mặt cắt nơi cá đóng lưới, vị trí cá đóng lưới<br /> theo từng loại kích thước mắt lưới, sản lượng<br /> đánh bắt theo loài và kích thước mắt lưới.<br /> 3.3. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Xử lý, tính toán giá các giá trị trung bình<br /> theo phương pháp thống kê mô tả.<br /> Năng suất đánh bắt (Sparre & Venema,<br /> 1995) là đại lượng được biểu diễn sản lượng<br /> trên một đơn vị cường lực [7]. Đối với nghề<br /> lưới rê, đại lượng này thường biểu diễn bằng<br /> (kg/km). Tuy nhiên, do chiều cao tấm lưới thiết<br /> kế và lưới đối chứng khác nhau nên biểu diễn<br /> bằng (kg/m2), khi đó năng suất được tính theo<br /> công thức:<br /> CPUE = C/E<br /> Trong đó, CPUE: năng suất đánh bắt từng<br /> mẻ lưới (kg/1.000 m2); C: Sản lượng đánh bắt<br /> mẻ lưới (kg); E: Diện tích lưới đã thả (1.000 m2).<br /> Trong quá trình phân tích, đánh giá tập trung<br /> vào chỉ số năng suất đánh bắt trung bình, được<br /> xác định như sau:<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2017<br /> <br /> Trong đó, n: số mẻ lưới đánh bắt thử nghiệm.<br /> Thành phần sản lượng: thành phần sản<br /> lượng của mỗi loài/nhóm loài được ước tính<br /> dựa vào sản lượng của loài đó trong mỗi mẻ<br /> lưới [7].<br /> <br /> Trong đó, Pi: thành phần sản lượng của<br /> <br /> loài i (%); n: số mẻ lưới thử nghiệm; Catchi:<br /> sản lượng của loài i ở mẻ lưới thứ j; Catch:<br /> tổng sản lượng đánh bắt của mẻ lưới thứ j.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Kết quả tính toán lưới thiết kế<br /> 1.1. Các thông số kỹ thuật của lưới thiết kế<br /> Nghiên cứu đã thiết kế được 6 mẫu lưới và<br /> đưa vào thi công chế tạo phục vụ đánh bắt thử<br /> nghiệm. Các thông số cơ bản của lưới thiết kế<br /> được thể hiện ở Bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Thống số kỹ thuật cơ bản các mẫu lưới<br /> Mẫu lưới<br /> <br /> Mẫu1<br /> <br /> Mẫu 2<br /> <br /> Mẫu 3<br /> <br /> Mẫu 4<br /> <br /> Mẫu 5<br /> <br /> Mẫu 6<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4<br /> <br /> 10<br /> <br /> 12<br /> <br /> 12<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chiều dài giềng phao (m)<br /> <br /> 51,80<br /> <br /> 51,80<br /> <br /> 51,60<br /> <br /> 51,80<br /> <br /> 51,40<br /> <br /> 51,40<br /> <br /> Chiều cao rút gọn (m)<br /> <br /> 35,83<br /> <br /> 34,66<br /> <br /> 34,33<br /> <br /> 33,67<br /> <br /> 34,94<br /> <br /> 38,04<br /> <br /> Sợi - kích thước mắt lưới<br /> Thân 1<br /> <br /> PE200D/32<br /> 130 mm<br /> <br /> PE200D/32<br /> 130 mm<br /> <br /> PE200D/32<br /> 14 0mm<br /> <br /> PE200D/32<br /> 140 mm<br /> <br /> PE200D/32<br /> 150 mm<br /> <br /> PE200D/32<br /> 160 mm<br /> <br /> Sợi - kích thước mắt lưới<br /> Thân 2<br /> <br /> PE200D/42<br /> 140mm<br /> <br /> PE200D/42<br /> 150mm<br /> <br /> PE 200D/42<br /> 155mm<br /> <br /> PE200D/42<br /> 160mm<br /> <br /> PE200D/42<br /> 160mm<br /> <br /> PE 200D/42<br /> 170mm<br /> <br /> Số lượng (cheo)<br /> <br /> Qua tính toán, các mẫu lưới thiết kế đã<br /> được xây dựng bản vẽ kỹ thuật. Tuy nhiên, do<br /> số lượng trang bài báo bị giới hạn nên chúng tôi<br /> <br /> chỉ thể hiện bản vẽ khai triển của mẫu lưới số<br /> 02 (Hình 2) - mẫu lưới có hiệu quả đánh bắt<br /> tốt nhất.<br /> <br /> Hình 2. Bản vẽ khai triển mẫu lưới số 02<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2017<br /> <br /> 1.2. Diện tích làm việc vàng lưới thiết kế<br /> Qua tính toán, diện tích các mẫu lưới và cả vàng lưới thiết kế được thể hiện ở Bảng 2.<br /> Bảng 2. Diện tích làm việc của vàng lưới thiết kế<br /> Mẫu lưới<br /> <br /> Mẫu 1<br /> <br /> Chiều dài giềng phao (m)<br /> <br /> Mẫu 2<br /> <br /> Mẫu 3<br /> <br /> Mẫu 4<br /> <br /> Mẫu 5<br /> <br /> Mẫu 6<br /> <br /> 51,8<br /> <br /> 51,8<br /> <br /> 51,6<br /> <br /> 51,8<br /> <br /> 51,4<br /> <br /> 51,4<br /> <br /> Chiều cao rút gọn (m)<br /> <br /> 35,83<br /> <br /> 34,66<br /> <br /> 34,33<br /> <br /> 33,67<br /> <br /> 34,4<br /> <br /> 38,04<br /> <br /> Diện tích làm việc (m2)<br /> <br /> 1.856<br /> <br /> 1.795<br /> <br /> 1.771<br /> <br /> 1.744<br /> <br /> 1.796<br /> <br /> 1.955<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4<br /> <br /> 10<br /> <br /> 12<br /> <br /> 12<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9.280<br /> <br /> 7.182<br /> <br /> 17.714<br /> <br /> 20.930<br /> <br /> 21.553<br /> <br /> 5.866<br /> <br /> Số lượng lưới (tấm)<br /> Tổng diện tích (m )<br /> 2<br /> <br /> Tổng<br /> diện tích<br /> lưới thiết<br /> kế (m2)<br /> <br /> 82.525<br /> <br /> Sản lượng của 78 mẻ lưới thử nghiệm<br /> được thống kê theo từng mẫu lưới và nhóm<br /> đối tượng khai thác tương ứng (Bảng 3). Tổng<br /> sản lượng đánh bắt thử nghiệm đạt 16.665kg.<br /> Trong đó, sản lượng nhóm cá thu đạt 2.279kg<br /> (chiếm 17,88%); nhóm cá ngừ đạt 8.915kg<br /> (chiếm 53,5%) và nhóm cá khác đạt 4.770kg<br /> (chiếm 28,63%).<br /> <br /> Từ Bảng 2 cho thấy, tổng diện tích làm việc<br /> của vàng lưới thiết kế đạt 82.525 m nhưng số<br /> 2<br /> <br /> lượng cheo lưới của các mẫu lưới khác nhau<br /> nên năng suất đánh bắt sẽ được tính toán<br /> riêng cho từng mẫu lưới.<br /> 2. Kết quả thử nghiệm lưới thiết kế<br /> 2.1. Sản lượng và đối tượng cá đánh bắt<br /> <br /> Bảng 3. Sản lượng và thành phần nhóm đối tượng đánh bắt theo mẫu lưới<br /> Mẫu<br /> lưới<br /> <br /> Cá thu vạch<br /> Sản lượng<br /> (kg)<br /> <br /> Cá ngừ<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Sản lượng<br /> (kg)<br /> <br /> Cá khác<br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Sản lượng<br /> (kg)<br /> <br /> Tổng<br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Sản lượng<br /> (kg)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 141,3<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> 2.049,8<br /> <br /> 23,0<br /> <br /> 185,7<br /> <br /> 3,9<br /> <br /> 2.376,8<br /> <br /> 14,3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 437,7<br /> <br /> 14,7<br /> <br /> 2.121,0<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> 609,8<br /> <br /> 12,8<br /> <br /> 3.168,5<br /> <br /> 19,0<br /> <br /> 3<br /> <br /> 732,3<br /> <br /> 24,6<br /> <br /> 1.568,1<br /> <br /> 17,6<br /> <br /> 1.393,8<br /> <br /> 29,2<br /> <br /> 3.694,2<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 855,6<br /> <br /> 28,7<br /> <br /> 1.488,0<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> 285,6<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 2.629,2<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> 5<br /> <br /> 701,7<br /> <br /> 23,6<br /> <br /> 1.473,3<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> 821,4<br /> <br /> 17,2<br /> <br /> 2.996,4<br /> <br /> 18,0<br /> <br /> 6<br /> <br /> 111,0<br /> <br /> 3,7<br /> <br /> 214,8<br /> <br /> 2,4<br /> <br /> 1.474,2<br /> <br /> 30,9<br /> <br /> 1.800,0<br /> <br /> 10,8<br /> <br /> 2.979,6<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 8.915,0<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 4.770,5<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 16.665,1<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Từ Bảng 3 cho thấy:<br /> - Mẫu lưới số 3 có sản lượng đánh bắt<br /> lớn nhất, đạt 3.698kg, chiếm 22,2% tổng sản<br /> lượng; tiếp đến là mẫu lưới số 2, đạt 3.168kg,<br /> chiếm 19,0%. Các mẫu lưới còn lại lần lượt là<br /> số 5 (18,0%); số 4 (15,8%), số 1 (14,3%) và<br /> thấp nhất là số 6 (10,8%).<br /> - Cá thu vạch: mẫu lưới số 4 đánh bắt được<br /> nhiều nhất, chiếm 28,7%; tiếp đến là mẫu số 3,<br /> chiếm 24,6%; các mẫu lưới khác lần lượt là số<br /> 5 (23,6%), số 2 (14,7%), số 1 (4,7%) và thấp<br /> nhất là số 6 (3,7%).<br /> <br /> 100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> - Nhóm cá ngừ: mẫu lưới số 2 có sản lượng<br /> cao nhất, chiếm 23,8%; tiếp đến là mẫu số 1,<br /> chiếm 23,0%; mẫu số 3, 4 và 5 dao động từ<br /> 16,5 ÷ 17,6% và thấp nhất là mẫu số 6 (2,4%).<br /> - Nhóm cá khác: Mẫu lưới số 6 có sản<br /> lượng cao nhất, chiếm gần 31%; tiếp đến là<br /> mẫu lưới số 3, chiếm 29,2% và thấp nhất là<br /> mẫu lưới số 1 với gần 4%.<br /> 2.2. Năng suất đánh bắt của lưới thiết kế<br /> Trên cơ sở thống kê sản phẩm khai thác<br /> của từng mẻ lưới theo các mẫu lưới thiết kế,<br /> năng suất đánh bắt được thể hiện ở Bảng 4.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2