intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng ứng dụng QGIS trong quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu khả năng ứng dụng QGIS trong quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh nghiên cứu được thực hiện để khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) tại tỉnh Tây Ninh, đồng thời đưa ra các đánh giá về khả năng ứng dụng QGIS trong quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng ứng dụng QGIS trong quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh

  1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG QGIS TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI TÂY NINH Phạm Đức Tiến, Trương Đức Cảnh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) tại tỉnh Tây Ninh, đồng thời đưa ra các đánh giá về khả năng ứng dụng QGIS trong quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2020 quy mô kinh tế tại tỉnh tăng gấp gần 2 lần kèm theo đó là sự gia tăng khối lượng CTNH. Sự gia tăng khối lượng này đã mang lại nhiều khó khăn trong công tác quản lý cho tỉnh Tây Ninh trong điều kiện nhân lực eo hẹp, địa bàn rộng, các đơn vị thu gom và vận chuyển có thể vận chuyển liên tỉnh, số lượng các đơn vị có khối lượng thu gom nhỏ còn nhiều. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tỉnh Tây Ninh cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CTNH để có thể nâng cao hiệu quả giám sát nhưng không gia tăng quá lớn yêu cầu về nhân lực. Ứng dụng QGIS trong hoạt động quản lý CTNH sẽ giúp tỉnh có thể nâng cao hiệu quả quản lý với nguồn kinh phí thấp, do đây là mã nguồn mở. Để thực hiện việc lập bản đồ QGIS về quản lý CTNH tại Tây Ninh cần thực hiện các bước từ thu thập dữ liệu đến thiết kế mô hình giao diện và xây dựng bản đồ. Từ khóa: Chất thải rắn nguy hại; Quản lý chất thải: Tây Ninh: QGIS. Abstract Research on application of QGIS in hazardous waste managment in Tay Ninh province This study was carried out to survey and evaluate the current status of hazardous waste generation (HW) in Tay Ninh province, as well as the applicability of QGIS in hazardous waste management in the province. The results show that, in the period 2015 - 2020, the economic scale in the province increases by 1.68 times, accompanied by an increase in the amount of hazardous waste generation. This increase in the amount has brought many difficulties in solid waste management for Tay Ninh province due to limited human resources, a large area, the inter - province collection and transportation service and the large number of small waste collection and transportation companies. In order to improve management efficiency, Tay Ninh province needs to apply information technology in hazardous waste management so that it can improve monitoring efficiency but not greatly increase the requirement for human resources. The application of QGIS in hazardous waste management will help the province to improve management efficiency with low budget because it is an open source software. To carry out the QGIS mapping of hazardous waste management in Tay Ninh, it is necessary to perform steps from data collection to designing model and building maps. Key words: Hazardous waste; Waste management; Tay Ninh; QGIS. 1. Đặt vấn đề Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong khoảng tọa độ từ 10057’08” đến 11046’36” vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48” kinh độ Đông [1]. - Phía Tây và Tây Bắc: Giáp Campuchia; - Phía Đông: Giáp các tỉnh Bình Dương, Bình Phước; 356 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  2. - Phía Nam và Đông Nam: Giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tỉnh Tây Ninh là một trong 12 tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực hệ thống Sông Đồng Nai. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, hệ thống Sông Đồng Nai bao gồm 2 con sông lớn là Sông Sài Gòn ở phía Đông và Sông Vàm Cỏ Đông ở phía Tây. Ngoài hai con sông trên, hệ thống kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tương đối dày đặc có tổng chiều dài 617 km, mật độ lưới sông trung bình là 0,314 km/km2. Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh có tổng chiều dài là 151 km. Sông Sài Gòn qua địa phận tỉnh Tây Ninh có tổng chiều dài là 135,2 km. Nguồn nước lưu vực Sông Sài Gòn - Đồng Nai có tầm đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh/thành phố trên lưu vực trong phát triển kinh tế xã hội: Cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy và hoạt động du lịch. Đồng thời, đây cũng là nguồn tiếp nhận chất thải từ các khu dân cư, khu đô thị lớn và các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như nước từ sản xuất nông nghiệp với dư lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước sông. Ngoài ra, Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 - 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải, hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A, trên địa bàn tỉnh không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sở chưa hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, lén lút xả chất thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số nơi. Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh các năm 2018 và năm 2019 thì công tác quản lý môi trường đã phần nào hạn chế mức gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ô nhiễm cục bộ, phát sinh nhiều điểm nóng về môi trường vẫn xảy ra. Vì vậy hoạt động quản lý chất thải nguy hại tại địa bàn có hiệu quả chưa cao và vì vậy đây là một nguy cơ xẩy ra sự cố môi trường của khu vực [2]. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp kế thừa, khảo sát thực địa, phân tích tổng hợp. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thu thập số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, Chi cục bảo vệ môi trường Tây Ninh,… các số liệu thu thập được từ các đề tài, dự án, báo cáo về môi trường để làm cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu. Các số liệu thu thập gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh; các thông tin, số liệu, hình ảnh về công tác quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh; thu thập bản đồ: Bản đồ ranh giới hành chính, bản đồ giao thông, bản đồ quy hoạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: Dựa vào tài liệu và những thông tin thu thập được sau khi điều tra thực địa, phân tích và đánh giá những thông tin đó. Từ đó đưa ra nhận xét và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải nguy hại tỉnh Tây Ninh. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh Để thực hiện công tác quản lý môi trường trong đó có công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gồm có các đơn vị chuyên trách như sau: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, UBND các Quận huyện, Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh (Hình 1). Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 357 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  3. UBND TỈNH TÂY NINH BỘ TNMT Ban Quản lý các khu Sở Công thương Sở Tài nguyên và Môi trường UBND các quận, huyện Kinh tế Tỉnh Cấp giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý Kiểm Phòng Tài nguyên và tra Thanh tra Phòng Bảo vệ Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận, An Sở Môi trường Môi trường BQL toàn Huyện lao động DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT- CHỦ NGUỒN THẢI CTNH DOANH NGHIỆP THU GOM VÀ XỬ LÝ CTNH Hình 1: Cơ cấu quản lý Nhà nước về chất thải nguy hại tại Tây Ninh Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh là đơn vị phụ trách quản lý môi trường cấp tỉnh, với nhân sự phụ trách là khoảng 50 người với cơ cấu các phòng, ban được mô tả tại Hình 2. Văn phòng Phòng Kê hoạch tài chính Phòng Quản lý Tài nguyên Phòng Quản lý Đất đai LÃNH ĐẠO SỞ Phòng Bảo vệ Môi Văn phòng đăng ký đất Thanh tra Sở trường Trung tâm phát triển quỹ đất đai Hình 2: Cơ cấu quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, Phòng Bảo vệ môi trường là đơn vị phụ trách chính về quản lý CTNH. Cụ thể phụ trách việc cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc thống kê hằng năm các chỉ tiêu về tình hình phát sinh và xử lý chất thải tại địa phương,... Cụ thể phụ trách việc cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc thống kê hàng năm các chỉ tiêu về tình hình phát sinh và xử lý chất thải tại địa phương. Sở Công thương cũng tham gia quản lý gián tiếp về chất thải nguy hại thông qua hoạt động kiểm tra an toàn lao động trong đó có hóa chất và phòng ngừa cháy nổ tại các doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 06/06 khu công nghiệp đang hoạt động thuộc sự quản lý của Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh. Các cụm công nghiệp đều thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi hoạt động đúng theo quy định. Tại các 358 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  4. khu công nghiệp, đơn vị quản lý nhà nước về môi trường là Phòng Tài nguyên và Môi trường của Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh với số lượng nhân sự là 06 người. Phòng được giao nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế (theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân các huyện nơi có khu công nghiệp, khu kinh tế), kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế. Tại các huyện, thị xã, thành phố: Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý với nhân sự chuyên trách là 2 - 3 người/đơn vị, nhiệm vụ của Phòng cũng là xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký trong khu vực quận, huyện quản lý. Ngoài ra ở cấp cơ sở tại xã, phường, thị trấn có 1 - 2 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách địa chính và môi trường. Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 12.000 tấn năm 2018 [2] và khoảng 22.000 tấn trong năm 2020 [3], gồm: Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, bao bì thải có chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại, dầu nhớt cặn, các thiết bị điện tử thải,… Cho đến hết năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp 483 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hình 1 thể hiện số lượng các sổ chủ nguồn thải CTNH được cấp từ năm 2008 đến năm 2017 tại Tây Ninh. Theo kết quả khảo sát, các cơ sở phát sinh CTNH tại Tây Ninh đều thuê các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Một số cơ sở vừa và nhỏ có khối lượng chất thải phát sinh ít chưa thực hiện chuyển giao mà vẫn lưu giữ tại cơ sở. Tại các cơ sở có phát sinh CTNH khối lượng lớn, do được Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý khu công nghiệp thường xuyên tổ chức các đợt hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý môi trường nói chung và các quy định về quản lý CTNH tại cơ sở nên cơ bản hoạt động phân loại, thu gom tương đối tốt. Tại các khu vực sản xuất thường bố trí các thùng lưu trữ CTNH tạm thời, CTNH khi phát sinh tại khu vực sản xuất được thu gom trực tiếp vào các thùng lưu trữ tạm thời, tùy theo quy định của các công ty các thùng chứa CTNH sẽ được vận chuyển về khu lưu giữ tập trung CTNH trong thời gian nhất định (thường vào cuối giờ làm hoặc giờ giao ca đối với doanh nghiệp hoạt động 24/24). Các doanh nghiệp đều thành lập một tổ thu gom, phân loại CTNH, tùy theo quy mô sản xuất mà số lượng công nhân khác nhau, số lượng khoảng 5 - 10 người. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bố trí cán bộ phụ trách kho lưu giữ CTNH để chỉ đạo phân loại, sắp xếp CTNH và đóng mở kho nhằm mục đích kiểm soát không phát tán CTNH ra môi trường xung quanh. Hình 3: Số lượng sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 359 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  5. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay có 04 đơn vị hành nghề thu gom vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại là Công ty cổ phần môi trường xanh, Công ty TNHH hóa chất và môi trường Vũ Hoàng, Công ty TNHH MTV môi trường xanh Huê Phương Việt Nam, Công ty cổ phần môi trường Thái Tuấn. Đồng thời Công ty cổ phần xi măng Fico Tây Ninh đang thực hiện thí điểm đồng xử lý chất thải nguy hại trong các lò xi măng. Các đơn vị này đều được cấp giấy phép hoạt động bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường [3]. Công ty cổ phần môi trường xanh Việt Nam là công ty chuyên xử lý tiêu hủy chất thải công nghiệp và CTNH lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh và được Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hành nghề quản lý CTNH lần đầu vào ngày 14/10/2009 (Mã số QLCTNH: 5-6-7-8.005.VX). Công ty TNHH hoá chất và môi trường Vũ Hoàng được thành lập ngày 16/04/2008 theo Giấy chứng nhận đầu tư số 452021000083 do Ban quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh cấp phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 3900441450 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp ngày 13 tháng 12 năm 2008, giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại 5-7-8.072.V 5-7-8.072.X. Công ty TNHH MTV môi trường xanh Huê Phương Việt Nam là một đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển và xử lý hóa chất và chất thải công nghiệp và nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép mã số 5-6-7-8.050.VX. Giấy đăng ký kinh doanh số 3900995360. Công ty cổ phần môi trường Thái Tuấn, Giấy đăng ký kinh doanh số 3900802594, mã số QLCTNH: 5.081.VX ngày 03 tháng 12 năm 2018 và hiện đang xin cấp lại giấy phép này (ngày 22/10/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 3082/TCMT - QLCY về việc thm khảo ý kiến cấp phép xử lý CTNH cho công ty). Công ty có nhà máy tái chế và xử lý CTNH tại tổ 8, ấp Xóm Mới, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Đánh giá khả năng ứng dụng QGIS trong quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh Theo kết quả khảo sát hiện trạng đã trình bày ở phần trên, các vấn đề tồn tại trong quản lý CTNH tại Tây Ninh gồm có: Văn bản chồng chéo chưa rõ ràng, nhân lực hạn chế, cách quản lý còn thủ công. Các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn nhiều điểm chưa rõ, gây khó khăn cho công tác quản lý. Ví dụ như quy định về việc lưu giữ CTNH tại cơ sở, được nêu tại Nghị định số 38/2015/ NĐ - CP, Nghị định số 40/2019/NĐ - CP và Thông tư số 36/2015/TT - BTNMT chưa quy định cụ thể thời gian và khối lượng tối đa chủ nguồn thải được phép lưu giữ. Biên chế của cấp sở, cấp huyện về quản lý môi trường ít, không có cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải rắn trong khi số lượng doanh nghiệp ngày căng nhiều, khối lượng CTNH công nghiệp, nông nghiệp, y tế, rác thải nhựa,… ngày càng tăng, hiện nay là trên 5.000 doanh nghiệp. Để khắc phục các tồn tại nêu trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin cùng với cách tiếp cận tổng hợp và hệ thống môi trường vào hoạt động quản lý là một biện pháp rất phù hợp. Việc xây dựng một công cụ ứng dụng thông tin địa lý với ưu điểm tự động hóa cao, dựa trên dữ liệu bản đồ đã được số hóa và dựa trên cơ sở dữ liệu từ cơ quan nhà nước sẽ giúp giảm thiểu nhân công quản lý nhưng hiệu quả vẫn đảm bảo. Khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý chất thải, thì dữ liệu quản lý trên giấy dưới dạng báo cáo, sơ đồ,… trước đây từng bước được đưa vào máy tính, với khả năng xử lý của công nghệ, thông tin cung cấp cho lãnh đạo sẽ nhanh chóng, trực quan và chính xác hơn rất nhiều so với cách quản lý và xử lý thủ công trên giấy. Do đó sẽ tiết kiệm được kinh phí cho việc tìm kiếm và xử lý thông tin. Để tăng cường tính tương tác và giảm thiểu chi phí xây dựng hệ thống, QGIS là một lựa chọn phù hợp cho các tỉnh có nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn hẹp. Để thực hiện việc lập bản đồ QGIS về quản 360 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  6. lý chất thải nguy tại tại Tây Ninh cần thực hiện 5 bước từ thu thập dữ liệu đến xây dựng bản đồ và giao diện quản lý. Thu thập dữ liệu DỮ LIỆU (Layer, attributes) Tạo cơ sở dữ liệu Phân tích và xem xét các ưu điểm, hạn chế Thiết kế mô hình, bản đồ Hình 4: Các bước ứng dụng QGIS vào quản lý CTNH Điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ của tỉnh gồm các nội dung như: Thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội; thu thập tài liệu bản đồ: Bản đồ ranh giới hành chính, bản đồ giao thông, bản đồ quy hoạch các khu dân cư,… điều tra, khảo sát và phân tích hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển hiện tại. Các số liệu thu thập sẽ được sắp xếp theo các lớp layer. Thiết kế mô hình dữ liệu gồm có mô hình dữ liệu thuộc tính, mô hình dữ liệu không gian. Tạo hệ thống cơ sở dữ liệu, phân tích ưu điểm hạn chế để đưa ra các cải tiến cho cơ sở dữ liệu. Xây dựng quản lý chất thải nguy hại, các giao diện khai báo và liên kết dữ liệu từ doanh nghiệp đến bản đồ để thuận tiện cho báo cáo, cập nhật. Ngoài ra biện pháp ứng dụng QGIS, Tây Ninh cũng cần có các biện pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý CTNH để làm giảm thủ tục cũng như giảm bớt nhu cầu nhân lực trong hoạt động quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất cũng như tại các cơ quan quản lý nhà nước. 4. Kết luận Với tốc độ phát triển các khu công nghiệp tại địa phương như Tây Ninh tốc độ phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tăng vượt bậc, từ 12.000 tấn năm 2018 đã tăng lên 22.000 tấn trong năm 2020. Sự gia tăng khối lượng này đã mang lại nhiều khó khăn trong công tác quản lý cho tỉnh Tây Ninh trong điều kiện nhân lực eo hẹp, địa bàn rộng, các đơn vị thu gom và vận chuyển có thể vận chuyển liên tỉnh, số lượng các đơn vị có khối lượng thu gom nhỏ còn nhiều. Để nâng cao Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 361 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
  7. hiệu quả quản lý, tỉnh Tây Ninh cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thaỉ nguy hại để có thể nâng cao hiệu quả giám sát nhưng không gia tăng quá lớn yêu cầu về nhân lực. Ứng dụng QGIS trong hoạt động quản lý chất thải nguy hại sẽ giúp tỉnh có thể nâng cao hiệu quả quản lý với nguồn kinh phí thấp do đây là mã nguồn mở. Để thực hiện việc lập bản đồ QGIS về quản lý chất thải nguy tại tại Tây Ninh cần thực hiện 5 bước từ thu thập dữ liệu, tạo bộ dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích và xem xét các ưu điểm hạn chế, thiết kế mô hình giao diện và xây dựng bản đồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh. https://www.tayninh.gov.vn/; [2]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh (2018). Báo cáo quản lý chất thải nguy hại. [3]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh (2020). Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2020. Chấp nhận đăng: 10/12/2021; Người phản biện: TS. Vũ Thị Mai 362 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2