intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA GIỔI XANH VÀ RE GỪNG TRÊN CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

177
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các phương thức trồng rừng phù hợp cho trồng rừng Giổi xanh và Re gừng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên các thí nghiệm và mô hình lâm sinh của hai loài cây này tại Phú Thọ, Thanh Hóa và Gia Lai. Kết quả đánh giá cho thấy ở giai đoạn 6 – 10 tuổi không có sự khác biệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa hai phương thức trồng thuần loài và hỗn loài với các loài cây bản địa hoặc cây mọc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA GIỔI XANH VÀ RE GỪNG TRÊN CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG "

  1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA GIỔI XANH VÀ RE GỪNG TRÊN CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các phương thức trồng rừng phù hợp cho trồng rừng Giổi xanh và Re gừng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên các thí nghiệm và mô hình lâm sinh của hai loài cây này tại Phú Thọ, Thanh Hóa và Gia Lai. Kết quả đánh giá cho thấy ở giai đoạn 6 – 10 tuổi không có sự khác biệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa hai phương thức trồng thuần loài và hỗn loài với các loài cây bản địa hoặc cây mọc nhanh. Re gừng có sinh trưởng kém trong các mô hình trồng hỗn giao theo hàng với Keo tai tượng hoặc hỗn giao theo cây trên hàng vớ i Sồi phảng do bị chèn ép mạnh. Trong phương thức trồng hỗn giao theo băng với Keo tai tượng với kích thước băng chặt/băng chừa khác nhau cho thấy Sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng ở giai đoạn 6 tuổi ở băng chặt/băng chừa theo tỷ lệ 20m/20m tốt hơn rõ rệt ở băng chặt/băng chừa theo theo tỷ lệ 10m/10m. Các kết quả đánh giá góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho trồng rừng kinh tế của hai loài cây này. Từ khóa: G iổi xanh, Re gừng, Thuần loài, Hỗn loài MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, các nước nhiệt đới đặc biệt là các nước ở vùng Đông Nam Á và Mỹ Latinh dành nhiều quan tâm đến việc sử dụng cây bản địa cho trồng rừng cung cấp gỗ và các sản phẩm khác. Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại gỗ lớn cho làm đồ mộc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất cao. Đồng thời, việc sử dụng các loài cây bản địa vào trồng rừng để cung cấp gỗ cũng đang được quan tâm rất nhiều. Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) và Re gừng (Cinnamomum obtusifolium (Roxb) Nees) là hai loài cây cung cấp gỗ lớn, có giá trị kinh t ế cao, có sinh trưởng khá nhanh và có phạm vi phân bố rộng ở Việt Nam. Chính vì vậy đã có một số nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng của hai loài cây này. Cho đến nay, một số thí nghiệm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho hai loài cây này đã được thực hiện. (Hoàng Văn Thắng, 2005; Võ Đại Hải và cộng sự, 2006). Tuy nhiên, các thí nghiệm này mới chỉ được đánh giá ở giai đoạn tuổi nhỏ (3-4 tuổi). Để có thể rút ra những kết luận khoa học về ảnh hưởng của các phương thức và biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến sinh trưởng của các loài cây nghiên cứu, cần có những nghiên cứu đánh giá ở giai đoạn tuổi lớn hơn. Trong khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Giổi xanh và Re gừng”, chúng tôi đã tiến hành đánh giá sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng trong các mô hình đã được xây dựng, từ đó đề xuất các phương thức và biện pháp lâm sinh phù hợp cho hai loài cây này. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Qua điều tra thống kê các mô hình Giổi xanh và Re gừng đã xây dựng, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu trên các thí nghiệm và mô hình t ại các địa điểm Trạm Thực nghiệm Kon Hà Nừng (Gia Lai), Xí nghiệp nguyên liệu giấy Ngọc Lặc (Thanh Hoá), Trung tâm Thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai (Phú Thọ) và vườn quốc gia Xuân Sơn.
  2. 2 Phương pháp nghiên cứu Năm 2008, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng của các mô hình. Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước dây đo đường kính, chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước đo cao. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2003. Bảng 1. Các thí nghiệm và mô hình rừng trồng Giổi xanh và Re gừng đã thu thập số liệu Địa điểm Tuổi Phương thức trồng Loài cây Giổi xanh Ngọc Lặc Trồng thuần loài theo băng, băng chặt/chừa 10/10m và 6 20/20m, cự ly trồng: 3 m x 3 m Xuân Sơn Trồng thuần loài theo đám không có cây phù trợ, mật độ 9 trung bình 440 cây/ha Kon Hà Nừng Trồng làm giàu dưới tán rừng tự nhiên, phát rạch 5 m, 20 trồng 1 hàng, cây cách cây 2 m Kon Hà Nừng Trồng hỗn giao theo hàng với Giổi nhung theo tỷ lệ 1 hàng 3 Giổi xanh + 2 hàng Giổi nhung, cự ly trồng: 3 m x2 m Re gừng Ngọc Lặc Trồng thuần loài theo băng, băng chặt/băng chừa 10/10m 6 và 20/20m, cự ly trồng : 3 x 3 m Ngọc Lặc Re gừng trồng hỗn giao theo hàng với Lim xanh và Trám 6 trắng, không có cây phù trợ, cự ly trồng: 3 m x 3 m Ngọc Lặc Trồng thuần loài theo ô không có cây phù trợ 6 Cầu Hai Trồng hỗn giao với Sồi phảng, Vạng trứng và Trám trắng 6 theo cây trên hàng, giữa 2 hàng bản địa xen 1 hàng cốt khí, cự ly trồng: 4 m x 2 m Cầu Hai Trồng hỗn giao với Sồi phảng, Vạng trứng và Trám trắng 6 theo cây trên hàng, 2 hàng bản địa + 1 hàng Keo tai tượng, cự ly trồng: 4 m x 2 m Cầu Hai Re gừng trồng hỗn giao với Sồi phảng, Vạng trứng và Trám 6 trắng theo cây trên hàng, 1 hàng bản địa + 1 hàng Keo tai tượng, cự ly trồng: 4 m x 2 m KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả đánh giá cây Giổi xanh Kết quả ở bảng 2 cho thấy Giổi xanh là loài cây sinh trưởng tương đối nhanh, tăng trưởng bình quân chung về đường kính đạt 1,0 - 1,9 m/năm và chiều cao là 1,0 - 1,4m/năm. Kết quả này cũng phù hợp với các đánh giá trước đây theo đó sinh trưởng của Giổi xanh ở giai đoạn dưới 10 tuổi có tăng trưởng trung bình đạt 1,1cm đường kính và 1,0m chiều cao (Hoàng Văn Thắng, 2005). Tại Ngọc Lặc ở cùng tuổi 6, Giổi xanh trồng thuần theo băng dưới tán keo tai tượng có sinh trưởng nhanh, trong đó mô hình trồng theo băng rộng 2 m có sinh trưởng tốt hơn mô hình trồng theo băng rộng 10m. Kết quả đánh giá sinh trưởng của Giổi xanh trong hai công thức băng chặt băng chừa
  3. 3 cho thấy ở giai đoạn 6 tuổi, sinh trưởng của Giổi xanh ở băng chặt rộng 20m có sinh trưởng đường kính (D1,3 = 11,2cm) nhanh hơn rõ rệt so với sinh trưởng của Giổi xanh ở băng chặt rộng 10m (D1,3 = 8,2m) (Fpr
  4. 4 Bảng 3. Sinh trưởng của Giổi xanh trên một số mô hình rừng trồng Mô hình thuần loài Mô hình hỗn loài D1,3 D1,3 D1,3 D1,3 Địa điểm Tuổi Địa điểm Tuổi (cm) (cm) (cm/năm) (cm/năm) Yên Lập Trạm Thản 10 10,6 1,1 6 5,3 0,9 Trạm Thản Yên Hương 10 14,3 1,4 10 10,4 1,0 Trạm Thản 10 10,6 1,1 Đoan Hùng 6 4,6 0,8 Đoan Hùng 10 11,1 1,1 Đoan Hùng 6 4 0,7 Trung bình 1,0 1,0 (Nguồn: Nguyễn Bá Chất 2003) Kết quả đánh giá sinh trưởng của Re gừng Kết quả đánh giá cho thấy sinh trưởng của Re gừng tại Ngọc Lặc là nơi có đất tốt, còn tính chất đất rừng là rất tốt, sau 6 năm có đường kính trung bình đạt 13cm, chiều cao đạt 8,7m (Bảng 4). Tại Cầu Hai trong điều kiện đất xấu hơn, sinh trưởng của Re gừng chỉ đạt 8,7cm đường kính và 7,1m chiều cao ở giai đoạn 6 năm tuổi (Bảng 4). Bảng 4. Sinh trưởng của Re gừng trong các mô hình rừng trồng  D1,3  Hvn Địa Tuổi Mô hình D1,3 Hvn điểm (cm/năm) (cm/năm) (cm) (m) Trồng thuần loài theo băng, Ngọc 6 14,4 2,4 8,6 1,4 băng chặt 20m, băng keo tai Lặc tượng để lại 20m Trồng thuần loài theo băng, Ngọc 6 12,2 2,0 8,0 1,3 băng chặt 10m, băng keo tai Lặc tượng để lại 10m Trồng hỗn giao theo hàng với Ngọc 6 12,5 2,1 8,9 1,5 Lim xanh, Trám trắng Lặc Trồng thuần theo ô không có Ngọc 6 13,1 2,2 9,2 1,5 cây phù trợ Lặc Trồng hỗn giao theo cây trên Cầu 6 9,5 1,6 7,8 1,3 hàng, cây phù trợ là cốt khí Hai Trồng hỗn giao theo cây trên Cầu 6 8,4 1,4 6,9 1,2 hàng, 2 hàng bản địa + 1 hàng Hai Keo tai tượng
  5. 5 Trồng hỗn giao theo cây trên Cầu 6 7,9 1,3 6,7 1,1 hàng, 1 hàng bản địa + 1 hàng Hai Keo tai tượng Kết quả đánh giá sinh trưởng của Re gừng trong hai công thức băng chặt băng chừa tại Ngọc Lặc cho thấy ở giai đoạn 6 tuổi sinh trưởng của Re gừng ở băng chặt rộng 20m có sinh trưởng đường kính (D1,3 = 14,4cm) nhanh hơn rõ rệt so với sinh trưởng của Re gừng ở băng chặt rộng 10m (D1,3 = 12,2m) (Fpr 0,05). Kết quả so sánh sinh trưởng đường kính giữa mô hình trồng theo băng chặt băng chừa rộng 20 m với mô hình trồng rừng thuần loài theo ô cũng cho thấy có sự khác biệt khá rõ rệt giữa hai phương thức trồng này (Fpr = 0.05). Trong các mô hình Re gừng trồng hỗn giao theo cây trên hàng t ại Cầu Hai, Phú Thọ thì Re gừng trồng hỗn giao có cây phù trợ là cốt khí có đường kính là 9,5cm và chiều cao là 7,8m, tốt hơn so với mô hình trồng với cây phù trợ là Keo tai tượng. Mô hình trồng hỗn giao có cây phù trợ là Keo tai tượng thì Keo tai tượng sinh trưởng nhanh hơn và vượt lên trên tán của cây trồng chính vì thế trong thời gian tới ta có thể tiến hành chặt bỏ để tạo không gian dinh dưỡng cho cây bản địa bên dưới. Bên cạnh đó trong các mô hình này có cây trồng hỗn giao là Sồi phảng sinh trưởng rất nhanh, đường kính từ 13,8 - 16,4cm và chiều cao từ 9,9 - 11,5m, khoảng cách giữa các cây trên hàng ban đầu trồng tương đối gần nhau vì thế Re gừng cũng như các loài cây trồng khác bị lấn át và sinh trưởng kém. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Từ kết quả đánh giá ở trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận ban đầu như sau: - Không có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa các phương thức trồng thuần loài và hỗn loài. - Sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng ở băng chặt/băng chừa theo tỷ lệ 20m/20m tốt hơn ở băng chặt/băng chừa theo theo tỷ lệ 10m/10m. - Trong các mô hình trồng làm giàu theo rạch dưới tán rừng tự nhiên, rạch trồng cần mở rộng từ 10-15 m để mở rộng không gian dinh dưỡng của cây tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. - Cần tiến hành chặt bỏ các hàng cây Keo tai tượng trồng phù trợ trong các thí nghiệm trồng hỗn giao cây bản địa sau 6 năm để tạo điều kiện cho cây bản địa sinh trưởng và phát triển tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát, Trần Văn Con, Đặng Thịnh Triều, 2006. Trồng rừng sản xuất miền núi phía Bắc, từ nghiên cứu đến phát triển. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 199 trang. Hoàng Văn Thắng, 2005. Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá tại các tỉnh phía Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
  6. 6 Results oF AN assessment of Michelia mediocris and Cinnamomum obtusifolium in plantation models Nguyen Đuc Kien, Ngo Van Chinh Forest Tree Improvement Research Centre Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY The objective of the study was to det ermine suitable plantation establishment methods for planting Michelia mediocris and Cinnamomum obtusifolium in Vietnam. The study was conducted in silvicultural trials and plantations of these species in Phu Tho, Thanh Hoa and Gia Lai provinces. The results showed non-significant differences in growth of the two species in pure stands and mixed stands either with other native species or Acacia mangium. C. obtusifolium had poor performance in the line-mixed stands with A. mangium or in individual-mixed stands with Lithocarpus fissus. In the band-mixed stand with A. mangium, growth of these species in bands of 20 m wide was significantly better than those in bands of 10 m wide. The findings from this study will contribute towards increasing knowledge for successful plantation development of these two species. Key words: Michelia mediocris, Cinnamomum obtusifolium, Pure stand, Mixed-stand
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2